Hiện nay, có rất nhiều loài chim sở hữu cho mình một bộ lông vô cùng sặc sỡ và cuốn hút, nổi bật trong đó là màu xanh. Vì thế, trong bài viết sau đây Trại Chó Mèo sẽ chia sẻ đến các bạn những loài chim mỏ dài lông xanh phổ biến nhất hiện nay.
Đọc thêm: Chim mỏ vàng
1. Top 6 loài chim mỏ dài lông xanh phổ biến hiện nay
Nếu như các bạn cũng đang thắc mắc hoặc muốn tìm hiểu thêm về những loài chim có bộ lông xanh và chiếc mỏ dài thì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cụ thể qua những thông tin sau đây.
1.1. Chim bói cá
Chim bói cá là một loài chim thuộc bộ Sả, chúng thường có màu sắc sặc sỡ, phần lớn là màu xanh biếc và chúng luôn có một chiếc mỏ dài để thuận tiện cho việc săn bắt cá trên mặt nước. Một con chim bói cá trưởng thành thường có kích thước khoảng 10-13cm và nặng 10-15g. Chúng có một thân hình khá không cần đối, với lông đuôi của chúng khá ngắn và mỏ lại dài. Ngoài ra, đầu của chúng thường to, chân ngắn và lùn. Tuy nhiên chúng có một tốc độ vô cùng nhanh, chúng có thể lao đầu xuống mặt nước để bắt cá một cách rất ảo diệu.
Hiện nay, loài bói cá có khoảng 90 loài và được tìm thấy ở hầu hết các khu vực trên thế giới. Đặc biệt môi trường sinh sống ưa thích của loài chim này ở vùng nhiệt đới, gần sông, suối, ao hồ nhiều tôm cá. Loài chim này thường làm tổ trong các hốc cây hay hang dưới lòng đất. Tuy nhiên, một số loài bói cá trên thế giới đang có nguy cơ tuyệt chủng vì môi trường sống của chúng dần bị thu hẹp.
1.2. Chim trảu cầu vồng
Chim trảu cầu vồng có tên khoa học là Meropidae, là một loài chim bộ Sả. Và loài chim này được tìm thấy chủ yếu ở vùng Châu Phi và Châu Á, một số ít ở Australia, New Guinea hoặc Nam u. Chim trảu cầu vồng là loài chim có bộ lông vô cùng sặc sỡ, chủ yếu là màu xanh lục kết hợp với màu nâu đỏ và chúng có một cái mỏ dài nhọn. Đặc biệt, chúng có một cái lông đuôi rất dài.
Loài chim trảu cầu vồng có khả năng bay lượn và nhào lộn vô cùng điêu luyện. Ngoài ra, khi săn mồi, loài chim này chỉ bắt con mồi khi chúng đang bay và chúng không ăn con mồi khi chúng đậu trên mặt đất. Thức ăn của Chim trảu cầu vồng chủ yếu là côn trùng, ong, bướm, chuồn chuồn, kiến… Và loài Chim trảu cầu vồng có khả năng vô hiệu nọc độc của con mồi bằng cách đánh và ma sát con mồi liên tục lên cành cây hay bề mặt cứng.
1.3. Chim thanh tước
Chim thanh tước là một loài chim có nguồn gốc từ khu vực Ceylan và hiện nay chúng được tìm thấy ở phần lớn các nước ở khu vực Châu Á, Châu u. Là một loài chim nổi bật với màu xanh lá cây cùng với chỏm lông màu cam trên đầu và đen ở cằm vô cùng nổi bật. Cùng với đó là chiếc mỏ dài hơi cong và nhọn của chúng. Ngoài sự nổi bật về bộ lông, thì loài chim thanh tước còn biết đến là một loài chim có giọng hót vô cùng cuốn hút và đặc biệt là loài chim này rất siêng hót, rất thích hợp cho việc nuôi cảnh.
Chim thanh tước có kích thước nhỏ nhắn như loài chim Chích chòe, nhưng đuôi khá ngắn. Một con trưởng thành có chiều dài tổng có thể đạt từ 15-20cm. Một điều khá đặc biệt khiến cho loài chim thanh tước nhận được sự yêu thích của nhiều người là chúng có thể bắt chước được rất nhiều tiếng của con vật như: Tiếng mèo kêu, tiếng xe máy, tiếng của con vật khác…
1.4. Chim guit xanh nhạt
Chim guit xanh nhạt hay còn được gọi là chim đớp ruồi xanh nhạt, chúng có tên khoa học là Cyanerpes caeruleus, là loài chim thuộc họ Muscicapidae. Chúng được tìm thấy với số lượng lớn tại khu vực Campuchia, Việt Nam, Lào, Thái Lan, Malaysia, Nepal, Ấn Độ, Trung Quốc, Bhutan, Bangladesh… Môi trường sống tự nhiên của loài chim này là vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới và các khu rừng trên núi ẩm nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới. Đặc biệt là khu vực có số lượng lớn côn trùng như ruồi sinh sống.
Loài chim Chim guit xanh nhạt khá giống với cái tên của chúng, chúng có màu xanh nhạt, mỏ hơi dài và nhọn. Đây chính là một điểm đặc trưng của các loài chim ăn côn trùng hiện nay, đó là mỏ thường khá dài, nhọn, hơi cong và nhỏ. Một con trường thành có thể đạt kích thihcs từ 10cm và nặng từ 9-12 gam. Trong mùa sinh sản, chúng thường làm tổ giống như cái cốc nhỏ trên các chạc ba cây hoặc đẻ trứng trong bụi rậm, mỗi lần sinh sản chúng đẻ 2 trứng.
1.5. Chim ruồi xanh
Chim ruồi xanh hay chim ruồi có tên khoa học là Trochilidae, thuộc họ chim ong và được đánh giá là loài chim có kích thước nhỏ nhất trong các loài chim hiện nay. Chúng có khả năng bay và giữ nguyên một vị trí trong không trung với khả năng vỗ cánh hơn 100 lần/giây. Loài chung ruồi thường có bộ lông sặc sỡ, nổi bật nhất là màu xanh và màu cam, vùng với chiếc mỏ dài, nhỏ và cong giúp quá trình hút mật trong hoa dễ dàng hơn.
Chim ruồi xanh là một loài chim rất nhỏ, một con trưởng thành chỉ đạt kích thước tối đa là 6cm, trong đó loài chim ruồi lớn nhất đạt 20cm. Loài chim ruồi thường làm tổ trên các cành cây nhỏ hay treo lơ lửng trong không trung hoặc xây tổ trong hang động. Mỗi lần sinh sản, con cái chỉ đẻ 2 trứng, bởi tổ của chúng rất nhỏ, nên để nhiều sẽ không có không gian cho con non phát triển. Thức ăn chủ yếu của chim ruồi xanh là mật hoa.
1.6. Chim sả cổ trắng
Chim sả cổ trắng có tên khoa học là Halcyon chloris, thuộc họ Alcedinidae và loài chim được đánh giá có thị giác tốt nhất hiện nay, chúng có thể phát hiện con mồi nhỏ cách nó hàng trăm mét. Loài chim này có môi trường sinh sống khá rộng lớn, kéo dài từ Biển Đỏ đến Nam Á và từ Australasia đến Polynesia. Loài chim này có tới 50 phân loài.
Là một loài chim có ngoại hình khá nổi bật, với màu xanh nước biển sặc sỡ ở phần lưng, cánh và đầu còn phần bụng và cổ có màu trắng sáng, chúng có cái mỏ khá dài và to. Bởi thế nên chúng có tên gọi là chim sả cổ trắng. Đặc biệt, loài chim này có cổ dài từ 22-29cm và nặng từ 51-90gram.
Như vậy, trên đây Trại Chó Mèo đã chia sẻ đến các bạn top 6 loài chim mỏ dài lông xanh phổ biến nhất hiện nay trên thế giới. Hy vọng bài viết đã giúp các bạn có thêm những kiến thức về loài chim lông xanh cũng như biết thêm những kiến thức hữu ích về những loài chim. Nếu có đóng góp thêm về những loài chim mỏ dài và có lông màu xanh, thì bạn có thể để lại ở phần bình luận, chúng tôi sẽ tiếp nhận và phản hồi sớm nhất.
Bài viết này có hữu ích với bạn không?
Chọn số sao để bình chọn cho bài viết này!