Top 9 thể loại nghệ thuật đường phố tại Việt Nam

Top 9 thể loại nghệ thuật đường phố tại Việt Nam

Nghệ thuật đường phố là một môn nghệ thuật mà ở đó người nghệ sĩ biểu diễn coi vỉa hè, đường phố làm sân khấu, còn người đi đường làm khán giả của mình. Nghệ thuật đường phố đã du nhập nhiều năm vào Việt Nam, tạo nên nét giao thoa văn hóa rất đặc sắc của dân tộc Việt với những quốc gia khác trên thế giới. Hãy cùng Tikibook điểm qua các môn nghệ thuật đường phố từng “làm mưa làm gió” tại Việt Nam qua bài viết dưới đây.

Trượt ván

Skateboard là môn thể thao thuộc được xếp trong nhóm X-GAME rất phổ biến trên toàn thế giới nhưng lịch sự phát triển của nó bắt đầu khá muộn từ những năm 1950. Khởi nguồn của bộ môn này là từ môn lướt sóng – Surfing, một môn thể thao khác được ưa chuộng ở nước Mỹ lúc bấy giờ. Với ý tưởng muốn lướt đi trên các con phố từ đó bộ môn trượt ván ra đời. Trượt ván là bộ môn thể thao hành động bao gồm việc trượt đi và biểu diễn các trò tiểu xảo trên chiếc ván trượt. Đây cũng là một hoạt động giải trí, một hình thức nghệ thuật, một nghề nghiệp trong ngành công nghiệp giải trí và là một cách thức di chuyển.


Trượt ván là môn thể thao nghệ thuật đường phố rất mạo hiểm nhưng lại thu hút không ít các bạn trẻ tham gia và tập luyện. Khi biểu diễn môn nghệ thuật đỉnh cao này, người biểu diễn đòi hỏi phải chinh phục các chướng ngại vật bằng những động tác khéo léo trên tấm ván trượt của mình như lướt trên cầu thang, nhảy bật qua tường… Có nguồn gốc từ California vào những năm 1750, trượt ván dần du nhập vào Việt Nam và giờ đây đã trở thành sân chơi lành mạnh dành cho thế hệ thanh thiếu niên Việt Nam.

Trượt ván
Trượt ván

Trượt ván
Trượt ván

Bong bóng nghệ thuật

Bong bóng nghệ thuật là một môn nghệ thuật sử dụng bóng bay làm vật liệu biểu diễn. Nó được mọi người ví ngang ngửa với bộ môn “Origami” (nghệ thuật gấp giấy) của Nhật. Môn nghệ thuật này không giới hạn sức sáng tạo của người nghệ sĩ. Bằng đôi bàn tay điêu luyện, những kĩ thuật từ đơn giản đến phức tạp… để tạo ra các hình thù các loài động vật hay nhân vật hoạt hình bằng bóng bay. Tuy nhiên, môn nghệ thuật này đòi hỏi sự cẩn trọng rất cao vì rất có thể sẽ khiến cho bóng bay nổ.

Nghệ thuật chính là sự sáng tạo của một ai đó hay một tập thể trong mọi hoạt động để tạo ra sản phẩm. Chứa đựng được những giá trị lớn về tính thẩm mĩ,tư tưởng và nhân văn…Khi được gọi đến với cụm từ “nghệ thuật” là khi nghề nghiệp đó đã đạt đến mức hoàn hảo được nhiều người công nhận. Và cũng không riêng gì, nghệ thuật tạo hình bong bóng cũng là một thành quả của những các nhân họ đã tìm ra được cách để biến những bóng bình thường nhưng lại có thể vặn (xoắn) để trở thành những hình thể khác nhau với những màu sắc và chi tiết sẽ làm cho bộ môn này được rất nhiều khán giả bình chọn.

Bong bóng nghệ thuật
Bong bóng nghệ thuật

Bong bóng nghệ thuật
Bong bóng nghệ thuật

Tò he

Tò he còn từng được gọi là con giống bột, là một loại đồ chơi dân gian của trẻ em Việt Nam, có thể ăn được. Ngày nay, nặn tò he là một nét văn hóa dân gian ở các vùng quê Việt Nam, đặc biệt là Bắc Bộ. Nặn tò he xuất hiện tại miền Nam Việt Nam không rõ từ lúc nào nhưng có lẽ là do các nghệ nhân miền Bắc di cư vào Nam, tuy nhiên, mức độ phổ biến không bằng tại miền Bắc. Ban đầu, tò he là sản phẩm làm bằng bột dùng để cúng lễ nên chúng thường có hình thù các con vật như công, gà, trâu, bò, lợn, cá… vì vậy, người ta gọi sản phẩm này là “đồ chơi chim cò”. Một số vùng tại miền Bắc, người ta còn gọi là “con bánh” vì bên cạnh hình thù các con vật, người ta còn nặn bột thành nải chuối, quả cau, chân giò, đĩa xôi… tạo thành mâm cỗ để đi chùa dâng cúng.

Sản phẩm này có màu sắc tương đối giống đồ thực và có pha thêm chút đường nên có thể ăn được. Về sau, sản phẩm được gắn vào một chiếc kèn ống, ở đầu kèn có quét chút mạch nha, khi thổi phát ra âm thanh “tò te” thế nên có lẽ người ta gọi là “tò te”, sau này nói trại thành “tò he”. Đây là một loại đồ chơi dân gian có thể vừa chơi, vừa ăn được. Những chú tò he được quét một chút mạch nha, cắm vào một chiếc ống, khi ăn hết có thể thổi ra tiếng “tò te” nên người dân gian gọi là “tò he”. Ngày nay, tò he đã trở thành môn nghệ thuật đường phố mang đậm chất dân gian. Những nghệ nhân tạo ra tò he gồm nhiều hình thù như 12 con giáp, các loại trái cây, hoa… Ngoài ra người nghệ nhân còn tạo ra những nhân vật hoạt hình theo yêu thích của trẻ em như Pokemon, Doremon, Na Tra…

Tò he
Tò he

Tò he
Tò he

Nghệ thuật trình diễn ánh sáng

Khác với môn nghệ thuật đường phố khác, “Nghệ thuật trình diễn ánh sáng” đòi hỏi phải biểu diễn trong điều kiện trời tối hoặc trong trên sân khấu. Tuy nhiên, nét giản dị của đường phố vẫn không thể thiếu trong từng động tác biểu diễn của nghệ nhân. Họ sẽ kết hợp ánh sáng một cách nhuần nhuyễn, tạo nên nhiều hiệu ứng chuyển động vô cùng đẹp mắt, khiến người xem không khỏi choáng ngợp.

Bằng cách sử dụng các phần mềm chuyên dụng, các vật thể thật có diện tích lớn như tòa nhà, những bức tường… sẽ được công nghệ máy tính 3D tạo thành một không gian ảo với màn trình diễn đẹp mắt. Để làm được điều này, người nghệ sĩ làm 3D Mapping sẽ phác họa ý tưởng thành mô hình 3D trên máy tính, rồi đưa ra bản dựng kỹ thuật với những thông số chính xác nhất. Các thông số này giúp cho việc đưa hình ảnh lên thực tế sẽ trùng khớp với vật thể đã chọn.

Nghệ thuật trình diễn ánh sáng
Nghệ thuật trình diễn ánh sáng

Nghệ thuật trình diễn ánh sáng
Nghệ thuật trình diễn ánh sáng

Street Art

Street Art là một thuât ngữ chung xác định các hình thức nghệ thuật thị giác được tạo ra ở địa điểm công cộng, thường là tác phẩm nghệ thuật tự do lấy cảm hứng từ môi trường đô thị mà được biết đến nhiều nhất là graffiti. Ban đầu, nghệ thuật đường phố – Street Art được sử dụng với mục đích thuần túy là công cụ đánh dấu lãnh thổ của những nhóm thanh niên trẻ sống trong thành phố hay thể hiện quan điểm chính trị, hiện đang dần thay đổi như một phương tiện làm đẹp và tái tạo đô thị. Đôi khi, nghệ thuật đường phố – Street Art còn được sử dụng như mục đích truyền thông hoặc thương mại.


Street Art được hiểu là môn nghệ thuật thị giác được lấy cảm hứng từ cảnh quan, môi trường đô thị. Người nghệ sĩ sẽ thỏa sức sáng tạo bằng cách vẽ tranh 3D, vẽ chân dung… lên cảnh vật đường phố, thậm chí tạo nên những tuyệt tác nghệ thuật mang nét đặc trưng riêng của người nghệ sĩ đường phố: không cầu kì, không sang trọng nhưng lại đậm chất nghệ thuật. Ngoài việc vẽ trên mặt đường, hè phố… những nghệ nhân còn có thể làm sản phẩm nghệ thuật có thể cầm nắm được.

Street Art
Street Art

Street Art
Street Art

Du ca

Sự ra đời của Phong trào Du ca gắn liền với phong trào hoạt động xã hội của thanh niên, sinh viên, học sinh miền Nam – bùng lên mạnh mẽ tại miền Nam vào giữa thập niên 1960. Cao điểm của phong trào hoạt động xã hội là “Chương trình Công tác Hè 1965” – một dự án lớn liên kết nhiều hội đoàn thanh niên và nhiều viện đại học lớn tại miền Nam lúc đó. Môn nghệ thuật ra đời từ những năm 1960 và từng là một hoạt động nghệ thuật được quần chúng đón nhận nhiệt liệt. Trong thời gian gần đây, các bạn trẻ Việt Nam càng có những sáng tạo mới mẻ, đổi mới trong môn nghệ thuật đậm chất nhạc này. Vì vậy mà “du ca” đã trở nên có hồn hơn, tạo nét thiện cảm đối với những du khách nước ngoài khi giao lưu văn hóa tại Việt Nam. Những người nghệ sĩ sẽ đi trên đường phố, bắt gặp cảnh vật đẹp, khung cảnh đẹp… họ sẽ lấy nơi đó làm sân khấu để cất cao tiếng hát của mình, tạo không gian âm nhạc thú vị cho người đi đường.

Cái tên phải nhắc đến trong làng du ca đường phố Việt Nam là nghệ sĩ Tạ Trí Hải, từng có nhiều năm đóng góp cho môn nghệ thuật tuyệt vời này. Những ca khúc trong phong trào du ca có mục đích kêu gọi thanh niên hãy tự hào, tin tưởng và hy vọng nơi tương lai. Trước năm 1975, phong trào Du ca có tác dụng sâu mạnh đối với giới trẻ qua các đoàn, toán ca như Con Sáo Huế, Du ca Áo Nâu, Du ca Lòng mẹ, Du ca Trùng Dương, Du ca Vàm Cỏ Tây, Du ca Vàm Cỏ Đông, Hồ Gươm, Sông Hậu, Du ca Vượt Sóng, Ca Đoàn Trùng Dương, Du ca Giao Chỉ, Du ca Đà Nẵng, Du ca Kiên Giang, Biên Hòa, Toán Du ca Mùa Xuân, Du ca Phù Sa, Đồng Vọng… Họ trình diễn ở khắp nơi miền Nam khi đó, trong trường học, ngoài sân cỏ, trên sân khấu, trong các đoàn thể bạn, Hướng đạo, CPS, hay Thanh sinh công, cùng Gia đình Phật tử.

Du ca
Du ca

Du ca
Du ca

Beatbox

Nghệ thuật là không giới hạn, trong đó beatbox là môn nghệ thuật sử dụng miệng, giọng để mô phỏng âm thanh của bộ gõ và các beatboxer chính là những phù thủy âm nhạc khi họ có thể mang đến cho người nghe những tác phẩm tưởng chừng như được tạo nên từ nguyên một dàn nhạc cụ phức tạp. Beatbox là môn nghệ thuật có lịch sử lâu đời, có tiền thân là Vocal Percussion, được sử dụng trong các nhóm A-capella, Blue, Jazz và sau này thì nó phổ biến trong văn hóa hiphop với cái tên beatbox như hiện nay.

Đặc điểm của môn nghệ thuật đường phố này là người nghệ sĩ sẽ tạo ra hiệu ứng âm thanh, scratch… bằng miệng và được sử dụng trong hiphop. Không chỉ vậy, một người nghệ sĩ beatbox chuyên nghiệp còn có thể tạo ra âm thanh do Dj tạo ra bằng máy, khiến người xem không khỏi bất ngờ và ngưỡng mộ. Những cái tên phải nhắc đến trong làng nghệ thuật beatbox là Minh Kiên, Phong Hải…

Beatbox
Beatbox

Beatbox
Beatbox

Popping

Popping là một thể loại vũ điệu đường phố dựa trên kĩ thuật làm co và thả lỏng thật nhanh cơ bắp để tạo những cú “giật” trên cơ thể vũ công, được gọi là một pop hoặc hit. Kĩ thuật này được thực hiện liên tục theo giai điệu của một bài hát khi kết hợp với nhiều chuyển động và dáng điệu. Người nhảy popping được gọi là một popper. Popping cũng được sử dụng để chỉ một nhóm các phong cách và kĩ thuật nhảy có liên quan chặt chẽ đến kiểu nhảy “ảo” thường được kết hợp với popping để biểu diễn với phong cách đa dạng hơn. Người ta tin rằng popping bắt nguồn từ Fresno, California vào những năm 1970 và được lấy cảm hứng từ điệu nhảy locking. Giống như những thể loại nhảy đường phố khác, popping thường được biểu diễn để “nhảy đấu”.


Popping thuộc thể loại nhảy nghệ thuật đường phố. Người biểu diễn sử dụng kĩ thuật làm co và thả lỏng thật nhanh cơ bắp để tạo nên những cú giật trên cơ thể. Kĩ thuật này được thực hiện theo giai điệu một bài hát. Người nhảy Popping được gọi là một popper. Người ta tin rằng popping bắt nguồn từ California vào năm 1970 và được lấy cảm hứng từ điệu nhảy locking. Ngày nay, người nghệ sĩ còn có nhiều sáng tạo hơn với popping bằng cách kết hợp nó với hiphop hoặc electronica. Những nghệ sĩ nổi tiếng trong làng nghệ thuật popping gồm có cặp đôi Đặng Xuân Hiếu – Huỳnh Thái Vũ (cuộc thi Viet Nam got talent), nhóm Milky Way (từng biểu diễn ở Singapore)…

Popping
Popping

Popping
Popping

Ảo thuật đường phố

Nhắc đến ảo thuật thì không ai trong chúng ta cảm thấy xa lạ đối với môn nghệ thuật cực kì đặc biệt này cả. Người nghệ sĩ dùng đôi bàn tay khéo léo, nhuần nhuyễn của mình tạo nên động tác giả, khiến người xem tưởng chừng như có phép thuật huyền diệu nào đó. Ảo thuật đường phố mới chỉ du nhập vào Việt Nam trong vài năm trở lại đây nhưng lại trở thành làn sóng vô cùng dữ dội trong cộng đồng các bạn trẻ Việt Nam. Bắt nguồn từ các nhà ảo thuật gia châu Âu, không nằm trong truyền thống gia đình ảo thuật nhưng “Magic Street” (ảo thuật đường phố) lại tạo nên không ít thiên tài, nghệ sĩ như ảo thuật gia J, ảo thuật gia Phạm Trường…

Ảo thuật vốn có nguồn gốc từ những màn biểu diễn khéo léo trên sân khấu của các ảo thuật gia Phương Tây dành riêng cho giới quý tộc. Sau này, cùng với sự bùng nổ của internet, cha đẻ của ảo thuật đường phố là ảo thuật gia người Mỹ David Blaine đã làm thay đổi quan điểm về công chúng bằng việc đưa tất cả các kỹ năng ảo thuật sân khấu, ảo thuật bàn… xuống phố và thu hút đông đảo khách đi bộ ghé xem. Ảo thuật đường phố du nhập vào Việt Nam từ năm 2001 khi Adrian Lee Việt Anh, người được mệnh danh là chàng trai “Phù thủy lai” về Việt Nam biểu diễn ở khu vực quảng trường tượng đài Lý Thái Tổ (Hà Nội). Tuy nhiên, nó mới thực sự phát triển mạnh từ năm 2011 và thuyết phục người xem hiểu rằng đây là hình thức biểu diễn nghệ thuật ở những nơi công cộng, không vì mục đích thương mại khi các clip được lan truyền trên cộng đồng mạng internet và từ những buổi biểu diễn gây quỹ từ thiện.

Ảo thuật đường phố
Ảo thuật đường phố

Ảo thuật đường phố
Ảo thuật đường phố

Rate this post

Viết một bình luận