Top 10 Đặc sản nổi tiếng nhất của đất Bắc Giang

Top 10 Đặc sản nổi tiếng nhất của đất Bắc Giang

Nếu có dịp đến với đất Kinh Bắc, bên cạnh việc thăm thú những di tích lịch sử, văn hóa lừng danh như di tích Yên Thế, chùa Vĩnh Nghiêm…hay các danh lam thắng cảnh tuyệt đẹp thì bạn cũng đừng quên thưởng thức những món ăn đặc sản ngon nổi tiếng ở Bắc Giang để hiểu thêm về vùng đất thân thương này nhé. Đặc sản Bắc Giang có rất nhiều nhưng để mọi người biết đến nhiều nhất thì phải kể tên những đặc sản trứ danh Bắc Giang dưới đây. Hãy cùng Tikibook tìm hiểu bạn nhé!

Nham cá

Với những người dân xã Hoàng Vân, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang, nham cá đã trở thành một món ăn không thể thiếu trong bữa cơm gia đình đoàn tụ. Món này cũng đã được đưa vào thực đơn khai vị trong các nhà hàng tỉnh Bắc Giang. Cách làm nham cũng giống như món gỏi của người miền Nam. Nguyên liệu bao gồm trám đen, thịt ba chỉ, cá chép, rau thơm, khế chua, lạc rang, rau húng… Ngoài ra còn có hành tiêu, chanh, ớt và một số gia vị khác. Món nham ngon, đặc biệt nhờ hương vị trám thơm, bùi, ngậy.

Khi chế biến nham, người đầu bếp sẽ tách vỏ trám, lấy cùi rồi thái nhỏ. Loại thịt lợn ăn cũng phải chọn thịt ba chỉ tươi, vừa có nạc, vừa có mỡ. Có như vậy món ăn mới không bị khô hay quá nhiều mỡ. Thịt đem bóp muối, rửa sạch rồi để ráo, cho thêm nước mắm, bột ngọt và chờ thấm gia vị trong khoảng 1 giờ. Tiếp đó, mang thịt đi hấp chín, để nguội rồi thái chỉ. Nhiều người còn biến tấu bằng cách đem đi áp chảo cũng khá hấp dẫn, thịt lúc này chín vàng, bắt mắt.

Riêng phần cá chép sẽ được đem đi rán giòn, nhẹ nhàng gỡ bỏ xương. Tất cả các nguyên liệu sau đó được trộn cùng với rau thơm, khế chua xắt mỏng, nêm chút mắm, muối, bột ngọt, đường cho vừa miệng. Để món nham thêm dậy vị, người ta còn phi hành vàng để trộn chung với các nguyên liệu có sẵn. Sau khi hoàn tất mọi công đoạn, người đầu bếp sẽ trút nham ra đĩa, rắc thêm lạc rang giã nhỏ lên trên. Khi ăn, bạn có thể dùng kèm với chén nước tương, cảm nhận được vị mặn, chua, ngọt đậm đà không lẫn với những món khác.

Nham cá
Nham cá

Nham cá
Nham cá

Cam Bố Hạ

Đặc sản Bắc Giang mang về làm quà nhất định không thể bỏ lỡ cam Bố Hạ. Giống cam này cũng là loại cam sành, chín rộ vào thời gian tháng 12 âm lịch. Lúc này là thời gian cận tết Nguyên Đán của Việt Nam, người dân Bắc Giang dâng loại cam này cúng biếu tổ tiên.


Cam Bố Hạ thường chín rộ vào dịp Tết Nguyên Đán: quả màu vàng nâu tươi, hình cầu dẹt, tròn trịa, đẹp mắt, cùi dày, da hơi sần. Sự hấp dẫn đặc biệt của loại cam này là mùi thơm đặc trưng, vị ngọt đậm, tép to mọng nước, ruột vàng đỏ, hàm lượng dinh dưỡng rất cao.Cam Bố Hạ có hương vị ngọt, chua dịu, thơm và mọng nước. Loại cam này chứa vitamin C giúp tăng đề kháng cùng nhiều lợi ích khác cho người thưởng thức. Nếu đến Bắc Giang dịp cận tết, bạn hãy mua cam Bố Hạ mang về làm quà biếu người thân, bạn bè nhé.

Cam Bố Hạ
Cam Bố Hạ

Cam Bố Hạ
Cam Bố Hạ

Bánh đa Kế

Nói đến bánh đa, bánh tráng không chỉ có riêng ở vùng quê xứ Kinh Bắc (Bắc Giang) mà còn có ở nhiều địa danh khác trên mọi miền tổ quốc. Nhưng món bánh đa Kế (Bắc Giang) lại có một hương vị riêng mà không thể lẫn vào món bánh đa của nơi nào khác. Bánh đa Kế không giống bất cứ những chiếc bánh của một nơi nào, bởi kích thước to lớn và mầu sắc đặc trưng làm lên sự khác biệt độc đáo này. Nhìn xa những chiếc bánh đa như chiếc nón thúng quai thao của người quan họ, duyên dáng, dịu dàng, đằm thắm tình quê. Ở Bắc Giang cũng có nhiều nơi làm bánh, như bánh đa dừa Thổ Hà Việt yên, bánh Đa Mai, nhưng bánh đa nguyên gốc truyền thống phải nói đến bánh đa của làng Kế – Bắc Giang.

Bánh đa Kế là một món ăn bình dân giản dị, nhưng chứa đựng trong đó biết bao nhiêu mồ hôi công sức của người nông dân vùng Kinh Bắc xưa kia. Để trở thành một món ăn truyền thống đặc sản của người dân Bắc Giang như ngày nay, chiếc bánh đa cũng đã trải qua nhiều thăng trầm biến cố của lịch sử. Nhiều món ăn xưa kia cũng đã từng nổi tiếng nhưng rồi cũng mai một theo năm tháng thời gian, bởi nhiều lý do khác nhau như thiên tai địch họa, giặc ngoại xâm, dịch bệnh dẫn đến người dân phải tha phương cầu thực đi lưu tán khắp nơi, hoặc do nghề không được lưu truyền theo các hế hệ… Nhưng với món ăn mang hương vị đậm đà chất quê của người dân Dĩnh Kế – Bắc Giang này thì vẫn luôn được gìn giữ lưu truyền và phát huy qua các thế hệ.

Bánh đa Kế là món bánh đặc biệt thơm ngon bởi vị bùi, thơm dòn của lạc, vừng, khoai lang hòa quện với thứ gạo ngon của vùng trung du miền núi cùng với bàn tay khéo léo của con người nơi đây đã trở thành thương hiệu của người dân Bắc Giang. Thoạt nhìn, món bánh tưởng chừng rất đơn giản, nhưng để làm nên thành phẩm đó thì lại hết sức công phu, tỉ mỉ khéo léo của người làm bánh.

Bánh đa Kế
Bánh đa Kế

Bánh đa Kế
Bánh đa Kế

Vải thiều Lục Ngạn

Quả vải thiều Lục Ngạn có đặc điểm khi chín có màu đỏ, vỏ mỏng, hạt nhỏ, cùi dày khi ăn có vị ngọt đậm khiến người ăn chỉ muốn thưởng thức thêm. Nằm cách thành phố Bắc Giang 40 km về phía Đông Lục Ngạn là một huyện miền núi được thiên nhiên ban tặng nhiều thắng cảnh đẹp như hồ Khuôn Thần, Cấm Sơn, đập Làng Thum… Khí hậu của Lục Ngạn khá ôn hoà với nền nhiệt độ trung bình thấp. Đặc biệt Lục Ngạn còn được biết đến là địa phương có nhiều sản vật nổi tiếng nhất là quả vải Thiều.

Nếu đến Lục Ngạn vào khoảng tháng 3 bạn sẽ được thưởng thức cảnh trí nên thơ của Lục Ngạn khi hoa vải nở trắng bên những vòm đồi lúp xúp và xa xa thấp thoáng những mái nhà của người dân địa phương. Nhưng vào khoảng thời gian từ cuối tháng 5 đến đầu tháng 7 Lục Ngạn trở nên đông đúc, nhộn nhịp lạ thường bởi vải thiều đã vào mùa thu hoạch. Vào khoảng thời gian này đứng ở bất kỳ đâu trên đất Lục Ngạn phóng tầm mắt ra xa bạn cũng bắt gặp hình ảnh những chùm vải chín mọng đỏ lúc lỉu trên cây.

Vải thiều được trồng ở Lục Ngạn khoảng vào những năm 90 của thế kỷ trước bởi những người nông dân quê gốc Hải Dương. Với sự cần mẫn hay lam hay làm người dân Lục Ngạn đã biến những vùng đồi khô cằn trước đây thành những đồi vải bạt ngàn mang lại sự no ấm cho những người trồng vải. Vải thiều Lục Ngạn nổi tiếng nhất cả nước, được xuất khẩu rộng rãi sang thị trường nước ngoài. Nếu có dịp mời bạn về huyện Lục Ngạn – Bắc Giang tự mình hái quả trên cây, ăn và cảm nhận hương đậm đà rất riêng của trái vải nơi đây nhé!

Vải thiều Lục Ngạn
Vải thiều Lục Ngạn

Vải thiều Lục Ngạn
Vải thiều Lục Ngạn

Bánh vắt vai

Đặc sản Bắc Giang có một loại bánh có tên rất độc lạ là bánh vắt vai. Bánh vắt vai là loại bánh lạ từ hình thức đến tên gọi. Món ăn độc đáo này của đồng bào dân tộc Cao Lan, Lục Ngạn. Để làm nên những chiếc bánh vắt vai thơm ngon, ngọt bùi cần thực hiện nhiều công đoạn: gạo nếp nghiền nhỏ bằng cối xay đá; lá ngải cứu luộc lẫn nước vôi trong cho bớt vị chát, đắng, sau đó nghiền nhỏ trộn cùng bột nếp. Sau khi nặn và gói xong, bánh được luộc cách thủy khoảng hai giờ đồng hồ, vớt ra để ráo nước là có thể dùng được. Bánh được cuốn trong lá chuối và đem hấp, khi ăn nóng hổi, dẻo thơm rất ngon.

Đến Lục Ngạn vào mùa tháng 3 âm lịch hay dịp gần Tết, bạn sẽ dễ dàng tìm mua bánh trong các chợ quê hoặc được người Cao Lan mời ăn trong mỗi dịp lễ hội. Mỗi du khách khi đặt chân lên đất quê hương Bắc Giang thì không sao mà quên được món đặc sản bánh vắt vai của dân tộc Cao Lan trên vùng đất Lục Ngạn, Bắc Giang.

Bánh vắt vai
Bánh vắt vai

Bánh vắt vai
Bánh vắt vai

Rượu làng Vân

Người làng Vân nói riêng và người Bắc Giang nói chung tự hào với nghề nấu rượu làng Vân bởi qua mấy trăm năm, dưới các triều đại phong kiến, thứ rượu này từng là lễ vật tiến vua và thường xuyên sử dụng thưởng ẩm trong những yến tiệc chốn cung đình: “Vân hương mỹ tửu lừng biển Bắc Chiến công Như Nguyệt rạng trời Nam”. Rượu làng Vân nổi tiếng thơm ngon nhiều người biết. Đối với những người sành rượu và ưa thích những loại rượu dân tộc thì rượu làng Vân là thức uống đặc sản vùng miền có thể sánh ngang với bất cứ một loại whisky hảo hạng nào trên thế giới bởi vị đậm đà đặc trưng của hương nếp cái hoa vàng, hương thơm nồng của tới 35 vị men thuốc bắc bí truyền, cái êm dịu của thứ rượu được chắt lọc và ủ kỹ để lọai bỏ hết cái sốc của mùi cồn và hàm lượng aldehyde.

Giữa một thế giới rượu tây ta đủ loại ngày nay, về đất Kinh Bắc, thưởng thức đặc sản rượu làng Vân cùng những người bạn nơi đây bạn sẽ thật sự cảm thấy mình “say”. Say không chỉ bởi những ly rượu mềm môi thơm nồng, say không phải vì những chiếc bình gốm đựng rượu quý không bao giờ cạn, mà “say” cái tình, cái nghĩa từ những cái bắt tay thật chặt, “say” những liền anh, liền chị đất Bắc Giang giàu lòng hiếu khách nức tiếng từ ngàn xưa qua những làn điệu quan họ say đắm gọi mời.

Có về đất Bắc Giang thưởng thức rượu làng Vân mới hiểu hết ý nghĩa của hảo từ “Mỹ tửu”, mới hiểu hết ý nghĩa của việc thưởng thức rượu bởi rượu không chỉ cần phải thơm, ngon mà cách ứng xử trong văn hóa uống rượu cũng cần phải đẹp, chẳng thế mà mấy trăm năm về trước các bậc vua chúa lại chọn rượu làng Vân làm thứ để thưởng ẩm trong chốn cung đình quyền quý, cao sang.

Rượu làng Vân
Rượu làng Vân

Rượu làng Vân
Rượu làng Vân

Mì Chũ

Đi dọc quốc lộ 31, cách thành phố Bắc Giang 40km về phía đông, bạn sẽ đến thôn Thủ Dương, xã Nam Dương, huyện Lục Ngạn và được người dân nơi đây giới thiệu đến làng nghề mì gạo Nam Dương, còn gọi là mì Chũ ngon nức tiếng gần xa. Cảm nhận đầu tiên khi đặt chân đến vùng đất này là màu trắng của những giàn bánh tráng phơi dựa vào các tường xây bao quanh nhà ở, vườn cây của các gia đình.

Để tạo ra những sợi mì vừa dai, vừa ngọt bùi, người làng Thủ Dương phải qua rất nhiều công đoạn hết sức công phu. Quan trọng nhất là khâu lựa chọn nguyên liệu. Loại gạo được dùng là gạo bao thai Hồng. Giống lúa tạo ra loại gạo này được trồng trên vùng đất đồi Chũ. Đặc trưng của loại gạo này là tạo ra được những sợi mì có độ dẻo dai, độ trắng và hương thơm đặc trưng. Những hạt gạo trắng trong, căng mẩy được nhặt sạch, đem ngâm 6 – 8 tiếng, sau đó xay ra thành bột cho thật dẻo và sánh, lọc đi lọc lại nhiều lần rồi ủ qua một đêm.

Một mẻ bánh thường có ít nhất ba người làm, mỗi người thạo một khâu riêng. Người tráng bánh lo cho bánh chín đúng độ, người cắt bánh lo cắt sao cho đều, người đem phơi, đem ủ và thái thành những sợi mì đều đặn… Ngay cả việc cuộn và bó sao cho các sợi mì sóng đều, mượt trông đẹp như búi tóc của người thiếu nữ cũng là cả một nghệ thuật mà không phải là người làm mì nào cũng thực hiện được. Thường phụ nữ đảm nhận khâu này để sao cho bó mì chắc, đẹp và đều nhất. Tổng cộng từ các nguyên liệu, người thợ phải thực hiện rất nhiều quy trình trong hơn 36 giờ mới cho ra đời những sợi mì đặc sản dẻo, dai và mỏng manh.

Mì Chũ
Mì Chũ

Mì Chũ
Mì Chũ

Bánh đa nem Thổ Hà

Xuôi về mạn Bắc, ghé thăm những làng nghề thủ công truyền thống, để thấy được những dấu ấn văn hóa nghìn năm trên mảnh đất Bắc Bộ. Những hình ảnh đó đã đi vào thơ ca, nhạc họa, vẽ nên một bức tranh mang đậm dấu ấn thời gian của xứ Kinh Bắc. Trong bức tranh muôn màu ấy người ta đặc biệt ấn tượng với làng cổ Thổ Hà, một địa danh nổi tiếng với nghề làm bánh đa nem cổ truyền:

“Ai về Kinh Bắc quê em,
Mà nghe quan họ, mà xem làng nghề.
Sông Cầu in bóng trăng thề,
Người đi người ở người về với ai.”

Từ thành phố Hà Nội chạy xe khoảng 45 phút theo quốc lộ 1A, bạn sẽ tới được Thổ Hà, một làng nghề truyền thống thuộc xã Vân Hà, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Có dịp về đây, bạn sẽ thật sự ngỡ ngàng khi được chứng kiến một không gian yên bình đến lạ, dường như cuộc sống náo nhiệt ngoài kia trở nên lạc điệu vô cùng. Hình ảnh cây đa, bến nước, con đò trở thành một dấu ấn không thể nào quên, thể hiện rõ nét nhất những đặc trưng lâu đời của quê hương phía Bắc.

Với những bí quyết riêng, bánh đa của làng Thổ Hà nổi danh khắp chốn. Với hơn 400 hộ gia đình gắn bó với nghề cùng tính chịu thương chịu khó của người dân nông thôn miền Bắc, đặc sản bánh đa của Thổ Hà được ưa chuộng khắp mọi vùng miền. Tới thăm làng cổ Thổ Hà, người ta bắt gặp hình ảnh của những phên bánh đa được phơi ở bất cứ nơi đâu quanh làng quê mộc mạc này.

Bánh đa nem Thổ Hà
Bánh đa nem Thổ Hà

Bánh đa nem Thổ Hà
Bánh đa nem Thổ Hà

Gà đồi Yên Thế

Ở Yên Thế, món gà đồi chính hiệu mới là thứ đáng để nhớ bởi “Yên Thế đệ nhất gà đồi. Thịt thơm lại chắc, ăn rồi thì mê”. Món gà đồi ngon nhất chỉ nên luộc chín tới, thịt gà còn chắc, giòn để chấm với muối trộn lá chanh, nước luộc ngọt lịm dùng để ăn kèm với cơm. Gà đồi Yên Thế là 1 trong 4 sản phầm được bình chọn Sản phẩm, thực phẩm tốt nhất Đông Nam Á – ASEAN bestfood. Như vậy, với chứng nhận này, “Gà đồi Yên Thế” đã trở thành sản phẩm nông sản hàng hóa mang thương hiệu mạnh không chỉ trong nước mà còn trên thế giới.Đây là giống gà ta được nông dân nuôi thả trên các đồi cao và các khu đất rộng.

Gà đồi được nuôi thả tự nhiên, ngày chạy ở vườn đồi bắt côn trùng, tối nhảy lên cành cây cao hoặc nóc chuồng để ngủ. Do vậy gà rất nhanh nhẹn, mắt sáng long lanh, lông mượt, chân thẳng thon nhỏ, da chân vàng đều và sáng bóng, móng chân cùn do chạy nhảy, đào bới thức ăn… Thức ăn chủ yếu của gà đồi là ngô nên thịt gà thơm ngon, rắn chắc. Chắc chắn bạn sẽ không tìm thấy được từ bất kỳ loại gà nào từ vùng miền nào đạt được chất lượng như gà đồi Yên Thế. Đừng quên đến với vùng đất huyện Yên Thế của tỉnh Bắc Giang để được thưởng thức loại gà đặc sản này nhé!

Gà đồi Yên Thế
Gà đồi Yên Thế

Gà đồi Yên Thế
Gà đồi Yên Thế

Cua da

Một trong những đặc sản Bắc Giang khác mà bạn phải thử khi tới đây đó là món cua da. Loại cua này chỉ sống ở địa hình ghềnh đá cạnh sông Cầu. Khi thời tiết chuyển lạnh, cũng chính là mùa loài cua này sinh sôi, nảy nở. Tuy nhiên, chúng chỉ có vào hai tháng của mùa lạnh nhất.

Cua da chỉ xuất hiện và khoảng đầu đông trong thời gian khoảng 2 tháng (tháng 9 và tháng 10 âm lịch) hằng năm, ở các ghềnh đá đoạn sông Cầu chảy qua địa phận một số xã ven sông huyện Yên Dũng. Khách đến Bắc Giang vào dịp đông lạnh sẽ được thưởng thức món ăn này. Cua da thường được chế biến như rang muối, nấu canh cua và đặc biệt nhất là hấp bia. Mùi bia thơm, cua hấp cùng bia sẽ giữ được vị ngọt chắc, không bị khô. Khi ăn chấm cùng mù tạt hoặc bột canh chấm hải sản là quá tuyệt vời.

Cua da
Cua da

Cua da
Cua da

Rate this post

Viết một bình luận