Theo dõi Massageishealthy trên Google News
Chế độ ăn uống của bà bầu luôn đặc biệt hơn người bình thường, các bà mẹ cần cung cấp chất dịnh dưỡng không chỉ cho bản thân mình mà còn cung cấp cho thai nhi. Do đó chế độ ăn uống hàng ngày ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và sự phát triển của mẹ và thai nhi.
Các mẹ phải xây dụng thực đơn ăn uống hợp lý, uống nhiều nước và trái cây và đặc biệt chú ý đến món ăn nào tốt cho bà bầu, món ăn nào bà bầu nên tránh, hạn chế ăn,… Sau đây là top 5 món ăn ngon cho bà bầu mà các bạn nên thêm vào thực đơn hàng ngày để có 1 sức khỏe tốt cho cả bạn và bé.
Món ngon cho bà bầu – Dinh dưỡng cho bà bầu – Bà bầu nên ăn gì tốt nhất
Thực đơn dinh dưỡng các món ăn ngon cho bà bầu đảm bảo dinh dưỡng và hợp khẩu vị.Danh mục các món ngon cho bà bầu những món ăn tốt cho bà bầu giúp các mẹ bổ xung dinh dưởng khi đang mang thai.
Chia sẻ kinh nghiệm nấu các món ngon, giàu dinh dưỡng cho bà bầu. Và các thực phẩm tốt cho sức khỏe dành cho mẹ và bé. Nhiều chị em mang thai lần đầu còn bỡ ngỡ trong việc lựa chọn các món ăn bổ dưỡng cho bà bầu để vừa giữ cân nặng chuẩn cho mẹ mà vẫn giúp thai nhi khỏe mạnh.
Chế độ dinh dưỡng trong thời kì mang thai có ý nghĩa quan trọng với sự phát triển của mẹ và thai nhi. Bài viết dưới đây, Massageishealthy sẽ giúp chị em bỏ túi các món ăn bổ dưỡng cho bà bầu để thay đổi thực đơn hàng ngày.
Dinh dưỡng là mối quan tâm hàng đầu của các chị em bầu bí bởi duy trì một chế độ dinh dưỡng đầy đủ và đa dạng sẽ giúp mẹ bầu cũng như thai nhi luôn khỏe mạnh. Chính vì thế, Massageishealthy sẽ giới thiệu một số món ngon cho bà bầu không những đơn giản, dễ làm mà còn cực kỳ bổ dưỡng.
Những thực đơn hằng ngày đầy đủ dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai
-
Món 1: Cháo hầm bồ câu – ăn nhiều không sợ tăng cân
Thịt chim bồ câu rất giàu dinh dưỡng thơm lại vô cùng thơm ngon, dễ hấp thu và dễ tiêu hóa hơn các loại thịt gia cầm khác vì vậy rất thích hợp với phụ nữ mang thai.
Trong thịt chim bồ câu có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng rất tốt cho cơ thể như canxi, sắt, lipit; đặc biêt hàm lượng chất đạm (protein) có trong thịt bồ câu chiếm hơn 22% nhưng lượng chất béo (cholesterol) lại rất thấp, chỉ có 6% nên mẹ bầu có thể yên tâm tẩm bổ mà không phải lo lắng việc ăn quá nhiều cháo hầm bồ câu gây tăng cân quá nhiều.
Từ lâu người ra đã coi thịt chim bồ câu là một trong nhiều món ăn dưỡng thai rất tốt. Ngoài nấu cháo, chị em có thể hầm bồ câu cùng hạt sen, đậu xanh, tổ yến để đa dạng thực đơn.
-
Món 2: Cháo cá chép – ăn cho mẹ, bổ cho con
Cháo cá chép là một trong số các món ăn bổ dưỡng cho bà bầu quen thuộc từ ngàn xưa. Thực tế thấy rằng, thịt cá chép có rất nhiều công dụng như lợi tiểu, tốt cho hệ tiêu hóa, chữa ho, mẩn ngứa… Đặc biệt, với bà bầu và sản phụ sau sinh cháo cá chép được biết đến nhiều là món ăn an thai, lợi sữa.
Quan niệm dân gian cho rằng, trong thai kì bà bầu ăn cháo cá chép thường xuyên sẽ sinh ra những đứa con thông minh, da dẻ hồng hào, khỏe mạnh. Vì trong thịt cá chép có nhiều protein và các axit amin, chất béo cần thiết cho sự phát triển của thai nhi.
Một số bà mẹ mang thai thời kì đầu thường lựa chọn cháo cá chép để bổ sung dinh dưỡng đồng thời đề phòng tình trạng động thai. Ngược lại, ở giai đoạn gần cuối thai kì, cháo cá chép kết hợp với gừng và đậu đỏ lại có tác dụng giảm tình trạng tê phù chân tay và lợi tiểu cho mẹ bầu khi sát ngày sinh.
-
Món 3: Gà ác hầm hạt sen và thuốc bắc
Đây là món ăn có mùi vị thơm ngon, hấp dẫn lại vô cùng bổ dưỡng, đặc biệt thích hợp với mẹ bầu đang mang thai những tháng đầu và bị ốm nghén.
Vì sao gà ác hầm hạt sen và thuốc bắc lại là một trong các món ăn bổ dưỡng cho bà bầu? Bởi vì thịt gà ác có thành phần dinh dưỡng cao gồm protein, các chất béo có lợi, chất khoáng… mà được nấu cùng các vị thuốc bắc như nhân sâm, táo đỏ, kỷ tử, ý dĩ, hoài sơn… có công dụng chữa chán ăn, suy nhược cơ thể, bổ máu.
Ngoài ra, việc kết hợp gà ác cùng hạt sen giúp mẹ bầu chữa mất ngủ, an thần rất tốt. Đây chính là món ăn thuốc vô cùng bổ dưỡng dành cho phụ nữ mang thai.
-
Món 4: Cháo cá hồi – cung cấp DHA giúp não bộ thai nhi phát triển toàn diện
So với cá chép, cá hồi là loại hải sản cung cấp lượng lớn DHA cho bà bầu, hàm lượng này cao hơn hẳn các loại thịt cá, sữa dinh dưỡng mà mẹ bầu vẫn bổ sung hàng ngày.
DHA rất tốt cho quá trình phát triển trí não của thai nhi, đồng thời ổn định trạng thái tinh thần cho phụ nữ mang thai (rối loạn hormone thai kì khiến tâm trạng mẹ bầu trở nên thất thường, kém ổn định, dễ trầm cảm).
Ngoài ra, cá hồi chứa nhiều các vitamin nhóm B như vitamin B, vitamin B6, vitamin B12; nhóm các axit amin như: niacin, pantothenic, thiamin, riboflavin.
Do cá hồi là loại hải sản đánh bắt ngoài biển sâu và phòng tránh ngộ độc thủy ngân cho mẹ bầu, dù là thực phẩm bổ dưỡng nhưng chị em chỉ nên bổ sung 300 gram cá hồi mỗi tuần. Bạn có thể nấu cháo cá hồi, làm ruốc cá hồi hoặc các món sốt cá hồi nhưng mẹ bầu không nên ăn sushi từ cá hồi để tránh nhiễm sán.
-
Món 5: Gà hầm sả thơm ngon mới lạ
Để món ăn gia đình hàng ngày không bị nhàm chán cũng như thay đổi khẩu vị cho mẹ bầu. Massageishealthy xin giới thiệu tới các chị em một món ăn mới lạ, đó là món gà hầm sả. Một món ăn vừa ngon, vừa bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe của cả gia đình và đặc biệt là giúp các mẹ bầu an thai hiệu quả.
Các món canh món cháo bổ dưỡng, bổi bổ sức khỏe bà bầu
-
Món 6: Canh cua mồng tơi
Món ăn canh cua rau mồng tơi dành cho bà bầu không chỉ vừa đơn giản dễ làm mà còn chứa nhiều thành phần dinh dưỡng, bổ sung lượng canxi đáng kể, đồng thời giúp giải nhiệt rất tốt cho cả bà bầu và thai nhi.
-
Món 7: Canh tôm rau dền
Đây là loại rau chứa rất nhiều protid, lipid, glucid, nhiều vitamin, sắt và chất khoáng rất tốt cho sức khỏe mẹ bầu. Ngoài ra, hàm lượng canxi có trong rau dền rất dồi dào, lại không chứa acid oxalic nên cơ thể mẹ bầu rất dễ hấp thu và tận dụng triệt để lượng sắt và canxi đi vào cơ thể. Rau dền còn là loại thực phẩm có công dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, giúp mẹ bầu xua tan cái oi bức, khó chịu của những ngày hè nóng nực.
-
Món 8: Cháo tôm bí đỏ
Bí đỏ có hàm lượng beta-caroten phong phú, có khả năng đáp ứng nhu cầu vitamin A cho bà bầu khi mang thai. Ngoài ra trong bí đỏ chứa chất chống oxy hóa, có tác dụng tránh nhiễm trùng trong thai kỳ, tăng cường hệ miễn dịch cho bà bầu, duy trì mức độ lipid ổn định trong thai kỳ và giúp bà bầu nhuận tràng, ngừa táo bón và trĩ.
-
Món 9: Chân giò hầm củ sen
Chân giò hầm củ sen giúp mẹ bầu thanh lọc chất độc cho cơ thể, lợi sữa sau khi sinh. Món ăn này có hương vị thanh mát nhé.
-
Món 10: Canh sườn non nấu cải chua
Món ăn này kích thích vị giác của mẹ bầu khiến mẹ thèm ăn hơn. Thịt sườn cũng giàu protein.
Các khẩu phần ăn bổ dưỡng dễ làm tốt cho phụ nữ mang thai
-
Món 11: Canh đu đủ giò heo
Hướng dẫn làm canh đu đủ giò heo món ăn ngon cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho bà bầu nhé. Canh đu đủ giò heo ngon tuyệt vời mà bạn từng được thưởng thức. Chọn đu đủ già mới chuyển màu vàng hườm và còn độ cứng.Trong đu đủ sống có men phân giải chất đạm, nấu với thịt giúp thịt mau mềm.
-
Món 12: Các món từ thịt ếch
Thịt ếch là một trong những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng dành cho mẹ bầu. Tuy nhiên, bạn nên cẩn thận và lưu ý trong cách chế biến để món ăn không chỉ ngon mà còn an toàn với sức khỏe của hai mẹ con.
Thịt ếch đã trở thành vị thuốc dành cho trẻ nhỏ bị rôm sẩy, còi xương, suy dinh dưỡng; phụ nữ sau khi sinh bị phù, sức khỏe kém,… và được nhiều người lựa chọn trong chế biến các món ăn.
-
Món 13: Chè hạt sen
Hạt sen vốn nổi tiếng rất tốt cho sức khỏe con người, đặc biệt là phụ nữ trong thời gian mang thai. Bởi không chỉ là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, chế biến được nhiều món ngon dễ ăn mà hạt sen còn là một vị thuốc dân gian cực tốt cho sức khỏe với nhiều công dụng như bồi bổ cơ thể, an thần, dưỡng thai…
Trong mỗi 100g hạt sen tươi sẽ cung cấp cho cơ thể khoảng 162 calo và chứa tới 30g gluxit; 9,5g protit; 17mg vitamin C; 0,21g vitamin B1; 0,17g vitamin B2;… Ngoài ra, trong thành phần của hạt sen còn rất nhiều các khoáng chất như canxi, kali, photpho, sắt,…
-
Món 14: Chân giò nấu chao
Chân giò là món ăn không chỉ giàu dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe mẹ bầu mà đây còn là món ăn giúp lợi sữa cho mẹ sau sinh.
-
Món 15: Các loại thực phẩm bổ sung vitamin
Khi mang thai, cơ thể người mẹ sẽ có nhiều biến đổi mạnh mẽ để chuẩn bị cho sự ra đời của đứa con mình.
Dù bạn vốn có chế độ ăn lành mạnh, bạn vẫn phải chú ý hơn trong việc lưạ chọn thức ăn hàng ngày vì bạn đang mang trong mình một sinh linh nhỏ bé yếu ớt. Nguyên tắc cơ bản: luôn chọn ăn thực phẩm tươi, nhiều rau và trái cây để đảm bảo cung cấp đủ vitamin và khoáng chất cần thiết.
Các loại thực phẩm nhiều vitamin như rau củ quả, các loại thịt tươi, thịt có màu đỏ, các loại đậu ngũ cốc….
Chế độ dinh dưỡng khi mang thai rất quan trọng bởi nó là cơ sở và điều kiện cho sự phát triển của thai nhi. Dù bà bầu vốn có chế độ ăn lành mạnh hay không vẫn phải chú ý hơn trong việc lựa chọn những món ăn bổ dưỡng hàng ngày vì khi mang thai cơ thể bà bầu sẽ có nhiều biến đổi mạnh mẽ để chuẩn bị cho sự ra đời của em bé.
Trên đây là một số món ăn bổ dưỡng cho bà bầu, những món ăn trên được làm từ những thực phẩm và nguyên liệu phổ biến trong cuộc sống hàng ngày. Cách làm khá đơn giản và phù hợp với sở thích của hầu hết mọi người, lại rất ngon và bổ dưỡng, vì vậy bà bầu có thể tham khảo và bổ sung vào thực đơn của mình nhé!
16. Canh thịt bò rau củ
Bà bầu thường gặp phải tình trạng thiếu máu dẫn đến không đủ sắt cho cơ thể dẫn đến tình trạng thường xuyên bị chóng mặt, hoa mắt, mệt mỏi,… ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi.
Chính vì vậy mà thịt bò là thành phần không thể thiếu trong thực đơn của bà bầu bởi thịt bò chứa nhiều protein, vitamin B6, B12. Đặc biệt trong thịt bò chứa lượng sắt đáng kể cung cấp cho cơ thể mẹ để nuôi dưỡng thai nhi.
Canh thịt bò rau củ là món ăn tốt cho bà bầu bởi không chỉ cung cấp sắt từ thịt bò mà còn cung cấp chất xơ từ các loại rau củ khác.
17. Canh gà hạt sen
Canh gà hạt sen là 1 trong những món ăn dinh dưỡng cần có cho bà bầu mà bạn không thể bỏ qua. Đây là một món ăn không những thơm ngon mà còn có tác dụng an thần, nếu công việc quá bận rộn thì bạn có thể nấu trước rồi khi ăn mang quay trong lò vi sóng để canh gà luôn nóng hổi.
Thịt gà là thực phẩm dễ ăn giúp bà bầu ít ốm nghén, nó cung cấp các chất dinh dưỡng cho thai nhi phát triển khỏe mạnh. Ngoài ra, các mẹ thường khó ngủ trong đêm vì vậy hạt sen có công dụng đặc trưng là giải độc và trị chứng mất ngủ hiệu quả.
Như vậy, việc kết hợp 2 nguyên liệu này sẽ tạo ra món ăn tuyệt vời giúp thanh nhiệt, cải thiện giấc ngủ để mẹ và bé có sức khỏe tốt hơn.
18. Cháo tôm bí đỏ
Đây là món ăn giàu chất dinh dưỡng không chỉ các bà mẹ yêu thích mà các bé tập ăn cũng thích bởi màu sắc, hương vị ngon ngọt, thơm ngon không thể cưỡng lại.
Bí đỏ là một loại củ chứa nhiều chất dinh dưỡng, muối khoáng , vitamin A giúp tăng cường thị lực cho mắt, đặc biệt trong bí đỏ còn có chất chống oxy hóa giúp mẹ tránh nhiễm trùng thai kỳ.
Ngoài ra còn tăng cường hệ miễn dịch và hệ tiêu hóa giúp bà bầu tránh các bệnh về tiêu hóa và đường ruột, tránh táo bón và trĩ.
Bên cạnh đó, tôm còn cung cấp vitamin A và D giúp cho sự phát triển về xương của bé. Cháo tôm bí đỏ có màu đỏ bắt mắt kết hợp với gạo nếp ninh nhừ tạo thành món ăn ngọt thơm mát lành rất bổ dưỡng cho bà bầu.
19. Canh ngao nấu chua
Trong mùa hè oi nóng, bạn muốn thưởng thức một món ăn thanh mát và giải tỏa cơn thèm chua mà vẫn đảm bảo cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho bé thì không thể không nhắc đến canh ngao nấu chua.
Ngoài thịt bò thì ngao cũng là một loại thực phẩm chứa nhiều sắt. Hơn nữa ngao còn bổ sung vitamin, protein, lipid, carbonhydrat, calcium, sắt, phosphor, vitamin A, B1, B2, PP… và thanh mát cơ thể, các mẹ sẽ cảm thấy sảng khoái sau khi ăn, cảm giác khó chịu trong người bị đập tan nhanh chóng.
Cà chua cũng chứa nhiều vitamin A, hỗ trợ tiêu hóa, thanh lọc cơ thể. Ngoài ra, cà chua còn có chức năng làm đẹp da. Da của bà bầu thường rạn do cơ thể tăng cân đột ngột vì thế nên món canh ngao nấu chua được rất nhiều bà mẹ ưa thích.
20. Trứng gà chiên ngải cứu
Đây là món ăn được nhiều bà mẹ quan tâm bởi tác dụng tuyệt vời của trứng, đặc biệt là trứng gà. Trong trứng chứa nhiều sắt, protein, folate, choline… những chất này đều giúp cho sự phát triển trí não thai nhi, giảm khuyết tật… là điều bất cứ người mẹ nào cũng đều mong muốn.
Đặc biệt trứng gà chiên ngải cứu như một liều thuốc với những bà mẹ yếu ớt trong giai đoạn mang thai. Nó giúp cơ thể khỏe hơn, huyết áp ổn định mang đến cho bà mẹ một sức khỏe tốt để nuôi dưỡng thai nhi cùng phát triển.
Trên đây là top 5 món ăn tốt nhất cho bà bầu mà mình đã tổng hợp lại sau khi tham khảo thực đơn nguyên liệu của rất nhiều bà mẹ. Đó là những món ăn đơn giản, dễ thực hiện, nguyên liệu dễ tìm kiếm để nấu.
Các món ăn vừa bắt mắt mà còn cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe của mẹ trong quá trình mang thai, đảm bảo sự phát triển tốt nhất cho sự phát triển của thai nhi.
Ngoài những loại món ăn trên thì có một số loại trái cây tốt cho bà bầu như cam, nho, chuối, đu đủ,… các mẹ nên lưu ý việc ăn uống tổng hợp giúp con luôn khỏe mạnh. Mọi người hãy nấu những món ăn thơm ngon, bổ dưỡng này cho bà bầu để san sẻ những khó khăn trong quá trình mang thai nhé.
Những loại rau bà bầu không nên ăn
Nhiều bà bầu mang thai lần đầu thực sự hoang mang trước quá nhiều thông tin về lợi ích và tác hại của một số loại rau đối với sức khỏe.
Vậy những loại rau bà bầu không nên ăn gồm rau gì? Cà tím, dưa leo, mướp đắng, rau mồng tơi hay lá lốt đều là những loại rau củ khiến mẹ bầu phân vân trước khi chọn dùng.
Bà bầu có nên ăn cà tím?
Các loại cà thường có chứa nhiều ancaloit độc như solanin gây “đau mình, nhức mẩy”. Đó là lý do vì sao trong dân gian thường có câu “Một trái cà bằng ba thang thuốc”. Tuy nhiên, riêng cà tím, theo các chuyên gia, cà tím không độc như mọi người vẫn nghĩ. Theo đó:
- Cà tím được dùng như một loại thực phẩm chức năng có tác dụng an thai rất hiệu quả.
- Trong cà tím, lượng axit folic khá cao. Vì thế có thể dùng cà tím trong thai kỳ để ngăn ngừa những dị tật bẩm sinh liên quan đến ống thần kinh ở thai nhi, đồng thời giúp giảm lượng homocysteine trong máu, nguyên nhân dẫn tình trạng cao huyết áp và tim mạch ở mẹ bầu.
- Đối với những thai phụ mắc tiểu đường, cà tím cũng là thực phẩm rất phù hợp với tình trạng bệnh của mẹ.
- Chất solanine trong cà tím có tác dụng ngăn chặn quá trình oxy hóa và ngừa ung thư rất tốt.
- Ngoài ra, nhờ chỉ số glycemic trong cà tím rất thấp nên nó có tác dụng chống lão hóa và hỗ trợ tiêu hóa rất tốt.
Tuy nhiên, khi ăn cà tím bà bầu nên lưu ý:
- Chất solanine trong cà tím lại có thể gây ngộ độc nếu dùng quá nhiều.
- Một khi bị ngộ độc, nó có thể kích thích mạnh mẽ đến hệ hô hấp và gây hôn mê.
- Ngoài ra, nếu ăn nhiều cà tím cũng sẽ gây đầy bụng hoặc tiêu chảy. Vì thế, một bữa ăn chỉ đủ 250g cà tím sẽ an toàn cho mẹ bầu.
- Có thể dùng cà tím để xào hoặc nấu đều được vì solanine trong cà tím không hòa tan trong nước và không chịu tác động bởi nhiệt.
- Muốn thúc đẩy solanine phân hủy trong quá trình chế biến, nên thêm vào ít giấm ăn.
- Mẹ bầu đang mệt, có thể trạng kém hoặc mắc bệnh thận, hen suyễn nên hạn chế ăn cà.
- Do cà tím chứa một protein và một số chất chuyển hóa có hàm lượng cao hoạt động như một loại histamin nên có thể gây dị ứng ngứa ngáy miệng và toàn thân.
Bà bầu có nên ăn củ đậu?
- Củ đậu rất rẻ và tưởng chừng rất nghèo dinh dưỡng. Chính vì vậy, nhiều người băn khoăn không biết bà bầu có nên ăn củ đậu không.
- Tuy nhiên đây là loại củ rất có lợi cho các bà bầu đấy!
- Trong 100g củ đậu có 92g nước; 1g protit; 6g glucit; 0,7g xenluloza; 0,3g tro; 2,4 g tinh bột; 8mg canxi, 16mg photpho, 6mg vitamin C, 29kcalo… và đặc biệt không chứa chất béo.
- Do đó, đây là một thực phẩm dinh dưỡng rất phù hợp cho những mẹ bầu cần ổn định cân nặng.
- Trong của đậu có đến 90% thành phần là nước. Thêm vào đó chất xơ trong củ đậu khá cao nên nó có tác dụng nhuận tràng và cải thiện chứng táo bón ở mẹ bầu rất tốt.
- Nếu muốn cải thiện tình trạng nóng trong, mẹ bầu có thể dùng củ đậu để thanh nhiệt, sinh tân, chỉ khát và giải độc.
- Trong củ đậu có 4,51% thành phần là đường glucoza, 2,4% là tinh bột nên đây sẽ là loại củ rất tốt đối với những mẹ bầu đang ốm nghén bị thiếu hụt dinh dưỡng.
- Ngoài ra, một số mẹ bầu còn dùng củ đậu đắp mặt để tránh hiện tượng da nứt nẻ trong mùa đông và giữ ẩm hàng ngày.
Với những công dụng trên, không có lý do gì để mẹ bầu loại củ đậu khỏi khẩu phần dinh dưỡng của mình trong thai kỳ phải không nào?
Bà bầu có nên ăn mướp đắng?
Mướp đắng được biết đến với rất nhiều công dụng khác nhau. Với mẹ bầu nó cũng mang lại những tác dụng rất hữu ích như:
- Ngăn ngừa táo bón và bệnh trĩ (nhờ lượng chất xơ dồi dào)
- Hạn chế tiểu đường thai kỳ và ổn định đường huyết (nhờ có chứa charatin)
- Giúp ngăn ngừa nguy cơ thai nhi bị dị tật ống thần kinh (có chứa lượng folate khá cao, chiếm khoảng chiếm 25% nhu cầu folate của mẹ bầu trong ngày)
- Hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch và chống viêm nhiễm (vitamin C trong mướp đắng đáp ứng 50% nhu cầu vitamin C của mẹ bầu trong ngày)
- Ngoài ra, mướp đắng còn là nguồn bổ sung kẽm, mangan, kali và chất sắt rất tốt cho mẹ trong thai kỳ.
- Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích trên, các “tác dụng phụ” của mướp đắng cũng rất đáng để mẹ lưu tâm khi dùng loại quả này trong thai kỳ. Cụ thể:
- Nếu ăn quá nhiều mướp đắng sẽ dẫn đến đầy hơi, đau bụng, ợ nóng… và ảnh hưởng đến việc tiêu hóa cũng như hấp thu dinh dưỡng.
- Thành phần quinine, saponic glycosides và morodicine trong mướp đắng có thể gây ngộ độc dẫn đến các triệu chứng nôn ói, tiêu chảy, mờ mắt, nổi mẩn đỏ, …
- Nếu ngộ độc do vicine trong hạt mướp đắng có thể gây nhức đầu, đau thắt bụng, thậm chí dẫn gây hôn mê nếu cơ địa mẹ bầu quá nhạy cảm.
- Mướp đắng cũng làm tăng các cơn co thắt tử cung dẫn đến sinh non.
Do đó, nếu muốn dùng mướp đắng và dùng với liều lượng thế nào, mẹ bầu phải thực hiểu cơ thể mình.
Bà bầu có nên ăn rau mồng tơi?
Rau mồng tơi khá phổ biến ở nước ta và là loại rau xuất hiện khá nhiều trong bữa cơm hàng ngày của nhiều gia đình vì nó rất mát và có tác dụng thanh nhiệt rất tốt. Với riêng mẹ bầu, mồng tơi mang lại nhiều lợi ích to lớn cho sức khỏe:
- Mồng tơi có tác dụng thanh nhiệt, hạ cholesterol trong cơ thể rất hiệu quả nên rất phù hợp cho mẹ bầu cần ổn định cân nặng.
- Với những mẹ bầu thường xuyên bị táo bón, mồng tơi sẽ giúp mẹ cải thiện tình trạng này rất tốt vì nó có tác dụng nhuận trường nhờ lượng chất xơ, chất nhầy và khoáng chất khá cao.
- Các sắc tố carotenoid, beta carotene, lutein và zeaxanthin trong rau mồng tơi khá dồi dào giúp chống lại các gốc tự do gây hại và phòng ngừa ung thư rất hiệu quả.
- Vitamin A và flavonoid trong rau mồng tơi không chỉ giúp da khỏe đẹp, mắt sáng mà còn có tác dụng chống ung thư rất hiệu quả.
- Hàm lượng vitamin C trong rau mồng tơi sẽ giúp cơ thể mẹ bầu tăng cường sức đề kháng và chống viêm nhiễm.
- Ngoài ra, rau mồng tơi còn là nguồn bổ sung chất sắt và folate rất lý tưởng cho mẹ bầu.
Bà bầu có nên ăn dưa chuột?
Dưa chuột mang lại những lợi ích nhất định cho mẹ bầu. Chẳng hạn: giúp phòng tránh nguy cơ thiếu nước, ổn định thai kỳ (lương kali trong dưa chuột khá dồi dào); giúp xương thai nhi chắc khỏe (nhờ lượng vitamin K cao), ngừa táo bón (vỏ dưa chuột rất giàu chất xơ); ngăn ngừa viêm nhiễm và cải thiện hệ miễn dịch (hàm lượng vitamin C cao)…
Tuy nhiên, dưa chuột cũng có những tác hại nhất định đối với bà bầu. Cụ thể:
- Các độc tố như cucurbitacins trong dưa chuột hoạt động như một chất lợi tiểu, gây bất tiện cho sinh hoạt của mẹ bầu.
- Nếu ăn quá nhiều dưa chuột sẽ dẫn đến chứng đầy hơi, khó tiêu, ợ hơi, tiểu rắt…
- Một số mẹ bầu có thể bị dị ứng và xuất hiện các triệu chứng như nổi mẩn, ngứa, sưng miệng…
- Dưa chuột có đến 90% thành phần là nước. Nếu dư nước sẽ làm tăng sức ép lên các mạch máu và tim, dẫn đến nhức đầu và khó thở.
Chính vì vậy, bà bầu chỉ nên dùng dưa chuột với lượng vừa phải để hạn chế hấp thu độc tố và những “tác dụng phụ” khác.
Bà bầu có nên ăn lá lốt?
- Lá lốt được xem như cây thuốc quý giúp giải độc, chống viêm và chữa các bệnh liên quan đến thấp khớp, phong thấp.
- Tuy nhiên, có nhiều thông tin cho rằng lá lốt chính là tác nhân gây mất sữa.
- Theo xác nhận của các bác sĩ Đông y, đây là thông tin thiếu cơ sở.
- Chính vì vậy, trong thời gian mang thai và sau sinh, điều mẹ bầu cần làm là cân bằng chế độ dinh dưỡng của mình, không nên thiên về một dạng thực phẩm nhất định hoặc quá kiêng khem để tránh những tác hại làm ảnh hưởng đến sức khỏe.
Mong rằng với những thông tin mà chúng tôi tổng hợp trên đây, bạn đã biết loại rau bà bầu không nên ăn và nên ăn bao gồm những gì. Chúc bạn thai kỳ thành công!
Dinh dưỡng cho bà bầu trong từng tam nguyệt
Những gì bà bầu ăn và uống trong khi mang thai là nguồn dinh dưỡng chính của em bé. Vì vậy, các chuyên gia khuyên bạn nên chọn một loại thực phẩm và đồ uống lành mạnh để cung cấp các chất dinh dưỡng quan trọng mà bé cần cho sự tăng trưởng và phát triển. Để đảm bảo điều đó, khẩu phần ăn với các món ngon cho bà bầu là không thể thiếu.
Phụ nữ mang thai cần thêm canxi, axit folic, sắt và protein hơn phụ nữ không mang thai, theo ACOG. Đây là lý do tại sao bốn chất dinh dưỡng này rất quan trọng.
Các chất dinh dưỡng quan trọng cần thiết cho bà bầu
1. Axit folic
Còn được gọi là folate khi chất dinh dưỡng được tìm thấy trong thực phẩm, là một vitamin B rất quan trọng trong việc giúp ngăn ngừa dị tật bẩm sinh trong não và tủy sống của bé, được gọi là khuyết tật ống thần kinh.
Có thể khó có được lượng axit folic được đề nghị từ chế độ ăn uống một mình. Vì lý do đó, March of Dimes, một tổ chức chuyên đề phòng ngừa dị tật bẩm sinh, khuyến cáo phụ nữ đang cố gắng cho em bé uống bổ sung vitamin hàng ngày chứa 400 microgram acid folic mỗi ngày trong ít nhất một tháng trước khi mang thai. Trong thời gian mang thai, họ khuyên phụ nữ nên tăng lượng axit folic lên 600 microgram mỗi ngày, một lượng thường thấy trong một loại vitamin sinh sản hàng ngày.
Nguồn thực phẩm: rau xanh lá, ngũ cốc hoặc bánh mì giàu dinh dưỡng hoặc làm giàu, đậu, trái cây họ cam quýt.
2. Canxi
Là một khoáng chất được sử dụng để xây dựng xương và răng của bé. Nếu một người phụ nữ mang thai không tiêu thụ đủ canxi, khoáng chất sẽ được lấy từ mẹ trong xương của mình và đưa cho em bé để đáp ứng nhu cầu phụ nữ mang thai, theo Viện Dinh dưỡng. Nhiều sản phẩm từ sữa cũng được bổ sung vitamin D, một chất dinh dưỡng khác có tác dụng với canxi để phát triển xương và răng của bé.
Phụ nữ có thai từ 19 tuổi trở lên cần 1.000 mg canxi mỗi ngày; thanh thiếu niên mang thai, tuổi từ 14 đến 18, cần 1.300 miligam mỗi ngày, theo ACOG.
Nguồn thực phẩm: sữa, sữa chua, pho mát, nước ép bổ sung canxi và thực phẩm, cá mòi hoặc cá hồi với xương, một số rau xanh.
3. Sắt
Phụ nữ mang thai cần 27 mg sắt mỗi ngày, gấp đôi số lượng cần thiết của những phụ nữ không mong đợi, theo ACOG. Cần bổ sung một lượng khoáng chất để tạo ra nhiều máu hơn để cung cấp cho em bé. Uống quá ít chất sắt trong khi mang thai có thể dẫn đến thiếu máu, tình trạng dẫn đến mệt mỏi và tăng nguy cơ nhiễm trùng.
Để tăng khả năng hấp thu sắt, bao gồm một nguồn vitamin C tốt trong cùng một bữa ăn khi ăn thực phẩm giàu chất sắt, ACOG khuyến cáo. Ví dụ, có một ly nước cam vào bữa sáng với ngũ cốc được tăng cường chất sắt.
Nguồn thực phẩm: thịt, gia cầm, cá, đậu khô và đậu Hà Lan, ngũ cốc tăng cường chất sắt.
4. Protein
Theo bà Sarah Krieger, một chuyên viên và phát ngôn viên về dinh dưỡng trước khi sinh cho Viện Dinh dưỡng tại St Petersburg, hầu hết phụ nữ không có đủ chất đạm trong khẩu phần ăn của họ. , Florida. Cô mô tả protein là “một chất dinh dưỡng xây dựng”, bởi vì nó giúp hình thành các cơ quan quan trọng trong em bé, chẳng hạn như não và tim.
Nguồn thực phẩm: thịt, gia cầm, cá, đậu khô và đậu Hà Lan, trứng, quả hạch, đậu phụ.
Trong thời gian mang thai, mục tiêu là ăn các thực phẩm dinh dưỡng, Krieger nói với Live Science. Để tối đa hóa dinh dưỡng trước khi sinh, cô nhấn mạnh năm nhóm thực phẩm sau đây: trái cây, rau quả, protein nạc, ngũ cốc nguyên hạt và các sản phẩm từ sữa.
Khi tư vấn cho phụ nữ mang thai, Krieger khuyên họ nên chia nửa đĩa của mình bằng trái cây và rau quả, một phần tư của nó với ngũ cốc nguyên hạt và một phần tư của nó với một nguồn protein nạc, và cũng có một sản phẩm sữa trong mỗi bữa ăn.
Những thức ăn cần thiết cho mẹ bầu
Trái cây và rau quả: Theo Krieger, phụ nữ mang thai nên tập trung vào trái cây và rau quả, đặc biệt là trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba,. Nhận được từ năm đến 10 phần ăn bằng quả bóng tennis mỗi ngày, cô nói. Những thực phẩm đầy màu sắc này có lượng calo thấp và chứa đầy chất xơ, vitamin và khoáng chất.
Protein nạc: Phụ nữ mang thai nên bổ sung các nguồn protein tốt trong mỗi bữa ăn để hỗ trợ sự phát triển của bé, Krieger nói. Các loại thực phẩm giàu protein bao gồm thịt, gia cầm, cá, trứng, đậu, đậu phụ, phô mai, sữa, các loại hạt và hạt.
Ngũ cốc nguyên hạt: Những thực phẩm này là một nguồn năng lượng quan trọng trong chế độ ăn uống, và chúng cũng cung cấp chất xơ, sắt và vitamin B. Ít nhất một nửa số lựa chọn carbohydrate của phụ nữ mang thai mỗi ngày nên đến từ ngũ cốc nguyên hạt, chẳng hạn như bột yến mạch, mì ống nguyên cám hoặc bánh mì và gạo lức, Krieger nói.
Sữa: Nhắm 3 đến 4 phần thực phẩm từ sữa mỗi ngày, Krieger gợi ý. Các loại thực phẩm từ sữa, chẳng hạn như sữa, sữa chua và pho mát là nguồn cung cấp canxi, protein và vitamin D.
Ngoài một chế độ ăn uống lành mạnh, phụ nữ mang thai cũng cần phải uống một loại vitamin trước khi sinh để có được một số chất dinh dưỡng khó có được từ thực phẩm, chẳng hạn như axit folic và sắt, theo ACOG.
5/5 – (7 bình chọn)