Top 10 Lá Tắm Chữa Bệnh Mẩn Ngứa Dễ Kiếm & Rẻ Tiền [Nên Biết Ngay]

Ngứa ngáy gây ra cảm giác thật khó chịu, người bệnh có thể mắc phải bất cứ thời điểm nào trong năm đặc biệt là những ngày hè nắng nóng. Bạn có thể yên tâm sau khi đọc bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách nấu nước tắm từ các loại lá cây trong vườn nhà bạn chữa mẩn ngứa, có thể áp dụng ngay tại nhà.

Lá cây nấu nước tắm chữa mẩn ngứa

Dưới đây là các loại lá tắm chữa mẩn ngứa, bạn có thể tìm kiếm chúng ngay trong vườn nhà bạn hoặc xung quanh nơi khu bạn sống với cách thực hiện dễ dàng mà bạn có thể thực hiện ngay tại nhà:

1. Lá chè xanh

Đầu tiên, không thể không nhắc đến công dụng tuyệt vời của lá chè xanh hay còn gọi là lá trà xanh. Lá chè xanh được ưu tiên số một khi nhắc đến các loại lá trị mẩn ngứa hiệu quả.

Lá có vị ngọt chát, tính hàn, ngoài công dụng kháng khuẩn, giải nhiệt cơ thể, lợi tiểu, lá chè xanh còn được xem là thảo dược “vàng” trong việc chữa mẩn ngứa với cách thực hiện đơn giản sau: Dùng 20 gram lá chè xanh (tương ứng với một nắm tay) đun cùng với 1 lít nước lọc. Sau khi nước sôi, bạn có thể tắt bếp và pha cùng với một ít nước lạnh để tắm. Đối với trẻ nhỏ, bạn nên cùng khăn bông thấm nước để lau rửa các vùng hăm kẽ, các vùng bị tổn thương. Thực hiện liên tục 3 ngày, các cơn ngứa và vết mẩn đỏ sẽ dần tiêu biến.

Thoát bệnh á sừng đầy ÁM ẢNH chỉ sau 1 tháng nhờ bài thuốc quý

Suốt nhiều năm chịu đựng căn bệnh á sừng đầy “ám ảnh”, ông Nguyễn Thế Tình (Hạ Long, Quảng Ninh) đã lành bệnh chỉ sau 1 tháng sử dụng Thanh bì Dưỡng can thang.

Xem ngay

2. Lá khế

Cây khế không mấy lạ lẫm đối với các gia đình, hiện nay được trồng khá nhiều để làm cảnh, lấy quả. Lá khế có vị chát, tính lạnh, có tác dụng lợi tiểu, giải độc trong cơ thể ngoài ra còn có công dụng sát trùng, chống ngứa hiệu quả, giảm nhanh các cơn ngứa ngáy khi bị mẩn ngứa cho thời tiết.

Dùng một nắm lá khế còn tươi, rửa sạch rồi nấu cùng với nước để tắm. Bạn có thể sử dụng bã lá khế để chà xát nhẹ nhàng lên vị trí nổi mẩn đỏ, ngứa. Thực hiện liên tục các ngày đên khi dứt hẳn bệnh.

>> Tham khảo: Chữa mề đay bằng lá khế với 5 cách thực hiện đơn giản

3. Lá cây kinh giới

Kinh giới có vị cay, hơi đắng, tính ôn, được sử dụng để làm rau sống trong các bữa ăn gia đình hiện nay. Ngoài ra chúng còn có tác dụng diệt khuẩn, ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn và nấm móc gây hại. Lá kinh giới thường được kết hợp cùng với nhiều loại lá khác để chữa mẩn ngứa hiệu quả.

Dùng một nắm lá kinh giới, rửa sạch với nước để loại bớt bụi bẩn, vi khuẩn. Sử dụng hai tay để vò nát lá kinh giới trước khi cho vào thau nước và khuấy đều. Bạn có thể sử dụng nước ấm hoặc nước lạnh đều được. Các vết đốm li ti sẽ dần tiêu biến nếu bạn thực hiện liên tục mỗi ngày.

Ngoài ra, người bệnh có thể kết hợp cùng với việc sắc lấy nước uống, hỗ trợ quá trình điều trị, phòng chống mẩn ngứa, mụn nhọt.

4. Lá ổi

Có thể bạn sẽ bị bất ngờ khi chúng tôi nhắc đến lá ổi trong việc sử dụng để trị mẩn ngứa. Việc tìm kiếm lá ổi hiện nay cũng không quá khó, với một nắm lá ổi nấu nước tắm mỗi ngày, vấn đề mẩn ngứa, rôm sảy sẽ không còn, dần tiêu biến nếu bạn sử dụng liên tục.

Trong Đông y, lá ổi có vị đắng, tính ấm, ngoài công dụng chữa mẩn ngứa, đốm đỏ, lá ổi còn được sử dụng trong việc điều trị đái tháo đường, băng huyết, rối loạn tiêu hóa ở trẻ em.

5. Lá tía tô

Lá tía tô có vị cay, tính ấm, ngoài công dụng làm gia vị trong bữa ăn của nhiều gia đình, lá tía tô còn được biết đến trong việc giải độc, chống dị ứng đặc biệt là trị mẩn ngứa. Trong dược lý cổ truyền, lá tía tô được xem là loại kháng sinh tự nhiên, hỗ trợ các chứng mẩn ngứa, ngăn chặn sự phát triển của các vi khuẩn, nấm móc gây hại cho da.

Dùng một nắm lá tía tô tươi, rửa sạch để loại bớt đất cát còn dính phải, nấu cùng với 1 – 2 lít nước để tắm hằng ngày. Thực hiện liên tục mỗi ngày, cơn ngứa sẽ được xoa dịu, đốm đỏ sẽ dần tiêu biến.

>> Chi tiết: 4 cách trị mề đay bằng lá tía tô thường được dân gian áp dụng

6. Lá cây sài đất

Sài đất còn có tên gọi khác là húng trám, ngổ núi, là loại cây mọc dài, xuất hiện ở những vùng ẩm ướt. Trong y học cổ truyền, dân gian thường hay sử dụng thảo dược này dể giải độc, thanh nhiệt, tiêu viêm,… ngoài ra còn được sử dụng để chữa rôm sẩy, vết đốm đỏ rất tốt.

Dùng 100 – 200 gram sài đất nấu cùng với 4 – 5 lít nước, đợi nước nguội bớt bạn có thể sử dụng để tắm. Đồng thời, người bệnh có thể phần bã để chà xát nhẹ nhàng lên vị trí ngứa, dễ nổi mẩn đỏ. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc tìm kiếm, có thể sử dụng lá cây sài đất được bào chế ở dạng khô.

Ngoài ra, người bệnh có thể kết hợp cây sài đất cùng với các nguyên liệu khác dể nấu lấy nước tắm như: lá ké đầu ngựa, kim ngân hoa.

7. Lá cây cỏ sữa

Cây cỏ sữa có vị hơi chua, tính hàn được dân gian sử dụng khá nhiều trong việc điều trị các bệnh lý về da như: dị ứng da, nổi mề đay, mụn nhọt, rôm sảy,… đặc biệt chữa ngứa, mẩn đỏ rất hiệu quả. Bên cạnh đó, cây cỏ sữa còn có tác dụng gây ức chế sự hoạt động của vi khuẩn, nấm gây hại, ngăn chặn sự phát triển của chúng.

Dùng một nắm lá cây cỏ sữa, rửa sạch rồi hớt nhẹ tay để ráo nước. Sử dụng hai bàn tay để vò nát, rồi nấu cùng với 1 – 2 lít nước sôi, chờ nước nguội dần rồi sử dụng để tắm, có thể pha loãng với nước lạnh nhưng không được sử dụng nước quá nguội. Để hỗ trợ trong việc điều trị mẩn ngứa thêm phần hiệu quả, người bệnh có thể kết hợp với việc đắp lên dùng da bị thương bằng cách sử dụng một nắm cây cỏ sữa rửa sạch rồi đem giã nguyễn rồi đắp lên bị trí tổn thương.

8. Lá cây bồ công anh

Bồ công anh là loại cây cỏ, thường mọc hoang. Trong Y học cổ truyền, bồ công anh có vị đắng, tính hàn, trong lá có chứa các chất có khả năng gây ức chế các vi khuẩn gây hại, kháng lại sự phát triển của nấm, có tác dụng chữa ngứa và mụn nhọt hiệu quả.

Dùng 40 – 50 gram lá bồ công anh tươi, rửa sạch rồi đem nấu cùng với 2 lít nước và sử dụng khi nước nguội dần, tránh bị bỏng da. Người bệnh sử dụng để tắm mỗi ngày 2 lần và cần được thực hiện đến khi dứt hẳn. Ngoài ra, có thể kết hợp lá bồ công anh cùng với các dược liệu khác để nấu lấy nước tắm như: lá khổ sâm, hạt sà sàng,…

Lưu ý, loại lá bồ công anh chúng tôi đang đề cập là lá cây bồ công anh nam.

9. Lá cây ké đầu ngựa

Cây ké đầu ngựa còn được gọi tắt là cây ké. Trong Y học cổ truyền, cây ké đầu ngựa có vị ngọt, tính ôn, có tác dụng chữa rôm sẩy, ghẻ lở, mụn nhọt,… đặc biệt là chữa mẩn ngứa vào mùa hè nắng nóng. Dùng 200 gram lá cây ké đầu ngựa (có thể dùng cả lá, thân và quả) cùng với 200 gram cây vòi voi và bèo tía, đem nấu cùng với 5 lít nước, đợi nước nguội dần mới được sử dụng để tắm.

Người bệnh nên sử dụng mỗi ngày đến khi dứt hẳn các chứng ngứa và mẩn đỏ, ngoài công dụng chữa mẩn ngứa, cây ké đầu ngựa còn có công dụng chống phản ứng các dị ứng, sát khuẩn, ngăn chặn sự tái phát.

10. Lá cây chè vằng

Việc sử dụng các loại lá để nấu nước tắm chữa mẩn ngứa, chúng tôi không thể quên điểm qua lá cây chè vằng – thảo dược tốt trong việc chữa các chứng lở loét ngoài da, giảm bớt các cơn ngứa. Trong Đông y, lá cây chè vằng có vị đắng, tính lương, ngoài công dụng chữa mẩn ngứa hiệu quả, thảo dược này còn có công dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, tiêu viêm.

Dùng 30 – 40 gram lá cây chè vằng (tương ứng với 2 nắm lá) rửa sạch rồi đem nấu cùng với 2 – 3 lít nước. Người bệnh nên sử dụng khi nước còn ấm, không được sử dụng nước quá nóng tránh bị bỏng da.

Tại sao dùng lá cây nấu nước tắm để trị mẩn ngứa?

Phương pháp sử dụng các loại lá cây nấu nước tắm được sử dụng khá phổ biến hiện nay. Bởi việc sử dụng các loại thảo dược thiên nhiên ít hoặc hầu như không gây ra bất kỳ các tác dụng phụ nào, thích hợp sử dụng cho các làn da nhảy cảm. Phụ nữ mang thai, phụ nữ đang trong thời kỳ cho con bú và trẻ em có thể áp dụng và thực hiện nay tại nhà.

Tắm các loại lá cây vừa có công dụng trong việc điều trị, vừa an toàn mà loại dễ kiếm, tiết kiệm chi phí khá nhiều. Người bệnh cần thực hiện liên tục, sử dụng đều đặn mỗi ngày để xóa bỏ các vết đốm đỏ, giảm các cơn ngứa ngáy, ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn, nấm gây hại, tạo một lớp màng bảo vệ làn da của bạn.

Tuy nhiên, trong quá trình điều trị mẩn ngứa bằng các loại lá cây có sẵn trong tự nhiên, dù không gây tác dụng phụ nhưng người bệnh cần lưu ý một số điểm dưới đây, tránh tình trạng phát tán:

  • Lựa chọn các loại lá cây phù hợp với cơ địa của bản thân, không sử dụng các loại lá có chứa các thành phần mà cơ thể dị ứng hoặc bị mẫn cảm.
  • Trước khi sử dụng lá để nấu nước tắm, cần rửa sạch lá bằng muối pha loãng hoặc nước sạch để loại bỏ đất, cát, bụi bẩn, các tạp chất còn dính phải.
  • Sử dụng khi nước còn ấm, không sử dụng nước quá nóng (gay bỏng da) hoặc quá nguội. Nếu nước quá nóng, người bệnh có thể điều chỉnh lượng nước bằng cách pha thêm một ít nước lạnh từ bên ngoài.
  • Không sử dụng tắm nước lá có các vết thương hở, bị trầy xước, sưng mủ,… bởi lúc này màng bảo vệ da đang bị tổn thương, việc tắm ấy làm tăng nguy cơ phát tán mầm bệnh theo dòng nước, tạo cơ hội cho nấm và vi khuẩn xâm nhập, gia tăng khả năng nhiễm trùng.

Việc sử dụng các loại lá cây để chữa mẩn ngứa là chưa đủ, đây chỉ là phương pháp nhằm hỗ trợ quá trình điều trị. Đối với các trường hợp nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng cần có phương pháp điều trị tích cực hơn nếu muốn khỏi bệnh và đảm bảo an toàn tuyệt đối. Trong đó, sử dụng bài thuốc thảo dược được người bệnh ưu tiên lựa chọn.

Kết hợp tắm lá và bài thuốc thảo dược đặc trị mề đay mẩn ngứa từ gốc

Để giúp người bệnh mề đay có được phương pháp đặc trị bệnh hiệu quả, không tái phát và an toàn tuyệt đối, Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc đã nghiên cứu và hoàn thiện bài thuốc Tiêu ban Giải độc thang. Đây là bài thuốc kế thừa y pháp của các danh y thời trước, nhiều công thức thuốc cổ truyền được Trung tâm Thuốc dân tộc lưu giữ và bảo tồn.

Hiệu quả của bài thuốc Tiêu ban Giải độc thangHiệu quả của bài thuốc Tiêu ban Giải độc thang

Tại hệ thống phòng khám thương hiệu Thuốc dân tộc, bài thuốc Tiêu ban Giải độc thang đã giúp hàng ngàn người bệnh thoát khỏi mề đay, dị ứng mỗi năm. Bài thuốc sở hữu những ưu điểm và sự khác biệt sau:

  • Được nghiên cứu và hoàn thiện bởi đội ngũ bác sĩ YHCT đầu ngành, điều trị mề đay từ gốc theo nguyên tắc Đông y.
  • Bài thuốc kết hợp cùng lúc điều trị và phục hồi với 2 chế phẩm Giải độc hoàn (đặc trị) và Bình can hoàn (phục hồi, ngăn tái phát).
  • Thành phần gồm gần 30 vị thuốc quý như bồ công anh, phòng phong, xuyên khung, kim ngân cành, hông hoa, diệp hạ châu… cùng nhiều vị thuốc khác.

Thành phần thuốc Tiêu ban Giải độc thangThành phần thuốc Tiêu ban Giải độc thang

  • Dược liệu được sử dụng là dược liệu chuẩn sạch GACP-WHO, được kiểm định kỹ lưỡng an toàn, không tác dụng phụ, bài thuốc phù hợp với mọi đối tượng (trẻ em, phụ nữ sau sinh, bà bầu…)
  • Công thức thuốc có thể gia giảm linh hoạt phù hợp với mọi thể mề đay, dị ứng (cấp, mãn tính, mề đay lâu năm, do phong hàn, phong nhiệt, dị ứng thời tiết, thực phẩm…)
  • Tiêu ban Giải độc thang giúp giảm nhanh tình trạng mẩn ngứa, mề đay sau 7-10 ngày sử dụng. Hiệu quả vượt trội, trên 95% người bệnh khỏi hẳn mề đay, không tái phát trong nhiều năm sau khi sử dụng 1-3 tháng thuốc. Số ít bệnh nhân còn lại thuyên giảm chậm hoặc cần nhiều thời gian hơn.

VTV2 Chất lượng cuộc sống lựa chọn bài thuốc Tiêu ban Giải độc thang đưa tin trong phóng sự công tác điều trị mề đay bằng YHCT. Phóng sự thông tin chi tiết thành phần, công dụng, chất lượng nguồn dược liệu của bài thuốc. Đồng thời, phản hồi khách quan của người bệnh về bài thuốc cũng được phóng sự ghi lại.

Bạn đọc xem chi tiết phóng sự VTV2 qua video sau:

Diễn viên Phùng Khánh Linh là một trong hàng ngàn bệnh nhân khỏi mề đay, mẩn ngứa nhờ bài thuốc Tiêu ban Giải độc thang. Nữ diễn viên Về nhà đi con có những phản hồi tích cực về hiệu quả bài thuốc qua video sau:

Đặc biệt, Tiêu ban Giải độc thang được cải tiến trong cách bào chế với dạng cao tinh chất, thuốc sắc sẵn tiện dụng. Người dùng không cần đun sắc, tiết kiệm thời gian và công sức. Đồng thời, đội ngũ bác sĩ tại Trung tâm Thuốc dân tộc sẽ hướng dẫn chi tiết chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt, tư vấn các loại lá tắm chữa mẩn ngứa, mề đay phù hợp nhất với từng người bệnh.

Hãy liên hệ với Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc để được tư vấn miễn phí và hướng dẫn điều trị mẩn ngứa, mề đay, dị ứng hiệu quả, an toàn.

ThuocDanToc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Bài đọc thêm:

Rate this post

Viết một bình luận