Tracking là gì? Tracking trong Marketing quan trọng ra sao?

Trong bối cảnh digital marketing, tracking là gì? Chúng ta nên hiểu như thế nào về tracking? Tại sao chúng lại được xem là một bước không thể thiếu trong quá trình triển khai chiến dịch marketing. Nếu bạn đang có những thắc mắc tương tự hãy cùng Xuyên Việt Media tìm hiểu cụ thể trong nội dung dưới đây nhé.

Tracking là gì?

Tracking trong tiếng anh có nghĩa là sự chạy đua, sự truy lùng, sự theo dõi. Đối với người làm kinh doanh, người thường xuyên mua hàng online hẳn đều đã biết tracking là gì. Tracking chính là một dãy số đặc biệt được in trên các gói hàng hóa giúp người bán hàng và người mua hàng theo dõi được quá trình vận chuyển hàng hóa.

Tracking là gì trong marketing?

Tương tự, trong marketing, tracking mang ý nghĩa đo lường hiệu quả, hiệu suất của các chiến lược marketing mang về. Và tracking chính là bước đầu tiên chúng ta cần phải thực hiện trong quá trình phân tích dữ liệu.

Ví dụ: Nếu bạn đang băn khoăn về chiến dịch Facebook Ads của mình có đang mang lại hiệu quả hay chúng chỉ đang ngốn ngân sách của bạn mà không mang lại hiệu quả như mong muốn. Nguyên nhân vì sao chiến dịch này hiệu quả và chưa hiệu quả? Phải cải cách như thế nào mới mang lại hiệu quả tối ưu?… Tất cả những vấn đề này sẽ được giải quyết nhờ tracking.

Nói một cách dễ hiểu hơn, tracking chính là phương pháp giúp bạn phân tích, đo lường, theo dõi cách mà chiến dịch marketing đã và đang vận hành.

Những khái niệm liên quan đến tracking

Trong marketing chúng ta có một số khái niệm liên quan đến tracking như web tracking, ad tracking, code tracking, keywork tracking, report tracking. Đây đều là những khái niệm mà những SEOer, marketer nên tìm hiểu.

Web tracking là gì?

Web tracking chính là công cụ, phần mềm nhằm theo dõi lượng khách truy cập vào trang web. Người quản trị web có thể thu thập những thông tin về hoạt động cụ thể của cá nhân trên web. Từ đây có thể phân tích những hoạt động, thói quen người dùng để giới thiệu đến họ những sản phẩm/dịch vụ phù hợp nhất với nhu cầu của họ.

Ad tracking là gì?

Ad tracking chính công cụ theo dõi hành vi của người dùng, nó thể hiện qua các chỉ số như số lần nhấp chuột, sự quan tâm, sự chuyển đổi,… nhằm đo lường hiệu quả của chiến dịch quảng cáo.

Code tracking là gì?

Code tracking được hiểu một cách đơn giản nhất chính là đoạn mã tracking được dùng để theo dõi, phân tích một hoạt động nào đó theo nhu cầu của người dùng.

Keyword tracking là gì?

Keyword tracking là một thuật ngữ dùng để mô tả việc giám sát, theo dõi hiệu quả của các từ khóa trong một khoảng thời gian nhất định.

Report tracking là gì?

Report tracking tạm hiểu là kết quả mà một công cụ phần mềm báo cáo với người dùng những chỉ số đo lường thu thập được từ một hoạt động của mã tracking.

Ý nghĩa của tracking trong marketing

Thông qua tracking sẽ giúp các bạn thấu hiểu được khách hàng của mình hơn, cụ thể là bạn sẽ:

  • Nắm bắt và thấu hiểu nhanh những nhu cầu của khách hàng.
  • Nội dung, sản phẩm hay dịch vụ nào sẽ thu hút được họ.
  • Họ biết đến bạn từ kênh nào.
  • Họ đang ở địa phương nào.
  • Kênh nào đang hoạt động quảng cáo hiệu quả.
  • Kênh nào đang mang lại khách hàng nhiều nhất.

Từ những thông tin này, bạn sẽ đo lường được hiệu quả của chiến lược marketing. Sau đó bạn có thể đưa ra quyết định cải tiến chiến lược hoặc thay đổi chiến lược marketing hiệu quả hơn.

Bài viết thú vị cho bạn:

Tổng thể về tracking trong marketing, cụ thể là marketing online

Để giúp các bạn làm marketing online hiểu rõ hơn về tracking, Xuyên Việt Media sẽ chia sẻ với các bạn về sơ đồ tracking tổng thể dưới đây.

GTM (Google Tag Management)

GTM là trình quản lý thẻ của Google, là một công cụ được thiết lập để giải quyết các vấn đề giúp các phòng ban theo dõi chiến lược marketing. Giúp các bạn làm marketing quản lý tổng thể các code tracking. Có nghĩa là các bạn làm marketing có thể hoàn thành bất kỳ công việc gì liên quan đến việc theo dõi các kết quả kết quả trong hoạt động marketing. Ví dụ như: các phân tích từ google, facebook,…

GTM mang lại rất nhiều lợi thế cho các nhân viên marketing

  • Các bạn không cần phải nhờ bộ phận IT thực hiện giúp các hoạt động liên quan đến marketing.
  • Tiết kiệm được rất nhiều thời gian, thay vì phải chờ đợi bộ phận IT làm giúp.
  • Các bạn có thể chủ động làm mọi việc, giúp cho chiến lược marketing được theo dõi và tối ưu hiệu quả hơn.
  • Công việc được thực hiện từ những người có chuyên môn luôn đảm bảo chính xác hơn hẳn.
  • Bạn có thể gắn tracking người dùng, giúp bạn thấu hiểu toàn bộ hành vi của người dùng trên website. Từ đây bạn có thể cải thiện các trải nghiệm liên quan cảm xúc người dùng như content, UX/UI,…

tracking la gi 6

Google Analytics

Google Analytics là gì?

Đây chính là một trong những công cụ SEO miễn phí của Google. Google Analytics có thể tạo ra bảng thống kê chi tiết về người dùng khi vào một website. Công cụ này thân thiện trên mọi nền tảng từ hệ điều hành Android, iOS và bất kỳ thiết bị nào được kết nối bằng Measurement Protocol.

Cách sử dụng Google Analytics

Để áp dụng hiệu quả công cụ Google Analytics (GA) bạn hãy thực hiện 4 bước dưới đây:

* Bước 1: Set up GA và cài đặt code tracking

Setup GA có 3 cấp độ

  1. Account: Thiết lập tài khoản để quản lý tổng thể
  2. Property: Thiết lập các ID tracking cụ thể cho từng web.
  3. Views: Thiết lập ID view cho từng landing page bạn mà muốn tích hợp với Google Sheet
* Bước 2: Xác định mục tiêu

Điều này sẽ giúp chúng ta xác định được mục tiêu quan trọng của website hoặc landing page. Dưới đây là 4 mục tiêu phổ biến nhất:

  • Pageview: Giúp đánh giá hiệu quả nội dung
  • Behavior: Đây là mục tiêu đếm thời gian on-site. Đây chỉ là mục tiêu mang tính chất tham khảo do có rất nhiều lý do dẫn đến kết quả on-site không chuẩn xác như: thiết bị người dùng chậm, mạng lag, Google phản hồi chậm,…
  • Events: Các tham số sự kiện cho phép chúng ta thiết lập theo dõi chính xác các vấn đề có liên quan.
  • Destinations: Đây là chỉ số cho phép chúng ta biết số lượng người đã vào một trang cụ thể ví dụ như link về trang giới thiệu, thư ngỏ, địa điểm bán hàng, thông tin liên hệ,… Từ đây có thể so sánh với kết quả bán hàng thực tế để đưa ra chiến lược phù hợp.
* Bước 3: Xem báo cáo phân tích và thống kê dữ liệu từ trang web.

Thay vì sử dụng Google Search Console bạn chỉ cần tích hợp Google Analytics là có thể giải đáp được được n vấn đề mà bạn đang quan tâm như:

  • Từ khóa nào mang đến sự chuyển đổi đặt hàng nhiều nhất?
  • So sánh tỷ lệ ấn tượng đến tỷ lệ chuyển đổi.
  • So sánh giữa từ Organic Keywords và Paid Keywords.
  • Sức thu hút của chiến lược đối với khách hàng.
  • Thống kê hành vi tương tác của khách hàng truy cập.

Các báo cáo phân tích trong Google Analytics được liệt kê trong thanh điều hướng bên trái của trang.

* Bước 4: Thiết lập mục tiêu

Bạn có thể thiết lập mục tiêu trên GA vào Google Ads. Cụ thể là bạn hãy tạo một mục tiêu giả định trên GA và chuyển đổi mục tiêu này vào Google Ads. Sau đó tạo ra một chiến lược bất kỳ và chọn đối tượng để nhắm lại mục tiêu.

Google Analytics đích thực là một công cụ đo lường hiệu suất quảng cáo, cũng như theo dõi nội dung, video trên các trang web và ứng dụng mạng xã hội hiệu quả. Nếu bạn bỏ qua sự kết nối với Google Analytics thì bạn đã bỏ lỡ cơ hội tìm hiểu về khách hàng của mình.

Google Analytics là công cụ để marketer theo dõi số liệu hoạt động trên website

Facebook Pixel

Facebook pixel chính là đoạn mã của trang web cho phép bạn đo lường, tối ưu hóa và tạo đối tượng mục tiêu cho chiến dịch quảng cáo của mình trên trang.

Những lợi ích mà facebook pixel mang lại cho người dùng

Khi cài đặt facebook pixel sẽ mang lại cho bạn nhiều lợi ích như:

  • Đảm bảo quảng cáo của bạn hiển thị với đúng nhóm đối tượng khách hàng. người. Đây là cơ hội giúp bạn tăng khả năng tìm kiếm khách hàng mới.
  • Tăng doanh số nhờ tính năng đặt giá tự động.
  • Đo lường kết quả quảng cáo nhờ đo lường các sự kiện, hành vi người dùng diễn ra khi họ nhìn thấy quảng cáo.

Sau khi thiết lập Facebook pixel các hành động của người dùng thực hiện trên trang web đều được thu thập. Bạn có thể xem những hành động này trong Trình quản lý sự kiện trên trang Facebook pixel và bạn có thể tiếp cận lại những vị khách này bằng các quảng cáo trên facebook. Lúc này, bạn cũng nên sử dụng API chuyển đổi để cải thiện chất lượng đo lường chính xác.

Hiểu rõ về facebook pixel để chạy quảng cáo hiệu quả hơn

Dưới đây là 2 trường hợp giúp bạn ứng dụng facebook pixel để chạy quảng cáo hiệu quả hơn.

* Trường hợp 1: Cài đặt pixel trên tất cả các trang

Chúng ta sẽ gắn pixel thông qua việc tạo custom HTML tag và thêm trigger trên GTM all page URL để thu thập toàn bộ dữ liệu của người dùng trên web từ chiến dịch quảng cáo. Cụ thể các bước cài đặt pixel trên trang sẽ được thực hiện theo trình tự sau:

  1. Đăng nhập tài khoản GTM
  2. Tạo thẻ mới.
  3. Nhấp vào “HTML tùy chỉnh” rồi nhập tên thẻ.
  4. Truy cập “Trình quản lý sự kiện” trên Facebook rồi “Thêm sự kiện”
  5. Tiếp đến, chọn “Từ trang web mới”.
  6. Chọn tiếp “Tự cài đặt mã”.
  7. Sao chép toàn bộ mã của pixel. Rồi quay lại GTM và dán mã đó vào HTML.
  8. Nhấp vào “Cài đặt nâng cao” trong menu. Chọn “tất cả các trang” trong “Tùy chọn kích hoạt”. Rồi nhấp vào “tạo thẻ” để hoàn thành.

Ứng dụng này giúp bạn theo dõi chuyển đổi và tạo tiếp thị tương tác hiệu quả hơn

* Trường hợp 2: Tracking web với Conversion URL

Đây là cách để tạo tác vụ theo dõi, ghi nhận từng sự kiện chuyển đổi diễn ra trên trang web. Đó có thể là: Số lần xem nội dung, số lần tìm kiếm sản phẩm trên website, theo dõi các đơn hàng, danh sách sản phẩm/dịch vụ được yêu thích,…

Các bước thực hiện cài đặt trên trang tương tự như trường hợp 1, chỉ khác bước cuối cùng là bạn chỉ cần chọn sự kiện theo dõi phù hợp với chiến dịch quảng cáo, không nhất thiết phải chọn “tất cả các trang”.

Cảm ơn các bạn đã kiên nhẫn theo dõi các bài viết của Xuyên Việt Media. Những bài liên quan đến chuyên môn tương tự như tracking là gì khá là khô khan nhưng sẽ mang lại nhiều sự hữu ích đối với các bạn làm marketing. Nếu bạn gặp khó khăn trong vấn đề này bạn có thể tìm hiểu thêm các dịch vụ về digital marketing để đạt hiệu quả tối ưu hơn.

 

Rate this post

Viết một bình luận