Một bài nghị luận văn học có cấu trúc thế nào?
Khi nhắc tới thể loại nghị luận văn học là cần nhắc tới tính thuyết phục và chặt chẽ trong hệ thống các luận điểm và đưa ra ví dụ chứng minh cho các vấn đề mình nêu ra.
Nghị luận văn học ngày nay được sử dụng càng ngày càng rộng rãi trong các đề thi, đề văn của học sinh.
Trong giới hạn bài viết này chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin chung về thể loại nghị luận văn học.
Nghị luận văn học là gì?
Nghị luận văn học là loại văn trong đó người viết trình bày quan điểm của mình về tác phẩm văn học thơ hoặc truyện nhằm thuyết phục người nghe.
Với thể loại này cũng đòi hỏi người viết phải có tư duy lập luận tốt để chứng minh cho những luận điểm mình đưa ra.
Chủ đề của các bài nghị luận văn học thường bàn về một vấn đề, một hiện tượng đời sống, các tư tưởng của một tác phẩm văn học. Hoặc các vấn đề nêu ra trong một tác phẩm văn học.
Với việc đưa ra các luận điểm chứng minh cho quan điểm của người viết, người nghe sẽ có được nhiều cái nhìn đa chiều hơn về tác phẩm văn học đó
cũng như giá trị đời sống xã hội thiết thực từ tác phẩm văn học đó nêu ra.
Đặc trưng của thể loại nghị luận văn học
Một bài văn nghị luận văn mang tính thuyết phục cao phải bao gồm các yếu tố: đầy đủ các luận điểm, luận cứ kèm ví dụ chứng minh các luận điểm trên.
Luận cứ thì thường trả lời cho câu hỏi Tại sao? Như thế nào? Còn luận điểm ở đây là những quan điểm được người viết nêu ra để bảo vệ cho vấn đề cần chứng minh.
Luận điểm sẽ gồm ý kiến, tư tưởng của người viết, người nói song vẫn phải đảm bảo tính khách quan, chân thực.
– Luận cứ được đưa ra để bổ sung cho luận điểm được nêu ra. Luận cứ phải xác thực với những lý lẽ rõ ràng, dẫn chứng xác thực, tiêu biểu để thuyết phục người nghe hơn.
– Bằng cách sử dụng luận điểm, luận cứ kết hợp hài hòa một bài nghị luận văn học sẽ được tạo nên thể thống nhất.
Đây cũng là những yếu tố quan trọng nhất tạo nên thông tin chung về thể loại nghị luận văn học.
Một bài nghị luận văn học có cấu trúc thế nào?
Tùy theo đối tượng và phạm vi các vấn đề được đưa ra bàn bạc chúng ta có cách triển khai một bài nghị luận văn học khác nhau.
Song một bài nghị luận văn học phải có tính khoa học, và đòi hỏi tư duy cao. Thông thường một bài văn nghị luận thường có cấu trúc như sau.
Phần mở bài
Đặt vấn đề cần chứng minh bằng cách giới thiệu về tầm quan trọng cũng như tính cấp thiết của vấn đề
Phần Thân Bài
Chứng minh vấn đề nêu ra phía trên bằng hệ thống các luận điểm và luận cứ khách quan nhưng phải chính xác.
Tiến hành phân tích các luận điểm lồng ghép luận cứ đồng thời kèm ví dụ chứng minh. Bao nhiêu luận điểm là từng đấy ví dụ.
Phần kết bài
Khẳng định lại một lần nữa tính đúng đắn của vấn đề hay tầm quan trọng của vấn đề. Đồng thời mở rộng nêu ra các vấn đề thực tiễn.
Các thể loại nghị luận văn học phổ biến
Có rất nhiều thể loại nghị luận văn học được sử dụng nhưng phổ biến nhất vẫn là các thể loại nghị luận văn học sau đây.
Nghị luận xã hội về hiện tượng đời sống tiêu biểu thông qua tác phẩm văn học
Trong đời thường có rất nhiều hiện tượng được đặt ra tốt có xấu có.
Điều cốt lõi mà một bài văn nghị luận là đưa ra được những ý kiến bàn về các hiện tượng đó thông qua một tác phẩm văn học.
Từ đó đưa ra các đánh giá hay giải pháp cho vấn đề.
Nghị luận về một hiện tượng đời sống thường khá dễ viết vì thực tế.
Những vấn đề này gắn liền với đời sống nên nội dung phải đầy đủ biểu hiện, nguyên nhân, hậu quả và hướng giải quyết vấn đề.
Đồng thời nêu bật được mặt tích cực hoặc tiêu cực của đời sống mà tác phẩm văn học đó đưa ra.
Ví dụ: Trong tác phẩm Chị Dậu của Nam Cao có phân cảnh chị Dậu vùng vẫy khỏi Bá Kiến và trốn thoát trong đêm, anh (chị) nêu quan điểm của mình về việc này.
Đồng thời liên hệ tới bối cảnh thực tế thân phận người phụ nữ với nhiều cám dỗ và ép buộc trong thế hệ hiện tại.
Muốn triển khai bài nghị luận văn học này chúng ta trước tiên nên hiểu được nội dung tác phẩm Chị Dậu. Bối cảnh tác phẩm ra đời, thông điệp tác phẩm mà tác giả muốn nhắc tới.
Tiếp đến đi phân tích hoạt cảnh cho trong đề bài rồi liên hệ thực tế hiện tại của thân phận người phụ nữ.
Nghị luận văn học qua đoạn thơ
Nghị luận văn học qua đoạn thơ là một dạng bài viết đưa ra quan điểm và cách đánh giá của người viết về một đoạn thơ, bài thơ hay một khía cạnh về nghệ thuật hoặc nội dung của bài thơ đó.
Trong bài viết này người viết cần nêu nên được cái hay bài thơ, đoạn thơ. Giới thiệu tác giả, cái hay của tác phẩm đó nói về điều gì. Đánh giá về mặt nghệ thuật nội dung tác phẩm văn học đó.
Khẳng định cái hay, cảm xúc tác phẩm đó mang lại và so sánh chúng với những tác phẩm khác.
Ví dụ: Phân tích vai trò là bước ngoặt trong chuyển mạch cảm xúc trong khổ thơ thứ tư trong bài “ Ánh trăng” của Nguyễn Duy.
“ Thình lình điện đèn tắt, phòng buyn-đinh tối om, vội bật tung cửa sổ, đột ngột vầng trăng tròn”.
Nghị luận về văn học sử
Nghị luận về văn học sử thường là các ý kiến bàn bạc, nhận định, khái quát chung về văn học Việt Nam theo nhiều giai đoạn.
Để làm được loại nghị luận này người viết phải nắm được các giai đoạn lịch sử.
Đặc điểm giai đoạn đó có gì nổi trội, những biểu hiện của đặc điểm đó trong các tác phẩm, thấy đóng góp của vấn đề trong tiến trình phát triển của văn học.
Ví dụ về thể loại nghị luận văn học sử:
Anh (chị) hãy phân tích và làm sáng tỏ những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam giai đoạn 1945 – 1954 chủ yếu được sáng tác theo khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.
Nghị luận văn học trong tác phẩm văn học
Đối với thể loại này người viết thường nêu ý kiến, quan điểm đánh giá một khía cạnh nào đó của tác phẩm đấy.
Bao gồm đặc sắc nghệ thuật, quy luật, khám phá, chiêm nghiệm về đời sống toát lên từ tác phẩm. Đặc điểm tâm lí nhân vật.
Để làm được bài nghị luận này người viết phải hiểu tác phẩm văn học từ tác giả, xuất xứ cho đến nội dung…thời điểm tác phẩm đó ra đời có những sự kiện gì đặc biệt…
Ví dụ: Nguyễn Thi có nêu lên quan niệm trong truyện Những đứa con trong gia đình của mình: Chuyện gia đình cũng dài như sông, mỗi thế hệ phải ghi vào một khúc.
Rồi trăm con sông của gia đình lại cùng đổ về một biển, “mà biển thì rộng lắm […], rộng bằng cả nước ra và ra ngoài cả nước ta”.
Anh (chị) có cho rằng, trong thiên truyện của Nguyễn Thi quả đã có một dòng sông truyền thống liên tục chảy từ những lớp người đi trước: tổ tiên, ông cha,
cho đến lớp người đi sau: Chị em Chiến, Việt (Ngữ văn 12, tập hai, tr.68).
Có thể nói thể loại nghị luận văn học ngày nay dần được sử dụng nhiều trong các đề thi vi tính sáng tạo cũng như bộc lộ rõ được năng lực của người viết.
Hi vọng với những thông tin chia sẻ trên đây các bạn đã có được tổng quan chi tiết thông tin chung về thể loại nghị luận văn học. Từ đó có nhiều tác phẩm nghị luận hay và sắc sảo hơn.
Nguồn: https://bapcai.vn/
5/5 – (1 bình chọn)