Cây xương rồng là một trong những loài thực vật có khả năng chịu hạn tốt nhờ đặc tính lá bị tiêu biến thành gai để giảm thất thoát nước. Nhiều người nghĩ cây xương rồng chỉ trồng để làm cảnh nhưng loài thực vật này còn có nhiều tác dụng không ngờ đối với sức khỏe. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
5/5 – (19 bình chọn)
1. Cây xương rồng là cây gì?
Cây xương rồng là loại cây có gai, thân mọng nước, thuộc họ Cactaceae. Đây là loài thực vật có nguồn gốc từ châu Mỹ sau đó được đem trồng tại nhiều nơi trên thế giới. Xương rồng mọng nước nên có khả năng chịu hạn, dễ dàng sống tại những vùng đất khô nóng như hoang mạc, sa mạc. Chúng cũng có thể phát triển ở nhiều môi trường khác nhau như nhiệt đới hoặc những khu vực nhiều bóng râm…
Hầu hết các loài xương rồng lá bị tiêu giảm và biến đổi thành gai, giúp giảm thiểu lượng nước bị mất trong quá trình thoát hơi nước. Chỉ một số chi sống tại vùng nhiệt đới có lá có thể quang hợp.
Có rất nhiều loại xương rồng. Theo thống kê, Họ xương rồng có khoảng 150 chi và 2500 loài khác nhau.
Trong xương rồng có chứa một lượng đáng kể axit ascorbic (Vitamin C), vitamin E, carotenoid, chất xơ, axit amin và các hợp chất chống oxy hóa (phenol, flavonoid, betaxanthin và betacyanin) có lợi cho sức khỏe. Chính vì vậy từ xưa, xương rồng đã được sử dụng như một loại thực phẩm cũng như thuốc chữa bệnh.
Tuy nhiên, một số loại xương rồng cũng có tính độc. Bài viết dưới đây chủ yếu đề cập đến các loại xương rồng có thể ăn được và có tác dụng chữa bệnh. Hãy cùng tìm hiểu một số công dụng đáng chú ý từ cây xương rồng.
2. Top 11 tác dụng của cây xương rồng đối với sức khỏe
Trong số những loại xương rồng thường thấy, xương rồng lê gai (cây lưỡi long) được dùng nhiều trong chữa bệnh. Cả thân và quả đều có nhiều tác dụng. Ngoài làm thức ăn, chúng còn phục vụ mục đích chữa bệnh. Cụ thể:
2.1. Cây xương rồng chữa đau xương khớp
Xương rồng gai có thể chữa chứng đau lưng, gai cột sống hoặc thoái hóa khớp nhờ các flavonoid có tác dụng kháng viêm, giảm đau, chống oxy hóa các tế bào. Theo Y học cổ truyền, xương rồng có tác dụng thanh nhiệt, giải độc hành ứ, chỉ thống (giảm đau).
Khi chữa đau xương khớp, bạn nên sử dụng xương rồng bẹ (xương rồng tai thỏ), xương rồng lê gai hoặc xương rồng ba chia (xương rồng ba cạnh). Những loại này có phần bánh dày, ít gai và nhiều hoạt chất.
Cách thực hiện:
- Lấy 2-3 nhánh xương rồng cạo bỏ gai xương sau đó ngâm với nước muối rồi rửa sạch
- Xương rồng giã nát sau đó sao nóng với một chút muối
- Đắp hỗn hợp vào chỗ đau, có thể dùng vải sạch để cố định
- Sau 30 phút thì tháo ra, rửa sạch bằng nước ấm
- Nên chườm, đắp 2 lần mỗi ngày để giảm cơn đau
Ngoài ra có thể dùng xương rồng tươi sắc với nước và rượu uống 1 lần trong ngày hoặc phơi khô xương rồng để sắc nước uống.
>>> Tìm hiểu ngay: 8 cách từ cây xương rồng gai chữa gai cột sống!
2.2. Xương rồng chống oxy hóa
Nghiên cứu chỉ ra, xương rồng, cụ thể xương rồng lê gai có chứa nhiều chất chống oxy hóa như phenolic và flavonoid, giúp bảo vệ các tế bào khỏi các gốc tự do, đặc biệt bệnh ung thư.
Theo tạp chí Plant Food for Human Nutrition, các hợp chất chống oxy hóa trong xương rồng có thể làm chậm quá trình phát triển của tế bào ung thư ruột kết, gan, vú và tuyến tiền liệt mà không tác động tiêu cực đến các tế bào khỏe mạnh trong cơ thể.
2.3. Cây xương rồng có tác dụng giảm cholesterol
Nghiên cứu được thực hiện tại đại học Vienna cho thấy xương rồng có thể giảm cholesterol trong cơ thể nhờ hàm lượng chất xơ cao. Tương tự đó, một nghiên cứu khác tại Pháp cho 68 phụ nữ sử dụng xương rồng sau 4 tuần cho thấy lượng triglyceride giảm đáng kể.
Do đó, cây xương rồng hứa hẹn là thực phẩm có thể làm giảm cholesterol và triglyceride hiệu quả.
2.4. Xương rồng chữa bệnh tiểu đường
Cũng trong nghiên cứu của trường đại học Vienna chỉ ra, trong số 24 bệnh nhân không béo phì sử dụng thân xương rồng gai hàng ngày giảm được 11% lượng đường trong máu. Một nghiên cứu khác chỉ ra chiết xuất từ quả xương rồng làm tăng glycogen ở cơ và gan, đồng thời giảm đường huyết trên chuột mắc bệnh tiểu đường.
Tuy nhiên, cần kết hợp xương rồng với các loại thuốc chữa tiểu đường khác để điều chỉnh lượng đường trong máu.
2.5. Xương rồng trị bệnh phì đại tuyến tiền liệt
Nghiên cứu ban đầu chỉ ra, xương rồng có tác dụng điều trị chứng phì đại tuyến tiền liệt và có hiệu quả trong hỗ trợ điều trị ung thư tuyến tiền liệt. Tuy nhiên vẫn chưa có nhiều nghiên cứu chứng minh tác dụng này của cây xương rồng.
2.6. Tác dụng của cây xương rồng trong kháng virus
Cây xương rồng, trong đó có xương rồng lê gai có đặc tính kháng một số loại virus như virus Herpes simplex (HSV), virus hợp bào hô hấp (RSV), virus suy giảm miễn dịch ở người (HIV) nhờ quá trình ức chế quá trình sao chép của virus.
2.7. Xương rồng bảo vệ tế bào thần kinh
Các tế bào thần kinh cũng có thể bị tổn thương giống như tất cả các tế bào khác trong cơ thể, điều này có thể dẫn đến hệ quả là mất cảm giác hoặc bị đau. Nghiên cứu chỉ ra xương rồng có chứa các đặc tính bảo vệ tế bào thần kinh nhờ hợp chất quercetin 3-methyl, flavonoid. Các chất này được coi là chất bảo vệ hệ thần kinh mạnh mẽ, từ đó giúp bảo vệ các tế bào não.
2.8. Xương rồng giúp giảm sưng viêm
Nhờ hoạt chất chống viêm quercetin có khả năng trung hòa các hợp chất gây tổn thương tế bào và giảm đau, đồng thời chống viêm, chống loét, chống phù nề… Từ đó có thể làm giảm các phản ứng sưng viêm trong cơ thể.
2.9. Tác dụng tăng cường sức đề kháng của quả cây xương rồng
Quả của cây xương rồng giàu vitamin C – vitamin đóng vai trò quan trọng trong phát triển cơ thể như: hấp thụ sắt, chữa lành vết thương, sửa chữa các mô trong cơ thể, đồng thời hấp thụ vitamin C dẫn đến tăng sản xuất các tế bào bạch cầu, giúp loại bỏ các yếu tố gây bệnh.
2.10. Cây xương rồng giảm tình trạng buồn nôn, nôn nao
Quả từ cây xương rồng có thể cải thiện được triệu chứng buồn nôn, nôn nao sau khi uống rượu. Một thử nghiệm của Trung tâm Khoa học Sức khỏe Tulane tiến hành trên 55 tình nguyện viên trưởng thành khỏe mạnh uống chiết xuất từ quả của cây xương rồng lê gai 5 giờ trước khi uống rượu. Kết quả cho thấy, những người uống nước lê gai trước khi uống rượu ít bị nôn nao so với người không uống hoặc uống giả dược. Đồng thời, các triệu chứng buồn nôn, khô miệng và chán ăn giảm đáng kể ở người dùng.
Do đó, chiết xuất từ quả cây xương rồng có thể làm giảm các triệu chứng nôn nao của cơ thể sau khi sử dụng rượu.
2.11. Giảm tình trạng viêm loét dạ dày và đại tràng
Một tác dụng hứa hẹn khác của xương rồng là có thể làm giảm tình trạng loét dạ dày và viêm loét đại tràng. Một số nghiên cứu chỉ ra, bổ sung nước ép từ cây xương rồng lê gai có thể làm chậm sự phát triển của loét dạ dày ở chuột. Tác dụng chống loét này được cho là do chất chống oxy hóa betanin. Ngoài ra, nước ép lê gai còn giảm tổn thương đường ruột ở chuột bị viêm loét đại tràng.
Tuy nhiên, tác dụng này chưa được nghiên cứu và chứng minh trên người (nghiên cứu lâm sàng) nên cần được nghiên cứu thêm trong thời gian tới.
3. Lưu ý khi sử dụng cây xương rồng tăng cường sức khỏe
Hiện chưa có khuyến cáo cụ thể cho việc sử dụng liều lượng xương rồng nhưng bạn chỉ nên tiêu thụ từ 500-650 miligam mỗi ngày. Ngoài ra, cần thận trọng với một số tác dụng phụ từ cây xương rồng như:
- Đau đầu
- Buồn nôn
- Đầy hơi
- Tiêu chảy
Bên cạnh đó, nên lưu ý:
- Không tùy ý sử dụng cho phụ nữ có thai hoặc cho con bú do chưa có khuyến cáo
- Nên ngâm kỹ, rửa sạch xương rồng gai
- Dùng găng tay để lấy gai xương rồng hoặc các dụng cụ an toàn, tránh gai đâm vào tay
- Có nhiều loại xương rồng gai, vì vậy cần lựa chọn đúng những loại xương rồng cho các mục đích khác nhau
- Nên lựa chọn những cây xương rồng thân hoặc bánh dày, nhiều thịt và còn tươi để hàm lượng hoạt chất cao
Trên đây là một số thông tin và tác dụng của cây xương rồng đối với đời sống hàng ngày. Nếu có thắc mắc nào, vui lòng liên hệ qua hotline 0343 44 66 99 để được tư vấn.
XEM THÊM: