Top 6 Bài soạn “Dấu ngoặc kép” hay nhất
Dấu câu là một thành phần rất quan trọng và có vai trò to lớn đối với mỗi ý diễn đạt trong câu văn. Dấu chấm có ý nghĩa kết thúc câu, dấu hỏi chấm dùng để hỏi,… mỗi dấu câu có một ý nghĩa riêng. Ở bài học trước các em đã được học về dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm, nắm được những đặc điểm, tính chất, tính năng… của từng loại dấu câu này. Bên cạnh những dấu câu đó còn có loại dấu câu rất phổ biến đó là dấu ngoặc kép. Vậy dấu ngoặc kép có công dụng như thế nào, cách sử dụng trong văn bản ra sao, mời các em tham khảo một số bài soạn “Dấu ngoặc kép” mà Tikibook tổng hợp trong bài viết dưới đây.
Bài soạn “Dấu ngoặc kép” số 6
A. YÊU CẨU
– Hiểu rõ công dụng của dấu ngoặc kép: Dấu ngoặc kép dùng để đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp; đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hay có hàm ý mỉa mai; đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san… được dẫn.
– Biết dùng dấu ngoặc kép trong khi viết.
B. GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI, BÀI TẬP PHẦN BÀI HỌC
Công dụng của dấu ngoặc kép
Dấu ngoặc kép trong những doạn trích sau dùng để làm gì? (SGK, tr.141-142)
Gợi ý
a) Dấu ngoặc kép dùng để đánh dấu lời dẫn trực tiếp (câu nói của thánh Găng-đi).
b) Dấu ngoặc kép dùng để đánh dấu từ ngữ lưu ý người đọc hiểu theo một nghĩa đặc biệt (nghĩa này được hình thành trên cơ sở phương thức ẩn dụ: Chiếc cầu được xem như “dải lụa”).
c) Dấu ngoặc kép dùng để đánh dấu những từ ngừ có hàm ý mỉa mai.
d) Dấu ngoặc kép dùng để đánh dấu tên các tác phẩm kịch.
PHẦN LUYỆN TẬP
Bài tập 1. Giải thích công dụng của dấu ngoặc kép trong những đoạn trích sau: (SGK,tr. 142-143)
Gợi ý
a) Dấu ngoặc kép dùng để đánh dấu lời dẫn trực tiếp. Đây là câu nói mà lão Hạc tưởng như con chó vàng muốn nói với lão.
b) Dấu ngoặc kép dùng để dánh dấu những từ ngữ được dùng với hàm ý mỉa mai: Một anh chàng đường đường là người “hầu cận ông lí” mà lại bị một người đàn bà nuôi con mọn túm tóc lẳng ngã nhào ra thềm.
c) Dấu ngoặc kép dùng để đánh dấu lời dẫn trực tiếp (dẫn lại lời của người cố).
d) Dấu ngoặc kép dùng để đánh dấu lời dẫn trực tiếp và có ý mỉa mai.
e) Dấu ngoặc kép dùng để đánh dấu lời dẫn trực tiếp (dẫn lại lời thơ cùa Nguyễn Du).
Hai câu thơ của Nguyễn Du cũng dược dẫn trực tiếp nhưng vì dẫn thơ nên ít khi người ta đưa vào trong ngoặc kép.
Bài tập 2. Hãy đặt dấu hai chấm và dấu ngoặc kép vào chỗ thích hợp (có điều chỉnh chữ viết hoa trong trường hợp cần thiết) trong những đoạn trích sau và giải thích lí do. (SGK, tr. 143)
Gợi ý
a) Đặt dấu hai chấm sau “cười bảo” – đánh dấu (báo trước) lời đối thoại, đặt dấu ngoặc kép “cá tươi” và “tươi” – đánh dấu từ ngữ được dẫn lại. Như vậy, đoạn trích này viết đúng phải là:
Biển vừa treo lên, có người qua đường xem, cười bảo:
– Nhà này xưa quen bán cá ươn hay sao mà bây giờ phải để biển là “cá tươi”? Nhà hàng nghe nói, bỏ ngay chữ “tươi” đi.
b) Đặt dấu hai chấm sau “chú Tiến Lê” – đánh dấu (báo trước) lời dẫn trực tiếp, đặt dấu ngoặc kép vào phần “cháu hãy vẽ cái gì thân thuộc nhất với cháu” (vì đây là lời dẫn trực tiếp) và viết hoa từ “cháu” (vì đây là chữ mở đầu một câu). Như vậy, đoạn trích này viết đúng phái là:
Nó nhập tâm lời dạy của chú Tiến Lê: “Cháu hãy vẽ cái gì thân thuộc nhất với cháu”.
c) Đặt dấu hai chấm sau cụm từ “bảo hắn” – đánh dấu (báo trước) lời dẫn trực tiếp, đặt dấu ngoặc kép cho phần “đây là cái vườn mà ông cụ thân sinh ra anh đã cố để lại cho anh trọn vẹn; cụ thà chết chứ không chịu bán đi một sào…” để đánh dấu lời dẫn trực tiếp (trong trường hợp này là lời của chính người nói – ông giáo, nhưng sẽ được dùng vào thời điểm khác – khi con lão Hạc trở về) và viết hoa từ “đây” (vì đây là chữ mở đầu cho một câu). Như vậy, đoạn trích này viết đúng phải là:
Lão Hạc ơi! Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt! Lão đừng lo lắng gì cho cái vườn của lão. Tôi sẽ cố giữ gìn cho lão. Đến khi con trai lão về, tôi sẽ trao lại cho hắn và bảo hắn: “Đây là cái vườn mà ông cụ thân sinh ra anh đã cố để lại cho anh trọn vẹn; cụ thà chết chứ không chịu bán đi một sào…”.
Bài tập 3. Vì sao hai câu sau đây có ý nghĩa giống nhau mà dùng những dấu câu khác nhau? (SGK, tr. 143-144)
Gợi ý
Hai câu trên có ý nghĩa giống nhau nhưng khác nhau ở chỗ:
Câu (a) có lời dẫn trực tiếp, dẫn nguyên văn lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh nên dùng dấu hai chấm và ngoặc kép. Còn câu (b), câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh không được dẫn nguyên văn (lời dẫn gián tiếp) nên không dùng dấu hai chấm và ngoạc kép.
Bài tập 4. Viết một đoạn văn thuyết minh ngắn có dùng dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm và dấu ngoặc kép. Giải thích công dụng của các loại dấu câu này trong đoạn văn đó.
Gợi ý
Em viết đoạn văn thuyết minh với đề tài tự chọn. Chẳng hạn, em có thể giới thiệu về một cuốn sách, về một nhà văn, hoặc về ngôi trường mình đang học…
Ví dụ, đoạn văn giới thiệu nhà văn Thanh Tịnh:
Thanh Tịnh (1911- 1988), tên khai sinh là Trần Văn Ninh, quê ở xóm Gia Lạc, ven sông Hương, ngoại thành phố Huế. Từ năm 1983, ông đi làm ở các sở tư rồi vào nghề dạy học và bắt đầu viết văn, làm thơ. Sáng tác của Thanh Tịnh nhìn chung đều toát lên vẻ đẹp đằm thắm, tình cảm êm dịu, trong trẻo. Tác phẩm chính: “Hận chiến trường’’ (tập thơ, 1937), “Quê mẹ” (tập truyện ngắn, 1941), “Ngậm ngải tìm trầm” (tập truyện ngắn, 1943), “Sức mồ côi” (ca dao, 1954), “Những giọt nước hiển” (tập truyện ngắn, 1956)…
– Dấu ngoặc đơn trong đoạn văn dùng chú thích thêm thông tin về năm sinh, năm mất của Thanh Tịnh.
– Dấu hai chấm đánh dấu (báo trước) phần liệt kê các tác phẩm chính của nhà văn.
– Dấu ngoặc kép đánh dấu tên các tác phấm của nhà văn.
Bài tập 5. Tìm những trường hợp có sử dụng dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm và dấu ngoặc kép trong một bài học ở sách giáo khoa Ngữ văn 8, tập một và giải thích công dụng của chúng.
Gợi ý
Em có thể dễ dàng tìm được những trường hợp có sử dụng các loại dấu ngoặc đơn, hai chấm và ngoặc kép trong một bài học nào đó ở sách giáo khoa Ngữ văn 8, tập một. Viết lại phần đã tìm được và giải thích công dụng của từng loại dấu. Ví dụ, trong bài đọc thêm Chú giống con họ hung (trang 59) có sử dụng các loại dấu này:
Một đơn vị bộ đội trên dường hành quân, đến Quảng Bình, vào nghỉ tại nhà một ông cụ. Cụ già thăm hỏi từng chiến sĩ và chăm chú nhìn vào một chiến sĩ da ngăn đen, rồi nói một cách rất tự nhiên:
– Chú này giống con bọ hung.
Người chiến sĩ là dân Bắc Bộ, không hiểu tiếng địa phương, lấy làm bối rối. Sau đó mới hiểu nghĩa của câu nói ấy là: “Chú này rất giống con của bố”.
(Nguyễn Văn Tứ, Chuyện vui ngữ nghĩa)
– Dấu hai chấm trong câu chuyện có ở hai vị trí; vị trí đầu, đánh dấu (báo trước) lời đối thoại của ông cụ, vị trí sau, đánh dấu (báo trước) lời dẫn trực tiêp.
– Dấu ngoặc kép đánh dấu lời dẫn trực tiếp.
– Dấu ngoặc đơn chú thích tác giả, tác phẩm của câu chuyện trên.
Bài soạn “Dấu ngoặc kép” số 6
Bài soạn “Dấu ngoặc kép” số 5
Câu 1. Bài tập 1, trang 142 – 143, SGK.
Giải thích công dụng của dấu ngoặc kép trong những đoạn trícha) Nó cứ làm in như nó trách tôi; nó kêu ư ử, như muốn bảo tôi rằng: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế nào mà lão xử với tôi như thế này vậy?”b) Kết cục, anh chàng “ hầu cận ông lý” yếu hơn chị chàng con mọn, hắn bị chị này túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm. c) “Những ngày thơ ấu” (Nguyên Hồng) chủ yếu là những kỉ niệm đau buồn ,tủi cực của một đứa trẻ sinh ra trong một gia đình bất hòa .d) “Trước năm 1914, họ chỉ những tên da đen bẩn thỉu, những tên “An-nam- mít” bẩn thỉu, giỏi lắm thì cũng chỉ biết kéo xe tay và ăn đòn của các quan cai trị nhà ta. Ấy thế mà cuộc chiến tranh vui chơi vừa bùng nổ, thì lập tức họ biến thành những đứa “con yêu”, những người bạn hiền của các quan cai trị phụ mẫu nhân hậu, thậm chí của cả các quan toàn quyền lớn, toàn quyền bé nữa. Đùng một cái, họ (những người bản xứ) được phong cái danh hiệu tối cao là “chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do”e) Nguyễn Du đã thuật lại cảnh Hồ Tôn Hiến nghe đàn :
Nghe càng đắm, ngắm càng sayLạ cho mặt sắt cũng ngây vì tình
Chỉ cái thứ “mặt sắt” mà “ngây vì tình” ấy quả không lấy gì làm đẹp.
Trả lời:
a) Phần trong dấu ngoặc kép là những câu nói mà lão Hạc tưởng như là con chó vàng muốn nói với lão.
b) Từ ngữ trong dâu ngoặc kép được dùng để chỉ ai ? Tác giả có dụng ý gì khi đặt từ ngừ này trong dâu ngoặc kép như vậy.
c) Từ ngữ em bé là của chú bé Hồng (người nói câu này) hay của một người khác ?
d) Những từ ngữ đứợc đặt trong dâu ngoặc kép có phải của chính tác giả không ? Việc đặt những từ ngữ này trong dấu ngoặc kép thể hiện dụng ý gì của người viết ?
e) Xem (c), (d).
Câu 2. Bài tập 2, trang 143, SGK.
Hãy đặt dấu hai chấm và dấu ngoặc kép vào chỗ thích hợp (có điều chỉnh chữ viết hoa trong trường hợp cần thiết) trong những đoạn trích sau và giải thích lí do.a) Biển vừa treo lên, có người qua đường xem, cười bảo- Nhà này xưa quen bán cá ươn hay sao mà bây giờ phải đề biển là cá tươi?Nhà hàng nghe nói bỏ ngay chữ tươi đi .(theo Treo biển )b) Nó nhập tâm lời dạy của chú Tiến Lê cháu hãy vẽ cái gì thân thuộc nhất với cháu.c) Lão Hạc ơi! Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt! Lão đừng lo lắng gì cho cái vườn của lão. Tôi sẽ cố giữ gìn cho lão. Ðến khi con trai lão về, tôi sẽ trao lại cho hắn và bảo hắn đây là cái vườn mà ông cụ thân sinh ra anh đã cố để lại cho anh trọn vẹn : cụ thà chết chứ không chịu bán đi một sào..
Trả lời:
a) Đoạn trích này có một dấu hai chấm và hai (cặp) dấu ngoặc kép.
b) Đoạn trích này có một dấu hai chấm và một (cặp) dấu ngoặc kép.
c) Đoạn trích này có một dấu hai chấm và một (cặp) dấu ngoặc kép.
Câu 3. Bài tập 3, trang 143, SGK.
Vì sao hai câu sau đây có ý nghĩa giống nhau mà dùng những dấu câu khác nhau ?a) Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “ Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành.”.b) Chủ tịch Hồ Chí Minh nói Người chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành.
Trả lời:
Chú ý sự khác biệt giữa tới ngôi thứ nhất (người nói/người viết) và Người (ngôi thứ ba).
Câu 4. Bài tập 4, trang 144, SGK.
Viết một đoạn văn thuyết minh ngắn có dùng dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm và dấu ngoặc kép, giải thích công dụng của các loại dấu này trong đoạn văn đó.
Câu 5. Bài tập 5, trang 144, SGK.
Tìm những trường hợp có sử dụng dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm và dấu ngoặc kép trong một bài học ở sách giáo khoa Ngữ văn 8, tập Một và giải thích công dụng của chúng.
Trả lời:
Chú ý tìm những bài dùng cả ba loại dấu câu (dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm, dấu ngoặc kép).
Câu 6. Giải thích công dụng của dấu ngoặc kép trong những đoạn trích sau:
a) Bố mẹ tôi hào hứng mua cho em gái tôi tất cả những gì cần cho công việc vẽ. Chú Tiến Lê tặng “đồng nghiệp” hẳn một hộp màu ngoại xịn.
(Tạ Duy Anh, Bức tranh của em gái tôi)
b)
Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài
Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa, rồng baỵ
(Vũ Đình Liên, Ông đồ)
Trả lời:
a) Trên thực tế, người được gọi là đồng nghiệp ở đây có đúng là đồng nghiệp của người hoạ sĩ không?
b) Câu Hoa tay thảo những nét – Như phượng múa rồng bay có phải là lời của nhà thơ không?
Bài soạn “Dấu ngoặc kép” số 5
Bài soạn “Dấu ngoặc kép” số 4
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG
Dấu ngoặc kép được sử dụng để đánh dấu:
– Lời dẫn trực tiếp của nhân vật. Lời dẫn đó có thể là:
+ Một từ ngữ
+ Một câu
+ Một đoạn
Những từ ngữ được dùng với nghĩa, với cách hiểu đặc biệt:
+ Mỉa mai
+ Châm biếm
Ví dụ: Hiện nay, có một số nơi sinh ra cái khoản “lệ phí” theo kiểu ‘’lệ làng”, “lệ phường”.
+ Hài hước
Ví dụ: Tết năm nay chú không phải tặng anh cây mai, cây đào làm gì. Chú cứ tặng anh “cây mốt ” là hơn !
– Việc dẫn tên tác phẩm, báo, tập san,…
II. HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP
Câu 1. Giải thích công dụng của dấu ngoặc kép:
a) Nó cứ làm in như nó trách tôi ; nó kêu ư ử, nhìn tôi, như muốn bảo tôi rằng: “A ! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à ? .
(Nam Cao, Lão Hạc)
Dấu ngoặc kép làm nhiệm vụ tách riêng lời nói trực tiếp, ở đây, lời nói trực tiếp là lời của con chó vàng được lão Hạc tưởng tượng ra.
b) Kết cục, anh chàng “hầu cận ông lí” yếu hơn chị chàng con mọn, hắn bị chị này túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm.
(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)
Dấu ngoặc kép trong trường hợp này được dùng với ý mỉa mai, châm biếm: một anh chàng được coi là kẻ hầu của kẻ có thế lực nhưng lại bị một người đàn bà khoẻ mạnh đánh ngã một cách hết sức dễ dàng. Kẻ có thế lực ấy đã bị bẽ mặt.
c) Hai tiếng “em bé ” mà cô tôi ngân dài ra thật ngọt, thật rõ, quả nhiên đã xoắn chặt lấy tâm can tôi như ý cô tôi muốn.
(Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu)
Dấu ngoặc kép đã tách riêng từ ngữ được mượn lại lời người khác trong chuỗi lời nói của người viết.
d) Trước năm 1914, họ chỉ là những tên da đen bẩn thỉu, những tên “An-nam-mít” bẩn thỉu, giỏi lắm thỉ cũng chỉ biết kéo xe tay và ân đòn của các quan cai trị nhà ta. Ấy thế mà cuộc chiến tranh vui tươi vừa bùng nổ, thì lập tức họ biến thành những đứa “con yêu”, những người “bạn hiền” của các quan cai trị phụ mẫu nhân hậu, thậm chí của cả các quan toàn quyền lớn, toàn quyền bé nữa. Đùng một cái, họ (những người bản xứ) được phong cho cái danh hiệu tối cao là “chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do ”.
(Nguyễn Ái Quốc, Thuế máu)
Dấu ngoặc kép được dùng để tách riêng những từ ngữ được tác giả mượn lại lời người khác trong bài viết của mình và dùng có hàm ý mỉa mai.
e) Nguyễn Du đã thuật lại cảnh Hồ Tôn Hiến nghe đàn:
Nghe càng đắm, ngắm càng say,
Lạ cho mặt sắt cũng ngây vì tình.
Cái thứ “mặt sắt ” mà “ngây vì tình ” ấy quả không lấy gì làm đẹp!
(Hoài Thanh, trong Tập nghị luận và phê bình văn học, tập I)
Dấu hai chấm đánh dấu những từ ngữ được dẫn trực tiếp, ở đây, Hoài Thanh đã mượn những từ ngữ của Nguyễn Du trong Truyện Kiều để dùng lại trong bài viết của mình.
Câu 2. Đặt dấu hai chấm và dấu ngoặc kép vào chỗ thích hợp.
a) Biển vừa treo lên, có người qua đường xem, cười bảo:
– Nhà này xưa nay quen bán cá ươn hay sao mà bây giờ phải đề biển là “cá tươi ” ?
Nhà hàng nghe nói, bỏ ngay chữ “tươi” đi.
(Treo biển)
– Thêm dấu hai chấm vào sau “cười bảo” để báo trước sự xuất hiện của một lời thoại.
– Thêm dấu ngoặc kép vào “cá tươi”, “tươi” để đánh dấu từ ngữ được mượn lại của người khác.
b) Nó nhập tâm lời dạy của chú Tiến Lê: “Cháu hãy vẽ cái gì thân thuộc nhất với cháu ”.
(Tạ Duy Anh, Bức tranh của em gái tôi)
– Đặt dấu hai chấm sau “chú Tiến Lê” để báo hiệu lời dẫn trực tiếp.
– Đặt dấu ngoặc kép vào phần còn lại vì đó là phần dẫn lại lời của người khác.
c) […] Đến khi con trai lão về, tôi sẽ trao lại cho hắn và bảo hắn: “Đây là cái vườn mà ông cụ thân sinh ra anh đã cố để lại cho anh trọn vẹn ; cụ thà chết chứ không chịu bán đi một sào… ”.
(Nam Cao, Lão Hạc)
Câu 3. Hai câu có nghĩa giống nhau nhưng lại dùng những dấu câu khác nhau là vì:
a) Dẫn lời trực tiếp, dẫn nguyên văn lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh nên phải dùng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép.
b) Dẫn lời gián tiếp, không dẫn nguyên vặn lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh nên không dùng dấu nào mà nối liền vào lời của người viết.
Câu 4. Các em tự viết một đoạn văn thuyết minh với các yêu cầu sau:
– Dùng dấu ngoặc đơn.
– Dùng dấu ngoặc kép.
– Dùng dấu hai chấm.
Giải thích rõ lí do sử dụng các dấu câu ấy trong đoạn văn đã viết.
Câu 5. Các em tự tìm những đoạn trích trong SGK Ngữ văn 8, tập một với yêu cầu đoạn trích đó có sử dụng: dấu ngoặc đơn, dấu ngoặc kép, dấu hai chấm.
Sau đó, các em giải thích rõ lí do sử dụng các dấu ấy trong đoạn văn đã trích dẫn.
Bài soạn “Dấu ngoặc kép” số 4
Bài soạn “Dấu ngoặc kép” số 3
Kiến thức cơ bản
Công dụng của dấu ngoặc kép:
– Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp;
– Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hay có hàm ý mỉa mai;
– Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san,… được dẫn.
Bài soạn
Dấu ngoặc kép trong những trường hợp sau dùng để làm gì?
a) Thánh Găng-đi có một phương châm: “Chinh phục được mọi người ai cũng cho là khó, nhưng tạo được tình thương, lòng nhân đạo, sự thông cảm giữa Con người với con người lại càng khó hơn”.
(Theo Lâm Ngư Đường, Tinh hoa xử thế)
b) Nhìn từ xa, cầu Long Biên như một dải lụa uốn lượn vắt ngang sông Hồng, nhưng thực ra “dải lụa” ấy nặng tới 17 nghìn tấn !
(Thuý Lan, Cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử)
c) Tre với người như thế đã mấy nghìn năm. Một thế kỉ “văn minh”, “khai hoá” của thực dân cũng không làm ra được một tấc sắt. Tre vẫn phải còn vất vả mãi với người.
(Thép Mới, Cây tre Việt Nam)
d) Hàng loạt vở kịch như “Tay người đàn bà”, “Giác ngộ”, “Bên kia sông Đuống”… ra đời.
(Ngữ văn 7, tập hai)
Trả lời:
a) Dấu ngoặc kép dùng để dẫn lời nói trực tiếp của thánh Găng-đi.
b) Dấu ngoặc kép dùng để đánh dấu từ ngữ mang nghĩa nhấn mạnh hình ảnh cầu Long Biên.
c) Dấu ngoặc kép ở đây dùng để đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa mỉa mai, châm biếm
d) Dấu ngoặc kép để đánh dấu tên tác phẩm kịch.
Luyện tập
1- Trang 142 SGK
Giải thích công dụng của dấu ngoặc kép trong những đoạn trích sau:
a) Nó cứ làm in như nó trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi, như muốn bảo tôi rằng: “A ! Lão giá tệ lắm ! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à ?”.
(Nam Cao, Lão Hạc)
b) Kết cục, anh chàng “hầu cận ông 15” yếu hơn chị chàng con mọn, hắn bị chị này túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm.
(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)
c) Hai tiếng “em bé” mà cô tôi ngân dài ra thật ngọt, thật rõ, quả nhiên đã xoắn chặt lấy tâm can tôi như ý cô tôi muốn.
(Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu)
d) Trước năm 1914, họ chỉ là những tên da đen bẩn thỉu, những tên “An-nam-mít” bẩn thỉu, giỏi lắm thì cũng chỉ biết kéo xe tay và ăn đòn của các quan cai trị nhà ta. Ấy thế mà cuộc chiến tranh vui tươi vừa bùng nổ thì lập tức họ biến thành những đứa “con yêu”, những người “bạn hiền” của các quan cai trị phụ mẫu nhân hậu, thậm chí của cả các quan toàn quyền lớn, toàn quyền bé nữa. Đùng một cái, họ (những người bản xứ) được phong cho cái danh hiệu tối cao là “chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do”.
(Nguyễn Ái Quốc, Thuế máu)
e) Nguyễn Du đã thuật lại cảnh Hồ Tôn Hiến nghe đàn:
Nghe càng đắm, ngắm càng say,
Lạ cho mặt sắt cũng ngây vì tình.
Cái thứ “mặt sắt” mà “ngây vì tình” ấy quả không lấy gì làm đẹp!
(Hoài Thanh, trong Tập nghị luận và phê bình văn học, tập 1)
Trả lời:
a) Dấu ngoặc kép dùng để trích dẫn lời nói trực tiếp ( lời trực tiếp của con chó Vàng được lão Hạc tưởng tượng ra).
b) Dấu ngoặc kép dùng với ý mỉa mai, châm biếm: kẻ hầu cận ông lí bị một người đàn bà đánh cho hết sức dễ dàng.
c) Dấu ngoặc kép trích từ ngữ được mượn từ lời người khác trong chuỗi lời nói của người viết.
d) Dấu ngoặc kép được tách từ ngữ tác giả mượn lời người khác trong bài viết của mình, dùng hàm ý mỉa mai.
e) Dấu hai chấm trích dẫn từ ngữ từ lời nói trực tiếp của người khác vào bài của mình.
2- Trang 143 SGK
Hãy đặt dấu hai chấm và dấu ngoặc kép vào chỗ thích hợp (có điều chỉnh chữ viết hoa trong trường hợp cần thiết) trong những đoạn trích sau và giải thích lí do.
a) Biển vừa treo lên, có người qua đường xem, cười bảo
– Nhà này xưa quen bán cá ươn hay sao mà bây giờ phải đề biển là cá tươi ?
Nhà hàng nghe nói, bỏ ngay chữ tươi đi.
(Theo Treo biển)
b) Nó nhập tâm lời dạy của chú Tiến Lê cháu hãy vẽ cái gì thân thuộc nhất với cháu.
(Theo Tạ Duy Anh, Bức tranh của em gái tôi)
c) Lão Hạc ơi ! Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt ! Lão đừng lo lắng gì cho cái vườn của lão. Tôi sẽ cố giữ gìn cho lão. Đến khi con trai lão về, tôi sẽ trao lại cho hắn và bảo hắn đây là cái vườn mà ông cụ thân sinh ra anh đã cố để lại cho anh trọn vẹn; cụ thà chết chứ không chịu bán đi một sào…
(Theo Nam Cao, Lão Hạc)
Trả lời:
a)
– Dấu hai chấm sau từ “cười bảo” (báo trước lời đối thoại)
– Dấu ngoặc kép đánh dấu từ “cá tươi” và “tươi” – đánh dấu từ ngữ của người khác.
b)
– Dấu hai chấm sau từ “chú Tiến Lê” (báo hiệu lời dẫn trực tiếp)
– Dấu ngoặc kép “Cháu hãy vẽ cái gì đó thân thuộc nhất với cháu.”
c)
– Dấu ngoặc kép sau từ “bảo hắn”
– Dùng dấu ngoặc kép từ “Đây là cái vườn mà ông cụ… bán đi một sào”
3- Trang 143 SGK
Vì sao hai câu sau đây có ý nghĩa giống nhau mà dùng những dấu câu khác nhau ?
a) Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành.”.
b) Chủ tịch Hồ Chí Minh nói Người chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành.
Trả lời
– Hai đoạn văn trên có nghĩa giống nhau nhưng dùng những dấu câu khác nhau vì:
a, Dẫn lời trực tiếp, nguyên văn lời chủ tịch Hồ Chí Minh nên phải dùng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép.
b, Dẫn lời gián tiếp, không dẫn nguyên văn của Chủ tích Hồ Chí Minh nên không dùng dấu nào mà nối liền vào lời của người viết.
4- Trang 144 SGK
Viết đoạn văn thuyết minh ngắn có dùng dấu ngoặc hơn, dấu hai chấm và dấu ngoặc kép. Giải thích công dụng của các loại dấu câu này trong đoạn văn đó.
Trả lời
Hồ Gươm (hồ Hoàn Kiếm) không chỉ là danh lam thắng cảnh nổi tiếng bậc nhất Tràng An, đó còn là biểu tượng đẹp của Hà Nội. Trước kia hồ có tên là hồ Thủy Lục bởi nước ở đây quanh năm xanh ngắt. Hồ gắn với truyền thuyết trả gươm của vua Lê Lợi sau khi giành thắng lợi quân giặc Minh nên câu chuyện về “gươm thần” cũng vì thế mà trở nên li kỳ và gợi nhắc mọi người nhớ về thời kỳ lịch sử huy hoàng của dân tộc. Bên cạnh hồ còn có nhiều địa danh du lịch nổi tiếng khác làm tăng thêm nét đẹp cổ kính của quần thể danh lam thắng cảnh nổi tiếng của Hà Nội: cầu Thê Húc, đền Ngọc Sơn, tháp Bút, đền vua Lê Thái Tổ… Hồ Gươm mãi trở thành biểu tượng thiêng liêng của Thủ đô ngàn năm văn hiến.
5- Trang 144 SGK
– Dấu hai chấm:
Vừa thấy tôi, lão báo ngay:
– Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ!
Công dụng: Đánh dấu lời dẫn trực tiếp.
– Dấu ngoặc kép:
Thế mà nghe xong câu chuyện này, qua một thoáng liên tưởng, tôi bỗng “sáng mắt ra”…
Công dụng: Hiểu theo nghĩa là đã sáng tỏ trong suy nghĩ, hiểu được vấn đề.
– Dấu ngoặc đơn
Người ta cấm hút thuốc ở tất cả những nơi công cộng, phạt nặng những người vi phạm (ở Bỉ từ năm 1987… phạt 500 đô la)
– Dấu hai chấm:Vừa thấy tôi, lão báo ngay:- Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ!Công dụng: Đánh dấu lời dẫn trực tiếp.- Dấu ngoặc kép:Thế mà nghe xong câu chuyện này, qua một thoáng liên tưởng, tôi bỗng “sáng mắt ra”…Công dụng: Hiểu theo nghĩa là đã sáng tỏ trong suy nghĩ, hiểu được vấn đề.- Dấu ngoặc đơnNgười ta cấm hút thuốc ở tất cả những nơi công cộng, phạt nặng những người vi phạm (ở Bỉ từ năm 1987… phạt 500 đô la)
Bài soạn “Dấu ngoặc kép” số 3
Bài soạn “Dấu ngoặc kép” số 2
I. CÔNG DỤNG
Dấu ngoặc kép trong những đoạn trích sau dùng để làm gì?
a) Thánh Găng-đi có một phương châm: “Chinh phục được mọi người ai cũng cho là khó, nhưng tạo được tình thương, lòng nhân đạo, sự thông cảm giữa con người với con người lại càng khó hơn”.
(Theo Lâm Ngữ Đường, Tinh hoa xử thế)
b) Nhìn từ xa, cầu Long Biên như một dải lụa uốn lượn vắt ngang sông Hồng, nhưng thực ra “dải lụa” ấy nặng tới 17 nghìn tấn!
(Thúy Lan, Cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử)
c) Tre với người như thế đã mấy nghìn năm. Một thế kỉ “văn minh”, “khai hóa” của thực dân cũng không làm ra được một tấc sắt. Tre vẫn phải còn vất vả mãi với người.
(Thép mới, Cây tre Việt Nam)
d) Hàng loạt vở kịch như “Tay người đàn bà”, “Giác ngộ”. “Bên kia sông Đuống”,… ra đời.
(Ngữ văn 7, tập hai)
Trả lời:
a) Lời dẫn trực tiếp (một câu nói của thánh Găng-đi).
b) Từ ngữ được hiểu theo một nghĩa đặc biệt: dùng từ ngữ “dải lụa” để chỉ chiếc cầu (ẩn dụ)
c) Từ ngữ có hàm ý mỉa mai. Dùng lại chính những từ ngữ mà thực dân Pháp thường dùng khi nói về sự cai trị của chúng đối với nước ta: khai hóa văn minh cho một dân tộc lạc hậu với hàm ý mỉa mai. Ở đây cũng có xem dấu ngoặc kép trong đoạn trích được dùng để đánh dấu từ ngữ dẫn trực tiếp.
d) Tên của các vở kịch.
II. LUYỆN TẬP
Trả lời câu 1 (trang 142 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
Giải thích công dụng của dấu ngoặc kép trong những đoạn trích (trang 142, 143 SGK Ngữ văn 8 tập 1).
Lời giải chi tiết:
Dấu ngoặc kép dùng để đánh dấu:
a) Câu nói được dẫn trực tiếp (những câu nói mà lão Hạc tưởng như là con chó vàng muốn nói với lão).
b) Từ ngữ được dùng với hàm ý mỉa mai.
c) Từ ngữ được dẫn trực tiếp, dẫn lại lời của người khác.
d) Từ ngữ được dẫn trực tiếp và cũng có hàm ý mỉa mai.
e) Từ ngữ được dẫn trực tiếp “Mặt sắt”, “ngây vì tình” được dẫn lại từ hai câu thơ của Nguyễn Du (Truyện Kiều). Hai câu thơ này cũng được dẫn trực tiếp, nhưng khi dẫn thơ, người ta ít đặt phần dẫn vào trong dấu ngoặc kép.
Trả lời câu 2 (trang 143 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
Hãy đặt dấu hai chấm và dấu ngoặc kép vào chỗ thích hợp trong những đoạn trích (trang 143 SGK Ngữ văn 8 tập 1) và giải thích lí do.
Lời giải chi tiết:
Đặt dấu hai chấm và dấu ngoặc kép vào chỗ thích hợp, giải thích lí do:
a) Đặt dấu hai chấm sau “cười bảo” đánh dấu báo trước lời đối thoại, dấu ngoặc kép ở “cá tươi” và “tươi”, đánh dấu từ ngừ được dẫn lại.
b) Đặt dấu hai chấm sau “chú Tiến Lê”, đánh dấu báo trước lời dẫn trực tiếp, đặt dấu ngoặc kép cho phần còn lại: “Cháu hãy vẽ cái gì thân thuộc nhất với cháu” đánh dấu trực tiếp.
c) Đặt dấu hai chấm sau “bảo hắn” đánh dấu báo trước lời dẫn trực tiếp, đặt dấu ngoặc kép cho phần còn lại. “Đây là cái vườn mà ông cụ thân sinh ra anh đã cố để lại cho anh trọn vẹn; cụ thà chết chứ không chịu bán đi một sào” đánh dấu lời dẫn trực tiếp. Từ “Đây” viết hoa.
Trả lời câu 3 (trang 143 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
Vì sao hai câu (trang 143, 144 SGK Ngữ văn 8 tập 1) đây có ý nghĩa giống nhau mà dùng những dấu câu khác nhau?
Lời giải chi tiết:
Hai câu có ý nghĩa giống nhau, nhưng dùng dấu câu khác nhau.
a) Dừng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép để đánh dấu lời dẫn trực tiếp, dẫn nguyên văn lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
b) Không dùng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép như ở trên vì câu nói không được dẫn nguyên văn (lời dẫn gián tiếp).
Trả lời câu 4 (trang 144 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
Viết đoạn văn thuyết minh ngắn có dùng dấu ngoặc hơn, dấu hai chấm và dấu ngoặc kép. Giải thích công dụng của các loại dấu câu đó trong đoạn trích.
Lời giải chi tiết:
Ví dụ Vũ Đình Liên (1913-1996) quê ở Hà Nội, là một trong những nhà thơ lớp đầu tiên của phong trào Thơ Mới. Trong bài thơ bất hủ Ông đồ, ông viết:
“Năm nay đào lại nở
Không thấy ông đồ xưa
Những người muôn năm cũ
Hồn ở dâu bây giờ?”
– Dấu ngoặc đơn: Để ghi chú thêm.
– Dấu hai chấm: Trước một lời dẫn nguyên văn.
– Dấu ngoặc kép: Đánh dấu đoạn trích dẫn nguyên văn.
Trả lời câu 5 (trang 144 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
Tìm những trường hợp có sử dụng dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm và dấu ngoặc kép trong một bài học Ngữ văn 8, tập 1, giải thích công dụng của chúng.
Lời giải chi tiết:
– Có người cho rằng: Bài toán dân số đã được đặt ra từ thời cổ đại.
– Thế mà nghe xong câu chuyện này, qua một thoáng liên tưởng, tôi bỗng “sáng mắt ra”…
– Theo thống kê của Hội nghị Cai-rô (Ai Cập) họp ngày 5-9- 1994 thì tỉ lệ sinh con của một phụ nữ Ấn Độ là 4,5; Nê- pan: 6,3; Ru-an-đa : 8,1
Bài soạn “Dấu ngoặc kép” số 2
Bài soạn “Dấu ngoặc kép” số 1
I. Công dụng
a. Dùng để đánh dấu lời dẫn trực tiếp (một câu nói của Găng-đi).
b. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt, nghĩa được hình thành trên cơ sở phương thức ẩn dụ.
c. Đánh dấu từ ngữ có hàm ý mỉa mai : văn minh, khai hóa thực chất là bóc lột.
d. Đánh dấu tên tác phẩm được dẫn.
II. Luyện tập
Câu 1 (trang 142 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
a. Đánh dấu đoạn dẫn trực tiếp.
b. Đánh dấu từ ngữ có hàm ý mỉa mai : hầu cận ông lí là kẻ xu nịnh.
c. Từ ngữ được dẫn trực tiếp
d. Từ ngữ được dẫn trực tiếp và cũng có hàm ý mỉa mai.
e. Từ ngữ được dẫn trực tiếp.
Câu 2 (trang 143 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1): Đặt dấu câu phù hợp :
a. Biển vừa treo lên, có người qua đường xem, cười bảo :
…
Nhà hàng nghe nói, bỏ ngay chữ “tươi” đi.
→ Dấu hai chấm đánh dấu lời đối thoại.
→ Dấu ngoặc kép đánh dấu từ được hiểu theo nghĩa đặc biệt.
b. Nó nhập tâm lời dạy của chú Tiến Lê : “Cháu hãy vẽ cái gì thân thuộc nhất với cháu”.
→ Dấu hai chấm và dấu ngoặc kép đánh dấu lời dẫn trực tiếp.
c. …bảo hắn : “ Đây là cái vườn … đi một sào” …
→ Dấu ngoặc kép và dấu hai chấm đánh dấu lời dẫn trực tiếp.
Câu 3 (trang 143 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
– Hai đoạn văn trên có nghĩa giống nhau nhưng dùng những dấu câu khác nhau vì:
a, Dẫn lời trực tiếp, nguyên văn lời chủ tịch Hồ Chí Minh nên phải dùng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép.
b, Dẫn lời gián tiếp, không dẫn nguyên văn của Chủ tích Hồ Chí Minh nên không dùng dấu nào mà nối liền vào lời của người viết.
Câu 4 (trang 144 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1): Đoạn văn tham khảo :
– Hai đoạn văn trên có nghĩa giống nhau nhưng dùng những dấu câu khác nhau vì:a, Dẫn lời trực tiếp, nguyên văn lời chủ tịch Hồ Chí Minh nên phải dùng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép.b, Dẫn lời gián tiếp, không dẫn nguyên văn của Chủ tích Hồ Chí Minh nên không dùng dấu nào mà nối liền vào lời của người viết.Đoạn văn tham khảo :
“Người ta cấm hút thuốc lá ở những nơi công cộng, phạt nặng những người vi phạm (ở Bỉ từ năm 1987, vi phạm lần thứ nhất phạt 40 đô la, tái phạm phạt 500 đô la). Khắp nơi, những tài liệu, khấu hiệu chống thuốc lá dần dần lấn át những quảng cáo của các hãng thuốc lá. Chỉ trong vài năm, chiến dịch chống thuốc lá này đã làm giản hẳn số người hút và người ta thấy triển vọng có thể nêu lên khẩu hiệu cho những năm cuối thế kỉ XX : “ Một châu Âu không còn thuốc lá””.
– Dấu ngoặc đơn dùng để giải thích, bổ sung thêm hình phạt đối với những người hút thuốc lá ở nơi công cộng ở Bỉ.
– Dấu hai chấm và dấu ngoặc kép để báo trước phần giải thích thuyết minh cho phần trước đó. (Triển vọng của châu Âu trong việc cấm hút thuốc lá).
Bài 5 (trang 144 sgk Ngữ Văn 8 tập 1)
– Có người cho rằng: Bài toán dân số đã được đặt ra từ thời cổ đại.
– Thế mà nghe xong câu chuyện này, qua một thoáng liên tưởng, tôi bỗng “sáng mắt ra”…
– Theo thống kê của Hội nghị Cai-rô (Ai Cập) họp ngày 5-9- 1994 thì tỉ lệ sinh con của một phụ nữ Ấn Độ là 4,5; Nê- pan: 6,3 ;Ru-an-đa : 8,1
Bài soạn “Dấu ngoặc kép” số 1