Top 9 khi nào cá nheo xinh mới nhất năm 2022

Dưới đây là các thông tin và kiến thức về chủ đề khi nào cá nheo xinh hay nhất do chính tay đội ngũ mayepcamnoi chúng tôi biên soạn và tổng hợp:

1. 5 diễn viên Hàn cân đẹp cả vai giàu lẫn nghèo kiết xác: IU – Han So Hee kiểu gì cũng xinh, nam chính Squid Game quá đỉnh

Tác giả: www.bachhoaxanh.com

Ngày đăng: 02/23/2021 12:55 PM

Đánh giá: 5 ⭐ ( 18445 đánh giá)

Tóm tắt: Nếu Lee Min Ho toàn đóng vai giàu, Ji Chang Wook nghèo từ phim này qua phim khác thì 5 diễn viên dưới đây lại cân đẹp mọi dạng vai.

Khớp với kết quả tìm kiếm: Để giúp món ăn được thêm tươi ngon, bạn lưu ý khi mua cá nheo nên chọn những … đình mình bằng món ăn mộc mạc nhưng vô cùng thơm ngon, hấp dẫn này đi nào!…. read more

5 diễn viên Hàn cân đẹp cả vai giàu lẫn nghèo kiết xác: IU - Han So Hee kiểu gì cũng xinh, nam chính Squid Game quá đỉnh

2. HỎI ĐÁP TÌNH HUỐNG PHÁP LUẬT DÀNH CHO CẤP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Tác giả: www.bachhoaxanh.com

Ngày đăng: 09/09/2021 02:57 AM

Đánh giá: 3 ⭐ ( 21476 đánh giá)

Tóm tắt: HỎI ĐÁP TÌNH HUỐNG PHÁP LUẬT DÀNH CHO CẤP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG1. Bản chất, vai trò của pháp luật (12 câu)2. Pháp luật với sự phát triển của công dân (6 câu)3. Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước (15 câu)4. Quyền bình đẳng của công dân (15 câu)5. Công dân với các quyền dân chủ (15 câu). 12 CÂU HỎI ĐÁP TÌNH HUỐNG VỀ BẢN CHẤT, VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬTCâu hỏi 1. Pháp luật là gì? Vì sao mỗi công dân cần phải sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật?Trả lời:Khẩu hiệu “Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật” đánh dấu một cột mốc quan trọng về trình độ văn minh mà xã hội đã đạt được trên tiến trình dân chủ hóa xã hội. Tiến trình đó hướng tới mục tiêu cao cả, và cũng là điều mong muốn cuối cùng của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới”. Khoản 1, Điều 8 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ”. Điều 46 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Công dân có nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp và pháp luật; tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội và chấp hành những quy tắc sinh hoạt công cộng”.Các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp và pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống các tội phạm, các vi phạm Hiến pháp và pháp luật. Mọi hành động xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể và của công dân đều bị xử lý theo pháp luật”.Để quản lý xã hội, mỗi nhà nước cần phải xây dựng và ban hành hệ thống quy tắc xử sự chung áp dụng cho mọi cá nhân, tổ chức khi tham gia vào các quan hệ xã hội, làm cho mọi hoạt động của cá nhân, tổ chức diễn ra trong vòng trật tự, ổn định. Hệ thống quy tắc xử sự chung đó được gọi là pháp luật. Pháp luật là một hiện tượng xã hội khách quan, đặc biệt quan trọng nhưng cũng vô cùng phức tạp chính vì vậy đã có không ít những cách quan niệm, nhận thức khác nhau về pháp luật. Trên bình diện phổ quát, căn bản nhất, có thể định nghĩa pháp luật như sau:Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung do nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận, thể hiện ý chí nhà nước của giai cấp thống trị trên cơ sở ghi nhận các nhu cầu về lợi ích của toàn xã hội, được bảo đảm thực hiện bằng nhà nước nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội với mục đích tạo lập trật tự, ổn định cho sự phát triển xã hội.Trong hệ thống pháp luật Hiến pháp là đạo luật cơ bản của Nhà nước, có hiệu lực pháp lý cao nhất. Mọi văn bản pháp luật khác đều phải phù hợp với Hiến pháp. Nếu mọi công dân đều thực hiện đúng khẩu hiệu “Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”  thì xã hội ngày càng phát triển, cái xấu sẽ bị đẩy lùi, cuộc sống của chúng ta ngày càng tốt đẹp hơn. Do vậy, mỗi công dân cần phải hiểu và nắm vững các quy định của pháp luật, có nắm vững thì mới thực hiện đúng pháp luật. Câu hỏi 2. Xin hỏi pháp luật và đạo đức có mối quan hệ với nhau như thế nào?Trả lời:Đạo đức là những quy tắc xử sự của con người, của tập thể và của cộng đồng, được hình thành trên cơ sở quan niệm về cái thiện, cái ác, về sự công bằng, về nghĩa vụ, lương tâm, danh dự, nhân phẩm và về những phạm trù khác thuộc đời sống tinh thần của xã hội. Đạo đức, một khi trở thành niềm tin nội tâm thì sẽ được các cá nhân, các nhóm xã hội tuân theo một cách tự giác.Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung do nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận, thể hiện ý chí nhà nước của giai cấp thống trị trên cơ sở ghi nhận các nhu cầu về lợi ích của toàn xã hội, được bảo đảm thực hiện bằng nhà nước nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội với mục đích tạo lập trật tự, ổn định cho sự phát triển xã hội.Trong quá trình xây dựng pháp luật, nhà nước luôn cố gắng đưa những quy phạm đạo đức có tính phổ biến, phù hợp với sự phát triển và tiến bộ xã hội vào trong các quy phạm pháp luật. Như vậy, trong hàng loạt quy phạm pháp luật luôn thể hiện các quan niệm về đạo đức, nhất là pháp luật trong các lĩnh vực dân sự, hôn nhân và gia đình, văn hóa, xã hội, giáo dục. Khi đã trở thành nội dung của quy phạm pháp luật thì các giá trị đạo đức không chỉ tuân thủ bằng niềm tin, lương tâm của cá nhân hay do sức ép của dư luận xã hội mà còn được nhà nước đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh quyền lực nhà nước. Do đó, có thể nói, pháp luật là một phương tiện đặc thù để thể hiện và bảo vệ các giá trị đạo đức.Pháp luật là khuôn mẫu chung cho cách xử sự của mọi người trong hoàn cảnh, điều kiện như nhau, là thể hiện cụ thể của công lý, công bằng và giới hạn tự do của mỗi người trong việc thực hiện các quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Chính những giá trị cơ bản của pháp luật – công bằng, bình đẳng, tự do, lẽ phải, cũng là những giá trị đạo đức cao cả mà con người luôn hướng tới.Pháp luật và đạo đức luôn gắn bó chặt chẽ tác động qua lại với nhau. Pháp luật cần được xây dựng trên cơ sở của đạo đức, phù hợp với đạo đức.Đạo đức là cơ sở để xây dựng, hình thành các chuẩn mực pháp luật. Có như vậy, pháp luật mới dễ dàng đi vào cuộc sống, dễ thực hiện. Nội dung của pháp luật phải chứa đựng nội dung, tinh thần của đạo đức. Ngược lại, pháp luật củng cố, bảo vệ những tư tưởng, quan điểm, quy tắc đạo đức phù hợp với lợi ích của giai cấp thống trị, phù hợp sự phát triển của xã hội ngày một văn minh. Pháp luật hạn chế, loại trừ nhũng quy định đạo đức không phù hợp đi ngược với lợi ích của giai cấp thống trị, với tiến bộ xã hội. Đồng thời, pháp luật góp phần hình thành những quan điểm, quy tắc đạo đức tiến bộ phù hợp xã hội văn minh. Không chỉ có pháp luật, nhà nước cũng luôn có ý thức giữ gìn đạo đức, giữ gìn thuần phong mỹ tục của dân tộc. Thực tiễn đã chứng minh, đạo đức và pháp luật sẽ phát huy vai trò, tác dụng của mình khi chúng có sự kết hợp chặt chẽ với nhau, tác động cùng chiều, hỗ trợ cho nhau trong quản lý đời sống xã hội. Câu hỏi 3. Tại sao nói bản chất của pháp luật vừa mang tính giai cấp, vừa mang tính xã hội sâu sắc?Trả lời:Bản chất pháp luật là một thể thống nhất bao gồm hai mặt – hai phương diện cơ bản: phương diện giai cấp và phương diện xã hội hay thường được gọi là tính giai cấp và tính xã hội. Hai phương diện này có quan hệ mật thiết, phụ thuộc, tác động lẫn nhau và cả hai đều mang tính tất yếu khách quan. Bản chất của pháp luật là vấn đề thuộc về những dấu hiện bên trong của pháp luật, những mục đích của điều chỉnh pháp luật, pháp luật đó bảo vệ những lợi ích của ai v.v… Pháp luật ngoài việc thể hiện ý chí nhà nước của giai cấp thống trị, là công cụ của nhà nước ra còn có vai trò và giá trị xã hội to lớn, không chỉ là sản phẩm thuần túy của nhà nước. Về tính giai cấp của pháp luật:Việc phân tích nguồn gốc của pháp luật đã chứng tỏ, pháp luật ra đời trước hết từ nhu cầu bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị trong xã hội có giai cấp, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị. Trong xã hội có đối kháng giai cấp, pháp luật phản ánh tương quan lực lượng giữa các giai cấp, sự thỏa hiệp giữa các giai cấp, các nhóm, các tập đoàn có lợi ích đối lập nhau. Vì vậy, xét về bản chất, pháp luật luôn mang tính giai cấp sâu sắc. Tính giai cấp của pháp luật được thể hiện ở sự phản ánh ý chí nhà nước của giai cấp thống trị xã hội trong hệ thống các văn bản pháp luật, các hoạt động áp dụng pháp luật của nhà nước.Pháp luật mang bản chất giai cấp sâu sắc vì pháp luật do nhà nước, đại diện cho giai cấp cầm quyền ban hành và bảo đảm thực hiện. Tính giai cấp của pháp luật biểu hiện ở các điểm sau đây:Pháp luật là những quy tắc thể hiện ý chí của giai cấp thống trị. Giai cấp nào nắm quyền lực Nhà nước thì trước hết ý chí của giai cấp đó được phản ánh trong pháp luật. Các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành phù hợp với ý chí của giai cấp cầm quyền nhằm định hướng cho xã hội, giữ gìn trật tự xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích của nhà nước. Vi phạm pháp luật là xâm hại đến lợi ích của nhà nước – lợi ích của giai cấp cầm quyền. Trong những trường hợp đó, nhà nước sẽ sử dụng quyền lực có tính cưỡng chế để buộc người vi phạm phải chấm dứt hành vi trái pháp luật. Bản chất giai cấp là biểu hiện chung của bất kỳ kiểu pháp luật nào. Tuy nhiên, mỗi kiểu pháp luật lại có biểu hiện riêng của nó.Về tính xã hội của pháp luật:Bên cạnh tính giai cấp, pháp luật còn có giá trị xã hội rất to lớn. Thuộc tính xã hội là một thuộc tính khách quan, tất yếu và phổ biến của pháp luật. Điều đó có nghĩa, pháp luật vừa là sự thể hiện ý chí và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị xã hội, vừa là công cụ ghi nhận, bảo vệ lợi ích của các giai cấp, các tầng lớp khác. Để duy trì sự ổn định và phát triển của xã hội, nhà nước phải quan tâm đến ý chí và lợi ích của các giai cấp, các tầng lớp khác trong xã hội, phải giải quyết các vấn đề phát sinh trong xã hội như: tội phạm, thất nghiệp, tệ nạn xã hội, môi trường…Pháp luật mang bản chất xã hội vì pháp luật bắt nguồn từ xã hội, do các thành viên của xã hội thực hiện, vì phát triển của xã hội. Các quy phạm pháp luật bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội, phản ánh những nhu cầu, lợi ích của các giai cấp và các tầng lớp trong xã hội, được các cá nhân, các cộng đồng dân cư, các tầng lớp khác nhau trong xã hội chấp nhận, coi là chuẩn mực, là quy tắc xử sự chung. Từ đó, pháp luật trở thành thước đo của hành vi con người, là công cụ kiểm nghiệm các quá trình, các hiện tượng xã hội.Các quy phạm pháp luật được thực hiện trong thực tiễn đời sống xã hội vì sự phát triển của xã hội. Các hành vi xử sự của cá nhân, tổ chức, cộng đồng dân cư phù hợp với những quy định của pháp luật làm cho xã hội phát triển trong vòng trật tự, ổn định, quyền và lợi ích hợp pháp luật của mỗi người đều được tôn trọng.Tuy nhiên, giá trị xã hội của các kiểu pháp luật khác nhau rất khác nhau: không thể so sánh giá trị của pháp luật chủ nô với pháp luật tư sản hoặc pháp luật xã hội chủ nghĩa, nhưng nhìn tổng thể thì pháp luật chủ nô cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình tiến hóa của xã hội. Cùng với sự phát triển lịch sử của pháp luật giá trị xã hội của pháp luật ngày càng tăng lên, đặt biệt là đối với pháp luật xã hội chủ nghĩa.Tóm lại: pháp luật là một hiện tượng vừa mang tính giai cấp lại vừa thể hiện tính xã hội. Hai thuộc tính này có mối liên hệ mật thiết với nhau, tác động lẫn nhau. Do những điều kiện khách quan và chủ quan, sự thể hiện tính giai cấp và tính xã hội của pháp luật có khác nhau trong các kiểu nhà nước. Câu hỏi 4. Sống với nhau được gần 10 năm, nhưng bà H luôn phải nhẫn nhục trước ông chồng vũ phu, nóng tính và hay chửi bới, đánh đập vợ con. Sự việc gần đây nhất, do không đồng ý trước việc bà H dồn tiền mua cho con gái một cái xe đạp để đi học, ông P đánh bà gẫy tay. Biết chuyện, mấy chị em trong Hội liên hiệp phụ nữ xã khuyên bà H nên biết dùng pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Đề nghị cho biết vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội đối với mỗi công dân?  Trả lời:Pháp luật có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội. Đối với mỗi công dân, pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình.Ở nước ta, các quyền con người về chính trị, kinh tế, dân sự, văn hóa và xã hội được tôn trọng, được thể hiện ở các quyền công dân, được quy định trong Hiến pháp và luật. Hiến pháp quy định các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; các luật về dân sự, hôn nhân và gia đình, thương mại, thuế, đất đai, giáo dục… cụ thể hóa nội dung, cách thức thực hiện các quyền của công dân trong từng lĩnh vực cụ thể. Như vậy, thông qua các quy định trong các luật và văn bản dưới luật, pháp luật xác lập quyền của công dân đồng thời cũng quy định các nghĩa vụ của công dân trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Căn cứ vào các quy định của pháp luật, công dân thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình.Mặt khác pháp luật là phương tiện để công dân bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình thông qua các luật về hành chính, hình sự, tố tụng, trong đó quy định thẩm quyền, nội dung, hình thức, thủ tục giải quyết các tranh chấp, khiếu nại và xử lí các vi phạm pháp luật xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.Mọi hành vi xâm phạm đến các quyền và lợi ích hợp pháp, lợi ích chính đáng của công dân đều bị xử lý nghiêm minh. Pháp luật không chỉ quy định các quyền, nghĩa vụ pháp lý của công dân mà còn quy định cơ chế pháp lý, các quy định pháp luật, trình tự thủ tục để thực hiện các quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của công dân. Các quyền và lợi ích chính đáng của công dân được pháp luật quy định, bảo vệ trong tất cả các lĩnh vực quan hệ xã hội.  Câu hỏi 5. H (22 tuổi) bị tâm thần từ nhỏ. Trong một lần phát bệnh, H đã đánh gãy tay em Q ở gần nhà gây tổn hại sức khỏe 30% cho em. Xin hỏi: hành vi của H có phải là vi phạm pháp luật hình sự không?Trả lời:Căn cứ vào khái niệm Tội phạm do Bộ Luật hình sự quy định thì vi phạm pháp luật hình sự phải có đầy đủ các dấu hiệu cơ bản sau đây:Là hành vi trái pháp luật được quy định trong Bộ Luật hình sựDo người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiệnNgười vi phạm phải có lỗi cố ý hoặc vô ýXâm phạm, gây thiệt hại cho những quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệTrong trường hợp này, H đã thực hiện hành vi trái pháp luật, làm tổn hại đến sức khỏe của em Q. Tuy nhiên, H bị tâm thần từ nhỏ và thực hiện hành vi gây thương tích khi đang phát bệnh. Điều đó có nghĩa H thực hiện hành vi trái pháp luật trong tình trạng mà anh ta không nhận thức và điều khiển được hành vi của mình.Pháp luật hình sự Việt Nam coi tình trạng của H là không có năng lực trách nhiệm hình sự. Cụ thể, Điều 21, Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi 2017 quy định: “Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự”. Đối với người này, phải áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh.”Như vậy, do H là người không có năng lực trách nhiệm hình sự nên hành vi trái pháp luật do anh thực hiện không phải là vi phạm pháp luật hình sự. Câu hỏi 6. Ông Q thường xuyên đi săn với bạn bè. Trong một lần đi săn do nhìn lầm, tưởng người là thú nên ông Q đã bắn nhầm làm chết chị M. Khi cơ quan công an điều tra, ông Q khai báo rằng mình không cố ý bắn vào chị M, việc chị M bị chết là ngoài ý muốn. Đồng thời ông Q lập luận rằng hành vi làm chết chị M không phải là vi phạm pháp luật vì không có lỗi cố ý. Xin hỏi: trong trường hợp trên, ông Q có lỗi hay không? Hành vi của ông có phải là vi phạm pháp luật không?Trả lời:Lỗi là một trong các dấu hiệu cơ bản của vi phạm pháp luật. Nếu một hành vi trái pháp luật được thực hiện mà không có lỗi thì hành vi đó không phải là vi phạm pháp luật. Theo các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam, lỗi được chia thành bốn loại:Lỗi cố ý trực tiếp: là lỗi của của một người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, nhận thức rõ hành vi của mình là có tính nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả đó xảy raLỗi cố ý gián tiếp: là lỗi của một người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội nhận thức rõ tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình, thấy trước hậu quả có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.Lỗi vô ý vì quá tự tin: là lỗi trong trường hợp người phạm tội tuy thấy hành vi của mình có thể gây hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được nên vẫn thực hiện và đã gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội.Lỗi vô ý do cẩu thả: là lỗi trong trường hợp người phạm tội đã gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng do cẩu thả nên không thấy trước được khả năng gây ra hậu quả đó mặc dù điều kiện khách quan buộc họ phải thấy trước hậu quả đó.Đối với ông Q, tuy ông không cố ý làm chết chị M nhưng ông vẫn có lỗi. Lỗi được xác định trong trường hợp này là lỗi vô ý do cẩu thả. Bởi địa điểm đi săn nơi thỉnh thoảng có người qua lại nên khi đi săn, ông có trách nhiệm phải quan sát, tránh sát thương vào người khác. Nếu như lúc ngắm bắn, ông quan sát kỹ càng và cẩn thận hơn thì chắc chắn sẽ không nhầm người là thú và bắn vào chị M. Hành vi bắn vào chị M thể hiện sự cẩu thả, thiếu trách nhiệm của ông khi đi săn.Như vậy, hành vi của ông Q đã có đủ các dấu hiệu của một vi phạm pháp luật. Cụ thể, trong trường hợp này, ông đã phạm tội vô ý làm chết người được quy định tại Điều 128 Bộ Luật Hình sự:“ 1. Người nào vô ý làm chết người, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.2. Phạm tội làm chết 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm”. Câu hỏi 7. K đi xe máy phóng nhanh, vượt ẩu nên đâm vào anh C đi ngược chiều. Hậu quả là anh C bị chấn thương, tổn hại sức khỏe của anh là 31%; chiếc xe máy của anh C bị vỡ nhiều bộ phận do tác động của va chạm. Xin hỏi, trong trường hợp này, K phải chịu những loại trách nhiệm pháp lý nào?Trả lời:Một hành vi vi phạm pháp luật có thể phải chịu nhiều loại trách nhiệm pháp lý khác nhau. Những loại trách nhiệm pháp lý mà K phải chịu là:Trách nhiệm hành chính: bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định số 46/2016/NĐ-CP ngày ngày 26 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.Trách nhiệm dân sự:K còn phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại về sức khỏe và tài sản cho anh C theo nguyên tắc được quy định tại Khoản 1, Điều 584, Bộ Luật Dân sự “ Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác”.Cụ thể, trong trường hợp này, K phải bồi thường những thiệt hại về sức khỏe mà anh C phải chịu đựng và cả thiệt hại do chiếc xe máy bị hỏng. Câu hỏi 8. Dịch tả đang lây lan mạnh trên địa bàn huyện X. Cơ quan y tế đã kết luận thịt chó là nguồn thực phẩm có nguy cơ lớn làm lây lan vẩy dịch sang người. Trước nguy cơ dịch bệnh lan rộng, chủ tịch UBND huyện X đã quyết định tạm đình chỉ hoạt động của các cửa hàng thịt chó và các đầu mối giết, mổ thịt chó trong huyện. Xin hỏi: việc các cửa hàng bán thịt chó phải đóng cửa có phải là trách nhiệm pháp lý không?Trả lờiTrách nhiệm pháp lý là nghĩa vụ mà các cá nhân hoặc tổ chức phải gánh chịu hậu quả bất lợi từ hành vi vi phạm pháp luật của mình.Như vậy, trách nhiệm pháp lý có những đặc điểm riêng sau đây:Trách nhiệm pháp lý là hệ quả của vi phạm pháp luật và chỉ phát sinh khi có vi phạm pháp luật. Các tổ chức, cá nhân chỉ có thể bị áp dụng trách nhiệm pháp lý khi họ có hành vi vi phạm pháp luật.Trách nhiệm pháp lý có tính chất trừng phạt hoặc nhằm khôi phục lại những quyền và lợi ích bị xâm phạm.Căn cứ vào những đặc điểm trên, có thể kết luận rằng việc các cửa hàng kinh doanh thịt chó bị buộc phải đóng cửa không phải là trách nhiệm pháp lý vì:Biện pháp này không nảy sinh từ bất cứ một vi phạm pháp luật nào của các cửa hàng kinh doanh.Biện pháp này không hướng tới mục đích trừng phạt răn đe. Mục đích của biện pháp cưỡng chế này là nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan trong khu vực dân cư.Tóm lại, việc các cửa hàng kinh doanh thịt chó bị đóng cửa không phải là trách nhiệm pháp lý mà chỉ là một biện pháp cưỡng chế hành chính.  Câu hỏi 9. Có bao nhiêu hình thức thực hiện pháp luật? Nêu cụ thể các hình thức đó? Trả lời:Thực hiện pháp luật là một quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi thực tế  hợp pháp của các cá nhân, tổ chức. Có 4 hình thức thực hiện pháp luật như sau:- Tuân theo (tuân thủ) pháp luật: là hình thức thực hiện pháp luật trong đó các cá nhân, cơ quan, tổ chức tự mình kiềm chế không tiến hành những hoạt động mà pháp luật ngăn cấm. Ở hình thức này chỉ đòi hỏi các chủ thể tự kiềm chế mình không thực hiện những hành vi mà pháp luật nghiêm cấm. – Thi hành (chấp hành) pháp luật: là hình thức thực hiện pháp luật mà trong đó các cá nhân, cơ quan, tổ chức tích cực thực hiện những nghĩa vụ do pháp luật quy định. Hình thức này đòi hỏi các chủ thể phải thực hiện nghĩa vụ pháp lý một cách tích cực và chỉ có thể bằng hoạt động tích cực mới thực hiện nghĩa vụ của mình. – Sử dụng pháp luật: là hình thức thực hiện pháp luật mà trong đó các cá nhân, cơ quan, tổ chức thực hiện các quyền của mình theo quy định của pháp luật. Khác với hình thức Tuân theo pháp luật và Thi hành pháp luật, các chủ thể phải thực hiện các quy định pháp luật một cách “thụ động” hay “tích cực” thì trong hình thức Sử dụng pháp luật, các chủ thể được “chủ động” thực hiện hoặc không thực hiện các quyền của mình theo ý chí của mình. – Áp dụng pháp luật: là hình thức thực hiện pháp luật do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền tiến hành để tổ chức cho các cá nhân, cơ quan, tổ chức khác thực hiện các quy định của pháp luật, hoặc tự mình căn cứ vào các quy định của pháp luật để ra các quyết định làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt các quan hệ pháp luật cụ thể. Điểm đặc biệt của hình thức áp dụng pháp luật là nếu như 3 hình thức kia là những hình thức mà mọi cá nhân, cơ quan, tổ chức đều có thể thực hiện thì áp dụng pháp luật chỉ do các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức nhà nước có thẩm quyền thực hiện.  Câu hỏi 10. Các hành vi như: học sinh đến trường để học tập, nam công dân thực hiện nghĩa vụ quân sự, nhà máy không xả chất thải chưa được xử lý ra môi trường, Thanh tra xây dựng xử phạt đối với hành vi xây dựng trái phép… có phải là thực hiện pháp luật không? Nếu có thì mỗi hành vi trên tương ứng với hình thức thực hiện pháp luật nào?Trả lời:Thực hiện pháp luật là tất cả những hành vi, xử sự của cá nhân, tổ chức được tiến hành phù hợp với các quy định của pháp luật. Hành vi của những đối tượng trên đều là hoạt động thực hiện pháp luật bởi đó là những xử sự thực tế của mỗi cá nhân, tổ chức theo trách nhiệm, thẩm quyền của mình, phù hợp với quy định của pháp luật. Có 4 hình thức thực hiện pháp luật là tuân theo pháp luật, thi hành pháp luật, sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật. Dựa vào tính chất của hoạt động thì mỗi hành vi nêu trên tương ứng với hình thức thực hiện pháp luật sau:- Pháp luật bảo vệ môi trường nghiêm cấm cơ quan, tổ chức thải chất thải chưa được xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường và chất nguy hại khác vào đất, nguồn nước… Hành vi nhà máy không xả chất thải chưa được xử lý ra môi trường tương ứng với hình thức tuân theo pháp luật.  – Luật Nghĩa vụ quân sự quy định công dân nam có nghĩa vụ phục vụ tại ngũ trong Quân đội nhân dân Việt Nam. Hành vi công dân nam thực hiện nghĩa vụ quân sự tương ứng với hình thức thi hành pháp luật – Hành vi học sinh đến trường để học tập là biểu hiện của việc công dân thực hiện quyền học tập đã được Hiến pháp và các văn bản pháp luật ghi nhận như: Luật Giáo dục, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Như vậy hành vi này tương ứng với hình thức sử dụng pháp luật.  – Hành vi Thanh tra xây dựng xử phạt đối với hành vi xây dựng trái phép tương ứng với hình thức áp dụng pháp luật. Ở đây, Thanh tra xây dựng – trong phạm vi thẩm quyền của mình được pháp luật quy định đã căn cứ vào các quy định pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng để ra Quyết định xử phạt đối với người có hành vi xây dựng trái phép.   Câu hỏi 11. Anh Quân và chị Lan đến Ủy ban nhân dân xã gửi hồ sơ xin đăng ký kết hôn. Năm ngày sau, tại trụ sở Ủy ban, đại diện Ủy ban nhân dân xã trao cho anh chị Giấy chứng nhận kết hôn, chính thức công nhận anh chị là vợ chồng. So sánh hành vi của anh Quân chị Lan và Ủy ban nhân dân xã trong thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn?Trả lời:- Điểm giống nhau giữa hành vi của anh Quân chị Lan và Ủy ban nhân dân xã khi thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn: đều là hành vi thực hiện pháp luật.- Điểm khác nhau:+ Về chủ thể: hành vi của anh Quân chị Lan là hành vi của công dân thực hiện pháp luật; hành vi của Ủy ban nhân dân xã là hành vi của cơ quan Nhà nước thực hiện pháp luật.+ Về hình thức thực hiện pháp luật: Anh Quân chị Lan gửi hồ sơ xin đăng ký kết hôn là biểu hiện của hình thức thi hành (chấp hành) pháp luật, theo đó các cá nhân, cơ quan, tổ chức tích cực thực hiện những nghĩa vụ do pháp luật quy định. Điều 11 Luật Hôn nhân và gia đình quy định việc kết hôn phải đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nam, nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng thì không được pháp luật công nhận là vợ chồng. Còn việc Ủy ban nhân dân xã trao Giấy chứng nhận kết hôn cho anh Quân chị Lan là hành vi áp dụng pháp luật. Ở đây, Ủy ban nhân dân xã căn cứ vào thẩm quyền của mình do Luật hôn nhân và gia đình quy định để tiến hành thủ tục đăng ký kết hôn, cấp Giấy chứng nhận kết hôn cho công dân.   Câu hỏi 12. Lên lớp 10, Hùng được bố mẹ mua cho xe máy để đi học. Hôm đó, vừa phóng xe ra khỏi nhà, đến ngã tư đầu phố, Hùng bị chú Cảnh sát giao thông yêu cầu dừng xe vì đi xe máy không đội mũ bảo hiểm. Qua kiểm tra giấy tờ, chú cảnh sát nói Hùng còn mắc thêm một lỗi nữa là chưa đủ tuổi đi xe máy. Chú cảnh sát đã phạt cảnh cáo Hùng. Việc cảnh sát giao thông xử phạt Hùng là hình thức nào của thực hiện pháp luật? Hình thức đó được sử dụng trong những trường hợp nào?Trả lời:Việc cảnh sát giao thông phạt cảnh cáo Hùng trong trường hợp trên  là hình thức áp dụng pháp luật. Ở đây, cảnh sát giao thông theo thẩm quyền của mình và căn cứ vào các quy định của pháp luật để ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ của Hùng.Áp dụng pháp luật được thực hiện trong các trường hợp sau:- Khi Nhà nước cần áp dụng các biện pháp cưỡng chế đối với những cá nhân, tổ chức, cơ quan vi phạm pháp luật. Hay nói cách khác, áp dụng pháp luật chỉ được thực hiện khi có hành vi vi phạm pháp luật. Vì vậy, cảnh sát giao thông xử phạt Hùng vì đã có các hành vi vi phạm nêu trên.- Khi những quyền và nghĩa vụ pháp lý cụ thể của các chủ thể không mặc nhiên phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt nếu thiếu sự can thiệp của Nhà nước. Ví dụ: Hiến pháp quy định công dân có quyền tự do kinh doanh, nhưng công dân muốn được kinh doanh thì phải đến cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan này phải căn cứ vào các quy định của pháp luật để cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho công dân đó. Như vậy, công dân muốn thực hiện quyền kinh doanh thì phải thông qua hoạt động áp dụng pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.- Khi xảy ra tranh chấp về quyền và nghĩa vụ giữa các bên tham gia quan hệ pháp luật mà tự họ không thể giải quyết được. Trong trường hợp này, quan hệ pháp luật đã phát sinh, nhưng quyền và nghĩa vụ của các bên không được thực hiện và có sự tranh chấp. Ví dụ: A vay tiền của B nhưng sau đó A không trả cho B. Hai bên không tự giải quyết được nên B kiện A ra tòa án. Tòa án căn cứ vào các quy định của pháp luật dân sự để ra bản án buộc A phải trả tiền cho B.- Khi Nhà nước thấy cần phải tham gia kiểm tra, giám sát hoạt động của các bên trong quan hệ pháp luật hoặc xác nhận sự tồn tại hay không tồn tại của một số sự việc, sự kiện thực tế. Ví dụ: cơ quan công chứng, chứng thực áp dụng pháp luật để xác nhận hợp đồng mua bán nhà ở, sao các văn bằng, chứng chỉ…     6 CÂU HỎI ĐÁP TÌNH HUỐNG VỀ PHÁP LUẬT VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG DÂN Câu hỏi 1. Xin hỏi: hiện nay, nhà nước ta có những chính sách hỗ trợ nào đối với những học sinh gặp nhiều khó khăn trong học tập như: học sinh nghèo, học sinh là con thương binh, bệnh binh, học sinh là người khuyết tật, học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn?Trả lời:Học tập là quyền cơ bản của công dân. Mọi công dân đều bình đẳng về cơ hội học tập. Đất nước ta còn nghèo, đời sống kinh tế còn nhiều khó khăn, vì vậy, còn rất nhiều học sinh gặp nhiều trở ngại trong học tập. Nhằm bảo đảm cho mọi công dân đều được tiếp cận với những cơ hội học tập như nhau.Điều 61, Hiến pháp 2013 quy định: “1. Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. 2. Nhà nước ưu tiên đầu tư và thu hút các nguồn đầu tư khác cho giáo dục; chăm lo giáo dục mầm non; bảo đảm giáo dục tiểu học là bắt buộc, Nhà nước không thu học phí; từng bước phổ cập giáo dục trung học; phát triển giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp; thực hiện chính sách học bổng, học phí hợp lý.3. Nhà nước ưu tiên phát triển giáo dục ở miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; ưu tiên sử dụng, phát triển nhân tài; tạo điều kiện để người khuyết tật và người nghèo được học văn hoá và học nghề”. Cụ thể hóa quy định trên, nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách, các biện pháp hỗ trợ những học sinh nghèo gặp khó khăn, nhằm bảo đảm cho mọi học sinh đều được học tập. Đó là:Chính sách cấp học bổng cho học sinh nghèo vượt khó, học sinh là người tàn tật, học sinh là người dân tộc thiểu số.Chính sách trợ cấp và miễn giảm học phí cho người học là đối tượng được hưởng chính sách xã hội, người dân tộc thiểu số ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, người mồ côi không nơi nương tựa, người tàn tật, khuyết tật có khó khăn về kinh tế, người có hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn vượt khó trong học tậpChính sách khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong xã hội cấp học bổng và trợ cấp cho người học.Nhà nước thành lập trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường dự bị đại học cho con em dân tộc thiểu số, con em gia đình các dân tộc định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn. Trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường dự bị đại học được ưu tiên bố trí giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị và ngân sách.Chính sách cử tuyển vào đại học, cao đẳng, trung cấp đối với học sinh các dân tộc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khănChính sách tín dụng ưu đãi về lãi suất, điều kiện và thời hạn vay tiền để người học thuộc gia đình có thu nhập thấp có điều kiện học tập.Chính sách ưu tiên trong tuyển sinh đại học, cao đẳng đối với học sinh ở miền núi, vùng cao, vùng sâu, hải đảo, trong đó có các xã thuộc vùng có điều kiện kinh tế – xã hội, con thương binh, con bệnh binh Người khuyết tật được cung cấp phương tiện, tài liệu hỗ trợ học tập dành riêng trong trường hợp cần thiết; người khuyết tật nghe, nói được học bằng ngôn ngữ ký hiệu; người khuyết tật nhìn được học bằng chữ nổi Braille theo chuẩn quốc gia.Các chính sách hỗ trợ đã phát huy hiệu quả trên thực tế, giảm bớt khó khăn cho nhiều gia đình học sinh, tạo điều kiện để các em được hưởng sự bình đẳng về cơ hội học tập, động viên khích lệ học sinh tiếp tục cố gắng học tập. Câu hỏi 2. Sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông, Lan có nguyện vọng học tiếp lên đại học. Tuy nhiên, ước nguyện của em bị gia đình phản đối. Hoàn cảnh gia đình em rất khó khăn, bố mẹ mong muốn em lập gia đình sớm và cho rằng đối với con gái thì việc học nhiều là không cần thiết. Xin hỏi: Lan có quyền thực hiện tiếp nguyện vọng học tập của mình không?Trả lờiHọc tập không chỉ là nghĩa vụ mà còn là quyền của công dân. Nhờ học tập, công dân mới có thể phát triển toàn diện về kiến thức, nhân cách. Không những thế, bằng những kiến thức tích lũy trong quá trình học tập, công dân sẽ có cơ hội tìm kiếm được những công việc tốt, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của mình và cống hiến cho xã hội.Phụ nữ cũng bình đẳng như nam giới trong học tập. Luật Bình đẳng giới của Việt Nam quy định rằng nam nữ bình đẳng trong học tập. Phụ nữ cũng có quyền chọn ngành, nghề học tập, đào tạo và được tiếp cận, hưởng thụ các chính sách về giáo dục, đào tạo như nam giới. Học tập là một quá trình lâu dài và không có điểm dừng. Chính vì vậy, công dân có quyền học thường xuyên, học suốt đời. Đối với trường hợp của Lan, những kiến thức học được trong nhà trường phổ thông mới chỉ là nền tảng để em tiếp thu những kiến thức cao hơn. Em có quyền tiếp tục học để không ngừng hoàn thiện những kiến thức của mình.Mặc dù hoàn cảnh gia đình gặp nhiều khó khăn nhưng Lan vẫn có thể tiếp tục quá trình học tập của mình bằng sự trợ giúp của nhà nước và các tổ chức, cá nhân khác. Em có thể xin được miễn giảm học phí, xin vay vốn với lãi suất ưu đãi, tìm kiếm các học bổng và trợ cấp của các cá nhân trong xã hội. Câu hỏi 3. Công dân có quyền tự do sáng tạo. Hiện nay, nhà nước ta có chính sách gì để bảo đảm quyền tự do sáng tạo của công dân?Trả lờiHoạt động sáng tạo của công dân không chỉ có ý nghĩa đối với đời sống vật chất và tinh thần của công dân mà còn là động lực để phát triển văn hóa, khoa học, công nghệ, làm giàu cho đất nước. Chính vì vậy, nhà nước ta luôn quan tâm bảo đảm quyền tự do sáng tạo của công dân. Hiện nay, nhà nước bảo đảm quyền tự do sáng tạo của công dân bằng các hình thức sau:- Ban hành các văn bản pháp luật ghi nhận quyền tự do sáng tạo của công dân. Điều 40, Hiến Pháp 2013 quy định: “Mọi người có quyền nghiên cứu khoa học và công nghệ, sáng tạo văn học, nghệ thuật và thụ hưởng lợi ích từ các hoạt động đó”. Khoản 2, Điều 62 Hiến Pháp 2013 quy định: “Nhà nước ưu tiên đầu tư và khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư nghiên cứu, phát triển, chuyển giao, ứng dụng có hiệu quả thành tựu khoa học và công nghệ; bảo đảm quyền nghiên cứu khoa học và công nghệ; bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ”. Quy định này của Hiến pháp đã được các văn bản pháp luật khác quy định chi tiết, cụ thể hơn.- Nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện các văn bản pháp luật nhằm công nhận và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của tổ chức, cá nhân trên cơ sở bảo đảm hài hoà lợi ích của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ với lợi ích công cộng. Luật Sở hữu trí tuệ có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của các tổ chức, cá nhân.- Khuyến khích, thúc đẩy hoạt động sáng tạo, khai thác tài sản trí tuệ nhằm góp phần phát triển kinh tế – xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.- Hỗ trợ tài chính cho việc nhận chuyển giao, khai thác sản phẩm trí tuệ phục vụ lợi ích công cộng; khuyến khích tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tài trợ cho hoạt động sáng tạo và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.- Xử lý nghiêm minh, theo đúng quy định của pháp luật đối với các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của công dân. Các hành vi xâm phạm quyền sở hữu nếu gây thiệt hại cho lợi ích của xã hội và cộng đồng sẽ bị xử lý bằng các chế tài hình sự. Câu hỏi 4. Công dân có quyền tự do sáng tạo. Kết quả của hoạt động sáng tạo của công dân là các sản phẩm trí tuệ. Tuy nhiên, những sản phẩm trí tuệ này dễ bị sao chép, sử dụng trái phép trên thực tế. Xin hỏi, theo các quy định của pháp luật hiện hành, công dân có thể sử dụng những phương thức nào để bảo vệ các sản phẩm trí tuệ của mình khỏi các hành vi xâm phạm?Trả lời:Công dân có quyền tự do sáng tạo và thể hiện sự sáng tạo của mình thành những sản phẩm trí tuệ. Hiện nay, theo pháp luật, sản phẩm trí tuệ bao gồm ba loại: tác phẩm, đối tượng quyền sở hữu công nghiệp, giống cây trồng và vật liệu nhân giống. Các sản phẩm trí tuệ này thường dễ bị sao chép, sử dụng trái phép và bị xâm phạm. Chính vì vậy, nhằm bảo đảm quyền tự do sáng tạo của công dân, pháp luật đã quy định những phương thức để công dân có thể bảo vệ các sản phẩm trí tuệ của mình:Đăng ký sản phẩm trí tuệ với cơ quan nhà nước có thẩm quyền:Đây là một phương thức hữu hiệu để bảo vệ các sản phẩm trí tuệ. Hoạt động đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền có ý nghĩa ghi nhận thông tin về sản phẩm trí tuệ, người sáng tạo ra sản phẩm, người sở hữu. Trên cơ sở đơn đăng ký của công dân, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ cấp giấy chứng nhận hoặc văn bằng bảo hộ làm cơ sở đê bảo vệ các quyền sở hữu trí tuệ của công dân.Tự bảo vệ:Pháp luật quy định rằng công dân có quyền áp dụng các biện pháp công nghệ và các biện pháp cần thiết khác để tự bảo vệ các sản phẩm trí tuệ của mình khỏi sự xâm phạm của người khác.Khởi kiện dân sự đối với các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ:Khi phát hiện các sản phẩm trí tuệ của mình đang bị tổ chức, cá nhân khác xâm phạm gây thiệt hại về lợi ích vật chất và tinh thần, công dân có thể khởi kiện đối tượng vi phạm đến tòa án hoặc trọng tài để yêu cầu chấm dứt hành vi vi phạm, buộc xin lỗi hoặc buộc bồi thường thiệt hại và thực hiện các nghĩa vụ dân sự khác.Tố cáo hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền:Khi nhận thấy hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây thiệt hại đến lợi ích của chủ sở hữu sản phẩm trí tuệ, xã hội và cộng đồng, công dân có thể tố cáo những hành vi vi phạm đó đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tổ chức, cá nhân có những hành vi xâm phạm này có thể bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị xử lý hình sự nếu hành vi có tính nguy hiểm cho xã hội cao (ví dụ: hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả) Câu hỏi 5. Xin cho biết, hiện nay, nhà nước ta có những chính sách gì để bảo đảm quyền được chăm sóc sức khỏe của nhân dân?Trả lời:Quyền được chăm sóc sức khỏe là một quyền quan trọng trong nhóm quyền được phát triển của công dân. Trong nhiều năm qua, nhà nước ta luôn quan tâm đến bảo vệ sức khỏe của nhân dân.Điều 38, Hiến pháp 2013 quy định về trách nhiệm của nhà nước đối với quyền được bảo vệ sức khỏe của nhân dân như sau: “1. Mọi người có quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, bình đẳng trong việc sử dụng các dịch vụ y tế và có nghĩa vụ thực hiện các quy định về phòng bệnh, khám bệnh, chữa bệnh.2. Nghiêm cấm các hành vi đe dọa cuộc sống, sức khỏe của người khác và cộng đồng”.Nhằm cụ thể hóa quy định trên của Hiến pháp, nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật quy định về quyền được hưởng các chế độ chăm sóc y tế, quyền được khám bệnh, chữa bệnh của công dân đồng thời quy định trách nhiệm của các cơ sở y tế trong việc khám, chữa bệnh cho công dân. Ngoài ra, nhà nước còn thực hiện các chính sách sau:- Ưu tiên bố trí ngân sách nhằm đáp ứng nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh cơ bản của nhân dân. Quan tâm dành ngân sách cho việc chăm sóc sức khỏe đối với người có công với cách mạng, trẻ em, người nghèo, nông dân, đồng bào dân tộc thiểu số, nhân dân ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn và vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.- Tăng cường phát triển nguồn nhân lực y tế, đặc biệt là nguồn nhân lực y tế ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn và vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn. – Đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động khám bệnh, chữa bệnh; khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh.- Khuyến khích việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ trong khám bệnh, chữa bệnh.- Nhà nước có chính sách ưu tiên về chăm sóc sức khỏe đối với một số đối tượng đặc thù như: miễn phí khám, chữa bệnh đối với trẻ em dưới 6 tuổi tại các cơ sở y tế công lập, các ưu đãi chăm sóc sức khỏe đối với người cao tuổi, người khuyết tật; người có công với cách mạng… Câu hỏi 6. Xin hỏi: hiện nay, nhà nước ta có những chính sách gì để khuyến khích, bồi dưỡng những học sinh tài năng, có thành tích cao trong học tập.Trả lời:“Hiền tài là nguyên khí quốc gia.” Nhà nước ta luôn luôn có chính sách ưu đãi, khuyến khích bồi dưỡng nhân tài. Tại Khoản 1 và Khoản 3 Điều 61, Hiến pháp 2013 quy định: “1. Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. ………….3. Nhà nước ưu tiên phát triển giáo dục ở miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; ưu tiên sử dụng, phát triển nhân tài; tạo điều kiện để người khuyết tật và người nghèo được học văn hoá và học nghề”. Hiện nay, Nhà nước ta có rất nhiều các chính sách để khuyến khích bồi dưỡng các học sinh tài năng, có thành tích cao trong học tập:Thành lập các trường chuyên, trường năng khiếu, ưu tiên bố trí giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị, ngân sách cho các trường; khuyến khích và có chính sách ưu đãi các tổ chức cá nhân thành lập các trường chất lượng cao;Nhà nước có chính sách cấp học bổng khuyến khích học tập cho học sinh đạt kết quả học tập xuất sắc ở trường chuyên, trường năng khiếu; người học có kết quả học tập, rèn luyện từ loại khá trở lên ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học. Ngoài ra, nhà nước khuyến khích các tổ chức cá nhân trong xã hội cấp học bổng cho người học có thành tích tốt.Nhà nước quy định chế độ ưu tiên xét tuyển vào đại học, cao đẳng đối với học sinh có năng khiếu, có thành tích học tập xuất sắc.Nhà nước tạo mọi điều kiện để người có tài được phát triển, cống hiến tài năng cho tổ quốc.Chính phủ đã ban hành Nghị định số 140/2017/NĐ-CP ngày 05/12/2017 về chính sách thu hút, tạo nguồn cán bộ từ sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ.      15 CÂU HỎI ĐÁP TÌNH HUỐNG VỀ PHÁP LUẬT   VỚI SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA ĐẤT NƯỚC  Câu hỏi 1. Phát triển bền vững là gì? Vai trò của pháp luật đối với sự phát triển bền vững của đất nước? Trả lờiPhát triển bền vững là một khái niệm được hiểu theo nhiều khía cạnh và theo các cách tiếp cận khác nhau. Cho đến nay, chưa có một khái niệm khoa học chính thức và đầy đủ nhất về phát triển bền vững. “Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm đáp ứng những nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng những nhu cầu của các thế hệ tương lai”. Đây là định nghĩa do Ủy ban Liên hợp quốc về môi trường và phát triển đưa ra. Về nội dung, bao gồm không chỉ các mục tiêu về tăng trưởng kinh tế, mà còn có cả các mục tiêu nâng cao phúc lợi xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái. Đến năm 1992, tại Hội nghị Th­ượng đỉnh Rio de Janeiro (Braxin), phát triển bền vững là trọng tâm chính được nhấn mạnh và cũng trong hội nghị này, mỗi quốc gia tham dự hội nghị đã cam kết xây dựng cho mình định hướng và chiến lược phát triển bền vững. Theo cách hiểu chung nhất thì phát triển bền vững được hiểu là một quá trình phát triển có sự kết hợp hài hòa giữa ba mặt: phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường. Tiêu chí đánh giá sự phát triển bền vững là tăng trưởng kinh tế ổn định ; thực hiện tốt tiến bộ và công bằng xã hội; khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo đảm quốc phòng và an ninh bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường sống.Cụ thể là :- Tăng trưởng liên tục và vững chắc về kinh tế (nhất là các ngành kinh tế then chốt);- Có sự bảo đảm và phát triển tiến bộ về văn hóa, xã hội: có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; phát triển tiến bộ và công bằng xã hội, thông qua việc giải quyết vấn đề dân số và việc làm, xóa đói giảm nghèo, vấn đề bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, vấn đề xóa bỏ tệ nận xã hội, vấn đề đạo đức và lối sống.- Môi trường được bảo vệ;- Có nền quốc phòng và an ninh vững chắc.Phát triển bền vững là con đường tất yếu của Việt Nam. Phát triển suy cho cùng là nhằm nâng cao phúc lợi của con người cả về vật chất lẫn tinh thần. Mục tiêu phát triển ở nước ta là: “Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng và văn minh” đã được Đảng và Nhà nước ta đề ra. Chỉ có phát triển bền vững trên cơ sở kết hợp hài hòa giữa ba lĩnh vực kinh tế, xã hội và môi trường, trong đó phát triển kinh tế vẫn phải được coi là trọng tâm trong giai đoạn hiện nay, mới có thể đạt được mục tiêu cao nhất này.Vai trò của pháp luật đối với sự phát triển bền vững của đất nước, được thể hiện trước hết ở vai trò trong việc phát triển kinh tế đất nước, có thể là động lực thúc đẩy hoặc là công cụ cản trở (kìm hãm) sự phát triển kinh tế.Trong những năm qua, công tác xây dựng pháp luật của Việt Nam đã từng b­ước được củng cố và tăng cường nhằm tạo lập một khung pháp lý cơ bản phục vụ cho sự phát triển bền vững của đất n­ước. Trong đó, pháp luật về phát triển kinh tế, về môi trường, về xoá đói giảm nghèo và về vấn đề giới được coi là những lĩnh vực ­ưu tiên nhất làm cơ sở để thực hiện các mục tiêu và chiến lược phát triển.Kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh là những bộ phận cấu thành không thể tách rời nhau trong quá trình phát triển bền vững đất nước. Pháp luật có vai trò thúc đẩy kinh tế tăng trưởng và phát triển, bảo đảm sự phát triển tiến bộ về văn hóa và xã hội, giữ gìn và bảo vệ môi trường, giữ vững quốc phòng và an ninh, tạo điều kiện để phát triển bền vững đất nước. Đây là những yêu cầu cơ bản cho phát triển bền vững của đất nước. Câu hỏi 2. Kết thúc giờ học Giáo dục công dân, Quỳnh và Nhàn tranh luận với nhau về nội dung của quyền tự do kinh doanh. Quỳnh cho rằng: “Công dân có quyền tự do kinh doanh bất cứ nghề gì, hàng gì. Đó mới là nội dung của quyền tự do kinh doanh”. Nhàn không đồng tình với quan điểm trên, mà hiểu rằng kinh doanh phải trong khuôn khổ pháp luật cho phép. Ý kiến của bạn nào đúng, bạn nào sai? Hãy giải thích rõ hơn về quyền tự do kinh doanh?Trả lời: Ý kiến bạn Nhàn đúng.Quyền tự do kinh doanh là quyền của công dân được lựa chọn hình thức tổ chức kinh tế, ngành nghề và quy mô kinh doanh. Quyền tự do kinh doanh là một trong các quyền cơ bản của công dân, được quy định tại Điều 33 Hiến pháp năm 2013 và trong pháp luật về kinh doanh: “ Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm”.Theo quy định của Hiến pháp, công dân có quyền tự do kinh doanh nhưng phải trong khuôn khổ pháp luật. Người kinh doanh phải tuân theo quy định của pháp luật và sự quản lý của Nhà nước như phải kê khai đúng số vốn, kinh doanh đúng ngành, mặt hàng ghi trong giấy phép, không kinh doanh những lĩnh vực mà Nhà nước cấm như thuốc nổ, vũ khí, ma túy, mại dâm… Câu hỏi 3. Thuế là gì? Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp quy định giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho cơ sở kinh doanh sử dụng nhiều lao động là người dân tộc thiểu số; miễn thuế thu nhập doanh nghiệp đối với phần thu nhập doanh nghiệp từ hoạt động dạy nghề dành riêng cho người dân tộc thiểu số. Việc quy định miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho  các cơ sở dó có tác dụng như thế nào? Trả lời:Thuế là khoản tiền mà cá nhân và tổ chức bắt buộc phải đóng góp theo nghĩa vụ vào Ngân sách nhà nước theo luật định để đáp ứng các nhu cầu chi tiêu của Nhà nước vì phúc lợi cuả toàn xã hội, vì sự phát triển của đất nước. Thuế có tác dụng ổn định thị trường, điều chỉnh cơ cấu kinh tế, góp phần đảm bảo phát triển kinh tế theo đúng định hướng của nhà nước.Nhà nước đã và đang có nhiều biện pháp cải tiến hệ thống và cách thức thu thuế nhằm một mặt thu đủ, thu đúng đối tượng cần thu, hợp lý hoá và giảm thuế suất, tăng diện thu, nuôi dưỡng nguồn thu về lâu dài, mặt khác đảm bảo việc thu thu thuế minh bạch công khai, dân chủ. Đóng thuế vừa là nghĩa vụ của công dân, vừa là vinh dự của mỗi người được góp phần vào việc xây dựng và phát triển đất nước. Nhà nước quy định trong Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp việc giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho cơ sở kinh doanh sử dụng nhiều lao động, lao động là người dân tộc thiểu số; miễn thuế thu nhập doanh nghiệp đối với phần thu nhập doanh nghiệp từ hoạt động dạy nghề dành riêng cho người dân tộc thiểu số là nhằm khuyến khích các cơ sở sản xuất kinh doanh tạo ra nhiều việc làm mới cho người lao động, để giải quyết vấn đề công ăn việc làm – một trong những vấn đề xã hội gay gắt nhất hiện nay. Đồng thời, với các quy định khuyến khích cơ sở kinh doanh tạo việc làm cho người dân tộc thiểu số, pháp luật nước ta góp phần thực hiện bảo đảm công bằng xã hội, từ đó làm cho sản xuất phát triển, làm ra nhiều sản phẩm cho xã hội và qua đó góp phần tăng trưởng kinh tế. Câu hỏi 4. Tại sao để phát triển bền vững đất nước, cần quan tâm phát triển lĩnh vực văn hóa? Vai trò của pháp luật về phát triển văn hóa?Trả lời:Văn hóa là một bộ phận hữu cơ trong toàn bộ hoạt động của xã hội, là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội. Xây dựng và phát triển môi trường văn hóa lành mạng được coi như bước đi ban đầu của sự nghiệp xây dựng và phát triển bền vững đất nước. X ây dựng môi trường văn hóa lành mạnh cũng chính là góp phần tạo ra môi trường chính trị- xã hội ổn định, an toàn và bền vững trên cơ sở đời sống kinh tế được đảm bảo.Một đất nước phát triển bền vững phải là một đất nước có sự tăng trưởng kinh tế kết hợp hài hòa với phát triển lĩnh vực văn hóa, xã hội để có nền văn hóa lành mạnh, vừa tiên tiến, hiện đại vừa mang bản sắc dân tộc, bảo đảm tiến bộ và công bằng trong xã hội…Vai trò của pháp luật đối với sự phát triển văn hóa, thể hiện ở việc pháp luật góp phần phát huy giá trị văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại, đáp ứng nhu cầu đời sống tinh thần của nhân dân, nâng cao dân trí, xây dựng đạo đức và lối sống tốt đẹp của người Việt Nam, góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.Trong quá trình xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, pháp luật là những chuẩn mực, trong đó quy định về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể, quy định những việc được làm, những việc không được làm và những việc cần phải làm trong lĩnh vực văn hóa. Không có pháp luật, nền văn hóa đất nước khó có thể được bảo vệ và phát triển theo đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.Pháp luật về phát triển văn hóa Việt Nam được quy định trong Hiến pháp, Bộ luật dân sự, Luật Di sản văn hóa, Luật Báo chí…Những quy định của pháp luật về văn hóa góp phần phát huy giá trị văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại, đáp ứng nhu cầu đời sống tinh thần của nhân dân, nâng cao dân trí, xây dựng đạo đức và lối sống tốt đẹp của người Việt Nam, góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Câu hỏi 5. Anh Bàn Văn S – người dân ở xã L huyện K tỉnh H cho biết: Sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về, được sự quan tâm của Đoàn xã anh đã được vay 30 triệu đồng để đầu tư phát triển kinh tế, anh đã trồng lúa, cà phê và chăn nuôi nhờ vậy mà cuộc sống đã dần ổn định. Không chỉ riêng anh S mà còn nhiều thanh niên dân tộc thiểu số đã thoát nghèo nhờ nguồn vốn vay từ Ngân hàng chính sách xã hội. Anh S đã khuyên nhiều người dân trong xã mạnh dạn đứng ra vay vốn làm giàu vì anh cho rằng hiện nay nhà nước đã có nhiều quy định pháp luật về giải quyết việc làm cho người dân. Đây là một trong các nội dung quan trọng trong việc xây dựng và phát triển các lĩnh vực xã hội của đất nước. Ý kiến của anh có đúng không?  Trả lờiNội dung cơ bản của pháp luật về phát triển các lĩnh vực xã hội bao gồm các các quy định pháp luật về các lĩnh vực xã hội cơ bản như: giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo; kiềm chế sự gia tăng nhanh dân số; chăm sóc sức khỏe cho nhân dân; phòng, chống tệ nạn xã hội…Trong đó, vấn đề giải quyết việc làm cho người dân được nhà nước đặc biệt quan tâm.Để giải quyết vấn đề việc làm cho nhân dân, pháp luật quy định nhà nước sử dụng các biện pháp kinh tế – tài chính để thực hiện xóa đói, giảm nghèo như: tăng nguồn vốn xóa đói, giảm nghèo, mở rộng các hình thức trợ giúp cho người nghèo… Ví dụ việc các ngân hàng chính sách xã hội cho người dân vay vốn ưu đãi để kinh doanh. Do vậy, ý kiến của anh S là hoàn toàn chính xác. Câu hỏi 6. Mặc dù đã có hai con, đủ nếp, đủ tẻ, cô con gái đầu học lớp 1 xinh xắn, ngoan ngoãn, cậu em vừa tròn 3 tuổi khôi ngô, khỏe mạnh, song anh C – 40 tuổi làm nghề kinh doanh tự do vẫn muốn vợ sinh thêm con. Anh quan niệm “thêm con, thêm của”. Không đồng ý với ý kiến của chồng, vợ anh C  muốn dừng lại ở 2 con để có nhiều thời gian chăm sóc, nuôi dạy con và phát triển kinh tế. Theo chị C việc kế hoạch hóa gia đình là trách nhiệm của mọi cá nhân trong xã hội, được ghi nhận ngay trong Hiến pháp. Điều đó có đúng không?  Trả lờiTrong các vấn đề xã hội thì dân số luôn là vấn đề được Đảng và Nhà nước ta quan tâm, Đảng và Nhà nước ta có chủ trương kiềm chế sự gia tăng nhanh dân số bởi vì gia tăng nhanh dân số có ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường của đất nước, làm cho xã hội phát triển không lành mạnh và là một trong các nguyên nhân làm cho đất nước phát triển không bền vững.Đồng thời, để mọi gia đình Việt Nam có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, để bảo vệ sức khỏe bà mẹ và trẻ em và có điều kiện chăm sóc thế hệ tương lai cả về thể lực, trí tuệ và đạo đức, Khoản 2 Điều 58 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc sức khỏe người mẹ, trẻ em, thực hiện kế hoạch hóa gia đình”.Xuất phát từ quan điểm này, Luật Hôn nhân và gia đình và nhiều quy định khác của pháp luật quy định công dân có nghĩa vụ thực hiện kế hoạch hóa gia đình; xây dựng quy mô gia đình ít con, no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc bền vững; vợ chồng có nghĩa vụ thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình.Suy nghĩ của chị C cho rằng việc kế hoạch hóa gia đình là trách nhiệm của mọi công dân là đúng. Câu hỏi 7. Tại sao pháp luật lại quan tâm đến việc kiềm chế gia tăng dân số? Việc quy định mô hình gia đình ít con nhằm mục đích gì? Trả lời:Hiện nay, vấn đề bùng nổ dân số trên thế giới đã trở thành vấn đề toàn cầu và là sự quan tâm của nhiều quốc gia, nhất là ở những nước nghèo, đang phát triển. Ở nước ta có tốc độ tăng dân số nhanh và quy mô dân số lớn. Dân số tăng nhanh là một áp lực lớn đối với vấn đề giải quyết việc làm. Trước đây, do chính sách dân số nước ta tập trung chủ yếu vào việc giảm tỉ lệ tăng dân số nên chưa thể tập trung vào việc nâng cao chất lượng dân số. Hiện nay, nước ta cần có nguồn nhân lực chất lượng cao để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nên phải tập trung giải quyết một cách đồng bộ vấn đề dân số.Dân số tăng nhanh sẽ ảnh hưởng đến vấn đề xã hội, là một trong các nguyên nhân dẫn đến nạn đói nghèo, bệnh tật, tệ nạn xã hội. Nội dung cơ bản của pháp luật về dân số ở nước ta là nhằm mục đích giảm tỉ lệ tăng dân số, xây dựng quy mô gia đình ít con, no ấm, tiến bộ, bền vững. Gia đình là tế bào của xã hội, gia đình được xây dựng bền vững là tiền đề xây dựng đất nước bền vững.Việc quy định về nghĩa vụ của công dân xây dựng quy mô gia đình ít con chính là nhằm mục đích tạo điều kiện cho cha mẹ được chăm sóc, giáo dục con chu đáo, để con được phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo đức.Quy mô gia đình ít con sẽ là cơ sở, là điều kiện để khắc phục và hạn chế tới mức tối đa các vấn đề xã hội này, là một trong các yêu cầu, điều kiện góp phần phát triển bền vững đất nước. Câu hỏi 8. Cứ đến ngày Môi trường thế giới mùng 5-6 hàng năm, nhà trường nơi Vy học lại phát động nhiều phong trào tích cực bảo vệ môi trường như trồng cây xanh, vệ sinh dọn dẹp trường lớp… Hưởng ứng phong trào của trường, lớp của Vy hào hứng muốn tổ chức một vài hoạt động để bảo vệ môi trường song chưa biết lựa chọn hoạt động nào. Trong đó bạn lớp trưởng Dũng lại cho rằng nên tập trung các hoạt động bảo vệ rừng vì rừng đang ngày càng cạn kiệt. Điều đó có đúng không? Vai trò của pháp luật trong việc bảo vệ môi trường? Trả lời:Bảo vệ môi trường là điều kiện quan trọng để phát triển bền vững đất nước, vì môi trường có được bảo vệ thì kinh tế mới có điều kiện tăng trưởng; mà tăng trưởng kinh tế là tiền đề cho phát triển bền vững đất nước. Trong hoạt động bảo vệ môi trường, pháp luật là công cụ quan trọng của Nhà nước để xây dựng và hoàn thiện môi trường pháp lý cần thiết, tạo ra sự phối hợp giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường. Các quy định của pháp luật có tác dụng ngăn ngừa, hạn chế tác động xấu của con người trong quá trình khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên nhằm bảo vệ có hiệu quả môi trường và tài nguyên thiên nhiên.Pháp luật xác định trách nhiệm bảo vệ môi trường của các tổ chức, cá nhân trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và trong đời sống cộng đồng; hướng dẫn, giáo dục công dân xử sự đúng pháp luật về bảo vệ môi trường; xử lý nghiêm minh đối với các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. Pháp luật thúc đẩy hoạt động bảo vệ môi trường, góp phần nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường trong các tổ chức, cá nhân, đồng thời khuyến khích người dân tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường.Trong bảo vệ môi trường thì bảo vệ rừng có tầm quan trọng đặc biệt, vì rừng là tài nguyên quí báu của đất nước, có giá trị to lớn đối với nền kinh tế quốc dân. Ở nước ta hiện nay diện tích rừng và chất lượng tài nguyên rừng trong cả nước đã bị suy giảm nghiêm trọng. Thực trạng này đòi hỏi phải xây dựng và hoàn thiện pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng; đồng thời trừng trị nghiêm khắc các hành vi phá hoại rừng. Do vậy, ý kiến của Dũng là hoàn toàn chính xác. Câu hỏi 9. A là một thanh niên nông thôn 18 tuổi. Sau khi tốt nghiệp PTTH, do không có điều kiện thi đại học, A quyết định ở lại và làm giàu trên chính mảnh đất quê hương mình. Được biết Ủy ban nhân dân xã có chính sách cho vay vốn để làm giàu, A đã rất phấn khởi. Xin hỏi các chính sách giải quyết việc làm của Nhà nước có ý nghĩa như thế nào?Trả lời:Giải quyết  việc làm là một trong những chính sách quan trọng cơ bản của mỗi quốc gia, có tác động không chỉ đối với sự phát triển kinh tế mà còn đối với đời sống xã hội của quốc gia đó. Giải quyết tốt vấn đề này sẽ có ý nghĩa to lớn đối với mỗi công dân và toàn xã hội. Tăng trưởng kinh tế chỉ ổn định khi xã hội, cuộc sống và việc làm của mỗi người dân nói chung ổn định. Giải quyết việc làm tốt sẽ góp phần ổn định xã hội và tăng trưởng kinh tế bền vững. Vì vậy, xác định đúng đắn chủ trương, đường lối với các chính sách, biện pháp giải quyết việc làm có hiệu quả là mối quan tâm lớn của Đảng và Nhà nước ta.Hiện nay, Đảng và Nhà nước ta rất coi trọng vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động. Điều đó thể hiện ở sự thay đổi về nhận thức, quan niệm và tạo ra những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế, phát triển thị trường sức lao động, mở rộng quyền làm việc, quyền tự do lao động trong xã hội. Người lao động được đặt vào vị trí trung tâm, được chủ động, tự do tìm kiếm, tạo việc làm cho mình và cho người khác trong tất cả các thành phần kinh tế. Đi đôi với chính sách giải quyết việc làm trong nước, Đảng, Nhà nước ta còn chủ trương xuất khẩu lao động và coi đây là một trong những hoạt động kinh tế đối ngoại phù hợp với xu thế toàn cầu hóa và hội nhập về kinh tế nhằm giải quyết yêu cầu trước mắt và lâu dài, tăng thu nhập cho người dân, làm giàu cho đât nước. Câu hỏi 10. Tại sao phải bảo đảm quốc phòng và an ninh quốc gia? Nhiệm vụ của quốc phòng và an ninh gồm những nội dung gì? Trả lời:Dựng nước đi đôi với giữ nước là quy luật tồn tại và phát triển của dân tộc ta. Kế thừa truyền thống của cha ông, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Leenin, xuất phát từ tình hình hiện nay, Đảng ta xác định hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Hai nhiệm vụ này có quan hệ mật thiết với nhau, thúc đẩy lẫn nhau; trong đó nhiệm vụ được đặt lên hàng đầu là xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội trên đất nước ta.Hiện nay, trên cơ sở phân tích tình hình thế giới và trong nước, đặc biệt là chỉ rõ những nguy cơ và thách thức đối với sự phát triển của đất nước, Đảng và Nhà nước ta khẳng định sự cần thiết phải tăng cường quốc phòng, giữ vững an ninh quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của Đảng, Nhà nước và của toàn dân, trong đó Quân đội nhân dân và Công an nhân dân là lực lượng nòng cốt. Đây là nhiệm vụ rất to lớn và nặng nề của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Nhiệm vụ bảo vệ vững chắc Tổ quốc không chỉ đặt ra khi có chiến tranh hay bạo loạn mà là nhiệm vụ thường xuyên. Quốc phòng và an ninh gắn bó với nhau trong việc bảo vệ Tổ quốc. Nhiệm vụ của quốc phòng và an ninh rất rộng lớn, bao gồm các nội dung sau:- Xây dựng nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân vững mạnh toàn diện;- Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc;- Bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa;- Bảo vệ an ninh chính trị, an ninh kinh tế, an ninh văn hóa – tư tưởng;- Duy trì trật tự kỉ cương, an toàn xã hội;- Giữ vững ổn định chính trị của đất nước, ngăn ngừa, đẩy lùi và làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá, thù địch, không để bị động, bất ngờ.- Bảo đảm an ninh chính trị nội bộ. Câu hỏi 11. Mặc dù cùng 19 tuổi và có tên trong danh sách khám tuyển nghĩa vụ quân sự của địa phương, trong khi Quân hăng hái tham gia khám tuyển vì nghĩ rằng đi nghĩa vụ quân sự là thể hiện yêu nước, thì Thịnh lại cho rằng việc khám tuyển nghĩa vụ quân sự là tự nguyện, không bắt buộc nên không chịu đi khám. Hơn thế nữa, mặc dù đã được nhắc nhở nhiều lần và đã bị xử lí hành chính, Thịnh vẫn lẫn lữa không đi và bỏ trốn đi nơi khác. Xin hỏi, việc đi nghĩa vụ quân sự có phải bắt buộc hay không? Việc làm của Thịnh có vi phạm pháp luật hay không?Trả lời:Cùng với sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và bảo vệ môi trường, bảo đảm quốc phòng, giữ vững an ninh quốc gia là yếu tố không thể thiếu trong phát triển bền vững đất nước.Điều 64 Hiến pháp năm 2013 quy định: “ Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là sự nghiệp của toàn dân. Nhà nước củng cố và tăng cường nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân mà nòng cốt là lực lượng vũ trang nhân dân; phát huy sức mạnh tổng hợp của đất nước để bảo vệ vững chắc Tổ quốc, góp phần bảo vệ hòa bình ở khu vực và trên thế giới. Cơ quan, tổ chức, công dân phải thực hiện đầy đủ nhiệm vụ quốc phòng và an ninh”.Để mọi công dân thực hiện quyền, nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ an ninh quốc gia, Nhà nước ban hành chế độ nghĩa vụ quân sự, thực hiện giáo dục quốc phòng trong các cơ quan, tổ chức và đối với mọi công dân; tuyên truyền, giáo dục bảo vệ an ninh quốc gia.Khoản 2 Điều 6 Luật quốc phòng quy định “Công dân phải trung thành với Tổ quốc, làm nghĩa vụ quân sự, được giáo dục về quốc phòng và huấn luyện quân sự…, chấp hành nghiêm chỉnh các biện pháp của Nhà nước và người có thẩm quyền khi đất nước có tình trạng chiến tranh hoặc tình trạng khẩn cấp về quốc phòng…”.Việc thực hiện nghĩa vụ quân sự là bắt buộc đối với mọi công dân. Theo quy định tại Điều 12 Luật Nghĩa vụ quân sự, Thịnh và Quân đã 19 tuổi đủ tuổi gọi nhập ngũ. Do vậy, việc Thịnh không chịu khám nghĩa vụ quân sự, trốn tránh việc việc thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của công dân đã vi phạm các quy định về đăng ký nghĩa vụ quân sự, tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ theo quy định của Luật nNhĩa vụ quân sự. Hành vi trốn tránh nghĩa vụ quân sự của Thịnh đã bị nhắc nhở nhiều lần, đã bị xử lí hành chính mà cón tái phạm, có thể coi là phạm tội theo quy định tại Điều 332.Tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự – Bộ luật hình sự năm 2015. Câu hỏi 12. Trong khi nhiều chị em phụ nữ và người dân trong xã H làm giàu bằng cách đi xuất khẩu lao động hoặc đến các thành phố lớn kiếm việc làm, thì chị Dinh lại chọn làm giàu trên chính quê hương mình. Quyết định “ly nông không ly hương”, phát triển chăn nuôi lợn thịt với quyết tâm “bại không nản, thắng không kiêu”, chị Dinh đã trở thành gương sáng vượt khó làm giàu của không chỉ chị em trong xã. Không những thế, Chị Dinh thường xuyên giúp đỡ về vốn và kinh nghiệm, vận động chị em áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất chăn nuôi để làm giàu. Chị bảo rằng hiện nay nhà nước và pháp luật có nhiều chính sách quan tâm đến việc xóa đói giảm nghèo cho người dân. Điều đó đúng hay sai?Trả lời:Đúng như chị Dinh nói, hiện nay nhà nước đã ban hành nhiều chính sách quan tâm đến việc xóa đói giảm nghèo cho người dân. Trong những năm qua, công cuộc giảm nghèo đói của Việt Nam đã đạt được những bước tiến đáng kể song nghèo đói vẫn còn tồn tại trên cả diện rộng và bề sâu. Những chính sách và chiến lược đúng đắn của Nhà nước ta sẽ là nguồn động lực mạnh mẽ nhằm giảm nghèo đói với tốc độ nhanh và trên phạm vi rộng trong thập kỷ tới. Chiến lược quan trọng nhất nhằm giảm nghèo đói ở Việt Nam là khôi phục đà cải tổ, tiến hành cải tổ cơ cấu nhằm tạo việc làm nhằm xúc tiến các phương thức tăng trưởng mà các hộ tương đối nghèo có thể tham gia và cần có một khuôn khổ chính sách vì người nghèo.Trong những năm gần đây Nhà nước đã khởi xướng hàng loạt các chính sách liên quan đến xoá đói giảm nghèo, như­: giao đất; cung cấp tín dụng cho người nghèo; xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn; định canh, định cư cho các dân tộc ít người quen sống du canh, du cư…Việt Nam đã đạt được thành tựu lớn trong việc hỗ trợ cho xoá đói giảm nghèo,  nhiều văn bản pháp luật đã được ban hành từng bước giải quyết hiệu quả vấn đề này, như: Luật Đất đai đã nêu rõ nông dân có quyền được sử dụng đất được cấp và sau đó quyền sử dụng đất này có thể sẽ được kéo dài thêm. Nông dân có quyền được chuyển nhượng hoặc thế chấp quyền sử dụng đất hay Luật Thuế sử dụng đất nông nghiệp quy định việc miễn, giảm thuế cho người nghèo; miễn hoặc giảm thuế cho các hộ nông dân sản xuất ở vùng cao, miền núi, biên giới và hải đảo mà sản xuất và đời sống còn nhiều khó khăn; miễn hoặc giảm thuế cho các hộ nông dân là dân tộc thiểu số mà sản xuất và đời sống còn nhiều khó khăn; miễn thuế cho các hộ nông dân là người tàn tật, già yếu không nơi n­ơng tựa; Luật Hợp tác xã tạo cơ sở pháp lý cho việc hỗ trợ xã viên xóa đói giảm nghèo… Câu hỏi 13. Xin hỏi: Hiện nay nhà nước và pháp luật đã có nhiều chính sách quan tâm đến việc chăm sóc sức khỏe cho nhân dân có đúng hay không? Thủ tục cho trẻ em dưới 6 tuổi đi khám, chữa bệnh được pháp luật quy định như thế nào?Trả lời:Hiện nay, vấn đề chăm sóc sức khỏe và nâng cao chất lượng đời sống cho nhân dân được nhà nước đặc biệt quan tâm, nhất là đối với trẻ em. Điều 14 Luật Trẻ em năm 2016 quy định: “Trẻ em có quyền được chăm sóc tốt nhất về sức khỏe, được ưu tiên tiếp cận, sử dụng dịch vụ phòng bệnh và khám bệnh, chữa bệnh”. Theo chính sách hiện hành của nhà nước, trẻ em dưới 6 tuổi được khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở y tế công lập không phải trả tiền. Về thủ tục, trẻ em dưới 6 tuổi khi đi khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở y tế công lập phải xuất trình thẻ khám, chữa bệnh. Trường hợp trẻ chưa được cấp thẻ thì phải xuất trình Giấy khai sinh hoặc Giấy chứng sinh hoặc Giấy chứng nhận của UBND cấp xã.Khi có trẻ em dưới 6 tuổi đến khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở y tế có trách nhiệm tiếp nhận, hướng dẫn và thực hiện việc khám, chữa bệnh cho trẻ. Trường hợp vượt quá khả năng chuyên môn của cơ sở đó thì chuyển trẻ lên cơ sở y tế tuyến trên theo quy định của Bộ Y tế. Khi trẻ em dưới 6 tuổi khám, chữa bệnh cấp cứu, vượt tuyến hoặc trái tuyến thì các cơ sở y tế công lập vẫn có trách nhiệm tiếp nhận và cứu chữa kịp thời, khám và điều trị ngoại trú hoặc cho nhập viện tùy theo tình trạng bệnh lý.Nếu gia đình bệnh nhân có nhu cầu sử dụng các dịch vụ khám, chữa bệnh hoặc khám, chữa bệnh kỹ thuật cao do cơ sở y tế tổ chức thì gia đình bệnh nhân phải thanh toán khoản chênh lệch giữa chi phí dịch vụ và kỹ thuật cao theo yêu cầu với mức thanh toán viện phí hiện hành. Câu hỏi 14. Nhà chị Mến chỉ làm ruộng, thi thoảng chồng chị đi phụ xây thêm. Tháng nào cả gia đình chắt chiu dành dụm thì cũng tiết kiệm được một vài trăm nghìn đồng, song nhà có công, có việc thì lại hết, thiếu thốn quanh năm. Vì vậy, lấy nhau đã được gần 2 năm, chị Mến vẫn chưa có ý định sinh con. Chị sợ ăn không đủ, lấy đâu tiền mà khám thai, sinh con, nuôi con rồi chẳng may đau ốm, lấy tiền đâu mà khám chữa bệnh. Đầu năm, chị nghe qua báo đài nói về thẻ bảo hiểm y tế có thể hỗ trợ cho người bệnh rất nhiều. Điều đó có đúng không? Phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế? Trả lời:Điều chị Mến nghe được là đúng, hiện Nhà nước có chính sách hỗ trợ người dân trong việc khám chữa bệnh bằng việc vận động người dân tham gia bảo hiểm y tế. Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm được áp dụng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận. Nhà nước ban hành Luật Bảo hiểm y tế, hướng tới mục tiêu bảo hiểm toàn dân. Các đối tượng quy định trong Luật Bảo hiểm y tế đều phải tham gia bảo hiểm y tế. Điều 21 Luật Bảo hiểm y tế quy định về phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế:1. Người tham gia bảo hiểm y tế được quỹ bảo hiểm y tế chi trả các chi phí sau đây:a) Khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng, khám thai định kỳ, sinh con;b) Khám bệnh để sàng lọc, chẩn đoán sớm một số bệnh;c) Vận chuyển người bệnh từ tuyến huyện lên tuyến trên đối với đối tượng theo quy định của Luật trong trường hợp cấp cứu hoặc khi đang điều trị nội trú phải chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật.Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế quy định về mức hưởng bảo hiểm y tế. Cụ thể, người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo quy định thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí trong phạm vi được hưởng như sau:1. Đối với dịch vụ y tế thông thường Quỹ bảo hiểm y tế chi trả:- 100% chi phí khám chữa bệnh đối với người có công với cách mạng và trẻ em dưới 6 tuổi; – 95% chi phí khám chữa bệnh đối với các đối tượng: người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng; người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng; người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn. Phần còn lại do người bệnh tự thanh toán.- 80% chi phí đối với các đối tượng khác. Phần còn lại do người bệnh tự thanh toàn với cơ sở khám chữa bệnh.Các đối tượng quy định nêu trên, được chi trả 100% chi phí khám chữa bệnh trong trường hợp:+ Tổng chi phí của một lần khám chữa bệnh thấp hơn 15% mức lương tối thiểu (hiện nay là 97.500 đồng).+ Đăng ký và khám chữa bệnh đúng nơi đăng ký ban đầu tại trạm y tế xã.2. Đối với dịch vụ kỹ thuật cao, chi phí lớnTrường hợp có sử dụng dịch vụ kỹ thuật cao chi phí lớn quỹ bảo hiểm y tế thanh toán theo 3 mức quy định (100%, 95%, 80%), nhưng không vượt quá 40 tháng lương tối thiểu cho một lần sử dụng dịch vụ kỹ thuật đó, người bệnh đồng chi trả chi phí ngoài phần quỹ bảo hiểm y tế chi trả.Riêng các đối tượng là: Trẻ em dưới 6 tuổi; Người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945; Người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến trước Tổng khởi nghĩa 19/8/1945; Bà mẹ Việt Nam anh hùng; Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B, bệnh binh: những đối tượng này bị mất sức lao động từ 81% trở lên; Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B, bệnh binh: khi những đối tượng này điều trị vết thương, bệnh tật tái phát được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán 100% theo quy định. Câu hỏi 15. Sau khi đi chúc tết một lượt các nhà, nhóm bạn của Bình rủ nhau chơi bài ăn tiền cho vui. Thấy ý định của các bạn, Bình can ngăn bảo rằng không nên chơi bài bạc vì cờ bạc là bác thằng bần, đừng nên sa chân vào tệ nạn xã hội. Các bạn của Bình cho rằng Bình quá nghiêm trọng hóa vấn đề. Chứ chơi vài nghìn không sao cả. Xin hỏi ý kiến của Bình đúng hay sai? Tệ nạn xã hội là gì? Các tác hại của tệ nạn xã hội?Trả lời:Tệ nạn xã hội là hiện tượng bao gồm những hành vi sai trái, không đúng với chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và pháp luật, gây hệ quả xấu về mọi mặt đối với đời sống xã hội. Đó là mối nguy hiểm, phá vỡ hệ thống xã hội văn minh, tiến bộ, lành mạnh. Các tệ xã hội thường gặp là: ma tuý, mại dâm, đua xe trái phép… trong đó có nạn cờ bạc. Cờ bạc là một trong những nguyên nhân phát sinh tội phạm. Do vậy, ý kiến của Bình khuyên nhủ các bạn không nên chơi bài bạc hoàn toàn chính xác. Tệ nạn xã hội đã ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tinh thần và đạo đức con người, làm tan vỡ hạnh phúc gia đình, rối loạn trật tự xã hội, suy thoái giống nòi, dân tộc, văn hóa suy đồi. Các tệ nạn xã hội có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Ma túy, mại dâm là những con đường ngắn nhất làm lây truyền HIV/AIDS, đại dịch thế kỷ. Trong vấn đề phòng, chống tệ nạn xã hội, Luật Phòng, chống ma túy, Pháp lệnh Phòng chống mại dâm… quy định về đấu tranh phòng, chống tội phạm, giữ gìn trật tự, kỷ cương xã hội, ngăn chặn và bài trừ các tệ nạn xã hội, nhất là nạn mại dâm, ma túy; ngăn chặn, tiến tới đẩy lùi đại dịch HIV/AIDS, xây dựng lối sống văn minh, lành mạnh.       15 CÂU HỎI ĐÁP TÌNH HUỐNG VỀ QUYỀN BÌNH ĐẲNG CỦA CÔNG DÂN  Câu hỏi 1. Anh T và Chị H cùng mua hai suất đất phân lô liền kề nhau và cùng xin giấy phép xây dựng nhà. Theo quy hoạch của thành phố, anh T và chị H được cấp phép xây nhà không vượt quá 4 tầng. Trong quá trình xây dựng anh T xây 6 tầng, chị H xây 5 tầng. Khi thanh tra xây dựng kiểm tra phát hiện việc xây dựng vượt quá số tầng ghi trong giấy phép đã lập biên bản xử phạt. Tuy nhiên, sau khi nộp phạt chỉ thấy chị phá dỡ tầng đã xây quá quy định. Nhiều người cho rằng anh T không bị buộc phá dỡ vì anh là cán bộ nhà nước, còn chị H là người dân nên bị xử nặng hơn, phải phá dỡ những phần xây dựng trái phép. Suy nghĩ của mọi người đúng hay sai ? Thế nào là bình đẳng trước pháp luật ?  Trả lời:Suy nghĩ cho rằng, cán bộ nhà nước vi phạm pháp luật bị xử nhẹ hơn người dân bình thường là không đúng. Điều 16 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội”.Bình đẳng trước pháp luật có nghĩa là mọi công dân không phân biệt giới tính, dân tộc, tuổi tác, nghề nghiệp, thành phần và địa vị xã hội đều được hưởng các quyền và phải thực hiện các nghĩa vụ như nhau theo quy định của pháp luật. Bình đẳng trước pháp luật còn được hiểu là sự bình đẳng về trách nhiệm pháp lý của công dân. Mọi công dân dù ở bất kỳ vị trí, cương vị nào, dù là cán bộ công chức nhà nước hay người lao động, dù người có chức có quyền hay người dân bình thường đều phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hành vi  mọi việc làm của bản thân. Bất kỳ người nào vi phạm pháp luật đều bị xử lý bằng các chế tài theo quy định của pháp luật.  Câu hỏi 2. Hai người đi ngược chiều và đâm vào nhau, gây tai nạn. Khi cảnh sát giao thông lập biên bản xử lý vụ việc vi phạm luật giao thông, anh K bị kiểm tra giấy tờ sau đó được mang xe về, anh C bị lập biên bản xử phạt và tạm giữ xe. Có người nói đó là vì anh T là người có chức, có quyền nên không bị xử phạt, còn anh C là người dân bình thường nên bị xử phạt nặng. Xin cho biết  pháp luật quy định thế nào về việc xử lý người có chức vụ, quyền hạn vi phạm pháp luật? Trả lời:Ý kiến cho rằng pháp luật chỉ xử phạt đối với người dân vi phạm mà không xử phạt những người có chức vụ quyền hạn là sai. Điều 16 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội”.Quy định này cho thấy bất kỳ người nào vi phạm pháp luật dù người có chức có quyền hay người dân bình thường đều bị xử lý bằng các chế tài theo quy định của pháp luật. Việc xử lý người vi phạm pháp luật căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi và hậu quả do hành vi đó gây ra mà không căn cứ vào chức vụ, nghề nghiệp, thành phần và địa vị xã hội của người vi phạm. Pháp luật không có quy định xử lý áp dụng riêng đối với người có chức vụ, quyền hạn khi họ có hành vi vi phạm pháp luật. Trong vụ tai nạn trên, do anh C là người có lỗi, gây tai nạn nên bị cảnh sát giao thông xử phạt và tạm giữ xe là đúng quy định của pháp luật Câu hỏi 3. Thế nào là bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị ? Vì sao phải quy định tỷ lệ nữ tham gia trong Quốc hội và Hội đồng nhân dân? Việc quy định như vậy có vi phạm quyền bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị không?Trả lời:Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó. Điều 11 Luật Bình đẳng giới quy định nội dung bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị như sau:“1. Nam, nữ bình đẳng trong tham gia quản lý nhà nước, tham gia hoạt động xã hội.2. Nam, nữ bình đẳng trong tham gia xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của cộng đồng hoặc quy định, quy chế của cơ quan, tổ chức.3. Nam, nữ bình đẳng trong việc tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân; tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử vào cơ quan lãnh đạo của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp.4. Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn chuyên môn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm vào cùng vị trí quản lý, lãnh đạo của cơ quan, tổ chức… ”Theo thống kê ở nước ta hiện nay nữ giới hơn chiếm 50% dân số cả nước. Tuy nhiên, trên thực tế sự tham gia của phụ nữ trong quản lý lãnh đạo, trong các cơ quan đại diện, đại biểu nhân dân vẫn còn thấp chưa tương xứng với tiềm năng của phụ nữ và cũng chưa đủ để đại diện cho tiếng nói của phụ nữ, của gia đình, của lực lượng lao động nữ. Việc quy định tỷ lệ nữ tham gia trong Quốc hội và Hội đồng nhân dân không vi phạm quyền bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị mà là một trong những biện pháp thúc đẩy thực hiện bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị, thúc đẩy sự tiến bộ và công bằng xã hội theo tinh thần Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 27/4/2007 của Bộ Chính trị về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước và Quyết định số 2351/QĐ-TTg ngày 24/12/2010 Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn Chiến lược Quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011- 2020 và Luật Bình đẳng giới.Theo chỉ tiêu 1 mục tiêu 1 của Chiến lược lược Quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011- 2020 đề ra là phấn đấu đạt tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011- 2016 từ 30%. Khoản 5 Điều 11 Luật Bình đẳng giới quy định: “5. Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị bao gồm:a) Bảo đảm tỷ lệ thích đáng nữ đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân phù hợp với mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới;b) Bảo đảm tỷ lệ nữ thích đáng trong bổ nhiệm các chức danh trong cơ quan nhà nước phù hợp với mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới”. Câu hỏi 4. Khi lập danh sách cán bộ đủ tiêu chuẩn bổ nhiệm vào chức danh lãnh đạo cơ quan, anh Hà 49 tuổi và chị Na 46 tuổi đều có đủ các tiêu chuẩn về trình độ, tư cách đạo đức, năng lực chuyên môn và đều được đưa ra xem xét. Tuy nhiên, theo quy định của cơ quan H, một trong những tiêu chuẩn lựa chọn, bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo là nam không quá 50 tuổi, nữ không quá 45 tuổi, vì thế chị Na không được vào danh sách cán bộ đủ tiêu chuẩn bổ nhiệm.  Xin cho biết quy định của cơ quan H có vi phạm Luật Bình đẳng giới không? Luật Bình đẳng giới quy định thế nào về lĩnh vực này?Trả lời:Khoản 1 Điều 26 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Công dân nam, nữ bình đẳng về mọi mặt. Nhà nước có chính sách bảo đảm quyền và cơ hội bình đẳng giới”. Cụ thể hoá quy định của Hiến pháp, ngày 29/11/2006, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 10 đã thông qua Luật Bình đẳng giới. Một trong những nguyên tắc cơ bản của bình đẳng giới là nam, nữ bình đẳng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình bao gồm cả việc bình đẳng về tiêu chuẩn chuyên môn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm vào cùng vị trí quản lý, lãnh đạo của cơ quan, tổ chức. Khoản 4, Điều 11 Luật Bình đẳng giới về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị quy định: “ Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn chuyên môn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm vào cùng vị trí quản lý, lãnh đạo của cơ quan, tổ chức”.Căn cứ quy định nêu trên cho thấy việc quy định tiêu chuẩn bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo là: nam không quá 50 tuổi, nữ không quá 45 tuổi của cơ quan H đã vi phạm khoản 4, Điều 11 Luật Bình đẳng giới quy định về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị.   Câu hỏi 5. Lan và Nam cùng được nhận vào làm việc tại công ty TN. Hai người cùng được phân công làm cùng một việc là làm chuyên viên quản lý nhân sự của công ty. Tuy nhiên, khi nói chuyện với Nam, Lan mới được biết mức lương Nam được trả cao hơn hẳn lương của Lan. Lan thắc mắc điều đó với lãnh đạo công ty thì nhận được lời giải thích: lao động nam được trả lương cao hơn vì nam giới không nghỉ thai sản, nghỉ con ốm. Lao động nữ đã được hưởng bảo hiểm trong thời gian nghỉ thai sản, con ốm nê phải hưởng lương thấp hơn lao động nam. Giải thích của lãnh đạo công ty đúng hay sai. Pháp luật quy định vấn đề này như thế nào?Trả lời:Điều 26 Hiến pháp năm 2013 khẳng định: “1. Công dân nam, nữ bình đẳng về mọi mặt. Nhà nước có chính sách bảo đảm quyền và cơ hội bình đẳng giới.2. Nhà nước, xã hội và gia đình tạo điều kiện để phụ nữ phát triển toàn diện, phát huy vai trò của mình trong xã hội.3. Nghiêm cấm phân biệt đối xử về giới”.   Cụ thể hóa quy định của Hiến pháp, Khoản 1, Điều 13, Luật Bình đẳng giới quy định về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động như sau: “ Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi tuyển dụng, được đối xử bình đẳng tại nơi làm việc về việc làm, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, điều kiện lao động và các điều kiện làm việc khác”.Như vậy, giải thích của lãnh đạo công ty TN về việc trả lương cho lao động nữ thấp hơn lao động nam vì đã được hưởng bảo hiểm khi nghỉ thai sản là sai, vi phạm quy định của Hiến pháp và Luật bình đẳng giới về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động.  Câu hỏi 6. Trong hợp đồng lao động giữa công ty TNHH S và công nhân có một điều khoản quy định lao động nữ phải cam kết sau 03 năm làm việc cho công ty mới được lập gia đình và sinh con. Xin cho biết quy định như vậy có phù hợp với pháp luật về bình đẳng giới không? Trong lĩnh vực lao động, bình đẳng giới thể hiện như thế nào?Trả lời:Bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động thể hiện:Nam nữ bình đẳng tiêu chuẩn, tuổi tuyển dụng vào làm việc tại các cơ quan, tổ chức và được đối xử bình đẳng trong phân công công việc, bảo hộ lao động và tiền lương, tiền công. Thực hiện bình đẳng giới có nghĩa là không được đặt ra và áp dụng các điều kiện khác nhau trong tuyển dụng lao động cho cùng một công việc mà cả nam và nữ đều có điều kiện, trình độ và khả năng thực hiện; không bắt buộc lao động nữ phải cam kết thời gian lập gia đình và sinh con thứ nhất theo yêu cầu của người sử dụng lao động; không quy định thời gian sinh con thứ hai trái quy định của pháp luật về dân số – kế hoạch hoá gia đình; không sa thải, chấm dứt hợp đồng lao động với lao động nữ vì lý do thai sản và nuôi con nhỏ. Khi phân công công việc không được phân biệt đối xử giữa nam và nữ nếu họ có cùng trình độ và năng lực. Như vậy, quy định của công ty TNHH S bắt buộc lao động nữ phải cam kết thời gian lập gia đình và sinh con thứ nhất theo yêu cầu của người sử dụng lao động trong hợp đồng lao động đã thể hiện bất bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động, vi phạm quy định tại Điều 13 Luật Bình đẳng giới.Điều 13. Bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động quy định:Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi tuyển dụng, được đối xử bình đẳng tại nơi làm việc về việc làm, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, điều kiện lao động và các điều kiện làm việc khác.Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm giữ các chức danh trong các ngành, nghề có tiêu chuẩn chức danh. Câu hỏi 7. Xã H tỉnh ĐB có nhiều đồng bào dân tộc như người H’Mông, người Dao, người Thái và người Kinh… chung sống đoàn kết với nhau. Thời gian gần đây có những kẻ xấu tuyên truyền gây kỳ thị, chia rẽ giữa các dân tộc làm cho bà con dân tộc H’Mông, dân tộc Dao và dân tộc Thái hiểu lầm mâu thuẫn với nhau. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã và các cơ quan chức năng của Nhà nước đã mất nhiều thời gian, công sức mới tìm được thủ phạm và củng cố được tình đoàn kết, bình đẳng giữa các dân tộc. Pháp luật nước ta quy định thế nào về quyền bình đẳng giữa các dân tộc? Hành vi gây kỳ thị, chia rẽ dân tộc bị xử lý thế nào? Trả lời:Điều 5 Hiến pháp năm 1992 khẳng định: “1. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là quốc gia thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam.2. Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc. 3. Ngôn ngữ quốc gia là tiếng Việt. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc, phát huy phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của mình. 4. Nhà nước thực hiện chính sách phát triển toàn diện và tạo điều kiện để các dân tộc thiểu số phát huy nội lực, cùng phát triển với đất nước”.Bình đẳng giữa các dân tộc là nguyên tắc quan trọng hàng đầu trong xây dựng và củng cố tình đoàn kết giữa các dân tộc, trên cơ sở tôn trọng, tin cậy và tương trợ giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Bình đẳng giữa các dân tộc tạo điều kiện để các dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam có sự phát triển ngang bằng nhau về mọi mặt.Đại đoàn kết dân tộc là đường lối chiến lược của Cách mạng Việt nam, là động lực và là nhân tố có ý nghĩa quyết định thắng lợi của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Để xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc phải thực hiện bình đẳng dân tộc. Mọi hành vi gây hằn thù, kỳ thị, chia rẽ dân tộc, xâm phạm quyền bình đẳng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam đều bị xử lý theo quy định của pháp luật. Điểm b, khoản 1, Điều 116. Tội phá hoại chính sách đoàn kết, Bộ luật hình sự năm 2015 quy định như sau: “1. Người nào thực hiện một trong những hành vi sau đây nhằm chống chính quyền nhân dân, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:…………………..b) Gây hằn thù, kỳ thị, chia rẽ, ly khai dân tộc, xâm phạm quyền bình đẳng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam;…………………..d) Phá hoại việc thực hiện chính sách đoàn kết quốc tế.2. Phạm tội trong trường hợp ít nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm”. Câu hỏi 8. Theo quy định của Hiến pháp mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, điều đó có thể hiểu mọi công dân cũng bình đẳng về quyền học tập. Việc nhà nước thành lập trường phổ thông dân tộc nội trú, trường dự bị đại học cho con em dân tộc thiểu số và có chính sách miễn, giảm học phí, cấp học bổng chính sách cho sinh viên hệ cử tuyển, học sinh trường dự bị đại học, trường phổ thông dân tộc nội trú có trái với quy định về quyền bình đẳng của công dân và chính sách thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục của Nhà nước không?Trả lời:“Bình đẳng” là một khái niệm chung hướng đến việc khẳng định quyền lợi và nghĩa vụ ngang nhau của mọi người, mọi đối tượng, mọi nhóm người trong xã hội. Bình đẳng là mục tiêu phấn đấu của mọi dân tộc, mọi xã hội tiến bộ và là lý tưởng chung của mọi cuộc cách mạng trên thế giới.Cần phải khẳng định, bình đẳng ở đây có nghĩa là bình đẳng về cơ hội, nghĩa là mọi người đều được tạo một cơ hội như nhau để phấn đấu và vươn lên trong xã hội, nếu ai nỗ lực nhiều hơn, học giỏi hơn, làm việc hiệu quả hơn, tất nhiên sẽ thu được nhiều lợi ích hơn. Bình đẳng không có nghĩa là mọi người đều được hưởng các lợi ích như nhau trong mọi việc, mọi lĩnh vực, mà là bình đẳng về điều kiện, cơ hội để phát triển, áp dụng tài năng của mỗi cá nhân trong xã hội. Bình đẳng giữa các cá thể trong mỗi cộng đồng và giữa các cộng đồng với nhau. Bình đẳng có nghĩa là mỗi người đều có cơ hội như nhau về mặt pháp lý để phát triển khả năng của mình. Mặt khác, bình đẳng cũng bao gồm cả việc tạo điều kiện cho những nhóm người có khó khăn hơn như người nghèo, người già, trẻ em, người tàn tật, dân tộc thiểu số, người ở vùng sâu vùng xa… giảm bớt những khó khăn, vươn lên phát triển và được hưởng các điều kiện kinh tế xã hội chung cùng với những người khác. Việc nhà nước thành lập trường phổ thông dân tộc nội trú, trường dự bị đại học cho con em dân tộc thiểu số và có chính sách miễn, giảm học phí, cấp học bổng chính sách cho sinh viên hệ cử tuyển, học sinh trường dự bị đại học, trường phổ thông dân tộc nội trú không những không trái với quy định về quyền bình đẳng của công dân mà còn là chính sách của Nhà nước nhằm điều kiện cho con em các dân tộc thiểu số vùng sâu vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn … giảm bớt những khó khăn, có cơ hội được học tập, góp phần thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục. Thực hiện chính sách bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giữa các dân tộc, góp phần tạo điều kiện để mọi công dân đều có cơ hội học tập, Luật Giáo dục năm 2019 quy định:“Điều 13. Quyền và nghĩa vụ học tập của công dân1. Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân. Mọi công dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, giới tính, đặc điểm cá nhân, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội, hoàn cảnh kinh tế đều bình đẳng về cơ hội học tập.2. Nhà nước thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, tạo môi trường giáo dục an toàn, bảo đảm giáo dục hòa nhập, tạo điều kiện để người học phát huy tiềm năng, năng khiếu của mình.3. Nhà nước ưu tiên, tạo điều kiện cho người học là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt theo quy định của Luật Trẻ em, người học là người khuyết tật theo quy định của Luật Người khuyết tật, người học thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập.…………………………Điều 61. Trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường dự bị đại học1. Nhà nước thành lập trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường dự bị đại học cho người học là người dân tộc thiểu số, người học thuộc gia đình định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.2. Trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường dự bị đại học được ưu tiên bố trí giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị và ngân sách.3. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định điều kiện học sinh được học trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường dự bị đại học.…………………………Điều 85. Học bổng, trợ cấp xã hội, miễn, giảm học phí, hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt1. Nhà nước có chính sách cấp học bổng khuyến khích học tập cho học sinh đạt kết quả học tập xuất sắc ở trường chuyên, trường năng khiếu quy định tại Điều 62 của Luật này và người học có kết quả học tập, rèn luyện từ loại khá trở lên ở cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học; cấp học bổng chính sách cho sinh viên hệ cử tuyển, học sinh trường dự bị đại học, trường phổ thông dân tộc nội trú, người học trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp dành cho thương binh, người khuyết tật.2. Nhà nước có chính sách trợ cấp và miễn, giảm học phí cho người học là đối tượng được hưởng chính sách xã hội, người dân tộc thiểu số ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, trẻ mồ côi, trẻ em không nơi nương tựa, người khuyết tật, người thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo.3. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân cấp học bổng hoặc trợ cấp cho người học theo quy định của pháp luật.4. Học sinh, sinh viên sư phạm được hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt trong toàn khóa học. Người được hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt sau 02 năm kể từ khi tốt nghiệp nếu không công tác trong ngành giáo dục hoặc công tác không đủ thời gian quy định thì phải bồi hoàn khoản kinh phí mà Nhà nước đã hỗ trợ. Thời hạn hoàn trả tối đa bằng thời gian đào tạo.Học sinh, sinh viên sư phạm được hưởng các chính sách học bổng khuyến khích học tập, trợ cấp xã hội, miễn, giảm học phí quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này”.  Câu hỏi 9. Thế nào là bình đẳng giữa các tôn giáo. Nêu các quy định của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo?Trả lời:Bình đẳng giữa các tôn giáo được thể hiện:- Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, có quyền theo hoặc không theo một tôn giáo nào. được thực hiện các nghi thức thờ cúng, cầu nguyện và tham gia các hình thức sinh hoạt tôn giáo, học tập giáo lý, đạo đức tôn giáo. Mọi công dân đều bình đẳng với nhau về quyền và nghĩa vụ trước pháp luật không phân biệt người theo tôn giáo, người không theo tôn giáo hay theo các tôn giáo khác nhau. Các chức sắc, các nhà tu hành và công dân có tín ngưỡng, tôn giáo được hưởng mọi quyền công dân và có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ công dân.Không phân biệt đối xử vì lý do tôn giáo giữa người có tôn giáo, người không theo tôn giáo hoặc người theo các tôn giáo khác nhau. Nhà nước bảo đảm quyền hoạt động tôn giáo theo quy định của pháp luật; các cơ sở tôn giáo hợp pháp, cơ sở vật chất, tài sản của các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo như chùa, nhà thờ, thánh đường, thánh thất, điện, đền, trụ sở của tổ chức tôn giáo… được pháp luật bảo hộ. Nghiêm cấm mọi hành vi chia rẽ tôn giáo, lợi dụng tôn giáo. Mọi hành vi vi phạm quyền tự do tôn giáo, lợi dụng hoạt động tôn giáo để phá hoại hoà bình, độc lập, thống nhất đất nước; kích động bạo lực hoặc tuyên truyền chiến tranh, tuyên truyền trái với pháp luật, chính sách của Nhà nước; chia rẽ nhân dân, chia rẽ các dân tộc, chia rẽ tôn giáo; gây rối trật tự công cộng, xâm hại đến tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự, tài sản của người khác, cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân; hoạt động mê tín dị đoan và các hành vi vi phạm pháp luật khác đều bị xử lí theo pháp luật. Điều 24 Hiến pháp năm 2013 quy định: “1. Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật.2. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.  3. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật”.Cụ thể hóa quy định của Hiến pháp, Quốc hội đã ban hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 quy định cụ thể về hoạt động tín ngưỡng tôn giáo:“Điều 6. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người1. Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào.2. Mỗi người có quyền bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo; thực hành lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo; tham gia lễ hội; học tập và thực hành giáo lý, giáo luật tôn giáo.3. Mỗi người có quyền vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo, lớp bồi dưỡng của tổ chức tôn giáo. Người chưa thành niên khi vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.4. Chức sắc, chức việc, nhà tu hành có quyền thực hiện lễ nghi tôn giáo, giảng đạo, truyền đạo tại cơ sở tôn giáo hoặc địa điểm hợp pháp khác.5. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo quy định của pháp luật về thi hành tạm giữ, tạm giam; người đang chấp hành hình phạt tù; người đang chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc có quyền sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo.6. Chính phủ quy định chi tiết việc bảo đảm thực hiện các quyền quy định tại khoản 5 Điều này. …………………………Điều 9. Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo1. Tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo phải tuân thủ Hiến pháp, Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.2. Chức sắc, chức việc, nhà tu hành, người đại diện, ban quản lý cơ sở tín ngưỡng có trách nhiệm hướng dẫn tín đồ, người tham gia hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo thực hiện hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo đúng quy định của pháp luật”. Câu hỏi 10. Chị An là y tá một cơ sở y tế. Ở cơ quan chị là người chăm chỉ làm việc, hết lòng hết sức với công việc, được nhiều bạn bè, đồng nghiệp và người bệnh yêu mến. Ở khu phố, chị luôn quan tâm, giúp đỡ bà con, hàng xóm những gia đình gặp khó khăn, những người ốm đau, bệnh tật. Trong đợt bầu cử đại biểu hội đồng nhân dân địa phương, chị được cơ quan giới thiệu ra ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân địa phương. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng chị là người theo đạo nên không thể ứng cử đại biểu hội đồng nhân dân được. Ý kiến đó đúng hay sai? Pháp luật quy định vấn đề này thế nào?Trả lời:Ý kiến cho rằng chị An là người có đạo nên không thể làm ứng cử viên đại biểu Hội đồng nhân dân địa phương được là trái với quy định của Hiến pháp: ”mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt giới tính, dân tộc, tuổi tác, nghề nghiệp, thành phần và địa vị xã hội đều được hưởng các quyền và phải thực hiện các nghĩa vụ như nhau theo quy định của pháp luật”. Trong lĩnh vực chính trị, quyền bình đẳng của công dân trong việc tham gia vào các cơ quan đại biểu, đại diện của nhân dân, được quy định tại Điều 27 Hiến pháp năm 2013 như sau: “Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Việc thực hiện các quyền này do luật định”. Pháp luật về Tín ngưỡng, tôn giáo cũng khẳng định: các chức sắc, các nhà tu hành và công dân có tín ngưỡng, tôn giáo được hưởng mọi quyền công dân và có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ công dân. Không được phân biệt đối xử vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo.Như vậy, nếu chị An đủ điều kiện theo quy định của pháp luật thì vẫn có thể được cơ quan giới thiệu ra ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân.  Câu hỏi 11. Thế nào là bình đẳng trong lĩnh vực chính trị? Nêu một vài quy định của pháp luật về quyền bình đẳng của công dân trong lĩnh vực chính trị?Trả lời:Hiến pháp năm 2013 quy định các quyền của công dân trong lĩnh vực chính trị bao gồm: Quyền tham gia vào các cơ quan nhà nước, tham gia quản lý nhà nước và xã hội; Quyền kiến nghị với cơ quan nhà nước; Quyền biểu quyết khi nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân; Quyền bầu cử, ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân; Quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân hoặc bất cứ cá nhân nào… Đây là các quyền cơ bản của công dân Việt Nam trong lĩnh vực chính trị, được Hiến pháp ghi nhận. Quyền bình đẳng về chính trị của công dân thể hiện: đã là công dân Việt Nam không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp, thời hạn cư trú khi có đủ các điều kiện pháp luật quy định thì đều được hưởng các quyền chính trị nêu trên mà không có sự phân biệt đối xử vì bất kỳ lý do nào. Khoản 1 Điều 16 Hiến pháp năm 2013 khẳng định : “ Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật”.Điều 28 Hiến pháp năm 2013 nêu rõ: “1. Công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước.2. Nhà nước tạo điều kiện để công dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội; công khai, minh bạch trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân”.Khoản 1 Điều 30 Hiến pháp năm 2013 cũng quy định: “ Mọi người có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân”. Câu hỏi 12. Thế nào là bình đẳng trong lĩnh vực lao động? Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không báo trước theo quy định của pháp luật có coi là hành vi phạm bình đẳng trong lĩnh vực lao động không?Trả lời:Sự bình đẳng của công dân trong quan hệ lao động được thể hiện thông qua: – Thứ nhất, bình đẳng trong việc thực hiện quyền lao động, tìm kiếm việc làm và học nghề. Mọi người đều có quyền tự do lựa chọn việc làm và nghề nghiệp phù hợp khả năng của mình mà không bị phân biệt đối xử về giới tính, dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, nguồn gốc gia đình, chính trị, thành phần kinh tế… Công dân có quyền làm việc cho bất kì người sử dụng lao động nào và ở bất cứ nơi nào mà pháp luật không cấm. Người lao động nếu đủ tuổi theo quy định của Bộ luật Lao động, có khả năng lao động và giao kết hợp đồng lao động đều có quyền tìm việc làm cho mình. Khoản 1, Điều 5 Bộ luật lao động nêu rõ: “Người lao động có quyền làm việc, tự do lựa chọn việc làm, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp và không bị phân biệt đối xử”.- Thứ hai, bình đẳng giữa người sử dụng lao động và người lao động trong giao kết và thực hiện hợp đồng lao động. Điều này được thể hiện : + Hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa người lao động với người sử dụng lao động về việc làm có trả công, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.+ Việc kí kết hợp đồng lao động phải tuân theo nguyên tắc: tự nguyện, bình đẳng, hợp tác, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của nhau, thực hiện đầy đủ những điều đã cam kết.+ Các bên tham gia hợp đồng lao động đều có quyền và nghĩa vụ pháp lí nhất định, các bên đều phải có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của mình.+ Người sử dụng lao động, người lao động đều có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp pháp luật quy định.Điều 7 Bộ luật Lao động khẳng định: “Quan hệ lao động giữa người lao động hoặc tập thể lao động với người sử dụng lao động được xác lập qua đối thoại, thương lượng, thoả thuận theo nguyên tắc tự nguyện, thiện chí, bình đẳng, hợp tác, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của nhau”.- Thứ ba, bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ. Trong quan hệ lao động, lao động nam và lao động nữ được đối xử bình đẳng về quyền và nghĩa vụ, cụ thể là: bình đẳng về cơ hội tiếp cận việc làm, về tuyển dụng, sử dụng, đào tạo nghề, nâng bậc lương và trả công lao động. Điểm a Khoản 2, Điều 6 Bộ luật lao động quy định: “Người sử dụng lao động có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể và thoả thuận khác với người lao động, tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người lao động”.Theo quy định của pháp luật, người lao động và người sử dụng đều có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động chỉ được thực hiện trong các trường hợp pháp luật quy định và phải báo trước cho bên kia biết. Việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không thuộc các trường hợp pháp luật quy định và không báo trước cho bên kia là hành vi phạm nguyên tắc bình đẳng trong quan hệ lao động. Câu hỏi 13. Chị Lan kết hôn cùng anh Tú. Trước khi kết hôn chị Lan làm thư ký Giám đốc công ty TNHH. Do công việc phải thường xuyên đi công tác ký kết các hợp đồng, chị Lan ít có thời gian chăm sóc gia đình. Kết hôn được 6 tháng anh Tú yêu cầu chị Lan phải nghỉ việc với lý do “Phụ nữ phải có trách nhiệm chăm lo cho gia đình. Kiếm tiền là công việc của đàn ông”. Chị Lan không đồng ý nhưng anh Tú tuyên bố trong gia đình người chồng là chủ, mọi việc vợ phải nghe và làm theo lời chồng. Nếu chị cứ đi làm hai người sẽ chia tay. Anh Tú có quyền buộc chị Lan phải nghỉ việc cơ quan để ở nhà phục vụ gia đình không? Suy nghĩ của anh Tú về quan hệ vợ chồng có đúng không? Pháp luật quy định thế nào về quyền bình đẳng giữa vợ và chồng?    Trả lời:Theo các quy định của Hiến pháp và Luật hôn nhân gia đình, công dân nữ và nam có quyền ngang nhau về mọi mặt cả trong gia đình và ngoài xã hội. Hiến pháp năm 2013 quy định mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội .Khoản 2 Điều 36 Hiến pháp năm 2013 đã quy định: “Nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia đình, bảo hộ quyền lợi của người mẹ và trẻ em”. Quyền bình đẳng giữa vợ và chồng được quy định trong Luật Hôn nhân và gia đình như sau:  – Vợ chồng chung thuỷ, thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau, cùng nhau xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững. – Vợ chồng bình đẳng với nhau, có nghĩa vụ và quyền ngang nhau về mọi mặt trong gia đình. – Vợ chồng tự do lựa chọn nơi cư trú, không bị ràng buộc bởi phong tục, tập quán, địa giới hành chính. – Vợ chồng tôn trọng và giữ gìn danh dự, nhân phẩm, uy tín cho nhau.  – Vợ chồng tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau, không được cưỡng ép, cản trở nhau theo hoặc không theo một tôn giáo nào.- Vợ chồng cùng bàn bạc, giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau chọn nghề nghiệp, học tập, nâng cao trình độ văn hoá, chuyên môn, nghiệp vụ; tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội theo nguyện vọng và khả năng của mỗi người.Suy nghĩ của anh Tú về địa vị ông chủ của người chồng trong gia đình là sai. Trong gia đình, vợ chồng phải bình đẳng với nhau, có quyền, nghĩa vụ đối với nhau và ngang nhau. Anh Tú không có quyền buộc chị Lan phải nghỉ việc cơ quan để ở nhà. Hai người cần bàn bạc giúp đỡ nhau thu xếp công việc nhà và tạo điều kiện để chị Lan tiếp tục làm việc.  Câu hỏi 14. Sau bao năm dành dụm, vợ chồng chị Hoa mua được một miếng đất làm nhà. Khi làm Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, anh Dũng – chồng chị Hoa, chỉ ghi mỗi tên mình mà không ghi tên chị Hoa. Chị Hoa thắc mắc thì anh Dũng nói: trong gia đình đàn ông là chủ, là người có quyền quyết định mọi việc, vì thế tài sản của gia đinh phải do đàn ông đứng tên, phụ nữ không được phép tham gia. Suy nghĩ của chồng chị Hoa có đúng không? Pháp luật quy định thế nào về vấn đề này?Trả lờiMiếng đất là tài sản chung của gia đình, do hai vợ, chồng góp sức làm nên. Do đó, vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc quản lý, sử dụng, định đoạt. Theo quy định của pháp luật, trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong giấy chứng nhận quyền sở hữu phải ghi tên của cả vợ chồng. Suy nghĩ của chồng chị Hoa chỉ có người đàn ông là chủ gia đình mới được đứng tên quyền sở hữu tài sản là trái với các quy định của pháp luật về quyền tài sản giữa vợ, chồng.Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về tài sản chung như sau: “ Điều 29. Nguyên tắc chung về chế độ tài sản của vợ chồng1. Vợ, chồng bình đẳng với nhau về quyền, nghĩa vụ trong việc tạo lập, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung; không phân biệt giữa lao động trong gia đình và lao động có thu nhập.2. Vợ, chồng có nghĩa vụ bảo đảm điều kiện để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình.3. Việc thực hiện quyền, nghĩa vụ về tài sản của vợ chồng mà xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, chồng, gia đình và của người khác thì phải bồi thường.…………………………Điều 33. Tài sản chung của vợ chồng1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.…………………………Điều 35. Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung1. Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận.2. Việc định đoạt tài sản chung phải có sự thỏa thuận bằng văn bản của vợ chồng trong những trường hợp sau đây:a) Bất động sản;b) Động sản mà theo quy định của pháp luật phải đăng ký quyền sở hữu;c) Tài sản đang là nguồn tạo ra thu nhập chủ yếu của gia đình”. Câu hỏi 15. Vợ chồng anh K đã có hai con gái nhưng vì khát vọng muốn có người nối dõi nên anh thuyết phục vợ cố cho được thằng cu. Anh chị cố mãi đến đứa thứ năm thì đạt nguyện vọng. Từ khi có con trai, mọi sự quan tâm của vợ chồng anh K dồn hết vào cậu bé. Nhà đông con lít nha lít nhít, gia đình thuộc diện kinh tế khó khăn, anh K bắt các con gái phải bỏ học đi làm thuê kiếm tiền giúp đỡ bố mẹ để tập trung kinh tế cho cậu con trai đi học. Theo anh K con gái học nhiều chẳng để làm gì, cố gắng đỡ bố mẹ vài năm rồi đi lấy chồng là xong. Suy nghĩ của anh K đúng hay sai? Pháp luật quy định thế nào về vấn đề này?Trả lời:Theo quy định của Hiến pháp và pháp luật thì trong xã hội mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, công dân nữ và nam có quyền ngang nhau về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và gia đình. Trong gia đình, vợ chồng bình đẳng về mọi mặt, Nhà nước và xã hội không thừa nhận việc phân biệt đối xử giữa các con. Đó cũng là một trong những nguyên tắc của chế độ hôn nhân và gia đình ở nước ta. Khoản 3, Điều 2 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình: “Xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc; các thành viên gia đình có nghĩa vụ tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; không phân biệt đối xử giữa các con”. Các nghĩa vụ và quyền của cha mẹ đối với con cái cũng được quy định cụ thể: Cha mẹ có nghĩa vụ nuôi dạy con thành công dân có ích cho xã hội; các thành viên trong gia đình có nghĩa vụ quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau.Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền thương yêu, trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con; tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập và giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội.Cha mẹ không được phân biệt đối xử giữa các con, ngược đãi, hành hạ, xúc phạm con; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên; không được xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền giáo dục con, chăm lo và tạo điều kiện cho con học tập.Cha mẹ tạo điều kiện cho con được sống trong môi trường gia đình đầm ấm, hoà thuận; làm gương tốt cho con về mọi mặt; phối hợp chặt chẽ với nhà trường và các tổ chức xã hội trong việc giáo dục con.Việc phân biệt đối xử giữa con trai và con gái, quan tâm chiều chuộng con trai, hắt hủi, bỏ bê con gái, buộc con gái phải bỏ học, lao động vất vả là việc làm vi phạm pháp luật vê hôn nhân gia đình, không thực hiện đúng nghĩa vụ của cha mẹ đối với con. Suy nghĩ của anh K con gái không cần học nhiều là không đúng, con trai, con gái đều cần được học. Học tập vừa là quyền, vừa là nghĩa vụ của mỗi công dân. Đối với trẻ em, cha mẹ là những người có nghĩa vụ và quyền giáo dục con, chăm lo và tạo điều kiện cho con học tập.      15 CÂU HỎI ĐÁP TÌNH HUỐNG VỀ CÔNG DÂN VỚI CÁC QUYỀN DÂN CHỦ  Câu hỏi 1. Ông Nam muốn tham gia ý kiến với Ủy ban nhân dân xã về phương án phát triển ngành nghề thủ công ở địa phương nhưng vợ ông cho rằng đó là việc của cơ quan nhà nước, mình là người dân có quyền gì mà góp ý. Ông Nam băn khoăn không rõ công dân có quyền được tham gia ý kiến với các cơ quan nhà nước không?Trả lời:Công dân có quyền đóng góp, tham gia ý kiến với các cơ quan nhà nước, từ những vấn đề mang tầm quốc gia đến những việc liên quan đến đời sống của người dân ở cơ sở. Quyền này đã được Hiến pháp 2013 (Điều 28, 29) ghi nhận: Công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước. Nhà nước tạo điều kiện để công dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội; công khai, minh bạch trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân. Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân.Đây là một trong những quyền chính trị quan trọng nhất của công dân, đảm bảo cho công dân thực hiện quyền làm chủ Nhà nước, làm chủ xã hội, thực hiện phương châm mọi công việc của Nhà nước, của xã hội được “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Vậy ông Nam hoàn toàn có quyền tham gia ý kiến với Ủy ban nhân dân xã về phương án phát triển ngành nghề thủ công ở địa phương theo những cách thức thích hợp mà pháp luật quy định.  Câu hỏi 2. Sau khi biết được công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, ông Nam muốn biết cụ thể cách thức để người dân thực hiện quyền này như thế nào?Trả lời:Cách thức để công dân tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội khá đa dạng, phong phú. Cụ thể là một số hình thức sau:- Bầu các đại biểu ưu tú đại diện cho mình tham gia vào cơ quan quyền lực nhà nước ở trung ương và địa phương (Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp). Bằng hành vi bầu cử, mỗi công dân ủy nhiệm quyền quản lý nhà nước cho người đại diện.- Ứng cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp khi đủ các tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định. Bằng việc trở thành người đại biểu của dân, công dân có thể trực tiếp tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội thông qua việc xem xét, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, của địa phương. – Tham gia thảo luận, cho ý kiến trực tiếp các vấn đề ở tầm quốc gia khi Nhà nước tổ chức trưng cầu dân ý. Với hình thức này, mỗi công dân tự mình trực tiếp đóng góp ý kiến vào các chủ trương, chính sách của Nhà nước. – Tham gia góp ý kiến xây dựng văn bản pháp luật quan trọng; đồng thời, đóng góp ý kiến, phản ánh với Nhà nước về những vướng mắc, bất cập, không phù hợp của các văn bản pháp luật trong quá trình thực hiện để Nhà nước sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện, bảo đảm tốt hơn quyền và lợi ích của công dân.- Tham gia góp ý kiến đối với hoạt động của các cơ quan nhà nước; kiểm tra, giám sát hoạt động của bộ máy nhà nước; đấu tranh với tệ quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tham những, lãng phí và những hiện tượng tiêu cực trong bộ máy nhà nước; thực hiện khiếu nại, tố cáo những việc làm trái pháp luật của các cơ quan và công chức nhà nước. – Tham gia bàn và quyết định trực tiếp nhiều vấn đề liên quan đến đời sống ở cơ sở.  Câu hỏi 3. Đi chợ về, thấy con gái nói bác Trưởng thôn báo tối nay họp các hộ dân để bàn về việc đóng góp làm đường liên thôn, bà Thìn không muốn đi vì cho rằng những việc đó chính quyền xã họ đã quyết rồi, khi nào thông báo mức đóng góp thì nộp, cần gì phải họp. Vậy, người dân thực hiện quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội ở phạm vi xã, phường, thị trấn như thế nào?Trả lời:Ở phạm vi xã, phường, thị trấn, một trong những cách thức để người dân thực hiện quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội là thông qua cơ chế “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Pháp lệnh Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn quy định cụ thể như sau:- Người dân được biết những nội dung liên quan trực tiếp, gắn liền với quyền và lợi ích của nhân dân, được nhân dân quan tâm, đó có thể là những nội dung thuộc cấp xã hoặc của cấp cao hơn nhưng thực hiện trên địa bàn cấp xã. Những nội dung này chính quyền cấp xã phải công khai để nhân dân biết bằng việc niêm yết công khai tại trụ sở Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân cấp xã; trên hệ thống truyền thanh hoặc thông qua Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố để thông báo đến nhân dân.- Người dân bàn và quyết định trực tiếp các vấn đề về chủ tr­ương và mức đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình phúc lợi công cộng trong phạm vi cấp xã, thôn, tổ dân phố do nhân dân đóng góp toàn bộ hoặc một phần kinh phí; các công việc khác trong nội bộ cộng đồng dân cư­ phù hợp với quy định của pháp luật. – Người dân bàn, biểu quyết để cấp có thẩm quyền quyết định các vấn đề như: h­ư­ơng ư­­ớc, quy ư­­ớc của thôn, tổ dân phố; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Truởng thôn, Tổ tr­ưởng tổ dân phố; bầu, bãi nhiệm thành viên Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu t­ư của cộng đồng.- Người dân được tham gia ý kiến về các kế hoạch phát triển kinh tế  xã hội và một số vấn đề quan trọng khác của cấp xã trước khi cơ quan có thẩm quyền quyết định.- Người dân giám sát các hoạt động của chính quyền cấp xã thông qua hoạt động của Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng hoặc thông qua quyền khiếu nại, tố cáo, kiến nghị với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Câu hỏi 4. Quang và Lan đang nói chuyện với nhau. Quang thắc mắc: ”Tại sao tớ với cậu đều 18 tuổi mà đợt này cậu được đi bầu cử, còn tớ thì không?”. Lan trả lời: ”Mình đủ 18 tuổi rồi, còn cậu mới đang ở tuổi 18 thì làm sao được đi bầu cử”. Lan trả lời như vậy có đúng không? Hãy giải đáp thắc mắc giúp Quang.Trả lời:Pháp luật về bầu cử hiện hành quy định: công dân Việt Nam, không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp, thời hạn cư trú, đủ mười tám tuổi trở lên đều có quyền bầu cử. Tuổi để thực hiện quyền bầu cử của công dân được tính từ ngày, tháng, năm sinh ghi trong Giấy khai sinh đến ngày bầu cử phải tròn 18 tuổi. Mỗi tuổi tròn được tính từ ngày, tháng, năm sinh (dương lịch) của năm trước đến ngày, tháng, năm sinh (dương lịch) của năm sau. Trường hợp không có Giấy khai sinh thì căn cứ vào sổ hộ khẩu hoặc Giấy chứng minh nhân dân để tính tuổi thực hiện quyền bầu cử. Pháp luật còn quy định, nếu không xác định được ngày sinh thì lấy ngày 01 của tháng sinh làm căn cứ để xác định tuổi thực hiện quyền bầu cử. Trường hợp không xác định được ngày và tháng sinh thì lấy ngày 01 tháng 01 của năm sinh làm căn cứ để xác định tuổi thực hiện quyền bầu cử.Căn cứ vào quy định trên, Lan trả lời như vậy là đúng. Lan đủ 18 tuổi nên có quyền bầu cử. Còn Quang, do mới đang ở tuổi 18 nên chưa được đi bầu cử.    Câu hỏi 5. Đúng vào ngày chủ nhật – ngày bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân nhà lại có đám cưới của cô em gái, thấy vậy, anh Minh nói với người trong gia đình để anh đại diện đi bỏ phiếu hộ cho mọi người. Anh Minh định đi bầu thay như vậy có được không? Pháp luật quy định công dân thực hiện quyền bầu cử như thế nào?Trả lời:Theo quy định của pháp luật, công dân (cử tri) thực hiện quyền bầu cử bằng cách: mỗi cử tri được phát một phiếu bầu với giá trị ngang nhau; cử tri phải tự mình đi bầu, tự viết, tự bỏ phiếu, không được nhờ người khác bầu thay. Chỉ trong trường hợp cử tri không thể tự viết được phiếu bầu thì có thể nhờ người khác viết hộ, nhưng phải tự mình bỏ phiếu. Nếu vì tàn tật không tự bỏ phiếu được thì có thể nhờ người khác bỏ phiếu vào hòm phiếu. Nếu cử tri ốm đau, già yếu, tàn tật không thể đến phòng bỏ phiếu được thì Tổ bầu cử cử người mang hòm phiếu phụ và phiếu bầu đến chỗ ở của cử tri để cử tri nhận phiếu và bầu.Do vậy, việc anh Minh định đi bầu thay cho mọi người trong gia đình là không được, trái với những quy định pháp luật về bầu cử. Mỗi công dân cần nghiêm túc thực hiện nghĩa vụ và quyền bầu cử của mình. Đây là một trong những quyền chính trị quan trọng của công dân. Thông qua quyền bầu cử, công dân có thể tự mình lựa chọn những người ưu tú nhất, đại diện cho ý chí, nguyện vọng, quyền lợi của mình vào các cơ quan quyền lực nhà nước để tham gia giải quyết những vấn đề quan trọng của đất nước. Câu hỏi 6. Để có thể lựa chọn được những đại biểu ưu tú bầu vào Hội đồng nhân dân, bác An muốn tìm hiểu pháp luật quy định như thế nào về người có quyền ứng cử và tiêu chuẩn của đại biểu Hội đồng nhân dân?Trả lời: Theo quy định của pháp luật về bầu cử thì công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, thời hạn cư trú, đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân.Nhằm đáp ứng yêu cầu lựa chọn những người xứng đáng vào các cơ quan quyền lực nhà nước, Khoản 2 Điều 3 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân quy định: “Người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân phải đáp ứng các tiêu chuẩn của đại biểu Hội đồng nhân dân quy định tại Luật tổ chức chính quyền địa phương”. Tiêu chuẩn của đại biểu Hội đồng nhân dân được quy định tại Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015 như sau: “Điều 7. Tiêu chuẩn của đại biểu Hội đồng nhân dân1. Trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.2. Có phẩm chất đạo đức tốt, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, gương mẫu chấp hành pháp luật; có bản lĩnh, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền và các hành vi vi phạm pháp luật khác.3. Có trình độ văn hóa, chuyên môn, đủ năng lực, sức khỏe, kinh nghiệm công tác và uy tín để thực hiện nhiệm vụ đại biểu; có điều kiện tham gia các hoạt động của Hội đồng nhân dân.4. Liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến của Nhân dân, được Nhân dân tín nhiệm”. Câu hỏi 7. Anh Bình muốn ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân phường, tuy nhiên, anh băn khoăn không biết mình có thể tự ứng cử được không. Anh muốn biết cụ thể cách thức công dân thực hiện quyền ứng cử của mình?Trả lời:Theo quy định của pháp luật, công dân đủ các tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định thực hiện quyền ứng cử bằng hai cách: tự ứng cử hoặc được cơ quan nhà nước, lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội giới thiệu ứng cử. Như vậy, anh Bình có quyền tự ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân phường nếu anh có đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định của pháp luật. Công dân tự ứng cử hoặc được giới thiệu ứng cử thực hiện quyền ứng cử của mình bằng cách nộp hồ sơ ứng cử tại Ủy ban bầu cử nơi mình ứng cử. Cần lưu ý là người tự ứng cử và người được giới thiệu ứng cử chỉ được ghi tên ứng cử ở một đơn vị bầu cử và không được tham gia Ban Bầu cử hoặc Tổ bầu cử thuộc đơn vị mình ra ứng cử.Người ứng cử có quyền vận động bầu cử thông qua việc gặp gỡ, tiếp xúc với cử tri và các phương tiện thông tin đại chúng để báo cáo với cử tri dự kiến thực hiện trách nhiệm của người đại biểu nếu được bầu làm đại biểu Hội đồng nhân dân và một số quyền khác theo quy định của pháp luật.   Câu hỏi 8. Ông D có tên trong danh sách ứng cử viên đại biểu Hội đồng nhân dân quận. Trong quá trình vận động tranh cử, ông đã dùng tiền hoặc quà tặng cho cử tri để lôi kéo cử tri bầu cho mình. Hành vi của ông D đã xâm phạm quyền bầu cử của công dân. Đối với những người có hành vi xâm phạm quyền bầu cử, quyền ứng cử của công dân thì bị xử lý như thế nào?Trả lời:Hành vi xâm phạm quyền bầu cử, quyền ứng cử của công dân là hành vi lừa gạt (dùng thủ đoạn gian dối), mua chuộc (dùng tiền, vật chất hoặc lợi ích khác), cưỡng ép hoặc dùng thủ đoạn khác như đe dọa, khống chế, uy hiếp tinh thần… làm cho quyền bầu cử, ứng cử của công dân không được thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ, không đúng với ý chí của họ. Điều 160 Bộ luật hình sự 2015 quy định:“Điều 160. Tội xâm phạm quyền của công dân về bầu cử, ứng cử hoặc biểu quyết khi Nhà nước trưng cầu ý dân1. Người nào lừa gạt, mua chuộc, cưỡng ép hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở công dân thực hiện quyền bầu cử, quyền ứng cử hoặc quyền biểu quyết khi Nhà nước trưng cầu ý dân, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 02 năm:a) Có tổ chức;b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;c) Dần đến hoãn ngày bầu cử, bầu cử lại hoặc hoãn việc trưng cầu ý dân.3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm”. Câu hỏi 9. Là nhân viên văn thư mới vào làm ở một cơ quan nhà nước, thỉnh thoảng chị Hà thấy có đơn khiếu nại của người dân gửi đến. Chị muốn biết công dân được khiếu nại về những vấn đề gì?Trả lời:Luật Khiếu nại năm 2011 quy định: khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật Khiếu nại quy định đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Căn cứ vào quy định trên cho thấy, công dân được khiếu nại những vấn đề sau:- Khiếu nại quyết định hành chính. Quyết định hành chính là văn bản do cơ quan hành chính nhà nước (ví dụ: Bộ Tài nguyên và Môi trường, Sở Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân xã…) hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước ban hành để quyết định về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể. Quyết định hành chính bị khiếu nại phải liên quan trực tiếp đến lợi ích của người khiếu nại.- Khiếu nại hành vi hành chính. Hành vi hành chính là hành vi của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước thực hiện hoặc không thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật.- Khiếu nại quyết định kỷ luật. Khiếu nại quyết định kỷ luật là việc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật khiếu nại quy định đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Câu hỏi 10. Con trai anh Kiên hiện đang học lớp 11 (16 tuổi) đã bị Ủy ban nhân dân xã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính vì hành vi đánh nhau, gây mất trật tự ở Nhà văn hóa xã. Không đồng tình với mức phạt trong quyết định, anh muốn khiếu nại.Trong trường hợp này, anh Kiên có được khiếu nại thay cho con mình không? Nếu được thì anh Kiên phải làm gì để thực hiện việc khiếu nại?Trả lời:Khoản 1, Điều 2 Luật Khiếu nại năm 2011 quy định: ”1. Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình”.Về quyền của người khiếu nại, Luật Khiếu nại năm 2011 quy định rõ tại điểm a, Khoản 1, Điều 12:  Người khiếu nại có quyền tự mình khiếu nại. Trường hợp người khiếu nại là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự thì người đại diện theo pháp luật của họ thực hiện việc khiếu nại.Như vậy, trong trường hợp trên, về nguyên tắc, người khiếu nại phải là con trai anh Kiên vì quyết định xử phạt vi phạm hành chính của Ủy ban nhân dân xã liên quan trực tiếp đến con trai anh Kiên. Tuy nhiên, con trai anh Kiên mới 16 tuổi – là người chưa thành niên – nên anh Kiên được đại diện cho con thực hiện việc khiếu nại. Muốn khiếu nại, anh Kiên có thể thực hiện thông qua một trong hai hình thức khiếu nại là gửi đơn khiếu nại hoặc đến khiếu nại trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền (trong trường hợp này là Ủy ban nhân dân xã).    Câu hỏi 11. Tại sao người khiếu nại có nghĩa vụ khiếu nại đến đúng người có thẩm quyền?Trả lời:Khi thực hiện quyền khiếu nại của mình, người khiếu nại cần phải tìm hiểu xem người nào có thẩm quyền giải quyết vụ việc khiếu nại của mình và khiếu nại đến đúng người đó để đề nghị việc xem xét, giải quyết. Đây là một trong các nghĩa vụ của người khiếu nại được Luật Khiếu nại năm 2011 quy định.Sở dĩ pháp luật quy định như vậy bởi đây là một điều kiện quan trọng mà người khiếu nại phải thực hiện để khiếu nại của mình được tiếp nhận và giải quyết, vì trong hoạt động quản lý nhà nước có sự phân công nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể rõ ràng giữa các cơ quan, mỗi cơ quan có trách nhiệm và quyền hạn của mình trong từng lĩnh vực cụ thể. Trong lĩnh vực giải quyết khiếu nại cũng vậy, một vụ việc khiếu nại chỉ có thể thuộc thẩm quyền giải quyết của một cơ quan nhất định, nếu người khiếu nại gửi đơn đến nhiều cơ quan thì các cơ quan này cũng không có thẩm quyền giải quyết dẫn đến lãng phí nhiều thời gian, tiền của cho cả người khiếu nại và các cơ quan phải xử lý đơn khiếu nại đó mà vụ việc vẫn không được giải quyết. Chính vì vậy, trước khi gửi đơn khiếu nại, người khiếu nại phải tìm hiểu xem người nào có thẩm quyền giải quyết vụ việc của mình để thực hiện cho đúng, chỉ có như vậy thì khiếu nại mới được giải quyết nhanh chóng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại mới được khôi phục và bảo vệ một cách kịp thời, đúng theo quy định của pháp luật.Ví dụ: khiếu nại quyết định xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường thì khiếu nại lần đầu đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường; khiếu nại lần hai đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận. Khiếu nại hành vi hành chính của công chức Phòng Giáo dục và Đào tạo thuộc Ủy ban nhân dân huyện thì khiếu nại lần đầu đến Trưởng phòng; khiếu nại lần hai đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện.    Câu hỏi 12. Cho rằng quyết định xử phạt vi phạm hành chính của Thanh tra xây dựng đối với mình là vượt quá thẩm quyền, ông Thanh định khiếu nại. Có người nói với ông rằng nên kiện thẳng ra Tòa án để họ giải quyết, nhưng lại có người nói phải khiếu nại với Thanh tra xây dựng đã, nếu không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại thì mới kiện ra Tòa án. Nghe vậy, ông băn khoăn không rõ pháp luật quy định về trình tự khiếu nại như thế nào?Trả lời:Khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì người khiếu nại có thể lựa chọn một trong hai cách: khiếu nại đến người đã ra quyết định hành chính hoặc cơ quan có người có hành vi hành chính hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính. Như vậy, ông Thanh có thể lựa chọn hoặc khiếu nại đến Thanh tra xây dựng hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án. Trong trường hợp ông Thanh lựa chọn khiếu nại thì trình tự khiếu nại được quy định tại Điều 7 Luật Khiếu nại như sau:- Khiếu nại lần đầu đến người đã ra quyết định hành chính hoặc cơ quan có người có hành vi hành chính.- Khiếu nại lần hai: nếu người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khiếu nại lần hai đến Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu.- Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính. Cần lưu ý là trong bất kỳ giai đoạn nào của trình tự khiếu nại (khiếu nại lần đầu, khiếu nại lần hai), người khiếu nại đều có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính. Câu hỏi 13. Tại sao chỉ có công dân được thực hiện quyền tố cáo?Trả lời:Luật Tố cáo năm 2018 quy định: Tố cáo là việc cá nhân theo thủ tục quy định của Luật này báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, bao gồm: Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ; Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực.Như vậy, theo quy định của pháp luật, chủ thể thực hiện quyền tố cáo chỉ là công dân (cá nhân). Khác với khiếu nại là cả công dân, cơ quan, tổ chức đều có quyền khiếu nại, nhưng quyền tố cáo chỉ quy định cho đối tượng là công dân. Sở dĩ pháp luật quy định như vậy nhằm cá thể hoá trách nhiệm của người tố cáo, hạn chế việc tố cáo sai sự thật, tố cáo tràn lan gây khó khăn cho các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong việc tiếp nhận và giải quyết tố cáo. Nếu có hành vi cố tình tố cáo sai sự thật thì tuỳ theo tính chất, mức độ của hành vi vi phạm mà người tố cáo sai sự thật sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Cũng chính vì lý do này mà pháp luật quy định công dân phải trực tiếp thực hiện việc tố cáo, không được ủy quyền khi thực hiện tố cáo. Câu hỏi 14. Ông Cảnh muốn tố cáo một số cán bộ xã có hành vi sai phạm trong giải quyết đền bù đất đai. Vậy ông phải làm gì để thực hiện việc tố cáo? Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết việc tố cáo của ông?  Trả lời:Khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân thì người tố cáo có thể viết đơn hoặc trực tiếp đến trình bày với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.Vì các hành vi vi phạm pháp luật mà người tố cáo phản ánh là rất đa dạng, phức tạp, có loại thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan hành chính nhà nước, có loại lại thuộc thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng, có loại thuộc thẩm quyền của các tổ chức chính trị, đoàn thể xã hội, do đó rất cần việc tố cáo được gửi đến đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết, như vậy sẽ đảm bảo tính kịp thời ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, nếu không xác định được cơ quan có thẩm quyền giải quyết thì người tố cáo có thể tố cáo với cơ quan nhà nước gần nhất, thuận lợi nhất, cơ quan này sẽ có trách nhiệm tiếp nhận và chuyển đơn đến đúng cơ quan có thẩm quyền để xem xét giải quyết. Điều 12 Luật Tố cáo năm 2018 quy định nguyên tắc xác định thẩm quyền giải quyết tố cáo như sau:- Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức do người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức, viên chức đó giải quyết.Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức do người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức đó giải quyết.- Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý của nhiều cơ quan, tổ chức do người đứng đầu cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý cán bộ, công chức, viên chức bị tố cáo chủ trì giải quyết; người đứng đầu cơ quan, tổ chức có liên quan phối hợp giải quyết.- Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức xảy ra trong thời gian công tác trước đây nay đã chuyển sang cơ quan, tổ chức khác hoặc không còn là cán bộ, công chức, viên chức được xử lý như sau:+ Trường hợp người bị tố cáo là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu đã chuyển công tác sang cơ quan, tổ chức khác mà vẫn giữ chức vụ tương đương thì do người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức quản lý người bị tố cáo tại thời điểm có hành vi vi phạm pháp luật chủ trì giải quyết; người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức đang quản lý người bị tố cáo phối hợp giải quyết;+ Trường hợp người bị tố cáo đã chuyển công tác sang cơ quan, tổ chức khác và giữ chức vụ cao hơn thì do người đứng đầu cơ quan, tổ chức đang quản lý người bị tố cáo chủ trì giải quyết; người đứng đầu cơ quan, tổ chức quản lý người bị tố cáo tại thời điểm có hành vi vi phạm pháp luật phối hợp giải quyết.+ Trường hợp người bị tố cáo đã chuyển công tác sang cơ quan, tổ chức khác và là người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức đó thì do người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức đó chủ trì giải quyết; người đứng đầu cơ quan, tổ chức đã quản lý người bị tố cáo tại thời điểm có hành vi vi phạm pháp luật phối hợp giải quyết;+ Trường hợp người bị tố cáo đã chuyển công tác sang cơ quan, tổ chức khác mà không thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này thì do người đứng đầu cơ quan, tổ chức quản lý người bị tố cáo tại thời điểm có hành vi vi phạm pháp luật chủ trì giải quyết; người đứng đầu cơ quan, tổ chức đang quản lý người bị tố cáo phối hợp giải quyết;+ Trường hợp người bị tố cáo không còn là cán bộ, công chức, viên chức thì do người đứng đầu cơ quan, tổ chức quản lý người bị tố cáo tại thời điểm có hành vi vi phạm pháp luật chủ trì giải quyết; người đứng đầu cơ quan, tổ chức có liên quan phối hợp giải quyết.- Tố cáo cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan, tổ chức đã hợp nhất, sáp nhập, chia, tách do người đứng đầu cơ quan, tổ chức sau hợp nhất, sáp nhập, chia, tách mà người bị tố cáo đang công tác chủ trì giải quyết; người đứng đầu cơ quan, tổ chức có liên quan phối hợp giải quyết.- Tố cáo cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan, tổ chức đã bị giải thể do người đứng đầu cơ quan, tổ chức quản lý cơ quan, tổ chức trước khi bị giải thể giải quyết.- Tố cáo cơ quan, tổ chức trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ do người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức đó giải quyết.Căn cứ vào quy định trên thì người có thẩm quyền giải quyết việc tố cáo của ông Cảnh đối với hành vi sai phạm của một số cán bộ xã là Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã.   Câu hỏi 15. Sau khi đã gửi đơn tố cáo đến cơ quan có thẩm quyền, ông Cảnh liên tục nhận được những tin nhắn đe dọa trả thù, khủng bố tinh thần vì dám tố cáo. Ông rất lo lắng. Ông muốn biết pháp luật có quy định về việc bảo vệ người tố cáo không?Trả lời:Chương VI Luật Tố cáo năm 2018 quy định rõ cơ chế bảo vệ người tố cáo khi họ bị đe dọa, trả thù, trù dập hoặc bị phân biệt đối xử, theo đó, việc bảo vệ người tố cáo được thực hiện tại nơi cư trú, công tác, làm việc, học tập, nơi có tài sản của người cần được bảo vệ hoặc những nơi khác do cơ quan có thẩm quyền quy định. Đối tượng bảo vệ gồm người tố cáo và người thân thích của người tố cáo. Thời hạn bảo vệ do cơ quan có thẩm quyền quyết định tuỳ thuộc vào tình hình thực tế của từng vụ việc, mức độ, tính chất của hành vi xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của đối tượng cần được bảo vệ. Luật Tố cáo năm 2018 quy định trách nhiệm chính trong việc bảo vệ người tố cáo thuộc về người giải quyết tố cáo. Tuy nhiên, người tố cáo được bảo vệ cũng phải thực hiện các quyền và nghĩa vụ như sau:  – Quyền:+ Được biết về các biện pháp bảo vệ;+ Được giải thích về quyền và nghĩa vụ khi được áp dụng biện pháp bảo vệ;+ Đề nghị thay đổi, bổ sung, chấm dứt việc áp dụng biện pháp bảo vệ;+ Từ chối áp dụng biện pháp bảo vệ;+ Được bồi thường theo quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong trường hợp người tố cáo đã đề nghị người giải quyết tố cáo, cơ quan khác có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ mà không áp dụng biện pháp bảo vệ hoặc áp dụng không kịp thời, không đúng quy định của pháp luật, gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản, tinh thần cho người được bảo vệ.- Nghĩa vụ:+ Chấp hành nghiêm chỉnh yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ;+ Giữ bí mật thông tin về việc được bảo vệ;+ Thông báo kịp thời đến cơ quan áp dụng biện pháp bảo vệ về những vấn đề phát sinh trong thời gian được bảo vệ./.

Khớp với kết quả tìm kiếm: Cá nheo là một trong những loài cá có chất thịt ngon, bổ dưỡng. … 1.5 muỗng canh dầu ăn, 100ml nước rồi trộn đều, nấu đến khi chuối chín nhừ….. read more

HỎI ĐÁP TÌNH HUỐNG PHÁP LUẬT DÀNH CHO CẤP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

3. Vợ xinh đẹp khóc nức nở vì MV “Đò nghèo” của Dương Ngọc Thái

Tác giả: yummyday.vn

Ngày đăng: 09/04/2019 04:54 PM

Đánh giá: 3 ⭐ ( 92685 đánh giá)

Tóm tắt: Giải trí – Lần đầu đóng phim, Quỳnh Vy được nhận xét có lối diễn tự nhiên, nhập vai tốt.

Khớp với kết quả tìm kiếm: Muốn mua được cá nheo ngon thì có một mẹo nhỏ nên mua những con thân mình to, đuôi dài. Như vậy thịt cá sẽ dày hơn, dễ cắt khúc và chế biến. Khi ……. read more

Vợ xinh đẹp khóc nức nở vì MV

4. “Tây Thi bán cá” và cô bé nông thôn gây ấn tượng bởi nhan sắc xinh đẹp: Liệu có đánh mất bản thân trong ngành livestream?

Tác giả: gadonkhanhhoavuong.com

Ngày đăng: 02/23/2021 08:41 AM

Đánh giá: 5 ⭐ ( 27784 đánh giá)

Tóm tắt: A Khốc của hiện tại đã dấn thân vào trò chơi kiếm tiền, trở thành công cụ của tư bản.

Khớp với kết quả tìm kiếm: Cách nấu canh chua cá nheo chua ngon giải nhiệt ngày hè: Món canh chua … Sau đó, những bạn đem phần của cà chua chưng cùng cho tới khi nào ……. read more

5. Choáng váng khi chồng bỏ người phụ nữ thành đạt xinh đẹp như tôi để chọn người tình nghèo xấu

Tác giả: vietnamembassy-usa.org

Ngày đăng: 08/18/2020 01:14 PM

Đánh giá: 3 ⭐ ( 38075 đánh giá)

Tóm tắt: Có lẽ trên đời này không ai khổ như tôi, đã chứng kiến cảnh chồng ngoại tình còn bị chỉ trích là do mình mà chồng mới đổ đốn.

Khớp với kết quả tìm kiếm: Loài cá nheo được nuôi ở Mỹ (Ictalurus puntatus) thuộc họ cá nheo Mỹ, … nhãn hiệu “Cá catfish nuôi của Mỹ”, tạo ra không khí bài xích đối ……. read more

Choáng váng khi chồng bỏ người phụ nữ thành đạt xinh đẹp như tôi để chọn người tình nghèo xấu

6. Gái xinh không yêu trai nghèo?

Tác giả: eva.vn

Ngày đăng: 01/31/2021 12:08 AM

Đánh giá: 3 ⭐ ( 46444 đánh giá)

Tóm tắt: Gái xinh yêu trai nghèo, liệu có phải là cổ tích? – Câu hỏi khiến nhiều bạn trẻ suy tư sau khi biết chuyện tình cô gái Hà Nội yêu chàng trai tỉnh lẻ bất chấp mọi định kiến.

Khớp với kết quả tìm kiếm: Để món cá thơm ngon, hấp dẫn, không còn chút mùi tanh nào cũng cần bí … Khi sơ chế các loại cá da trơn như basa, cá nheo, cá hú hoặc lươn, ……. read more

Gái xinh không yêu trai nghèo?

7. Nữ DJ 9X xinh đẹp mắc bệnh hiểm nghèo

Tác giả: tienphong.vn

Ngày đăng: 12/17/2021 08:43 PM

Đánh giá: 4 ⭐ ( 60078 đánh giá)

Tóm tắt: (TNO) Là nữ DJ được nhiều người yêu mến nhưng căn bệnh ung thư quái ác đã cướp đi giấc mơ của Nguyễn Thị Huỳnh Hương. Cô gái trẻ xinh đẹp phải đón tuổi 19 trên giường bệnh với mái tóc cắt sát da đầu.

Khớp với kết quả tìm kiếm: Cho dù trẻ sơ sinh có làm ồn ào đến mức nào cũng không thể sản sinh ra nước mắt khi chúng khóc được: vì ống dẫn nước mắt chỉ bắt đầu hoạt động ……. read more

Nữ DJ 9X xinh đẹp mắc bệnh hiểm nghèo

8. Gái xinh 2000 có cái tên độc Paris Noémie Bảo Nhi: “Nhan sắc vạn người mê nhưng nói chuyện nhạt nhẽo thì cũng chẳng có giá trị gì”

Tác giả: bettaviet.com

Ngày đăng: 09/15/2019 04:37 AM

Đánh giá: 4 ⭐ ( 75795 đánh giá)

Tóm tắt: Có tiếp xúc với Paris Noémie Bảo Nhi mới thấy: Đằng sau nhan sắc lai Tây xinh đẹp và nữ tính ấy thực chất lại là một cô nàng cá tính mạnh và suy nghĩ có phần già dặn hơn so với lứa tuổi 19 của mình.

Khớp với kết quả tìm kiếm: Không rõ tác nhân gây bệnh là gì nhưng không phải là nấm. Bệnh này lây rất mạnh và dai dẳng. Mình nuôi cá cả năm không hề thấy bệnh này cho đến khi một con cá ……. read more

Gái xinh 2000 có cái tên độc Paris Noémie Bảo Nhi:

9. Giải mã sức mạnh của ánh mắt con người – BBC News Tiếng Việt

Tác giả: www.24h.com.vn

Ngày đăng: 12/14/2019 07:58 PM

Đánh giá: 3 ⭐ ( 58692 đánh giá)

Tóm tắt: Nhìn mắt nhau không phải lúc nào cũng thú vị nhưng đó là một phần tự nhiên của hầu hết các cuộc trò chuyện thông thường.

Khớp với kết quả tìm kiếm: Hai cô gái xinh đẹp được ngưỡng mộ vì nỗ lực rèn luyện thể hình để có được vóc dáng ấn tượng….. read more

Giải mã sức mạnh của ánh mắt con người - BBC News Tiếng Việt

Rate this post

Viết một bình luận