Top 7 cách làm giảm nồng độ cồn trong hơi thở | DPRO

Khử nồng độ cồn giúp tài xế lái xe an toàn, đồng thời “ứng phó” với mức xử phạt nồng độ cồn theo quy định ban hành của Nhà nước. Cùng Dpro Việt Nam tham khảo 7+ cách giảm nồng độ cồn trong hơi thở nhạy và hiệu quả mới nhất nhé.

1. Nồng độ cồn sẽ tồn tại bao lâu trong cơ thể?

Rượu và bia chính là “chân ái” trong các cuộc giao lưu, gặp gỡ của người Việt. Tuy nhiên chúng đều là các loại đồ uống được lên men từ tinh bột, nồng độ cồn cao, do đó khả năng hấp thu của bia rượu vào máu, hơi thở và nước tiểu rất nhanh.

Thực tế, rất khó để tính toán thời gian nồng độ cồn tồn tại bên trong cơ thể, chúng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Tuổi tác, giới tính, tình trạng sức khỏe khi uống, khoảng thời gian giữa các lần uống,…

dau-la-cach-lam-giam-nong-do-con-hieu-quaĐâu là cách giảm nồng độ cồn trong máu hiệu quả?

Thông thường, cồn sẽ tồn tại 24 giờ trong cơ thể, trung bình mỗi giờ trôi qua sẽ loại bỏ 0.015% lượng cồn trong máu, mặc dù vậy, sau 15 phút uống có thể đo được nồng độ cồn bởi máy đo hoặc tìm thấy trong nước bọt của người sử dụng. 

Với nước tiểu, nồng độ cồn tồn tại tối đa từ 3 – 4  ngày sau uống. Quá trình đào thải cồn sẽ chậm hơn nếu uống rượu bia lúc đói.

Một số biểu hiện khi cơ thể bị quá tải nồng độ cồn: Khó tập trung, nói lắp, khó thở, buồn nôn, giảm trí nhớ, mất thăng bằng khi di chuyển, đi lại,…khiến người điều khiển không thể lái xe trong trạng thái tỉnh táo, gây nguy hiểm khi tham gia giao thông.

2. Top 7+ cách làm giảm nồng độ cồn trong hơi thở nhạy và hiệu quả

Trước màn sát phạt thẳng vào túi tiền khiến các tài xế méo mặt, đã có rất nhiều cách làm giảm nồng độ cồn trong máu hay trong khí thở được gợi ý.

Uống thuốc giải rượu

Tại các quầy thuốc Tây có bán các loại thuốc giải rượu, giúp tỉnh táo ý thức, đồng thời giúp làm giảm nồng độ cồn trong khí thở hiệu quả.

thuoc-giai-ruouThuốc giải rượu là ưu tiên số 1 trong các cách làm giảm nồng độ cồn trong hơi thở

Bên cạnh đó, bạn nên uống uống bổ sung nhiều nước để đẩy nhanh việc đào thải cồn trong máu, hỗ trợ đẩy nhanh quá trình chuyển hóa.

Dùng xịt thơm miệng

Khi giảm nồng độ cồn trong khí thở, bạn nên ưu tiên chọn các loại xịt thơm miệng có thành phần chính từ các thảo dược tự nhiên như: Quế, cam thảo, bách lý hương, bạc hà,…giúp thơm miệng, khắc phục tình trạng hơi thở có mùi cồn, đồng thời một số loại xịt thơm miệng có thể sát khuẩn, tiêu diệt, ngăn ngừa sự phát triển của các loại nấm và vi khuẩn bên trong khoang miệng.

Tuy nhiên, cũng giống như kẹo cao su, xịt thơm miệng chỉ mang tính trạng hỗ trợ, tương đối giúp làm giảm bớt mùi rượu, còn trong cơ thể vẫn còn cồn.

Mẹo giảm nồng độ cồn bằng việc nhai kẹo cao su

Kẹo cao su có vị chua và thanh mát, giúp kích thích hệ thần kinh tiết ra Endorphin, mang lại trạng thái tỉnh táo và hưng phấn.

nhai-keo-cao-su-de-giam-nong-do-con-trong-hoi-thoNhai kẹo cao su giúp hưng phấn và tỉnh táo hơn khi di chuyển

Bên cạnh đó, khi nhai kẹo cao su, tuyến nước bọt sẽ tăng tiết giúp pha loãng và rửa trôi bớt axit dạ dày, giảm lượng vi khuẩn và làm sạch miệng.

Tuy nhiên, đây cũng chỉ là một giải pháp tạm thời trong số cách làm giảm nồng độ cồn trong hơi thở hiện nay, còn trên thực tế, khi nhai kẹo cao su, lượng cồn sẽ bị đưa lên khu vực phổi, do đó lượng cồn còn tồn tại bên trong cơ thể.

Nên thở gấp, nín thở, vận động mạnh trước khi thổi

Một số nghiên cứu của trường Đại học Thụy Điển chỉ ra rằng khi cơ thể vận động với cường độ mạnh hoặc duy trì nhịp thở gấp từ 15 – 20 giây trước khi tiến hành kiểm tra nồng độ cồn sẽ có thể làm giảm chỉ số đo khoảng 10%.

Tuy nhiên phương pháp này có nguy cơ gây thiếu oxy, khiến bạn hao tổn sức lực, dẫn đến không đủ hơi để thổi vào dụng cụ máy đo.

Đánh răng, súc miệng 

Trên thực tế, đánh răng, súc miệng không đem lại hiệu quả trong việc giảm nồng độ cồn trong máu, đây đơn thuần là việc vệ sinh giúp răng miệng sạch sẽ hơn, nồng độ cồn xuất phát từ phổi thay vì miệng.

su-dung-nuoc-xuc-miengSúc miệng giúp cuốn sạch vi khuẩn trú ngụ trong khoang miệng gây mùi khó chịu

Tuy nhiên, khuyến khích việc đánh răng sau các buổi nhậu tới khuya giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng.

Lưu ý: Một số loại kem đánh răng có chứa cồn nên cẩn trọng, có thể gây tác dụng ngược.

Hút thuốc lá

Một trong những cách làm giảm nồng độ cồn trong hơi thở đó là không hút thuốc lá sau khi uống rượu bia.

Thông thường, sau khi ăn uống, chúng ta thường hút thuốc lá để chuyển sang part 2, tâm sự trò chuyện. Tuy nhiên, thói quen này có thể làm tăng thêm các chỉ số độ cồn, bởi trong thuốc là có thành phần hoạt chất có khả năng sản sinh ra Acetaldehyde, sẽ “bóc mẽ” nồng độ cồn trong máu của bạn, do đó không nên hút thuốc sau khi uống bia rượu.

Ngoài ra, chúng thực sự không tốt cho sức khỏe của bạn và làm tăng nguy cơ ung thư phổi.

3. Lời khuyên từ chuyên gia sức khỏe

Sau các buổi tiệc tàn tới khuya, các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo:

  • Nên gọi taxi, Grab hoặc người nhà tới đưa về, nhất là khi cơ thể không còn tỉnh tác, tay chân loạng choạng.
  • Nên có người đi về cùng, việc uống bia rượu dễ gây bất tỉnh, nếu ngã xuống những khu vực nguy hiểm như: Ao, đầm lầy,…có thể nguy hiểm đến tính mạng.
  • Nếu buộc phải tự mình di chuyển, bạn nên ngồi lại từ 2 – 3 tiếng hoặc ngủ một giấc ngắn sau đó mới nên lái xe di chuyển.
  • Nên ưu tiên uống thuốc giải rượu, kết hợp uống thật nhiều nước để đào thải lượng cồn trong máu.
  • Cách tốt nhất là sau khi uống rượu bia không nên di chuyển, tránh gây nguy hiểm khi tham gia giao thông, tiền mất, tật mang.

Dpro Việt Nam vừa chia sẻ tới bạn các cách làm giảm nồng độ cồn trong hơi thở, tuy nhiên đây chỉ là cách tạm thời và thường không đem lại nhiều hiệu quả, chỉ nên áp dụng trong các trường hợp đặc biệt, bất khả kháng. Nếu uống rượu bia, tốt nhất bạn không nên lái xe trên đường.

Rate this post

Viết một bình luận