Cá la hán rồng xanh hay còn có tên khác là cá la hán trâu châu nền xanh. Thực chất cá la hán rồng xanh chính là cá la hán trân châu nhưng có màu xanh nổi trội hơn màu đỏ truyền thống.
Sơ lược về cá la hán rồng xanh
Cá la hán rồng xanh là kết quả của sự lai tạo chéo giữa hệ thứ nhất của loài cá la hán với loài Cishlasoma Robertsoni. Cá la hán rồng xanh rất dễ phân biệt với gần đầu có hoa văn đen đốm như đốm trân trâu mực. Loài cá la hán này có nhiều “châu” hơn và tỉ lệ “châu” lên đầu cũng được cải thiện. Tuy nhiên kích thước châu của loài này lại kém hơn cá la hán đời cũ, chỉ khoảng cỡ bàn tay là tối đa. Ta cũng có thể phân biệt các loài châu bao gồm châu hột và châu sợi. Những con mà châu lên tới đầu được gọi là “châu quấn đầu”. Những con kim cương, nữ hoàng kim cương… đều được xếp vào dòng châu la hán, đa phần là “châu” sợi
Các tiêu chuẩn cơ bản của cá la hán rồng xanh
-
Hình dáng: Mình cá dày và có hình oval. Bụng đầy đặn và không có nếp gấp
-
Màu sắc: Cá la hán rồng xanh có màu xanh nổi lên từ vùng bụng, vẫn có màu đỏ ở phần ức nhưng màu xanh là chủ đạo.
-
Đốm ngang màu đen: Đốm đen này càng đậm thì càng nói lên sự khỏe mạnh của cá.
-
Đầu: Đầu cá phải gù và cân đối với hình dáng cơ thể cá
-
Mắt: Nằm ở vị trí 2 bên đầu. Mắt phải tròn và mi lanh lợi
-
Vây và đuôi: Nên thường xuyên ở vị trí thẳng đứng , đuôi càng dài, càng xòe to thì càng tăng giá trị của cá
Đặc điểm của cá la hán rồng xanh
Cá là hán nói chung và cá la hán rồng xanh nói riêng. Có tuổi thọ khá cao ( trên 10 năm). Chúng có sức khỏe tốt. Điểm đặc biệt ở loại cá này là màu sắc lấp lánh trên thân không con nào giống con nào. Khi trưởng thành chúng có kích thước từ 25cm – 30cm. Là loài cá khá hiếu động và tò mò, chúng bơi lội nhiều trong hồ và cũng thích phá phách đá, cây thủy sinh. Hoặc bắt nạt các con cá nhỏ hơ, do vậy chúng thường được nuôi một mình trong hồ trơn. Cá la hán rồng xanh rất dễ nuôi. Cá khỏe mạnh, ít bệnh lại ăn tạp. Thức ăn chủ yếu như tôm, tép, ốc , cá con… Chúng cũng có thể chịu đựng được những điều kiện khắc nghiệt trong hồ. Thích sống ở những nơi sạch sẽ pH nước phù hợp là vào khoảng 5 -7 độ pH. Nhiệt độ thích hợp với chúng là vào khoảng 26 độ C đến 30 độ C.
Chăm sóc cá la hán rồng xanh
Để một chú cá rồng xanh khỏe mạnh chúng ta cần phải quan tâm đến nhiều yếu tố. Và điều quan trọng nhất dĩ nhiên là nước
Cách xử lý nước trong bể
Do cá la hán rồng xanh là loại ăn tạp nên phân chúng thải ra cũng chứa rất nhiều chất hữu cơ. Điều này là nguyên nhân chính dẫn đến nước trong bể mau bẩn. Do đó bể cần phải có hệ thống lọc riêng hiệu quả.
>> Xem thêm:
Cách làm lọc thùng tự chế tiết kiệm và đơn giản nhất
Đi đôi với đó cần phải thay nước thường xuyên. Tôi khuyên là khoảng 1 tuần 1 lần đối với hồ cá nhỏ. Còn với hồ lớn thì khoảng 2 tuần ta thay nước một lần. Ta cũng cần lưu ý về lứa tuổi của cá, nếu cá nhỏ mà ta thay nước cận ngày quá thì sẽ khiến cá bị nhát do sốc. Ngược lại nếu cá lớn ta không cần chú trọng quá đến điều này. Ngoài ra khi thay nước mới ta nên điều chỉnh nhiệt độ như nước cũ. Cùng với cho thêm một lượng muối vừa phải, mỗi lần thay nước ta nên thay khoảng 1/3 lượng nước trong hồ.
Cách cho la hán rồng xanh ăn
Đối với cá nhỏ ta nên cho cá ăn nhiều bữa một ngày. Do chúng cần dinh dưỡng để phát triển. Còn đối với cá đã trưởng thành thì chỉ nên cho ăn hai bữa sáng chiều và phải đúng giờ lẫn đúng khẩu ăn của chúng. Cá la hán là loài rất háu ăn, chúng luôn tỏ ra có thể ăn được rất nhiều. Nên kìm hãm chúng lại nếu bạn không muốn chú cá của mình phát phì. Ngoài ra cung cấp quá nhiều lượng thưc ăn chúng cần cá sẽ dễ bị các bệnh đường ruột. Cá ăn nhiều sẽ thải ra nhiều phân, thức ăn thừa rơi vãi…Làm ô nhiễm nguồn nước dẫn tới chúng sẽ bị bệnh.
Tránh làm cá la hán rồng xanh giật mình
Có một điểm khá là buồn cười là mặc dù cá tuy hung dữ, hiếu chiến hay tấn công các loại cá khác nhưng chúng lại rất dễ giật mình. Mà một khi giật mình thì loại cá này có thể chết “bất đắc kỳ tử” bất cứ lúc nào. Hoặc sẽ bị những dị tật không đáng có làm giảm giá trị, vẻ đẹp của cá. Chúng thường bị giật mình do nhiều nguyên nhân như:
-
Bật tắt đèn nhiều lần khiến cá hoảng hốt
-
Do hình bóng xe cộ bỗng nhiên chạy qua đường phản chiếu vào kính bể
-
Do người qua kẻ lại đông một cách bất thường…
Tóm lại hầu hết các hành động bất bình thường trong mọi ngày như nhà có khách, thay đổi chỗ để bể cá…vv đều có thể dẫn đến chứng giật mình này của cá. Ta cần chú ý đến điểm này tránh làm chúng “đột quỵ”
Cá la hán rồng xanh sinh sản
Thông thường cá la hán rồng xanh sinh sản sau một năm tuổi trưởng thành. Người nuôi cần chọn ra 2 cá thể trống và mái. Cá trống phải to sức khỏe tốt, màu sắc sặc sỡ. Cá mái cũng vậy nhưng kích thước phải nhỏ hơn cá trống. Tiếp đó ta thả 2 cá thể cá vào trong bể được ngăn cách bởi một tấm kính trong suốt, đợi cho đến khi cá trống và mái bớt hung hăng và có cử chỉ quấn quýt thì ta sẽ lấy tấm kính ra. Lúc này cá sẽ quần ổ và dọn sạch sẽ giá thể. Cá mái sẽ tiến hành đẻ trứng lên đó. Cá mái đẻ trứng đến đâu thì cá trống sẽ bơi theo và dưới tinh lên đó. Tiếp đó ta vớt 2 cá thể cá ra khỏi bể để tiến hành ấp. Sau 48 giờ cá bột sẽ nở, cá con sẽ được nuôi bằng thức ăn vi sinh. sau 2 tuần có thể ăn thức ăn đặc chế và sau 1 tháng ta có thể chọn lọc ra các cá thể tiêu chuẩn để nuôi tới trưởng thành.