Trái bình bát xuất hiện khá phổ biến ở nước ta, đặc biệt là các tỉnh phía Nam. Chính vì vậy, nó không phải là cái tên quá xa lạ với người dân. Tuy nhiên, những tác dụng tuyệt vời của dược liệu này đối với sức khỏe thì chắc chắn chưa có nhiều người biết đến. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn ngay trong phần thông tin dưới đây.
Giới thiệu về cây bình bát
Cây bình bát hay còn được gọi là na xiêm và cây nê. Tên khoa học của dược liệu là Annona Reticulata. Ngoài ra, tại Châu Âu nó còn được gọi với một số tên khác như quả tim bò, quả Sita,…
Cây thuộc loài thực vật Chi Na (Annona), có nguồn gốc từ những nước nhiệt đới thuộc Châu Phi, Châu Úc, Châu Mỹ (Trung Mỹ, Bắc Mỹ, Nam Mỹ và vùng Caribe), Ấn Độ và một số quốc gia Châu Á. Tại Việt Nam, bạn có thể dễ dàng tìm thấy cây bình bát tại các tỉnh thành ở khu vực miền Đông và Tây Nam Bộ. Mặc dù phổ biến, ngay cả những bụi rậm, bờ rào cũng có nhưng nó lại đem đến nhiều hiệu quả tốt với sức khỏe con người. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết đến những tác dụng tuyệt vời của dược liệu nên còn bị bỏ phí, rất đáng tiếc.
Đặc điểm của cây và trái bình bát
Cây bình bát được biết đến là một loại thân gỗ nhỡ, chiều cao trung bình khoảng 2 – 5m, nếu sống ở vùng đất có điều kiện thích hợp thân cây có thể cao tối đa là 10m. Lá thuộc loại đơn, mọc so le thuôn hình mác, nhọn ở hai đầu với chiều dài 12 – 15cm, rộng 5 – 10cm và có 8 – 9 cặp gân phụ. Còn hoa có màu vàng, đài hoa dạng 3 phiến hình tam giác, 2 vòng cánh và nhiều nhị. Mùa hoa rơi vào khoảng tháng 5 và tháng 6, sau đó đến tháng 7 hoặc tháng 8 hàng năm thì cây sẽ cho quả.
Trái bình bát có hình tim, mùi tương đối đặc trưng. Khi quả còn non có màu xanh và mùi hơi nồng, đến lúc chín chuyển qua màu vàng tươi bắt mắt, khá hấp dẫn cũng như có mùi thơm thoang thoảng. Phần thịt quả bên trong màu trắng, ăn được, có vị chua và ít ngọt.
Trên thế giới, nhiều nơi người dân còn dùng quả bình bát chín để pha trà uống hàng ngày, làm mứt, siro hoặc chế biến thành các loại nước sốt dùng trong các bữa ăn. Tại Việt Nam, trái bình bát chín cũng được dùng làm món ăn. Trong đó phổ biến nhất là món bình bát dầm đường và đá, được rất nhiều người ưa thích trong những ngày hè nắng nóng.
Thành phần hóa học
Trong mỗi bộ phận của cây bình bát đều chứa những thành phần hóa học khác nhau, cụ thể như sau:
- Hạt bình bát: Chứa nhiều acetogenin như reticulata in (1, 2, 3), squamocin,diepoaeticanin (1, 2), reticulatamol, trieporeticanin, roliniastatin I, dieporeticenin. Ngoài ra, trong hạt còn có một số chất thuộc nhóm N – acyl tryptamine béo.
- Lá bình bát: Gồm có các acetogenin như solamin, annomonicin, annoreticuin – 9 – on, roliniastin – 2, squamous annoreticuin.
- Vỏ và thân cây bình bát: Chứa các acetogenin như articulacion, ulinastatin – 2. Bên cạnh đó còn có các diterpen như acid 16a – hydroxy – (-) – kauran 19 – oic, acid (-) – kaur – 16 – en – 19 – oic.
- Rễ cây bình bát: Chứa các alcaloid như aequalin, liriodenin, assimilobin, norushinsunin.
- Trái bình bát xanh: Gồm acid kaur 16 – en -19 oic cùng các sesquiterpenoid.
Ngoài các thành phần phía trên, trong vỏ, thân và rễ còn có các alcaloid như oxoushinsunin, assimilobin, anonain, michelalbin, anomontin, 3 – hydroxy nornuciferine, reticulin, methyl annomontin.
Công dụng của bình bát theo Đông y và y học hiện đại
Cây và trái bình bát đều là những dược liệu quý, đem lại nhiều tác dụng tốt với sức khỏe con người và chữa trị nhiều bệnh lý. Cụ thể như sau:
Theo ghi chép của Đông y:
- Toàn thân cây bình bát có vị chát, trong vỏ thân và hạt có chứa độc. Tuy nhiên, độc tố ở mức nhẹ kết hợp cùng vị chát đem lại tác dụng chữa các bệnh ngoài da và sát trùng rất tốt. Chính vì vậy, hai bộ phận này còn được dùng để điều chế thành thuốc sát trùng. Bên cạnh đó, rễ và vỏ cây bình bát còn có khả năng điều trị các bệnh liên quan đến đau răng, viêm nướu, lợi hay sốt và đau bụng hiệu quả.
- Lá bình bát thường được dùng để trị giun sán, ung nhọt, viêm loét và áp xe,… Chính vì vậy đây cũng được coi là một bộ phận quý trên cây bình bát.
- Hạt được sử dụng để trị kiết lỵ, tiêu chảy. Tuy nhiên có chứa độc nên thường chỉ dùng bên ngoài.
- Còn quả bình bát là bộ phận được sử dụng nhiều nhất để chữa nhiều bệnh lý. Cụ thể bao gồm các bệnh liên quan đến đường hô hấp như viêm họng, hay tiêu chảy, giun và trị bệnh tiểu đường hiệu quả.
Theo y học hiện đại:
- Trong trái bình bát chứa nhiều loại vitamin như A, C, B6 cùng các chất khác là Magie, Potassium. Chúng đều có tác dụng làm chậm quá trình lão hóa cho da, tóc đẹp hơn. Đồng thời hỗ trợ tăng cường thị lực, nâng cao sức khỏe hệ tim mạch, tốt cho hệ tiêu hóa, lợi tiểu và giảm cả chứng trầm cảm.
- Dược liệu này còn có tác dụng chống nấm, kháng khuẩn. Cụ thể bình bát có khả năng ức chế sự phát triển và lây lan của một số loại sinh vật gây hại như Candida Albicans, Trichophyton Mentagrophytes, khuẩn gây nhiễm trùng đường hô hấp và trực khuẩn lỵ.
- Chiết xuất từ vỏ, thân, rễ và hạt bình bát giúp ức chế sự phát triển và tiêu diệt các tế bào gây ung thư hầu mũi, ung thư kết tràng, ung thư phổi và bạch cầu (Dòng Lympho).
- Ngoài da, cây bình bát còn có khả năng tiêu diệt ấu trùng, côn trùng, chấy rận, ghẻ.
Qua phần thông tin trên, chắc chắn bạn đọc đã có được đáp án cho câu hỏi cây và trái bình bát chữa bệnh gì. Chi tiết hơn về cách áp dụng dược liệu này vào các bài thuốc, mời các bạn tham khảo ngay phần thông tin dưới đây.
Hướng dẫn thực hiện bài thuốc chữa bệnh từ cây và trái bình bát
Ngoài quả bình bát thì phần lá, thân, hạt và rễ cây đều được ứng dụng làm dược liệu với nhiều công dụng để chữa trị các bệnh lý. Hơn nữa, các bài thuốc này cũng được giới chuyên gia đánh giá cao và nhiều người bệnh phản hồi tích cực. Cụ thể, các bạn có thể tham khảo một số cách đơn giản được hướng dẫn chi tiết dưới đây:
Bài thuốc trị bệnh mề đay, mẩn ngứa khó chịu
- Người bệnh chuẩn bị cây bình bát tươi và một ít lá dừa khô.
- Đem bình bát đi rửa sạch, để cho ráo nước.
- Lá dừa khô buộc thành bó châm lửa, rồi đặt bình bát lên trên để tạo thành khói.
- Cởi quần áo ra hoặc hơ trực tiếp những vùng da đang bị mề đay qua làn khói. Chờ đến khi cơ thể toát mồ hôi thì lau khô người và mặc quần áo mới.
- Với cách chữa này, các biểu hiện ngứa ngáy, khó chịu sẽ được cải thiện rõ ràng ngay sau khi thực hiện.
Chữa bệnh ghẻ bằng bình bát
- Bạn chuẩn bị nguyên liệu gồm vài hạt bình bát khô và lượng dầu dừa vừa đủ.
- Hạt bình bát mang đốt thành tro mịn rồi trộn với dầu dừa và bôi trực tiếp lên chỗ bị ghẻ.
- Thực hiện vài ngày liên tục như vậy, bệnh sẽ có chuyển biến rõ rệt.
Trị bệnh viêm phổi tắc nghẽn, lao phổi, giãn phế nang và hen suyễn
- Bạn cần chuẩn bị nguyên liệu gồm 100g thân, lá và quả bình bát khô cùng 2 lít nước sạch.
- Đem tất cả dược liệu đi rửa sạch, để ráo nước rồi cho lên bếp sắc.
- Đun lửa nhỏ, sau khi sôi khoảng 10 phút thì tắt bếp.
- Sử dụng nước này uống thay cho nước lọc hàng ngày.
- Kiên trì dùng đều đặn, chỉ sau một thời gian ngắn bạn sẽ thấy các triệu chứng của bệnh viêm họng cấp, hen suyễn, lao phổi thuyên giảm.
Chữa sẹo và làm sáng da
- Bạn cần chuẩn bị nguyên liệu là cùi của trái bình bát và một ít mật ong nguyên chất.
- Đem dằm nát cùi của quả bình bát rồi trộn với mật ong.
- Đắp trực tiếp hỗn hợp lên vùng da bị sẹo hoặc mặt để dưỡng trắng.
- Giữ nguyên trên da trong khoảng 30 phút rồi rửa lại bằng nước sạch.
- Kiên trì áp dụng trong một thời gian ngắn, bạn sẽ thấy không chỉ các vết sẹo được làm mờ đi nhanh chóng mà còn giúp se khít lỗ chân lông và hạn chế hình thành mụn nhọt.
- Lưu ý, nếu sử dụng cho da mặt trước khi đắp dược liệu lên, bạn cần vệ sinh thật kỹ càng và lau khô bằng khăn mềm.
Chữa đau nhức xương khớp và nhức mỏi tay chân
- Bạn chuẩn bị một trái bình bát xanh, đem rửa sạch rồi cho vào cối giã nhuyễn.
- Sau đó cho nguyên liệu vào nồi, thêm một ít nước sạch và xào nóng lên.
- Đắp trực tiếp dược liệu vào những vị trí nhức mỏi trong 15 – 20 phút.
- Thực hiện bài thuốc này liên tục trong nhiều ngày, đồng thời kết hợp cùng các thực phẩm chức năng bổ xương khớp để đạt được hiệu quả tốt hơn.
- Ngoài ra, nếu bạn thường xuyên ăn trái bình bát cũng sẽ giúp hệ xương khớp khỏe mạnh và phòng ngừa được bệnh thoái hóa cột sống, gout, viêm khớp,…
Trị viêm nhiễm phụ khoa
Với bài thuốc này, cách thực hiện tương đối đơn giản. Theo đó, bạn chỉ cần ăn trực tiếp trái bình bát chín hoặc uống nước lá bình bát có thể chữa thiếu máu vô cùng hiệu quả. Đồng thời còn giúp ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm vùng kín ở chị em phụ nữ.
Chữa bệnh tiểu đường
- Người bệnh chuẩn bị 1 nắm thân và quả bình bát cùng 2 lít nước sạch.
- Sau đó đem dược liệu đi rửa sạch, rồi đun sôi với nước trong khoảng 15 phút.
- Bạn sử dụng nước này uống thay nước lọc hàng ngày sẽ giúp kiểm soát đường huyết rất tốt.
Bài thuốc trị bệnh bướu cổ
- Bạn chuẩn bị 1 quả bình bát tươi, rồi cắm một chiếc đũa ngang qua quả đem nướng cho xém vỏ.
- Lấy quả nướng nóng này lăn qua chỗ bướu cổ mỗi ngày 3 lần, mỗi lần kéo dài khoảng 30 phút. Chú ý nên để quả nguội bớt một chút, tránh gây ra tình trạng bỏng rát.
Chữa kiết lỵ, tiêu chảy và giun sán
- Bạn chuẩn bị quả bình bát xanh, đem rửa sạch, phơi khô rồi cắt lát.
- Sau đó bảo quản trong lọ kín, tránh để không khí vào để dùng dần.
- Mỗi lần sử dụng lấy ra khoảng 8 – 12g, sắc thành nước thuốc để uống.
Bài thuốc giải nhiệt cơ thể
- Lấy 1 trái bình bát chín, đem dầm đường rồi cho thêm một ít đá xay để sử dụng. Nhìn chung thức uống này có công dụng giải nhiệt tương đối tốt.
- Ngoài ra, bạn cùng có thể dùng quả bình bát chín chế biến thành kem lạnh cũng rất thơm ngon, bổ dưỡng.
Bài thuốc cải thiện chức năng răng, nướu
- Bạn lấy vỏ của cây bình bát, đem rửa sạch, để ráo nước.
- Sau đó cho vào cối giã nát và đắp trực tiếp lên chỗ răng bị đau nhức.
Bài thuốc kháng khuẩn và ngăn viêm nhiễm
Với bài thuốc này, tất cả các bộ phận của cây bình bát đều có thể dùng để sát khuẩn và khử trùng. Cụ thể:
- Dùng lá bình bát để sắc nước uống.
- Ăn trực tiếp quả bình bát chín.
- Hạt bình bát giã nát, nấu nước để rửa trực tiếp lên các vết thương hoặc vùng viêm nhiễm.
Cây Đuôi Chuột Mang Tới Công Dụng Gì? Hướng Dẫn Cách Dùng
Cần lưu ý gì khi sử dụng bình bát chữa bệnh?
Cây và trái bình bát mang đến nhiều tác dụng tốt với sức khỏe con người, đặc biệt là có khả năng chữa trị một số bệnh lý. Tuy nhiên, dược liệu này có chứa độc nên trong quá trình sử dụng, các bạn cần hết sức cẩn thận và lưu ý một số vấn đề như sau:
- Trái bình bát có mùi thơm khá đặc trưng, vì vậy các loại côn trùng nhỏ rất dễ bị thu hút. Chính vì vậy, bạn cần chú ý bảo quản thật cẩn thận, bỏ vào lọ kín, cách xa những nơi có khả năng xuất hiện nhiều côn trùng. Ngoài ra, bạn nên để dược liệu ở những nơi khô ráo, thoáng mát, tránh độ ẩm cao gây ẩm mốc, hư hỏng.
- Bạn có thể thu hoạch lá bình bát vào bất kỳ thời điểm nào trong năm. Còn rễ ưu tiên lấy từ những cây lớn, to khỏe. Với quả thì thu hái tùy vào mục đích sử dụng, hạt nên lấy khi quả chín vàng để đạt được hiệu quả cao nhất với các bài thuốc chữa bệnh.
- Với các bài thuốc chữa bệnh từ quả bình bát hay những dược liệu khác để đạt được hiệu quả như mong muốn, người bệnh cần phải kiên trì và sử dụng đều đặn hàng ngày.
- Trong quá trình sử dụng, tuyệt đối không để nhựa cây bắn vào mặt và tránh tiếp xúc trực tiếp với da. Vì dược liệu này có dược tính cao, dễ gây dị ứng, nổi mề đay và mẩn ngứa.
- Bình bát là loài cây mọc hoang, dễ dàng tìm thấy ở nhiều nơi, tuy nhiên do có độc tính nên trước khi sử dụng, bạn nên xin ý kiến của thầy thuốc hoặc những người có chuyên môn. Điều này sẽ đảm bảo an toàn cho sức khỏe bạn và giúp tận dụng tốt nhất hiệu quả của vị thuốc.
- Bình bát có tính hàn nên những người tỳ vị hư yếu không nên sử dụng quá nhiều, tránh gây ảnh hưởng không tốt đến thể trạng.
- Ngoài ra, bình bát và thanh long kỵ nhau nên người bệnh tuyệt đối không sử dụng chúng cùng một lúc.
- Các bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu chỉ có tác dụng hỗ trợ quá trình điều trị bệnh, vì vậy người bệnh tuyệt đối không lạm dụng hay sử dụng thay thế cho các phương pháp điều trị chuyên sâu.
Trên đây là thông tin chi tiết về trái bình bát mà chúng tôi đã tổng hợp, hy vọng giúp ích cho quá trình điều trị bệnh của bạn đọc. Mặc dù dược liệu này có nhiều tác dụng tốt, nhưng để đảm bảo an toàn trước khi sử dụng, bạn vẫn nên tham khảo ý kiến của chuyên gia. Đồng thời, nếu dùng cần xin tư vấn liều lượng phù hợp với thể trạng. Chúc các bạn luôn có một cơ thể khỏe mạnh và tinh thần vui tươi.