Top 10 Điểm tham quan, dã ngoại tuyệt đẹp ngoại thành Hà Nội

Cùng với lịch sử “nghìn năm văn hiến”, Hà Nội luôn thu hút du khách với một màu sắc đặc trưng, một nét văn hóa đậm đà bản sắc, và một lối sống riêng chẳng thể lẫn với bất kỳ nơi nào khác. Tuy nhiên, những địa điểm du lịch trong nội thành đã quá quen thuộc với du khách thập phương hay với chính những con người Hà Thành thì những địa điểm du lịch, dã ngoại ở ngoại thành Hà Nội lại là một gợi ý thú vị. Nếu bạn muốn thoát ra khỏi cuộc sống ồn ào, hối hả nơi nội đô thị hãy dành thời gian khám phá những địa điểm du lịch thú vị nơi ngoại thành Hà Nội mà Mobitool sẽ giới thiệu trong bài viết sau nhé.

Làng gốm Bát Tràng

Làng gốm Bát Tràng nằm ở ven sông Hồng, thuộc huyện Gia Lâm ngoại thành Hà Nội. Cái tên Bát Tràng có nghĩa là “cái sân lớn”, và làng có lịch sử hình thành từ thời Lê. Đây là làng gốm lâu đời nổi tiếng nhất ở Việt Nam, cũng như là địa điểm mà du khách trong và ngoài nước không thể không một lần ghé thăm. Làng gốm Bát Tràng chuyên sản xuất những loại gốm sứ đa dạng cả về chủng loại lẫn kiểu dáng. Điều thú vị nhất khi đến Bát Tràng là các bạn có thể trực tiếp ngắm nhìn các nghệ nhân làm ra những sản phẩm gốm đầy tinh tế hay được tự tay nặn những sản phẩm theo ý thích.

Đến với du lịch Bát Tràng Gia Lâm, bạn không thể không ghé qua làng cổ Bát Tràng với công trình kiến trúc độc đáo, cổ kính. Bạn có cơ hội khám phá xung quanh làng cổ trên chiếc xe trâu dân giã để tận hưởng không khí mộc mạc, đậm chất. Những địa điểm tiêu biểu lưu lại dấu tích thời xa xưa ở đây có thể kể đến như nhà cổ Vạn Vân, đình Làng Bát Tràng. Là ngôi nhà gỗ có tuổi đời hơn 200 năm, nhà cổ Vạn Vân là tuyệt tác kiến trúc bao gồm các hoạ tiết gốm sứ, ấm men lam, lọ rồng, bộ khuôn bản dập làm gốm… từ trước thế kỷ 15. Đình làng Bát Tràng là nơi thờ Thành hoàng cũng là địa điểm tổ chức các lễ hội quanh năm. Nếu đi làng cổ Bát Tràng đúng dịp lễ hội, bạn có thể khám phá nét văn hóa vô cùng độc đáo, náo nhiệt.

Với khách du lịch làng nghề gốm Bát Tràng, mong muốn của họ khi đặt chân đến mảnh đất tuyệt đẹp này là được tự mình nhào nặn những sản phẩm làm từ gốm và men sứ. Chỉ cần dành ra 40 – 60k, bạn có thể trở thành một thợ gốm thực sự được tha hồ sáng tạo tạo thành phẩm từ đất sét và bàn xoay. Tuy ban đầu có thể hơi lúng túng khi chưa biết cách sử dụng, bạn sẽ nhận được sự chỉ dẫn tận tình từ những thợ gốm điêu luyện ngay ở làng cổ Bát Tràng. Sau khi bạn hoàn thành “kiệt tác”, sản phẩm sẽ được nung đốt để đem về nhà. Vậy là bạn có thể thỏa sức chụp ảnh sống ảo để khoe bạn bè, người thân tác phẩm nghệ thuật chính tay mình tạo ra phải không nào?

Địa chỉ: Huyện Gia Lâm, Hà Nội

Khung cảnh làng gốm Bát Tràng xưa
Sản phẩm Gốm Bát TràngSản phẩm Gốm Bát Tràng

Thành Cổ Loa

Thành Cổ Loa nay thuộc huyện Đông Anh thành phố Hà Nội, là toà thành có niên đại cổ nhất ở Việt Nam được xây dựng từ thế kỷ thứ III (trước Công nguyên) và cũng là Kinh đô của Nhà nước Âu Lạc xưa. Thành Cổ Loa là toà thành cổ nhất và có quy mô, cấu trúc lớn nhất là cấu trúc cũng thuộc loại độc đáo nhất trong số những thành cổ ở nước ta. Là di tích kinh thành của đất nước Âu Lạc từ thế kỷ 3 TCN và nhà nước của vua Ngô Quyền thế kỷ X SCN, hiện nay Cổ Loa đã được công nhận là một trong 21 khu du lịch Quốc gia. Trong khu di tích có các công trình như Đền Thượng, Giếng Ngọc, Đình Cổ Loa, đền thờ An Dương Vương… mở cửa quanh năm để phục vụ khách du lịch và người tham quan.

Thành Cổ Loa được xây dựng kiểu vòng ốc nên được gọi là Loa thành. Tương truyền rằng có 9 vòng thành xoáy trôn ốc, tuy nhiên đến hiện tại chỉ còn 3 vòng. Thành Nội, thành ngoại và vô số những công trình kiến trúc độc đáo như Giếng Ngọc, tượng Cao Lỗ, am Mị Châu…Thành ngoại có chu vi khoảng 8km, thành được xây dựng theo phương pháp đào đất tới đâu khoét hào tới đó, đắp thành, xây lũy liền kề. Các lũy xưa cao từ 4 – 5m đặc biệt có chỗ cao từ 8 – 12m. Tổng lượng đất ước tính 2,3 triệu m3. Thành trung có chu vi khoảng 6,5km, cũng có kết cấu như thành ngoại nhưng diện tích hẹp và kiên cố hơn. Thành nội có diện tích khoảng 2km2, là nơi ở của vua An Dương Vương cùng các cung tần, mỹ nữ và quan lại dưới triều. Ngày nay đây cũng là nơi lập đền thờ vua và quy tụ những công trình kiến trúc lịch sử liên quan tới khu di tích thành Cổ Loa.


Địa chỉ: Huyện Đông Anh, Hà Nội

Toàn cảnh khu di tích thành Cổ LoaToàn cảnh khu di tích thành Cổ Loa
Thành Cổ Loa nhìn từ trên caoThành Cổ Loa nhìn từ trên cao

Đền Gióng Sóc Sơn

Đền Gióng Sóc Sơn trước kia là một ngôi miếu nhỏ được xây dựng từ thời vua Đinh Tiên Hoàng, sau được vua Lê Đại Hành cho xây dựng, tu sửa và phong thành đền Phù Đổng Thiên Vương. Đền Gióng Sóc Sơn không chỉ gắn liền với lịch sử dân tộc Việt Nam mà còn gắn với truyền thuyết Thánh Gióng vẫn thường được dân gian lưu truyền. Đền Gióng nằm ở núi Sóc, xã Vệ Linh, Sóc Sơn, là một quần thể di tích lịch sử gồm: đền Trình, chùa Non Nước, đền Thượng, đền Mẫu (nơi thờ mẹ Thánh Gióng), chùa Đại Bi, hòn đá Chồng, nhà bia và đặc biệt là bức tượng đài Thánh Gióng được đúc bằng đồng nguyên chất. Quần thể di tích này đã được Nhà nước công nhận là di tích lịch sử cấp Quốc gia.

Ngay từ cổng đi vào là đền Trình (hay còn gọi là đền Hạ) là nơi đặt tượng thờ sơn thần. Bức tượng này được đúc hoàn toàn từ đồng, nặng 7 tấn với phong thái vô cùng uy nghi. Bên ngoài đền còn có gốc đa cổ thụ cùng hồ nước vô cùng xanh trong. Đi qua đền Trình là đến chùa Đại Bi, ngôi chùa cổ với những bức hoành phi, câu đối xưa được sơn son thếp vàng cùng lối kiến trúc cổ kính nhuốm màu rêu phong. Đối diện chùa Đại Bi là đền Mẫu, nơi đặt tượng thờ mẹ Thánh Gióng. Giếng nước bên ngoài đền cũng được gọi là giếng Mẫu.

Từ đền Mẫu đi lên trên thêm một chút là đến đền Thượng, là ngôi đền cuối cùng trong quần thể 4 ngôi đền, chùa dưới chân núi Vệ Linh, là nơi thờ Đức Thánh Gióng. Trong đền có nhà Đại bái và Hậu cung. Nhà Đại Bái được trang trí bằng những câu đối, lọng, đôi hạc… đều là những nét đặc trưng của lối kiến trúc chùa cổ Việt Nam, còn Hậu cung thì đặt một bức tượng thờ Thánh Gióng được làm từ gỗ trầm hương. Điểm nổi bật nhất ở khu di tích này là bức tượng Thánh Gióng trên đỉnh núi Đá Chồng, được làm hoàn toàn từ đồng nguyên chất, cao 11,07m, nặng 85 tấn. Bức tượng này được khánh thành vào năm 2010, là một trong các công trình xây dựng nhằm kỉ niệm 1000 năm Thăng Long. Bạn có thể chọn cách leo bộ theo các bậc thang từ chân núi lên, hoặc thuê xe đi thẳng lên đỉnh núi theo lối đi được xây dựng bên sườn núi.


Địa chỉ: Huyện Sóc Sơn, Hà Nội

Tượng đài Thánh GióngTượng đài Thánh Gióng
Đền SócĐền Sóc

Núi Hàm Lợn

Núi Hàm Lợn thuộc xã Nam Sơn huyện Sóc Sơn thành phố Hà Nội, cách trung tâm thành phố khoảng 40km theo hướng đường cao tốc Nội Bài. Với phong cảnh đẹp nên thơ, hữu tình cùng địa hình đa dạng, núi Hàm Lợn từ lâu được mệnh danh là “nóc nhà của Thủ đô”, trở thành địa điểm tham quan hấp dẫn vào dịp cuối tuần của nhiều bạn trẻ. Đặc biệt trên đỉnh núi có một khu đất trống tương đối bằng phẳng, là nơi du khách thường hay tìm đến cắm trại, nghỉ ngơi, ngắm hoàng hôn hoặc chào đón bình minh đẹp nhất trong ngày.

Cung đường di chuyển tới núi Hàm Lợn gần và thuận tiện nhất là từ đường Phạm Văn Đồng (Hà Nội) đi qua cầu Thăng Long, dọc theo hướng cao tốc Thăng Long – Nội Bài, sau đó đến ngã tư giao với Quốc lộ 2 rẽ trái theo hướng Vĩnh Phúc; tiếp tục đi thẳng cho tới khi thấy biển Việt phủ Thành Chương và xóm Núi thì rẽ phải, rồi tiếp tục đi thẳng thêm 7km có một ngã rẽ phải chỉ dẫn đường vào Việt phủ. Đi thẳng sẽ tới núi Hàm Lợn rồi các bạn nhé.

Địa chỉ: Huyện Sóc Sơn, Hà Nội

Không gian núi Hàm Lợn rất phù hợp cho việc cắm trạiKhông gian núi Hàm Lợn rất phù hợp cho việc cắm trại
Phong cảnh thiên nhiên thơ mộng ở hồ Hàm Lợn – nóc nhà của thủ đôPhong cảnh thiên nhiên thơ mộng ở hồ Hàm Lợn – nóc nhà của thủ đô

Việt Phủ Thành Chương

Việt Phủ Thành Chương thuộc địa phận xã Hiền Linh, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội, cũng cách trung tâm Hà Nội khoảng 40km. Đây là một quần thể kiến trúc cung đình khá nổi tiếng, thể hiện gần như trọn vẹn những giá trị về lịch sử, văn hóa của triều đình phong kiến trước đây. Công trình kiến trúc này do họa sĩ Thành Chương thiết kế, xây dựng vào năm 2011. Trong khuôn viên Việt Phủ này còn có một nhà hàng cùng những quầy lưu niệm chuyên bán những sản phẩm thủ công mỹ nghệ khá độc đáo cho các bạn tìm đến tham quan, mua sắm.

Việt Phủ Thành Chương ôm trọn 30 công trình kiến trúc mang dáng dấp lịch sử Việt Nam thế kỷ trước. Dạo quanh một vòng rộng lớn, du khách sẽ cảm nhận được không gian lịch sử như ùa về trong kí ức. Đầu tiên, bạn sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của 13 ngôi nhà cổ với những tên gọi đặc biệt như lầu Tường Vân, nhà Thanh Tĩnh, cổng Hương, nhà Mạc Hương, quán Xuân Phong… Việt Phủ Thành Chương tập hợp tất cả kiến trúc nhỏ liên quan như tháp, bàn cờ, hồ sen, nhà hát, phòng tranh… Du khách có thể tha hồ ngắm nghía tham quan vẻ đẹp tái hiện lại một không gian lịch sử đầy sống động nhưng vô cùng thanh tao, quyến rũ.

Đi sâu vào trong là ngôi nhà lợp bằng cói rối 200 tuổi của dân tộc Mường, ngôi nhà cung đình Huế có tuổi đời 300 năm hay ngôi nhà gỗ lim đậm chất đồng bằng Bắc Bộ. Đặc biệt nhất, ngôi nhà tranh vách gắn liền với lịch sử hào hùng từ Nam ra Bắc của dân tộc Việt Nam hiện lên đầy nguy nga, tráng lệ, đắm say lòng người ngay từ phút giây đầu tiên. Lối xây dựng hiện đại kết hợp với lịch sử dân tộc từ thời Đinh, Lý, Trần, Lê… Việt Phủ Thành Chương không chỉ gợi nhớ về một cội nguồn lịch sử dân tộc hào hùng mà còn mang trong mình vẻ đơn sơ, giản dị, mộc mạc đầy trầm tĩnh của người dân Việt Nam xưa.


Địa chỉ: Huyện Sóc Sơn, Hà Nội

Cổng vào Việt Phủ mang đậm kiến trúc cổ thời xưaCổng vào Việt Phủ mang đậm kiến trúc cổ thời xưa
Việt phủ Thành ChươngViệt phủ Thành Chương

Thiên đường Bảo Sơn

Thiên đường Bảo Sơn thuộc đường Lê Trọng Tấn, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội, cách Trung tâm Hội nghị Quốc gia 6 km dọc theo Đại lộ Thăng Long. Đây được biết đến là quần thể khu du lịch, vui chơi, giải trí có sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, giữa thiên nhiên và nhân tạo. Thời gian gần đây, Thiên đường Bảo Sơn đã có những đột phá trong đầu tư cải tạo cảnh quan, khu vui chơi, chụp ảnh ngoài trời, tạo cảm hứng cho nhiều bạn trẻ đến vui chơi, chụp ảnh hay các cặp uyên ương thực hiện những bộ ảnh cưới hoàn mỹ cho mình.

Thiên Đường Bảo Sơn bao gồm tất cả 8 địa điểm chuyên biệt: Thiên đường văn hóa, sinh thái, trò chơi, nghệ thuật, ẩm thực, công nghệ, hội thảo, và các hoạt động dưới nước. Trong đó thiên đường sinh thái là nơi được ưa chuộng nhất. Trong đó thiên đường sinh thái được chia nhỏ thành 3 khu khác nhau như vườn thú quý hiếm, thế giới đại dương và khu sinh thái. Trong tất cả những địa điểm tham quan, vui chơi giải trí ở Thiên đường Bảo Sơn thì có khu sinh thái được xem là điểm đến hấp dẫn, yêu thích của nhiều người. Bởi khi tới đây, du khách sẽ được tận mắt chiêm ngưỡng rất nhiều loại thú quý hiếm, lạ mắt như các loài hươu cao cổ, hổ trắng, báo chita… được đem về từ Nam Phi và Bắc Mỹ. Bên cạnh đó, bạn cũng không thể rời mắt khỏi khu vực thế giới đại dương với rất nhiều loài cá đẹp, độc đáo và lạ mắt ở Thủy cung.

Khu vực sân khấu đa năng cũng là điểm đến thu hút rất nhiều du khách, đặc biệt là các em nhỏ. Khi tới đây vào ban ngày, bạn sẽ có cơ hội được xem các màn biểu diễn xiếc chuyên nghiệp của các chú sư tử biển và cá heo rất thú vị. Đến ban đêm, tại đây lại tổ chức các buổi trình diễn ca múa nhạc hoành tráng, chương trình nhạc nước hết sức ấn tượng. Đảm bảo khi tới đây bạn sẽ có được những phút giây thư giãn và giải trí hết sức tuyệt vời cùng bạn bè và người thân.


Địa chỉ: Huyện Hoài Đức, Hà Nội

Thiên đường Bảo Sơn mang đậm tính cổ kính pha lẫn hiện đạiThiên đường Bảo Sơn mang đậm tính cổ kính pha lẫn hiện đại
Thủy cung tại Thiên đường Bảo SơnThủy cung tại Thiên đường Bảo Sơn

Những ngôi chùa cổ phía Tây ngoại thành

Chùa Tây Phương thuộc xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất, Hà Nội, là một ngôi chùa cổ, là nơi lưu giữ khá nhiều pho tượng Phật độc đáo, với điêu khắc sống động, chân thật. Từ chân núi, qua 237 bậc lát đá ong thì đến đỉnh núi và cổng chùa. Chùa Tây Phương gồm ba nếp nhà song song là bái đường, chính điện và hậu cung. Mỗi nếp có hai tầng mái kiểu chồng diêm, tường xây toàn bằng gạch Bát Tràng nung đỏ.

Chùa Trăm Gian hay chùa Quảng Nghiêm: Là một ngôi chùa nằm trên một quả đồi cao khoảng 50 m, ở thôn Tiên Lữ, xã Tiên Phương, huyện Chương Mỹ, Hà Nội. Chùa được lập từ đời Lý Cao Tông nhà Lý, niên hiệu Trinh Phù thứ 10, 1185. Đến thời nhà Trần, có hòa thượng Bình An, quê ở Bối Khê tu ở đây, tương truyền là người có nhiều phép lạ. Sau khi ông mất, dân làng xây tháp để giữ gìn hài cốt và tôn gọi là Đức Thánh Bối. Ngôi chùa lớn với quy mô như hiện nay là đã được trùng tu và xây dựng thêm qua nhiều thời đại.

Chùa Thầy: Thuộc xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội. Nằm trong phong cảnh hữu tình, Chùa Thầy không chỉ được nhiều người biết đến là di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh nổi tiếng của nước ta mà lối kiến trúc độc đáo và phong cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp đã biến chùa Thầy trở thành một trong những điểm du lịch hấp dẫn nhất ngoại thành thủ đô Hà Nội. Chùa gắn liền với tên của Thiền sư Từ Đạo Hạnh, người được các phường rối nước tôn là Thủy tổ nghề, và truyền rằng, bài Giáo trò và nhân vật chú Tễu là do chính Tổ sư Từ Đạo Hạnh sáng tạo nên. Đến với Chùa Thầy, người dân địa phương và du khách có cơ hội để chiêm ngưỡng biểu diễn múa rối nước và một số lượng lớn các trò chơi dân gian độc đáo và sôi động. Chùa Thầy chắc chắn sẽ đem lại cảm giác bình an và niềm vui cho khách du lịch.

Địa chỉ: Các huyện Thạch Thất, Chương Mỹ, Quốc Oai. Hà Nội

Khu di tích chùa ThầyKhu di tích chùa Thầy
Chùa Trăm gianChùa Trăm gian

Vườn quốc gia Ba Vì

Vườn quốc gia Ba Vì thuộc địa phận huyện Ba Vì thành phố Hà Nội, cách trung tâm thành phố khoảng 50 km. Khu vườn quốc gia này đẹp với nhiều thắng cảnh thiên nhiên hoang dã, nên thơ rất đỗi hữu tình cho các bạn muốn tham quan, trải nghiệm. Đặc biệt dưới chân núi là một hồ nước đẹp vô cùng. Hồ này được gọi là hồ Tiên Sa với nhiều câu chuyện truyền thuyết ly kỳ hấp dẫn xoay quanh nó. Đến vườn quốc gia Ba Vì, các bạn có thể tham quan khắp nơi và tổ chức cắm trại, ăn uống, vui đùa trong không khí yên bình, thoáng mát tuyệt vời.

Bước vào vườn quốc gia Ba Vì, đầu tiên bạn sẽ có cơ hội khám phá khu rừng thiên nhiên huyền ảo chìm đắm trong sương mờ. Cả một khu rừng thông ngút ngàn sắc xanh cao vời vợi, bạn tha hồ cùng tụi bạn thân chụp những tấm hình sống ảo cực chất không khác gì lạc vào xứ sở thần tiên Alice. Đặc biệt, vào mùa thu – mùa lá rơi tuyệt đẹp, bạn sẽ được chứng kiến cả khu rừng chìm trong sắc vàng của lá, ngay lúc này cùng người ấy ngắm lá rơi thì còn gì lãng mạn hơn phải không nào?

Bước vào cổng vườn quốc gia Ba Vì, rẽ trái tầm 5km là bạn sẽ đặt chân tới Thiên Sơn – Suối Ngà, cảnh đẹp Ba Vì như chính cái tên gọi của nó. Thiên Sơn Suối Ngà rất thích hợp để chụp ảnh và bơi lội với nhiều góc quay đẹp. Làn nước trắng xóa và tinh khiết chảy từ vách núi xuống sẽ mang lại cảm giác sảng khoái tươi mới cho du khách. Một khung cảnh thiên nhiên sông suối, rừng núi vô cùng hùng vĩ, tráng lệ khác xa với khói bụi thành phố.

Địa chỉ: Huyện Ba Vì, Hà Nội

Khủng cảnh thiên nhiên hoang dã trong Vườn quốc gia Ba VìKhủng cảnh thiên nhiên hoang dã trong Vườn quốc gia Ba Vì
Một đoạn đường xanh mát trong vườn quốc gia Ba VìMột đoạn đường xanh mát trong vườn quốc gia Ba Vì

Khu du lịch Làng văn hoá 54 dân tộc

Nằm cách Hà Nội hơn 40km, là một phần thuộc khu du lịch Đồng Mô – Ngải Sơn, Thị Xã Sơn Tây, Hà Nội. Làng văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam có địa hình đồi núi đa dạng, bên những thung lũng và hồ nước hiền hòa, nơi đây được xem là địa điểm lý tưởng cho các bạn tham quan và du ngoạn, cũng như tìm hiểu thêm về nền văn hóa các dân tộc Việt Nam.

Làng Văn hoá – Du lịch các Dân tộc Việt Nam là nơi tái hiện những giá trị văn hoá đặc sắc của 54 dân tộc Việt Nam. Đây là điểm tham quan lý tưởng cho nhân dân trong nước cũng như khách du lịch quốc tế và là biểu tượng sinh động để các nước trên thế giới hiểu được chính sách dân tộc của Việt Nam, đáp ứng các nhu cầu vui chơi giải trí lành mạnh, hoạt động thể thao, dưỡng sinh, văn nghệ của khách du lịch trong nước và quốc tế. Với diện tích 198,61 ha nằm giữa bán đảo phía Bắc của Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam, trên khu đất có đồi cao, có thung lũng, mặt nước, địa hình phong phú, thể hiện sự phân bố các làng dân tộc trải rộng trên mọi miền đất nước.

Khu các làng dân tộc được xây dựng thành quần thể tái hiện các cấu trúc làng, bản của các dân tộc Việt Nam với quy hoạch và kiến trúc dân gian nhằm giới thiệu, gìn giữ và phát triển các giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam. Khu các làng dân tộc có 04 cụm làng tương ứng với các vùng miền mà các dân tộc cư trú. Thông qua các hoạt động văn hóa, nghệ thuật có nội dung, hình thức phong phú, năng động, đa dạng, hấp dẫn và đậm đà bản sắc dân tộc diễn ra tại Làng văn hóa các dân tộc đã bồi dưỡng thêm tình yêu thiên nhiên, đất nước, con người, nâng cao dân trí và hoàn thiện con người theo hướng chân, thiện, mỹ của mỗi du khách khi đến với nơi đây.

Địa chỉ: Thị xã Sơn Tây, Hà Nội

Cảnh thiên nhiên hữu tình trong khu du lịch 54 dân tộcCảnh thiên nhiên hữu tình trong khu du lịch 54 dân tộc
Làng văn hoá 54 dân tộc Việt NamLàng văn hoá 54 dân tộc Việt Nam

Chùa Hương

Chùa Hương thuộc huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội, cách trung tâm thành phố khoảng 65 km. Chùa Hương là một quần thể kiến trúc chùa chiền khá nổi tiếng, là nơi quy tụ hơn chục ngôi chùa, đình thờ thần, phật, la hán… Đến với chùa Hương, du khách vừa có thể được du ngoạn ngắm cảnh vừa tìm lại sự bình yên trong tâm hồn. Đặc biệt khi đến chùa Hương vào dịp tháng 1 đến tháng 3 âm lịch, các bạn sẽ được tham gia lễ hội chùa Hương vô cùng đặc sắc.

Quần thể chùa Hương có nhiều công trình kiến trúc rải rác trong thung lũng suối Yến. Khu vực chính là chùa Ngoài, còn gọi là chùa Trò, tên chữ là chùa Thiên Trù. Chùa nằm không xa bến Trò nơi khách hành hương đi ngược suối Yến từ bến Đục vào chùa thì xuống đò ở đấy mà lên bộ. Tam quan chùa được cất trên ba khoảng sân rộng lát gạch. Sân thứ ba dựng tháp chuông với ba tầng mái. Đây là một công trình cổ, dáng dấp độc đáo vì lộ hai đầu hồi tam giác trên tầng cao nhất. Tháp chuông này nguyên thủy thuộc chùa làng Cao Mật, tỉnh Hà Đông, năm 1980 được di chuyển về chùa Hương làm tháp chuông.

Chùa Chính, tức chùa Trong không phải là một công trình nhân tạo mà là một động đá thiên nhiên. Ở lối xuống hang có cổng lớn, trán cổng ghi 4 chữ Hương Tích động môn. Qua cổng là con dốc dài, lối đi xây thành 120 bậc lát đá. Vách động có năm chữ Hán là Nam thiên đệ nhất động, khắc năm 1770, là bút tích của Tĩnh Đô Vương Trịnh Sâm (1739-1782). Ngoài ra động còn có một số bia và thi văn tạc trên vách đá.

Địa chỉ: Huyện Mỹ Đức, Hà Nội

Một góc toàn cảnh từ trên cao khu du tích chùa HươngMột góc toàn cảnh từ trên cao khu du tích chùa Hương
Động Hương TíchĐộng Hương Tích

Rate this post

Viết một bình luận