Tổng quan về phòng XQ

Nếu xét hiệu quả riêng từng thiết bị thì máy XQ đầu tư không quá đắt nhưng phụ kiện, giấy phép hoạt động…tương đối phức tạp. Quá trình vận hành lại dễ bị lỗi và hiệu quả kinh tế không cao. Tuy nhiên, máy XQ là công cụ không thể thiếu của một phòng khám quy mô. Nó hỗ trợ rất nhiều trong chẩn đoán, điều trị cho bệnh nhân.  XQ sẽ thu hút được các dịch vụ khác như: Chấn thương, Hô hấp, Thần kinh, xương khớp… Lợi nhuận sẽ sinh ra từ các dịch vụ kéo theo đó.

Lựa chọn xuất xứ

– Xuất xứ Trung Quốc: loại thấp tần, rất ít hãng còn sản xuất trong đó có Gionghua, TR với các dòng 200-300 mmA và giá thành từ 160-190 triệu. Loại Cao tần của Trung Quốc có chất lượng khá tốt nhưng do giá thành tương đương với các sản phẩm từ Hàn Quốc nên cũng rất ít trên thị trường

– Xuất xứ Hàn Quốc: Hàn Quốc là quốc gia rất mạnh về X-Quang, họ có nhiều hãng sản xuất nhất và cũng sản xuất OEM cho rất nhiều hãng nổi tiếng của G7 như: Toshiba, GE, Philips. Máy X-Quang Hàn Quốc có mẫu mã rất đẹp, ía thành hợp lý và độ bền cao nên rất phù hợp để đầu tư. X-Quang Hàn Quốc chỉ có loại cao tần, giá thành từ 360 – 950 triệu
– Xuất xứ G7: các hãng nổi tiếng như Shimadzu, Hitachi, Siemen… có độ bần cao, an toàn cho người sử dụng nhưng giá thành cũng rất cao.

 

Thiết kế xây dựng phòng X quang theo tiêu chuẩn an toàn bức xạ

 

Khi tiến hành tiếp nhận dự án, Chủ đầu tư cần xác định các tiêu chuẩn nghiêm ngặt trong kỹ thuật xây dựng để đảm bảo chất lượng công trình ở mức cao nhất:

– Kết cấu công trình luôn đảm bảo được độ bền vững (sử dụng khung cột thép, bê tông cốt thép). Tường gạch và các vật liệu hoàn thiện bao che.

– Nền, sàn không được có bậc thang, không chênh cốt hoặc ngưỡng cửa; lát gạch ceramic, granit, tấm vinyl hoặc phủ sơn đặc biệt; đảm bảo phẳng, nhẵn, không trơn trượt, chịu được hoá chất, chống thấm, chống tĩnh điện và dễ vệ sinh. Nếu phòng được đặt ở tầng cao, phải đảm bảo an toàn bức xạ cho tầng phía dưới.

dịch vụ mở phòng x quang

– Tường được hoàn thiện bằng các giải pháp: trát, ốp vật liệu bền vững, sơn silicat; đảm bảo lớp che phủ bề mặt phẳng, nhẵn, mỹ quan, chống thấm.

– Tường bên trong các phòng chiếu, chụp sử dụng vật liệu cản tia xạ (chì lá, vữa barit, cao su chì).

– Tường bên trong khu vực hành lang và các phòng có chuyển cáng, xe và giường đẩy luôn được gắn thanh chống va đập ở độ cao từ 0,7 – 0,9m (tính từ sàn).

– Trần bên trong phòng và hành lang có bề mặt phẳng, nhẵn (không bám bụi) và chống thấm, cách nhiệt tốt, lắp đặt các thiết bị chiếu sáng, phòng cháy, chữa cháy, điều hoà không khí và các thiết bị kỹ thuật. Trần bên trong các phòng chụp phải trát bằng vữa barit hoặc ốp vật liệu cản tia xạ (nếu có tầng trên).

– Cửa chắn tia bức xạ phải đảm bảo các yêu cầu: Cánh cửa bọc vật liệu cản tia (chì lá, cao su chì….). Có đèn hiệu, biển cảnh báo bức xạ ở ngang tầm mắt ở mặt phía bên ngoài phòng. Cửa đóng mở nhẹ nhàng, đảm bảo kín không để lọt tia xạ khi chiếu, chụp.

Một cơ sở X quang tối thiểu phải gồm các phòng riêng biệt: Phòng chờ (hoặc nơi chờ) của bệnh nhân; Phòng đặt máy X – Quang; Phòng xử lý phim (phòng tối); Phòng (hoặc nơi) làm việc của các nhân viên bức xạ. Phòng chờ (hoặc nơi chờ) của bệnh nhân phải tách biệt với phòng máy X – Quang. Độ bức xạ giới hạn ở mọi điểm trong phòng này không được vượt quá liều giới hạn cho phép là 1 mSv/năm.

Lưu ý

Chụp X quang là một kỹ thuật rất phổ biến trong chẩn đoán hình ảnh y tế. Ngoài những lợi ích do kỹ thuật chụp X quang mang lại thì nó cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ảnh hưởng tới sức khỏe của bệnh nhân chụp và chính bản thân các bác sỹ, kỹ thuật viên trực tiếp thực hiện. Nhằm hạn chế tác hại của tia X, máy X quang cần thiết phải được lắp đặt trong phòng đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn bức xạ.

Chia sẻ:

Rate this post

Viết một bình luận