Sử dụng thuốc trị sỏi mật Tây Y và Đông Y là đang là giải pháp được nhiều người sử dụng để bảo tồn hệ thống gan mật. Vậy sỏi mật uống thuốc gì mới tốt? Dưới đây là 3 loại thuốc trị sỏi mật hiệu quả nhất hiện nay.
Thuốc trị sỏi mật có nhiều loại với các công dụng, lợi ích khác nhau
Thuốc tan sỏi mật Ursodeoxycholic acid
Ursodeoxycholic acid là thuốc điều trị sỏi mật có bản chất acid mật. Tác dụng của thuốc là hòa tan sỏi túi mật dạng cholesterol, ức chế sản xuất cholesterol ở gan và ngăn ngừa hấp thu cholesterol ở ruột. Bên cạnh đó, thuốc cũng hỗ trợ bảo vệ tế bào gan, cải thiện men gan nên còn được sử dụng để điều trị xơ gan ứ mật nguyên phát.
Ai nên dùng?
Những người bị sỏi túi mật dạng cholesterol kích thước < 15m chưa biến chứng, chức năng túi mật còn tốt (thành không dày, không viêm) có thể sử dụng Ursodeoxycholic acid. Một số biệt dược chứa acid ursodeoxycholic bạn có thể tham khảo là Ursolvan (thuốc trị sỏi mật của Mỹ) và Ursodiol (thuốc trị sỏi mật của Canada).
Lưu ý khi sử dụng
- Chỉ sử dụng nếu bác sĩ kê đơn vì không phải loại sỏi nào thuốc cũng có tác dụng. Ngay cả với sỏi cholesterol, thuốc chỉ có hiệu quả với 30% trường hợp.
- Khi sử dụng cần theo dõi tác dụng phụ của thuốc. Ursodeoxycholic acid có thể gây tiêu chảy, táo bón, đau bụng, khó tiêu, nôn mửa, viêm loét dạ dày – tá tràng… Nếu có các biểu hiện này, cần báo cho bác sĩ để được điều chỉnh liều hoặc ngừng thuốc.
- Sau khi ngừng thuốc, cần tiếp tục siêu âm định kỳ 3 tháng 1 lần bởi tỷ lệ tái phát sỏi khi điều trị bằng Ursodeoxycholic acid lên tới 50%.
Thuốc trị sỏi mật Ursodeoxycholic acid thường gây nhiều tác dụng phụ
Thuốc trị sỏi mật Rowachol
Rowachol là thuốc chữa sỏi mật có thành phần từ tinh dầu. Cơ chế tác dụng của loại thuốc sỏi mật cũng tương tự như acid ursodeoxycholic – giúp giảm sản xuất cholesterol tại gan, từ đó giúp bào mòn sỏi cholesterol trong túi mật. Ngoài ra, thuốc còn giúp giảm đau do co thắt ống dẫn mật chủ.
Ai nên dùng?
Những người bị sỏi túi mật cholesterol < 15mm hoặc đã phẫu thuật lấy sỏi. Để tăng hiệu quả bào mòn sỏi, đa phần Rowachol sẽ được sử dụng kết hợp với ursodeoxycholic acid.
Lưu ý khi sử dụng
- Thuốc chỉ hiệu quả với sỏi cholesterol < 15mm do đó các trường hợp sỏi sắc tố, cứng hay bị canxi hóa (thường là sỏi đường mật, sỏi gan) không nên sử dụng.
- Trong quá trình dùng, bạn có thể gặp nhiều tác dụng phụ như táo bón, khô miệng, viêm loét miệng, ợ hơi… Nếu gặp tác dụng phụ và kiểm tra thấy kích thước sỏi không giảm, nên ngừng thuốc.
- Nguy cơ tái phát sỏi sau khi tạm dừng sử dụng Rowachol cũng cao. Do đó cần theo dõi sát và có biện pháp chống tái phát sỏi sau khi sử dụng.
Nếu bạn đang muốn tìm một loại thuốc trị sỏi mật an toàn, hiệu quả và phù hợp với tình trạng bệnh của mình, hãy gọi tới hotline 0981 238 218 để được chuyên gia tư vấn miễn phí.
Thuốc Đông y trị sỏi mật
Đứng trước thực tế các thuốc trị sỏi mật Tây Y tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ và hiệu quả không như mong muốn, nhiều thầy thuốc đã tìm về những bài thuốc trị sỏi mật trong Đông Y. Trong đó bài thuốc trị sỏi mật từ 8 loại thảo dược quý: Sài hồ, Hoàng bá, Diệp hạ châu, Chi tử, Uất kim, Chỉ xác, Nhân trần, Kim tiền thảo được đánh giá là hiệu quả hơn cả.
Theo Tiến sĩ Vũ Thị Khánh Vân, Nguyên Trưởng khoa A9 – Viện Y học cổ truyền quân đội, bài thuốc 8 thảo dược này có lợi thế là cùng lúc tác động vào nhiều nguyên nhân gây sỏi, từ đó vừa giúp bào mòn sỏi mật, vừa cải thiện các triệu chứng do sỏi gây ra, vừa phòng ngừa sỏi tái phát.
Ai nên dùng?
Hầu hết những người bị sỏi mật, kể cả sỏi túi mật, sỏi đường mật kích thước >15mm nhưng chưa biến chứng đều có thể dùng bài thuốc này để giúp bào mòn sỏi mật, bảo toàn túi mật, giảm nguy cơ phải can thiệp phẫu thuật.
Thay vì phải đun sắc phức tạp, bài thuốc 8 thảo dược hiện đã được tinh chế dưới dạng viên uống tiện lợi. Bạn có thể tham khảo thông tin về một loại viên uống như vậy trong bài viết: Viên uống hỗ trợ bài sỏi mật từ 8 thảo dược quý
Lưu ý khi sử dụng
Các bài thuốc Đông Y sẽ có tác dụng từ từ. Do đó người bệnh cần kiên trì sử dụng tối thiểu 3 – 6 tháng. Mỗi 3 tháng, người bệnh có thể đi siêu âm để kiểm tra kích thước sỏi giảm như thế nào. Hoặc đơn giản hơn, bạn có thể căn cứ vào những thay đổi sức khỏe của bản thân trong quá trình dùng. Nếu thấy ăn uống ngon miệng hơn, bụng đỡ đau, đầy trướng, khó tiêu… có nghĩa là bài thuốc đang có tác dụng tốt.
Bài thuốc chữa sỏi mật từ 8 thảo dược quý trong Đông y
Bên cạnh bài thuốc 8 thảo dược, dân gian vẫn còn lưu truyền một số bài thuốc hay mẹo trị sỏi mật khác như:
- Bài thuốc 1: Diệp hạ châu 8g, Nhân trần 10g, Râu ngô 8g, Cam thảo 8g, Quả sung khô 50g, Hoa atiso 10g, Lá vọng cách 10g, Màng mề gà 10g, Nghệ vàng 12g, Bạch truật 12g, Đảng sâm 20g, Thổ phục linh 10g.
- Bài thuốc 2: Chỉ xác 10g, Kim tiền thảo 20g, Hương nhu trắng 12g, Lá và cây cối xay 20g, Lá tre 12g, Cây xấu hổ 20g, Trần bì 10g, Đinh lăng 20g, Biển súc 16g, Đại hoàng 6g, Đương quy 12g, Thục địa 12g, Hoàng kỳ 12g, Cam thảo 12g.
- Bài thuốc 3: Nhân trần 200g, Kim tiền thảo 200g, Cỏ mần trầu 200g, Lá đinh lăng 200g, Hương nhu trắng 200g, Bạch mao căn 200g, Rau má 200g.
- Bài thuốc 4: Chỉ xác 20g, Nhân trần 30g, Lá đinh lăng 30g, Trần bì 20g, Cát căn 16g, Rễ xấu hổ 20g
- Bài thuốc 5: Chỉ xác 12g, Chi tử 10g, Nhân trần 16g, Kim tiền thảo 30g, Kê nội kim 12g, Thài lài tía 20g, Đinh lăng 20g, Rễ bí đỏ 20g, Bạch mao căn 20g, Trần bì 12g.
- Các bài thuốc khác: quả sung, quả đu đủ, rau ngổ, dầu oliu pha với mật ong.
Điểm chung của các mẹo, bài thuốc này là chưa có nghiên cứu chứng minh hiệu quả, cần phải có chỉ định và theo dõi sát của các thầy thuốc khi sử dụng. Đặc biệt với các mẹo dùng quả sung hay dầu oliu, nhiều người còn phản hồi bị tác dụng phụ trên đường tiêu hóa và sỏi không giảm kích thước dù đã dùng trong thời gian dài.
Nếu bạn đang muốn tìm một giải pháp làm tan sỏi mật không mổ, hãy gọi ngay tới 0981 238 218 để được chuyên gia tư vấn miễn phí giải pháp hiệu quả nhất với tình trạng bệnh của bạn.
Một số thuốc trị sỏi mật khác
Ngoài các thuốc có tác dụng làm tan sỏi mật kể trên, bác sĩ cũng có thể kê đơn thêm cho bạn các loại thuốc dưới đây nếu sỏi gây đau nhiều hoặc gây biến chứng:
Thuốc giảm đau sỏi mật
Có khoảng 20% các trường hợp sỏi mật gây đau hạ sườn phải. Để cải thiện tình trạng này, bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn dùng thuốc giảm đau sỏi mật tạm thời như atropin, papaverin, spasmaverine… Tuy nhiên, mỗi loại thuốc sẽ phù hợp với một mức độ đau khác nhau từ nhẹ đến đau quặn dữ dội. Vì vậy, bạn cần phải hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng để tránh dùng sai loại gây tác dụng phụ.
Thuốc điều trị biến chứng
So với sỏi thận hay các bệnh gan mật khác, sỏi mật ít gây biến chứng nhưng nếu đã xuất hiện thì những biến chứng này khá nặng nề, đòi hỏi người bệnh cần nhập viện gấp để điều trị. Khi này, các bác sĩ thường sử dụng một số thuốc kháng sinh, thuốc lợi mật, thuốc chống viêm, phù nề… để làm giảm bớt triệu chứng, sau đó mới tiến hành phẫu thuật (nếu cần).
Mong rằng những chia sẻ trên đây của chúng tôi đã giúp các bạn nắm rõ được những loại thuốc trị sỏi mật hiệu quả và lưu ý khi sử dụng. Nếu vẫn còn băn khoăn, đừng ngần ngại gọi cho chúng tôi theo số 0981 238 218.
Xem thêm: Mẹo trị sỏi mật tại nhà thật đơn giản
BTV Đông Tây
Tham khảo: emedicine.medscape.com, ncbi.nlm.nih.gov, mayoclinic.org, nytimes.com, livehealthy.chron.com, drugs.com
BTV Lan Anh