Chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ dưỡng chất là một trong yếu tố then chốt giúp chị em có một chu kỳ kinh ổn định, không rối loạn. Cùng xem chuyên gia phân tích chế độ ăn quan trọng thế nào đối với một kỳ kinh không bị rối loạn và đâu là cách giúp chị em lựa chọn thực phẩm an toàn, hiệu quả giúp “đẩy lùi” những khó chịu do rối loạn kinh nguyệt gây ra.
1. Nguyên tắc chung cho chế độ ăn uống giúp kinh nguyệt không rối loạn
Một trong những nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt xuất phát từ thói quen ăn uống không khoa học, mất cân đối về dinh dưỡng: thiếu hụt vitamin, chủ yếu là nhóm vitamin có liên quan trực tiếp đến hoạt động nội tiết. Vì vậy, bạn có thể cải thiện tình trạng này bằng cách điều chỉnh lại chế độ ăn uống hàng ngày, bổ sung vào thực đơn các loại thực phẩm giúp bổ máu, ổn định nội tiết tố. Cụ thể:
- Rối loạn kinh nguyệt khiến cơ thể mệt mỏi, khó chịu, người lờ đờ, thiếu sức sống. Bởi vậy, trong bữa ăn hàng ngày cần đảm bảo các nhóm thực phẩm giàu vitamin B có trong cá, trứng, sữa…; các khoáng chất như magie, canxi, axit béo omega 3, omega 6…; nhóm thực phẩm giàu kali, ít natri và protein
- Ăn nhiều các loại rau có màu xanh đậm, trái cây đỏ đậm, ngũ cốc nguyên hạt. Cắt giảm lượng natri, protein từ thịt ra khỏi khẩu phần ăn hàng ngày.
- Bổ sung đủ nước cho cơ thể: Nước là một chất kháng sinh tự nhiên có tác dụng đào thải những độc tố, chất bẩn ra khỏi cơ thể.
- Hạn chế sử dụng đồ ăn có nhiều chất béo, thực phẩm đóng hộp, chất kích thích, đồ uống có cồn…
Trong trường hợp bạn đã áp dụng một chế độ ăn uống khoa học kết hợp với sinh hoạt điều độ mà kinh nguyệt vẫn bị rối loạn thì cần đi thăm khám bác sĩ để điều trị sớm. Nếu rối loạn kinh nguyệt do cách bệnh lý: buồng trứng đa nang, suy buồng trứng, lạc nội mạc tử cung,… thì cần phải điều trị bằng thuốc kết hợp với chế độ ăn uống sinh hoạt thì mới có hiệu quả.
2. Phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt nên ăn gì tốt nhất?
2.1. Các loại ngũ cốc
Các loại ngũ cốc như yến mạch, gạo lứt, mè, đậu đỏ… rất giàu chất xơ, protein, vitamin nhóm B và các chất dinh dưỡng khác, có tác dụng cân bằng lại hormone trong cơ thể. Ngoài ra, bổ sung ngũ cốc trong bữa ăn hàng ngày còn có tác dụng cải thiện tâm trạng, giảm căng thẳng, mệt mỏi. Do đó, hỗ trợ làm giảm các triệu chứng rối loạn kinh nguyệt rất hiệu quả.
2.2. Cá có dầu
Các loại các có dầu như cá hồi, cá thu, cá mòi… là nguồn bổ sung hàm lượng lớn axit béo omega 3, omega 6. Đây là chất béo tốt có khả năng điều chỉnh lưu lượng máu, cân bằng nội tiết tố hiệu quả. Không những vậy, chúng còn cung cấp protein dồi dào giúp thay thế nguồn protein từ các loại thịt đỏ, phô mai… giúp cung cấp năng lượng, làm giảm mệt mỏi trong những ngày hành kinh, đồng thời cải thiện tình trạng viêm nhiễm phụ khoa – một trong những nguyên nhân phổ biến khiến cho kinh nguyệt không đều.
Bạn có thể chế biến các loại cá này thành nhiều món ăn khác nhau như cá kho, cá sốt cà chua… hay nướng lên cùng các gia vị như chanh, bơ… để thay đổi khẩu vị.
2.3. Hạt lanh
Nhắc đến các thực phẩm tốt cho chu kỳ kinh nguyệt không thể không nhắc tới hạt lạnh. Đây là loại hạt chứa hàm lượng lớn estrogen ở dạng ligans, có tác dụng bổ sung nội tiết tố cho cơ thể. Ngoài ra, hạt lanh còn chứa hàm lượng estrogen rất dồi dào, giúp tăng cường chức năng tiêu hóa, giảm cảm giác trướng bụng, đau bụng kinh, giúp chị em thoải mái hơn trong những ngày “đèn đỏ”. Cách chế biến đơn giản nhất là xay sinh tố cùng các loại hoa quả hoặc làm gia vị cho các món bánh nướng thơm ngon hơn.
2.4. Hạnh nhân
Hạnh nhân cũng là loại thực phẩm rất giàu protein, vitamin E, magie, mangan… rất tốt cho sức khỏe. Bên cạnh đó, loại hạt này còn chứa chất chống oxy hóa, giúp giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi trong những ngày có kinh vô cùng hiệu quả. Bạn có thể sử dụng hạnh nhân như một món ăn vặt hoặc chế biến thành sữa hạnh nhân, bánh hạnh nhân cũng rất tốt.
2.5. Trứng
Không chỉ là món ăn bổ dưỡng, trứng còn cung cấp rất nhiều vitamin và các chất béo tốt giúp cân bằng hormone và điều hòa kinh nguyệt hiệu quả. Vì là thực phẩm cung cấp nhiều chất dinh dưỡng nên bạn cần lưu ý số lượng trứng ăn hàng ngày bởi nếu bổ sung quá nhiều, cơ thể sẽ không thể hấp thu hết được và đẩy các chất dinh dưỡng ra ngoài.
2.6. Nho
Nho là loại trái cây ưa thích của nhiều chị em. Trong loại quả này chứa lượng lớn vitamin, chất chống oxy hóa và hàm lượng sắt dồi dào rất tốt cho những người bị rối loạn kinh nguyệt. Mỗi ngày uống một ly nước ép nho hoặc ăn trực tiếp nho tươi sẽ giúp chu kỳ kinh nguyệt được ổn định hơn.
2.7. Quả chà là
Cũng giống như nho, quả chà là có nhiều chất sắt và các chất dinh dưỡng khác rất tốt trong việc trị chứng tắc kinh và rối loạn kinh nguyệt. Không những vậy, loại quả này có vị ngọt từ tự nhiên nên rất tốt cho sức khỏe. Vì vậy, chà là được dùng thay cho đường đối với những người ăn kiêng, bệnh nhân bị tiểu đường.
2.8. Mướp đắng
Mướp đắng cũng là một trong những thực phẩm tốt cho người bị rối loạn kinh nguyệt. Bởi loại quả này chứa nhiều vitamin nhóm B (B1, B2, B3), vitamin C và các khoáng chất như sắt, photpho. Mỗi ngày uống một cốc nước ép mướp đắng sẽ giúp cải thiện các triệu chứng do rối loạn kinh nguyệt hiệu quả. Tuy nhiên, nếu không chịu được vị đắng, bạn có thể chế biến thành các món khác như mướp đắng xào trứng, mướp đắng nhồi thịt… cũng có tác dụng rất tốt.
2.9. Gừng
Từ lâu, gừng đã được sử dụng rất phổ biến trong các bài thuốc dân gian để trị các chứng cảm lạnh, hỗ trợ tiêu hóa… Ngày nay, y học hiện đại đã chứng minh gừng có tác dụng hỗ trợ điều trị chứng rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ.
Do đó, nếu bạn có triệu chứng rong kinh hãy ăn sống một vài lát gừng tươi hoặc uống 1 cốc trà gừng mỗi ngày sẽ giúp giảm lượng máu mất trong kỳ kinh nguyệt. Không chỉ vậy, nó còn làm dịu các cơn đau thắt ở vùng bụng dưới hiệu quả.
2.10. Nha đam
Không chỉ được biết đến với công dụng làm đẹp cho da, nhuận tràng, trị bệnh tiểu đường, nha đam còn có tác dụng chữa rối loạn kinh nguyệt cực hiệu quả. Tinh chất trong nha đam giúp điều chỉnh lại các loại hormone giới tính tác động đến chu kỳ hàng tháng của chị em, nhờ đó, mà chu kỳ kinh nguyệt ổn định hơn. Bạn có thể nấu chè nha đam hoặc ăn cùng với sữa chua rất dễ ăn. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý làm sạch lớp nhựa của nha đam bởi chúng có thể gây dị ứng.
2.11. Nghệ
Nghệ được biết đến như một vị thuốc trong Đông y có tác dụng giảm đau, kháng khuẩn, lành sẹo. Ngoài ra, nghệ còn được sử dụng như một vị thuốc giúp cân bằng nội tiết tố trong cơ thể. Ngoài ra, các hợp chất có trong nghệ có tác dụng tuần hoàn máu ở cơ quan sinh dục. Từ đó, giúp cải thiện các triệu chứng rối loạn kinh nguyệt như chậm kinh, rong kinh hiệu quả. Thường xuyên dùng nghệ còn làm giảm các cơn đau bụng kinh, giúp bạn gái thoải mái hơn trong những ngày “dâu rụng”.
2.12. Đu đủ xanh
Đu đủ xanh có chứa những hoạt chất có tác dụng kích thích máu lưu thông, làm dịu tử cung, rất tốt cho trường hợp kinh nguyệt ra ít, chậm kinh, tắc kinh. Bên cạnh đó, enzyme papain trong đu đủ sẽ điều chỉnh tâm trạng, hạn chế những cơn cáu gắt và những cảm xúc tiêu cực khác.
2.13. Dứa
Dứa là một trong những trái cây rất tốt cho chu kỳ kinh nguyệt bởi trong loại quả này chứa 1 loại enzyme bromelain. Hợp chất này có tác dụng giúp các tế bào ở thành tử cung dễ dàng bong ra hơn trong chu kỳ kinh nguyệt. Nhờ đó, khắc phục triệu chứng đau bụng dưới mỗi khi “đến tháng”. Ngoài ra, ăn dứa hàng ngày còn góp phần tăng tạo hồng cầu và bạch cầu trong cơ thể, giúp cho cơ thể nhanh hồi phục sau mỗi kỳ rụng trứng.
2.14. Rau mùi tây
Một số chất trong rau mùi có tác dụng điều tiết hormone giúp chu kỳ kinh nguyệt đều hơn. Uống nước ép mùi tây hoặc sử dụng mùi tây trong các bữa ăn hàng ngày sẽ giúp chu kỳ kinh nguyệt của chị em dần đi vào quỹ đạo.
2.15. Cà rốt
Hàm lượng vitamin A và sắt có trong cà rốt tham gia vào quá trình sản xuất tế bào hồng cầu, kiểm soát lượng máu chảy, từ đó giúp bù đắp lại lượng máu ở những người bị kinh nguyệt không đều do thiếu máu. Cách nhanh chóng và hiệu quả nhất là uống nước ép cà rốt hoặc chế biến loại củ này như một món ăn trong bữa cơm hàng ngày.
2.16. Đường thốt nốt
Đường thốt nốt chứa nhiều khoáng chất, đặc biệt là sắt – hợp chất quan trọng tham gia vào quá trình tạo máu. Sử dụng đường thốt nốt hàng ngày giúp bổ máu, khắc phục tình trạng thiếu máu và ổn định kinh nguyệt hiệu quả.
2.17. Sữa chua
Sữa chua chứa lượng lớn lợi khuẩn probiotic không chỉ giúp hệ tiêu hóa hoạt động ổn định mà còn giúp giảm tình trạng viêm nhiễm phụ khoa, làm dịu cơn đau và giúp kinh nguyệt ra đều hơn. Bạn nên ăn 1-2 hũ sữa chua mỗi ngày, hoặc sử dụng sữa chua uống cũng rất tốt.
3. 4 nhóm thực phẩm không nên ăn để tránh làm cho kinh nguyệt thêm rối loạn
Bên cạnh những thực phẩm tốt cho chu kỳ kinh nguyệt kể trên, để đảm bảo kinh nguyệt hoạt động ổn định, không gặp “trục trặc”, tốt nhất chị em cần hạn chế triệt để những nhóm thực phẩm sau:
- Không nên ăn các sản phẩm có chứa nhiều caffeine vì có thể gây co thắt tử cung, khiến tình trạng đau bụng kinh ngày càng nặng hơn và làm chu kỳ kinh nguyệt kéo dài hơn bình thường.
- Tránh ăn các thực phẩm chứa nhiều muối như thức ăn nhanh, đồ ăn đóng hộp… vì chúng cũng dễ gây tích nước trong người, tăng cảm giác đau bụng, đầy hơi khó chịu trong những ngày có kinh.
- Tránh ăn các loại thực phẩm có tính hàn vì những thực phẩm này sẽ kích thích máu đông khiến sự lưu thông máu diễn ra không thuận lợi, tình trạng đau bụng kinh cũng nặng nề hơn.
- Tránh xa các loại thức ăn nhanh như: xúc xích, thịt nguội, khoai tây chiên, mì ăn liền… bởi chúng chứa rất nhiều chất béo no gây rối loạn nội tiết. Hơn nữa, đồ ăn nhanh còn là “thủ phạm” làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, thúc đẩy sự hình thành tế bào ung thư.
4. Kết hợp bổ sung nội tiết tố hiệu quả
Từ những phân tích trên có thể thấy, có rất nhiều thực phẩm nếu chúng ta thường xuyên sử dụng chúng trong bữa ăn hàng ngày sẽ giúp kinh nguyệt diễn ra thuận lợi hơn. Nhưng một vấn đề đang gặp phải là chúng chỉ có tác dụng hỗ trợ làm giảm các triệu chứng chứ không thể giải quyết tận gốc nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt là do suy giảm nội tiết tố nữ.
Dù các loại thực phẩm này có tác dụng bổ sung nội tiết tố nữ cho cơ thể nhưng hàm lượng không cao. Hơn nữa, việc bổ sung estrogen bằng việc ăn uống cần phải kiên trì trong thời gian dài và sử dụng với lượng rất lớn mới có thể bù đắp được hàm lượng nội tiết tố bị thiếu hụt của cơ thể. Đặc biệt là với phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt sau khi sinh và phụ nữ từ sau tuổi 30, phụ nữ tuổi mãn kinh phải cần một giải pháp hiệu quả hơn.
Để khắc phục nhanh chóng và hiệu quả hơn cả, chị em nên bổ sung thêm estrogen thảo dược như EstroG-100 (từ Đương quy, Tục đoạn, Cách sơn tiêu) và các tiền nội tiết tố gồm Pregnenolone (chiết xuất từ củ mài), cao củ sắn dây. Những thành phần này có tác dụng bổ sung và cân bằng nội tiết tố nữ theo nhu cầu của cơ thể, tránh tình trạng dư thừa estrogen dẫn đến tác dụng phụ như các loại thuốc nội tiết tố tổng hợp khác.
EstroG-100 đang là một trong những nguồn bổ sung estrogen dồi dào và mang lại hiệu quả gấp 3 lần so với các loại thông thường. Từ hàng trăm năm nay, EstroG-100 đã được sử dụng tại Hàn Quốc và Trung Quốc như một phương thuốc dân gian và chưa ghi nhận một tác dụng phụ.
EstroG-100 đã được Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ, Bộ Y tế Canada chấp nhận là an toàn bởi chúng không làm thay đổi cân nặng, lượng đường huyết, mỡ máu, không gây chảy máu âm đạo; không chứa độc tính gây ung thư mà còn có tác dụng bảo vệ gan, ức chế tế bào ung thư.
Ngoài việc xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, chị em cũng nên kết hợp với nghỉ ngơi điều độ và có chế độ luyện tập khoa học để có một vòng kinh đều đặn. Bên cạnh đó, đừng quên bổ sung nội tiết tố từ bên trong để ngăn ngừa tình trạng rối loạn kinh nguyệt làm ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.