Người bình thường sử dụng Trái thơm có ảnh hưởng gì không?
Khi nào nên dùng thảo dược và sử dụng bao lâu ?
Bộ phận nào của cây Dứa dùng làm dược liệu có tác dụng tốt nhất?
Trái thơm hay trái dứa là loại trái cây nhiệt đới chứa rất nhiều chất dinh dưỡng với các công dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Tuy nhiên, sử dụng trái thơm như thế nào cho đúng và đem lại hiệu quả thì chắc chắn là điều không phải ai cũng biết. Nếu bạn muốn biết rõ hơn về những tác dụng của trái thơm đối với sức khỏe thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây của nhà thuốc Apharma nhé.
Sơ lược về Trái thơm
Trái thơm hay còn gọi là quả dứa là loại trái cây nhiệt đới thơm ngon với nhiều công dụng khác nhau cho sức khỏe.
- Trái thơm là tên gọi trong miền Nam, ngoài ra loại quả này còn được gọi với tên gọi khác là quả dứa, trái khóm.
- Là thực vật thuộc họ Dứa – Ananas với tên khoa học là Ananas comosus.
Mô tả cây Dứa (Thơm)
Đặc điểm nhận biết Trái thơm
- Thân cây dứa chỉ cao khoảng tầm 1 đến 1,2m có hình dáng giống búp măng. Thân cây được chia làm 2 phần, gồm phần thân trên mặt đất và phần thân ngầm.
- Lá dứa dày, có hình dáng hẹp dài về ngọn giống như hình lưỡi kiếm, mép lá có răng cưa hoặc gai. Lá mọc thành từng cụm từ 20 lá trở lên trên mỗi cây tùy theo từng loại dứa khác nhau. Trên lá dứa thường có lớp phấn trắng bao phủ.
- Hoa dứa mọc theo chùm gồm nhiều bông hoa nhỏ trên cùng một cuống hoa chung. Số hoa này chính là số mắt dứa khi cây ra quả.
- Trái thơm hay quả dứa là loại trái kép, có dạng hình tròn hoặc hình trụ. Khi chín, quả chuyển từ màu xanh tím sang xanh thẫm rồi vàng dần.
- Hạt dứa rất nhỏ, được bao bọc ở trong các mắt dứa.
Khu vực sinh trưởng và phân bố
Cây dứa là loại quả nhiệt đới, có nguồn gốc từ khu vực Nam Mỹ. Sau đó được lan truyền và trồng ở rất nhiều nơi. Ở Việt Nam, dứa (trái thơm) là loại cây ăn quả phổ biến, được trồng ở các tỉnh từ Phú Thọ đến Kiên Giang.
Bộ phận nào của cây Dứa dùng làm dược liệu có tác dụng tốt nhất?
Người ta sử dụng phần quả dứa, phần nõn cây và rễ để làm dược liệu.
Phương pháp thu hái, sơ chế và bảo quản như thế nào?
Thu hái – sơ chế:
- Phần nõn và chồi: hái phần nõn ở chóp quả và chồi dứa non để làm rau, cắt bỏ các phần lá già và để lại phần lõi non ở trong.
- Quả dứa (thơm) được thu hái nguyên quả.
Bảo quản:
- Sau khi thu hái và sơ chế, nõn dứa và quả thường được dùng tươi, bảo quản nơi khô ráo hoặc quả chín thì bảo quản lạnh.
Cách phân biệt thành phẩm dược liệu tốt
Thảo dược sau khi thu hoạch còn tươi, nguyên vẹn, không bị dập nát hay thối.
Mùa thu hoạch Trái thơm trong năm
Trái thơm là loại quả thu hoạch quanh năm nhưng sản lượng nhiều nhất vẫn là vào mùa hè (tầm tháng 3 đến tháng 8 hàng năm). Còn phần nõn dứa, người ta thường thu hái vào mùa xuân khi cây dứa còn non.
Trái thơm có những thành phần hóa học gì?
Trong trái thơm tươi có chứa nước cùng các hoạt chất có lợi cho sức khỏe như protid, lipid, glucid, cellulose, acid citric, vitamin A – B – C, iod, magnesium, v.v. Và đặc biệt phải kể đến men tiêu hóa bromelin có khả năng thủy phân lượng lớn protein trong thời gian ngắn.
Phương pháp bào chế và sử dụng Trái thơm
Trái thơm được sử dụng dưới nhiều phương thức khác nhau, gồm có:
- Dùng làm nguyên liệu để nấu ăn với nhiều cách chế biến cho nhiều món ăn khác nhau: nõn dứa, quả dứa.
- Làm trái cây tươi, làm nước ép từ dứa tươi và làm nguyên liệu cho nhiều món ăn bổ dưỡng khác.
- Dùng làm dược liệu trong các bài thuốc Đông Y điều trị nhiều bệnh.
Vị thuốc của Trái thơm
Tính chất – Mùi vị
Trái thơm có vị chua – ngọt, tính bình.
Liều lượng sử dụng an toàn
Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, mỗi tuần chỉ nên hấp thụ nhiều nhất 2 trái thơm.
Độc tính khi dùng quá liều
Nếu ăn quá nhiều dứa có thể gây ra các triệu chứng có hại cho sức khỏe. Nhẹ là gây rát lưỡi, xót bụng, rồi nổi mề đay, cảm thấy khó thở, tiêu chảy, buồn nôn, đau đầu, đau bụng, mất ngủ
Công dụng của Trái thơm đối với sức khỏe con người
Công dụng của quả dứa (trái thơm) đối với sức khỏe đã được nhiều nghiên cứu công nhận. Có thể kể đến một số tác dụng nổi bật của loại quả này như:
- Tăng cường sức đề kháng và khả năng miễn dịch của cơ thể.
- Cải thiện hệ xương, giúp xương chắc khỏe, ngăn ngừa loãng xương ở phụ nữ mãn kinh.
- Ngăn ngừa sự hình thành và làm tan các cục máu đông.
- Cải thiện sức khỏe đôi mắt, tăng cường thị lực.
- Giúp hệ hô hấp luôn khỏe mạnh để phòng ngừa và làm giảm các vấn đề liên quan đến hô hấp, đặc biệt là bệnh hen suyễn.
- Hỗ trợ điều trị và làm giảm các triệu chứng của bệnh tiểu đường.
- Cải thiện chức năng của hệ tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón.
- Làm đẹp da, chống lão hóa, trị mụn, cải thiện sắc tố da.
- Giúp mạch máu lưu thông, giảm huyết áp
- Làm chắc răng, giúp móng tay chân đẹp, không bị gãy nứt
- Ngăn ngừa rụng tóc, giúp tóc suôn mượt, mềm mại, dày hơn.
- Phòng ngừa sự hình thành của các tế bào ung thư
Một số lưu ý khi sử dụng Trái thơm
- Những người thuộc các trường hợp sau đây thì không nên ăn dứa: người bị đau dạ dày, bệnh nhân tiểu đường, phụ nữ có thai 3 tháng đầu, người bị viêm da dị ứng hoặc viêm da cơ địa, người có các vấn đề về tiêu hóa.
- Ăn thơm nhiều có tốt không? Sử dụng trái thơm với liều lượng vừa đủ, không ăn quá nhiều có thể gây ngộ độc và các tác dụng phụ khác ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Khi ăn dứa, bạn cần sơ chế sạch sẽ, gọt hết các mắt dứa để tránh tình trạng bị ngộ độc do nấm Candida thường có tại vị trí này.
Các bài thuốc dân gian quý từ cây Dứa
Bài thuốc chữa rối loạn tiêu hóa từ trái thơm
Nguyên liệu: 1 trái thơm, 2 trái quýt
Sơ chế sạch các nguyên liệu rồi đem ép lấy nước uống.
Bài thuốc giải nhiệt, trị cảm nóng
Lấy 1 quả dứa tươi rồi giã nát và chắt lấy nước. Sau đó hòa với một ít nước sôi nguội và uống.
Bài thuốc điều trị viêm ruột
Cần chuẩn bị 30g lá dứa và sắc lấy nước để uống.
Bài thuốc hỗ trợ chữa sỏi thận từ trái thơm
Nguyên liệu: 1 trái thơm nguyên vỏ, 7g phèn chua
Thực hiện như sau:
- Rửa sạch nguyên liệu rồi dùng dao khoét một lỗ nhỏ ở cuống.
- Sau đó, cho vào đó phèn chua đã chuẩn bị rồi đậy lại và cho quả dứa nướng trên than đỏ cho đến khi dứa chín mềm.
- Để nguội và ép rồi chắt lấy nước uống ngày 1 trái.
Bài thuốc chữa viêm phế quản
Nguyên liệu: 120g dứa tươi, 30g mật ong, 30g tỳ bà.
Đem các nguyên liệu đi sắc uống hàng ngày.
Bài thuốc điều trị viêm thận từ trái thơm
Nguyên liệu: 60g dứa tươi, 30g rễ cỏ tranh.
Thực hiện sơ chế, rửa sạch các nguyên liệu rồi đem sắc lấy nước uống hàng ngày.
Bí quyết sử dụng thảo dược hiệu quả nhất kèm chế độ vận động phù hợp tốt cho sức khỏe
Bên cạnh sử dụng thảo dược để điều trị bệnh thì việc luyện tập thể dục thể thao cũng cực kỳ quan trọng và là cách cải thiện sức khỏe cực kỳ hiệu quả. Nhà thuốc online Apharma khuyên bạn nên bắt đầu bằng những bài tập đơn giản như tập thở, thể dục nhịp điệu, đi bộ nhanh, chạy bộ, nhảy dây, v.v. Chỉ cần duy trì đều đặn 30 phút mỗi ngày và sau 1 tháng bạn sẽ cảm nhận được sự khác biệt rõ rệt.
Khi nào nên dùng thảo dược và sử dụng bao lâu ?
Người bình thường sử dụng Trái thơm có ảnh hưởng gì không?
Trái thơm (hay dứa) là loại quả tươi ngon, an toàn với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe mà bất cứ ai cũng có thể sử dụng. Tuy nhiên, không nên ăn quá nhiều dứa vì có thể gây ra một số tác dụng phụ như rát lưỡi, sưng lưỡi, tiêu chảy, buồn nôn, ngộ độc, v.v. Đặc biệt các đối tượng như người già, trẻ em hay người hay bị dị ứng, chức năng tiêu hóa kém cần thận trọng khi sử dụng loại quả này.
Cách chọn mua Trái thơm ngon, chất lượng
Để có thể chọn mua được quả dứa ngon ngọt, bạn có thể áp dụng một số mẹo sau đây:
- Chọn quả có phần thân vàng đều từ cuống đến đuôi. Không nên chọn những quả không đều màu hoặc có các chấm nâu trên vỏ hoặc quả có vỏ màu vàng đỏ do chín quá mức.
- Chọn quả dừa ngắn quả, có hình bầu tròn thì phần thịt sẽ nhiều hơn.
- Quả có mắt dứa lớn và thưa là biểu hiện của việc quả đã đến độ thu hoạch và chín tự nhiên chứ không ngâm tẩm hóa chất.
- Phần ngọn nên chọn quả có ngọn tươi xanh, không bị héo hay ngả vàng.
- Dứa có mùi thơm, không chọn quả ít mùi, không mùi hoặc có mùi chua như lên men.
Ngoài ra, hãy chọn mua trái thơm vào mùa (thường vào độ mùa hè từ khoảng tháng 3 đến tháng 7), lúc ấy quả nhiều, ngon, đủ già và chín tự nhiên chứ không bị ngâm tẩm hóa chất để chín.
Trái thơm trị bệnh gì? Hay uống nước thơm có tác dụng gì? Nếu bạn đang có những thắc mắc tương tự về loại quả này thì nhà thuốc trực tuyến Apharma mong rằng qua bài viết trên đây bạn đã có được các thông tin hữu ích cho mình.