Trào ngược dạ dày ở trẻ em: dấu hiệu, nguyên nhân và cách chữa
Trào ngược dạ dày ở trẻ em là gì? Biểu hiện và nguyên nhân trào ngược dạ dày ở trẻ em? Trào ngược dạ dày ở trẻ em có nguy hiểm không? Cách chữa trị hiệu quả? Tất cả đáp án được Gastosic tổng hợp trong bài viết dưới đây.
Trào ngược dạ dày ở trẻ em là gì?
Trào ngược dạ dày ở trẻ em là một trong những hiện tượng của rối loạn đường tiêu hóa. Đó là khi axit dạ dày, chất lỏng và thức ăn bị đẩy ngược lên thực quản. Trẻ dưới 2 tuổi thường bị trào ngược dạ dày và tình trạng này sẽ trở nên nghiêm trọng nếu không được can thiệp kịp thời.
Biểu hiện của trào ngược dạ dày ở trẻ em
Cha mẹ nên cho trẻ đến phòng khám chuyên khoa hoặc cơ sở y tế để xác định tình trạng bệnh và lựa chọn phương pháp điều trị hiệu quả nếu trẻ có những biểu hiện sau đây:
-
Nôn ói liên tục
-
Miệng hôi và có vị chua
-
Ợ hơi, ho, thở khò khè
-
Cảm thấy đau phía sau xương ức
-
Nóng rát vùng thực quản
-
Biếng ăn, khó nuốt
-
Ngủ không sâu giấc
-
Thường quấy khóc về đêm
-
Không tăng cân hoặc tăng rất chậm
-
Nhiễm trùng tai giữa
-
Bị đau họng, sâu răng hay có dấu hiệu cảm lạnh
Nguyên nhân gây trào ngược dạ dày ở trẻ em
Theo các chuyên gia và bác sĩ chuyên khoa, trào ngược dạ dày ở trẻ em do những nguyên nhân chính sau:
Thứ nhất: Dạ dày trẻ em đang trong quá trình hoàn thiện, khi đó, hoạt động cơ thắt chưa ổn định làm cho thức ăn, dịch vị bị trào ra rồi đẩy ngược lên thực quản.
Thứ hai: Cơ quan tiêu hóa của trẻ chưa ổn định, khá nhạy cảm, khả năng hấp thu chất dinh dưỡng kém.
Thứ ba: So với người lớn, dạ dày trẻ nằm gần lồng ngực hơn cho nên dễ bị trào ngược dạ dày – thực quản.
Thứ tư: Trào ngược dạ dày ở trẻ em do cha mẹ cho trẻ ăn thực phẩm có tính nóng, chứa caffeine.
Thứ năm: Một số cơ quan liên quan đến đường tiêu hóa của trẻ bị khuyết tật bẩm sinh (thoát vị hoành, cơ thắt thực quản dưới,…)
Thứ sáu: Khi trẻ bị viêm loét dạ dày, hiện tượng trào ngược xuất hiện trong quá trình tiêu hóa thức ăn.
Một số nguyên nhân khác: Trào ngược dạ dày ở trẻ em có thể do trẻ thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc; ông bà, cha mẹ bị trào ngược dạ dày – thực quản,…
Trào ngược dạ dày ở trẻ em có nguy hiểm không?
Theo các chuyên gia tiêu hóa, trào ngược dạ dày ở trẻ em không quá nguy hiểm. Triệu chứng điển hình mà trẻ thường gặp là nôn mửa và sụt cân. Tuy nhiên, nếu không khắc phục kịp thời có thể dẫn đến những hậu quả sau:
-
Viêm thực quản
-
Rối loạn thần kinh
-
Bệnh đường hô hấp
-
Polyp thực quản
-
Thu hẹp thực quản
-
Thực quản nóng rát, sưng tấy
-
Hình thành mô sẹo tại thực quản
-
Chảy máu, viêm loét dạ dày do thiếu tế bào hồng cầu
Cách chữa bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ em
Nội soi, chụp X – quang ngực, X – quang có chất cản quang, kiểm tra nồng độ PH,… giúp bác sĩ xác định tình trạng bệnh để đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả và phù hợp. Theo đó, các bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị dựa vào nguyên nhân, triệu chứng và tình hình sức khỏe của trẻ.
Thuốc trào ngược dạ dày ở trẻ em
Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc nhằm cải thiện triệu chứng khó chịu và hỗ trợ giảm lượng acid dạ dày. Bao gồm:
-
Thuốc ức chế bơm Proton: Zegerid, Aciphex, Prevacid, Prilosec, Nexium, Protonix
-
Thuốc kháng thụ thể Histamin: Axid, Zantac, Tagamet, Prevacid
-
Thuốc kháng acid dạ dày: Mylanta, Maalox
Phẫu thuật
Đây là phương pháp điều trị trào ngược dạ dày ở trẻ em rất hiếm khi được bác sĩ chỉ định. Phương pháp này thường được áp dụng cho các trường hợp nghiêm trọng nhằm mục đích ngăn chặn biến chứng, cụ thể:
-
Trẻ bị nôn mửa thường xuyên
-
Trẻ bị suy dinh dưỡng
-
Thực quản bị tổn thương nặng nề
Phẫu thuật nội soi thường được áp dụng trường hợp bị trào ngược dạ dày mức độ nặng. Phương pháp này mang lại hiệu quả cao nhưng có thể khiến trẻ gặp một số rủi ro không đáng có. Vì vậy, cha mẹ cần trao đổi kỹ với bác sĩ chuyên khoa trước khi lựa chọn phương pháp phẫu thuật cho trẻ.
Thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt
Cùng với việc sử dụng thuốc Tây theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, cha mẹ nên thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt để giảm các triệu chứng của bệnh và tăng hiệu quả điều trị bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ em:
-
Cho trẻ đứng, ngồi thẳng hoặc đi lại nhẹ nhàng sau khi ăn
-
Chia nhỏ bữa chính thành nhiều bữa phụ để tránh gây áp lực cho dạ dày của trẻ
-
Cho trẻ ăn thêm món nhẹ, dễ tiêu hóa
-
Không cho trẻ uống nước ngọt có ga hoặc thực phẩm giàu đường, cay nóng
-
Cho trẻ ăn trước khi ngủ khoảng 3 tiếng, không để trẻ ăn quá khuya
-
Cho trẻ sử dụng gối chống trào ngược dạ dày
Trẻ bị trào ngược dạ dày nên ăn gì và kiêng gì?
Tình trạng bệnh có liên quan mật thiết với chế độ ăn uống. Ăn uống hợp lý, khoa học sẽ giúp giảm đáng kể triệu chứng khó chịu và nâng cao chất lượng cuộc sống cho trẻ. Trẻ bị trào ngược dạ dày nên ăn gì và kiêng gì? Đáp án chi tiết sẽ được Gastosic chia sẻ ngay sau đây.
Trẻ bị trào ngược dạ dày nên ăn gì?
Trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em không quá nguy hiểm nhưng lại ảnh hưởng đến sự phát triển và khả năng hấp thu chất dinh dưỡng. Dưới đây là một số gợi ý về
-
Rau xanh: Cải bẹ xanh, bắp cải, súp lơ, lá mơ, mồng tơi, tía tô, thì là
-
Trái cây: Táo, bơ, đu đủ, chuối, thanh long
-
Đậu/đỗ: Đậu Hà Lan, đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ
-
Đạm dễ tiêu: Thịt ngan, thịt thăn lợn, thịt lưỡi lợn
-
Bánh mì, bột yến mạch, nghệ, mật ong,…
Trẻ bị trào ngược dạ dày nên kiêng gì?
Để ngăn ngừa triệu chứng khó chịu và không ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh, trẻ em bị trào ngược dạ dày nên tránh:
-
Đồ ăn nhiều axit: Dưa cải chua, cà muối, cà chua, mận, chanh, cam, việt quất, me, xoài xanh
-
Đồ ăn cay nóng: Kim chi, mì cay, nhãn, vải, xoài, na
-
Đồ ăn vặt: Bim bim, bánh ngọt, kẹo, khoai tây chiên
-
Gia vị cay nóng: Gừng, tỏi, tiêu, ớt
-
Đồ uống: Nước ngọt có ga, cà phê,…
Trên đây là thông tin chi tiết về trào ngược dạ dày ở trẻ em. Hãy để lại câu hỏi bên dưới bài viết hoặc liên hệ tổng đài miễn cước 1800 8019 để được tư vấn từ chuyên gia. Thường xuyên ghé thăm website gastosic.vn để không bỏ lỡ những bài chia sẻ hữu ích về bệnh lý dạ dày và sản phẩm tốt nhé!