Trả nợ Tào Quan là một trong những nghi lễ được nhắc tới trong tín ngưỡng Tứ phủ, thế nhưng không phải ai cũng biết trả nợ Tào Quan là gì, những ai phải trả nợ Tào Quan. Hy vọng qua bài viết này, xin tổng hợp gửi tới bạn đọc một số thông tin liên quan.
Trả nợ Tào Quan là gì ?
Nhiều người biết đến việc trả nợ Tào Quan nhưng lại không hiểu được nguồn gốc của việc này là như thế nào. Theo quan niệm dân gian, mỗi người sống trên dương thế thì tiền kiếp của người ta có không ít lỗi lầm, trong đó có việc đong đầy bán vơi, vì thế nợ nần tiền kiếp là không thể tránh khỏi. Căn cứ theo bảng Lục Thập Hoa giáp mà có các Ty Quan cai quản việc nợ nần này. Trả nợ Tào Quan là một nghi thức trả tiền về nơi địa phủ hay ngân hàng địa phủ, theo đó tại địa phủ có ngân hàng địa phủ bao gồm có 36 kho. Người cai quản 36 kho này là Thượng Án Giám Sát và Địa Phủ Tài Quan.
Theo Tam giáo – Lục độ thì trả nợ Tào Quan còn có tên là Khoa Tào Quan hoặc Điền Hoàn Thiên Khố, tức là trả nợ vào kho Trời. Phần nợ chính để trả nợ thường là: Kinh Thọ Sinh và Tiền Thiên Khố. Thiếu những thứ này thì không thể làm lễ trả nợ được. Người có nợ không thể tự trả nợ mà phải nhờ đến những hàng đã thọ thông tứ phủ như: Điện chủ thanh đồng, Pháp sư, Hòa thượng. Hàng Bật sô trờ lên. Bời vì trong khi làm lễ phải dùng đế một số khế ấn mà người chưa được thụ giới không được phép làm.
Việc trả nợ tào quan là để trả bù cho nghiệp kiếp trước, trả cho những tội lỗi mình đã gây ra trong kiếp này. Mục đích chính là để chuộc lại lỗi lầm của mình khi còn sống trên dương gian đã vô tình hay hữu ý gây ra để rồi tâm được thanh thản và tuổi thọ được kéo dài hơn, có thể gặp được may mắn hay khi xuống âm phủ không bị chịu tội nặng nề.
Trả nợ Tào Quan là một nghi thức đơn giản nhưng không thể làm tùy tiện được. Những người không đủ công đức mà tùy tiện làm sẽ bị báo ứng nhãn tiền, hậu quả là không thể lường. Vì vậy nên hiểu rõ một điều rằng, tiền này không phải tiền hối lộ và cái gì cũng có có giá của nó. Nếu như gây ra những lỗi lầm nghiêm trọng như hại người thì trả biết bao nhiêu cho đủ. Do đó, hãy cố gắng tu thân tích đức thay vì tích nghiệp.
Những ai phải làm lễ trả nợ Tào Quan ?
Như đã nói ở trên, trả nợ Tào Quan là để trả nợ cho chính những nghiệp mà ta, hay dòng họ của chúng ta đã gây ra ở tiền kiếp hay hiện tại, để từ đó mới mong cầu một cuộc sống thanh thản hơn. Bởi vì, sống ở trên đời tất cả những điều chúng ta làm hàng ngày đều có Táo Quân ghi chép lại và ngày 23 âm lịch hàng năm khi lên trầu trời ngài thông báo cho Nam Tào được biết mà từ đó trừ đi dương thọ của chính chúng ta. Đồng thời, cũng gửi những tội lỗi này xuống Âm Phủ cho đại vương Diêm La để thêm tình tiết tăng nặng khi thụ hình tại âm phủ. Do đó, việc làm lễ giống như dùng công đức ở trần để xóa bỏ bớt những nghiệp chướng trong tiền kiếp, kiếp này và hóa giải đi những hung tai đang bị mắc phải, đồng thời giảm nghiệp cho mình, cho dòng họ của mình.
Thường khi người ta thấy cuộc sống gặp quá nhiều những điều không may mắn, khó khăn, trắc trở, buồn phiền nên nghĩ tới và nhờ các thầy pháp tư vấn, được khuyên giải thì sẽ làm lễ trả nợ tào quan.
Sẽ có một số trường hợp phải làm lễ và không phải làm lễ trả nợ Tào Quan.
- Người thuộc con nhà Tứ Phủ (trình đồng), Người tu hành (theo đạo Phật hoặc đạo khác), vì cơ duyên nào đó vẫn được tiếp tục tu tập trên cõi trần, nên không phải trả nợ Tào Quan.
- Người Nợ mã Tứ Phủ, người Tiễn Căn và các trường hợp khác, đều phải trả nợ vì tu tập không thành. Với những người này nếu không trả nợ Tào Quan thì thường bị hao tài tốn của, công danh bất thành, làm việc gì liên quan đến tiền bạc cũng bị thất bát, thâm hụt…
Người kiếp này (hiện tại) nợ Tào Quan mà không trả sẽ xảy ra hai trường hợp:
- Sau khi chết: vong tiếp tục được đi học, tu tập và lại được Ngân Hàng Địa Phủ cấp phát kinh sách, tiền bạc. Nếu tu tập đắc thành quả, được lên cõi cao hơn thì nợ Tào Quan được xóa.
- Sau khi chết: vong được đi học, tu tập và lại được Ngân Hàng Địa Phủ cấp phát kinh sách, tiền bạc. Nếu tu tập không xong do nghiệp quả quá nặng mà phải quay lại cõi Nhân tái sanh làm người, thì do nợ Tào Quan quá nhiều, cộng với nghiệp quả đó nên sẽ phải bị phá sản, nhà tan, nghiệp đổ.
Vì vậy, khi sống cần căn bản tu tập đạo giáo, tu dưỡng tinh thần và tích đức, tích phúc cho chính bản thân cũng như dòng họ nên nghiệp của họ được giảm đi.
Làm lễ trả nợ Tào Quan vào ngày nào ?
Theo dân gian, các ngày sau đây chuyên dùng được chọn làm ngày thực hiện nghi lễ Trả nợ Tào Quan.
- Ngày Thiên xá.
- Ngày 1 tháng 2 vía Nhất Điện Tần Quảng vương
- Ngày 1 tháng 3 vía Nhị Điện Sở Giang vương.
- Ngày 8 tháng 2 vìa Tam Điện Tống Đế Vương.
- Ngày 18 tháng 2 Vía Tứ Điện Ngũ Quan Vương.
- Ngày 8 tháng Giếng Vía Ngũ Diện Diêm La Vương.
- Ngày 8 tháng 3 Vía Lục Điện Biến Thành Vương.
- Ngày 27 tháng 3 vía Thất Điện Thái Sơn Vương.
- Ngày 1 tháng 4 vía Bát Điện Bình Đẳng Vương.
- Ngày 8 tháng 4 vía Cửu Điện Đô thị Vương.
- Ngày 17 tháng 4 vía Thập Điện Chuyển luân vương.
- Ngày 18 tháng 4 vía Tử Vi Đại đế.
- Ngày 4 tháng 6 Chư Phật giáng lâm.
- Ngày 30 tháng 7 Vía Địa Tạng Vương Bồ tát.
- Ngày 8 tháng 10 Hải Hội Phật.
Ngoài ra, dân gian cũng có thể làm theo các dịp đại lễ cầu an hoặc ngày 1 ngày rằm tại các chùa.
Chuẩn bị cho lễ trả nợ Tào Quan
Để làm lễ trả nợ Tào Quan, bạn có thể tham khảo và chuẩn bị mâm lễ cúng cũng như lễ vật cần thiết như sau:
- Hương, hoa, đèn, nến, xôi, rượu, thịt…
- Mâm lễ vật trả nợ: Kinh âm, kinh dương, tiền thiên khố…Kinh Thọ sinh, kinh Trường thọ diệt tội bào hộ Đồng tử Đà ra ni, kinh Nhân quả, kinh Kim cang thọ mạng, Kinh Phật đảnh tôn thắng.
- Lồng chim, Chậu cá, mâm gạo, tiền mâm, Đường muối
- Mâm sớ văn, mâm cúng thí thực (để riêng).
- Hướng tốt cho lập đàn là Hướng Bắc.
Khi làm lễ trả nợ Tào Quan người ta sẽ trả bằng một loại tiền được gọi là “tiền Tào Quan”. Loại tiền này khác hoàn toàn với tiền chúng ta hay đốt cho gia tiên. Tiền Tào Quan có hình ảnh biểu trưng cho địa phủ trên mặt tiền. Tiền này sẽ được nạp khố địa phủ, còn vong linh không sử dụng được.
Đối với giấy sớ cần chuẩn bị giấy sớ đầy đủ cho mỗi thành viên làm lễ trả nợ Tào Quan. Gia chủ có bao nhiêu thành viên làm lễ thì cần chuẩn bị ngần ấy bộ giấy sớ. Bộ giấy sớ bao gồm điệp dương công cứ, điệp âm, điệp âm thông hành, phật tài quan, đền hoàn, cầu an. Trong sớ ghi rõ địa chỉ, tên, hành canh (tuổi), nộp vào khố.
Thường người ta sẽ kết hợp khoa cúng trả nợ tào quan với lễ di cung hoán số và cầu tài cầu lộc, cầu an cũng như giải hạn sao.
Lưu ý: Thông tin trong bài chỉ mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm!
>>> Nhấn Subscribe để theo dõi các video về Phủ Dầy Nam Định tại kênh: Phủ Dầy Nam Định Official – YouTube