Theo dân gian Việt Nam, cây bình bát là loại cây dân dã mọc nhiều phỏ biến nơi tại Việt Nam. Tuy nhiên, trái bình bát có tác dụng rất lớn đối với sức khỏe mà nhiều người còn chưa biết đến. Để tìm hiểu thông tin, công dụng và cách chữa bệnh những loại cây này như thế nào? Trái bình bát trị bệnh gì? Hãy cùng Life Gift tìm hiểu rõ hơn về công dụng của trái bình bát và những sản phẩm gia công thực phẩm chức năng từ cây này nhé!
Cây Bình bát là cây gì?
Cây bình bát hay còn có tên gọi là na xiêm, cây nê, và có tên khoa học là Annona reticulata. Ngoài ra còn có một số tên gọi khác là quả Sita, quả tim bò đối với một số ngôn ngữ Châu Âu. Cây là loài thực vật thuộc chi na (annona), có nguồn gốc từ các khu vực nhiệt đới như Châu Mỹ (Nam Mỹ, cùng Caribe, Bắc Mỹ, Trung Mỹ), Ấn Độ, Châu Phi Úc và một số nước thuộc Châu Á
Ở Việt Nam, Cây bình bát xuất hiện nhiều ở các khu vực miền Đông – Tây Nam Bộ. Cây mọc nhiều ven sông, bờ kênh, con rạch, tại các vùng nước lợ, nước phèn trên cả nước. Cây mọc nhiều đến mức nó phải sống ở những bờ rào, bụi rậm. Tuy vậy, công dụng của nó đối với sức khỏe con người không hề thua kém.
Mô tả đặc điểm cây và trái bình bát
Cây bình bát là loại cây gỗ nhỡ, thân cao trung bình từ 2 – 5m, nếu sống ở vùng thích hợp cây có thể cao đến 10m. Loại lá đơn, mọc so le thuôn hình mác, nhọn 2 đầu dài khoảng 12-15cm, rộng 5 -10cm, có 8 – 9 cặp gân phụ. Hoa có màu vàng, đài hoa có 3 phiến hình tam giác, 2 vòng cánh, có nhiều nhị, cây cho hoa vào tháng 5,6 và mùa quả vào tháng 7,8 hàng năm. Trái bình bát hình tim có mùi khá đặc trưng, quả non màu xanh có mùi hơi nồng, quả chín có mùi thơm hấp dẫn. Thịt quả có màu trắng, vàng ăn được nhưng hơi nồng, ít ngọt, vị chua, có mùi thơm nhẹ đặc trưng. Khi trái chín, chuyển sang màu vàng tươi bắt mắt, có mùi thơm nhẹ thoang thoảng.
Trái bình bát ăn như thế nào? Trên thế giới, một số nơi dùng quả bình bát chín để pha thành nước, làm mứt, sirô hoạc chế biến thành các loại nước sốt dùng trong các bữa ăn.
Tại Việt Nam, trái bình bát khi chín được dùng làm món ăn, loại trái cây khá phổ biến. Món ăn phổ biến là bình bát dầm đường, gọt bỏ phần vỏ lấy phần thịt thêm đường, đá. Đây được xem là loại món ăn ưa thích trong những ngày nắng nóng.
Những bộ phận sử dụng làm dược liệu
Cây bình bát từ thân, lá, quả, rễ tất cả đều được ứng dụng để làm dược liệu
Cách bảo quản dược liệu
Quả bình bát có mùi thơm đặc trưng nên dễ thu hút côn trùng. Do đó, cần để tránh những nơi có côn trùng, nên bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh độ ẩm cao có thể gây ẩm mốc làm hư hỏng dược liệu.
Trong Đông y trái bình bát có tác dụng gì?
Trong đông y, toàn thân cây bình bát có vị chát, ở vỏ thân và hạt có độc nhẹ. Độc tố nhẹ và vị chát có tác dụng chữa bệnh ngoài da và sát trùng. Hạt và vỏ thân cây bình bát có được điều chế làm thuốc sát trùng, vỏ cây bình bát được giã nát đắp quanh nướu làm tình trạng đau răng giảm nhẹ. Bên cạnh đó, rễ cây bình bát được dùng chữa đau răng, viêm lợi, sốt, đau bụng.
Lá bình bát thường được sắc lấy nước uống để trị giun, ung nhọt, nhọt độc, áp xe, loét. Lá bình bát cũng được coi là một vị thuốc chữa bệnh lao rất hiệu quả.
Hạt có thể dùng chữa kiết lỵ, tiêu chảy nhưng có độc nên thường chỉ dùng ngoài.
Quả bình bát là bộ phận được dùng để chữa nhiều bệnh của quả xanh và quả chín. Quả bình bát thường được phơi khô, xay thành bột để trị viêm đường hô hấp, tiêu chảy và kiết lỵ, giun. Đồng thời, quả bình bát xanh cũng được sử dụng làm thuốc chữa bệnh tiểu đường.
.
Trái bình bát có tác dụng gì trong việc điều trị bệnh
- Có công dụng kháng nấm, kháng khuẩn, kháng viêm
- Trị bệnh phụ khoa
- Chữa bệnh tiểu đường
- Chữa bệnh đau, nhức xương khớp
- Chữa bệnh bướu cổ
- Chữa tiêu chảy, giun sán, kiết lỵ
- Tốt cho tim mạch, lợi tiểu, trầm cảm
- …
Những bài thuốc chữa bệnh từ cây và trái bình bát
Cây bình bát giúp giảm đau nhức răng
Vỏ cây bình bát giã nát và đắp xung quanh vùng nướu bị viêm. Vỏ có tính chát, có khả năng kháng viêm, diệt khuẩn giúp làm dịu vùng niêm mạc bị sưng.
Cây bình bát giúp trị bệnh lao phổi
Dùng 20g thân vỏ thái mỏng rồi đem phơi khô, sau đó đun sôi nấu cùng 1,2 lít nước dùng uống trong ngày và uống iên tục cho đến khi thấy đỡ hẳn.
Chữa bệnh tiểu đường
Dùng quả bình bát xanh bỏ hạt, thái mỏng, phơi khô. Mỗi lần nấu dùng khoảng 5g đủ uống trong ngày đun sôi 15 phút. Dùng theo cách này lượng đường trong máu sẽ duy trì ở mức ổn định.
Chữa bướu cổ bằng quả bình bát
Lấy quả bình bát tươi, dùng đũa cắm xuyên qua quả rồi đem nướng đến khi cháy hết vỏ. Để nguội đến khi quả còn ấm rồi lăn lên vùng bướu, mỗi lần thực hiện khoảng 30 phút. Mỗi lần lăn từ 2- 3 quả và cứ lăn liên tục đến khi bướu tan hẳn.
Chữa bệnh đau, nhức xương khớp
Lấy trái bình bát xanh giã nhuyễn, cho vào nồi và cho thêm ít nước xào nóng. Sau đó chườm và vị trí đau 30 phút.Thực hiện liên tục trong nhiều ngày, có thể sử dụng kết hợp với các sản phẩm thuốc hoặc thực phẩm chức năng để đạt hiệu quả tốt nhất.
Ngoài ra, ăn bình bát chín thường xuyên cũng là giải pháp giúp xương khớp khỏe mạnh, phòng chống bệnh gút.
Nên ăn trái bình bát chín hay chưa chín?
Thật ra quả sống hay chín đều có thể dùng được. Ăn bình bát chín giúp giải nhiệt vào những ngày nắng nóng cùng với vị đặc trưng thơm ngon, tự nhiên nhất.
Đối với trái còn sống, được dùng làm thuốc điều trị bệnh. Chúng sẽ dễ dàng hơn trong việc thái lát, phơi khô và dùng chế biến các vị thuốc nam.
Phụ nữ mang thai có ăn trái bình bát được không
Phụ nữ mang thai có thể sử dụng bình bát không những vậy còn mang lại nhiều lợi ích cho mẹ bầu nữa nhé:
- Bình bát giúp chống lão tự do gây hóa sớm, duy trì sức khỏe cho da, xương, răng và giúp tăng cường sức đề kháng tốt nhất.
- Với những thành phần khoáng chất như vitamin B6, chất xơ,… Giúp lợi tiểu cho phụ nữ mang thai. Ngoài ra, còn giúp hạn chế những cơn trầm cảm hoặc những cơn co thắt khi mang thai. Đặc biệt căn bệnh huyết trắng cũng được đẩy lùi hiệu quả.
- Giúp hỗ trợ thị lực
- Ăn bình bát giúp giải nhiệt tốt, hạn chế những cơn đau nhức răng do thiếu canxi
- Bình bát tốt cho da giúp ngăn ngừa tàn nhang, lão hóa, giúp da sáng, khỏe hơn.
Lưu ý khi sử dụng trái bình bát
Bình bát là loại cây chứa độc, nên khi sử dụng cần hết sức lưu ý:
- Không để nhựa cây bắn vào mắt, tránh tiếp xúc trực tiếp với da vì có thể gây dị ứng, mẩn ngứa, mề đay
- Khi sử dụng bình bát để chữa bệnh hay những loại thảo dược khác, người bệnh cần phải cố gắng kiên trì thì mới có hiệu quả.
- Bình bát là loại cây mọc hoang trên nhiều nơi, nhưng do độc tính của cây nên khi sử dụng cần trao đổi trực tiếp với thầy thuốc hoặc những người có chuyên môn.
- Do bình bát có tính hàn nên những người tỳ vị hư yếu không nên ăn quá nhiều. Ngoài ra, khi kết hợp với thanh long có thể gây nguy hiểm do thành phần kỵ nhau.
Trong cuộc sống ngày nay, nhiều loại thuốc hiện đại được bào chế để điều trị các loại bệnh và nhiều loại dược liệu Đông y quý hiếm cũng được người tiêu dùng đón nhận và tác dụng tích cực của chúng là điều không thể phủ nhận. Cây bình bát là một loại cây mọc hoang quen thuộc ở một số vùng quê Việt Nam, việc sử dụng cây bình bát để hỗ trợ điều trị bệnh cũng là một biện pháp quan trọng để bảo vệ sức khỏe của chúng ta.
4.2
/
5
(
14
bình chọn
)