>> Mẹ xem thêm: Trẻ sơ sinh nằm nghiêng có tốt không?
Trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi có thể bị hói hoặc rụng tóc
Bé hói đầu thường là do tư thế nằm của bé chứ không phải là do bé có vấn đề sức khỏe gì nghiêm trọng. Các trẻ 12 tuần tuổi thường có xu hướng giữ đầu ở cùng một tư thế và cọ xát xuống nệm hoặc chà vào cạnh nôi; từ đó có thể làm tóc bị rụng nhiều ở những vị trí này. Tình trạng này sẽ chấm dứt khi bé lớn hơn và thay đổi những thói quen kể trên.
Rất khó dự đoán khi nào tóc trẻ 12 tuần tuổi sẽ mọc trở lại khi nào. Hầu hết các bé sẽ có hai nhúm tóc riêng biệt trước khi bé tròn một tuổi. Tuy vậy, thời điểm rụng tóc và mọc tóc lại rất khác nhau. Một số bé tóc sẽ mọc lại ngay sau khi bị rụng; trong khi các trẻ 12 tuần tuổi khác sẽ mất nhiều thời gian hơn. Màu sắc và kết cấu của tóc mới của trẻ 12 tuần tuổi cũng có thể khác biệt đáng kể so với tóc của bé khi mới lọt lòng.
>> Mẹ có thể quan tâm Trẻ sơ sinh bị rụng tóc vành khăn có đáng lo?
Thoát vị đĩa đệm ở trẻ 3 tháng tuổi
Thoát vị đĩa đệm có thể thường gặp ở trẻ sơ sinh từ 1 đến 12 tuần tuổi; đặc biệt là các bé trai, các bé sinh non và các cặp sinh đôi. Khi trẻ 12 tuần tuổi bị thoát vị đĩa đệm; mẹ có thể nhận biết bằng các dấu hiệu ban đầu chẳng hạn như khối u tại một trong những nếp gấp tiếp giáp giữa đùi và bụng; đặc biệt là khi bé khóc hoặc kích động. Khối u này thường co lại khi bé yên lặng.
Bé 3 tháng tuổi bị thoát vị bẹn
Bé 3 tháng tuổi cũng có thể bị thoát vị bìu khi phần ruột trượt toàn bộ xuống đường ống dẫn vào bìu khiến cho bìu sưng hoặc phình to. Thoát vị thường không gây khó chịu cho bé và nếu được điều trị kịp thời thì sẽ không gây nguy hiểm cho bé.
Tuy nhiên, nếu nhận thấy có khối u hoặc vết sưng ở vùng bẹn hoặc bìu của trẻ 12 tuần tuổi; hãy đưa bé đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt. Các bác sĩ thường đề nghị điều trị cho bé ngay khi bé được chẩn đoán mắc phải thoát vị. Trong vài trường hợp, bác sĩ có thể tiến hành phẫu thuật cho bé. Phẫu thuật trong trường hợp này thường rất đơn giản, tỉ lệ thành công cao và có thể nhanh chóng xuất viện.
Hướng dẫn chăm sóc cho trẻ sơ sinh 12 tuần (3 tháng) tuổi
1. Dinh dưỡng cho bé 3 tháng tuổi
Trẻ sơ sinh 12 tuần tuổi có thể bước vào giai đoạn tăng trưởng nhảy vọt mới. Điều này có nghĩa là bé đòi bú nhiều hơn và thời gian bú trở nên thất thường, không theo lịch trình như mọi ngày.
Đặc biệt, trong giai đoạn tăng trưởng nhảy vọt; sự phát triển tối đa của trẻ diễn ra khi bé đang ngủ. Đó là lý do tại sao trẻ 12 tuần tuổi thường xuyên thức dậy với cơn đói dữ dội và khóc đòi ăn.
Thời kỳ tăng trưởng nhảy vọt của bé thường rơi vào lúc con 2, 3, 6 tuần và thời điểm 3, 6 tháng. Mẹ lưu ý điều này để chăm bé tốt hơn. Những lúc bé ở giai đoạn tăng trưởng nhảy vọt; mẹ phải thức khuya và mệt mỏi trước cơn “cuồng ăn” của trẻ 12 tuần tuổi. Nhưng bù lại, mẹ sẽ thấy con tăng trưởng rất nhanh trong tuần đó.
Một điều mẹ đừng quên là luôn để ý số tã con thải ra để biết con bú đủ chưa so với nhu cầu. Ngày thường số tã ướt của con khoảng 6 tã trở lên. Nếu ở giai đoạn tăng trưởng nhảy vọt mà số tã ít hơn; nước tiểu sậm màu thì có thể con bú chưa đủ.
Mẹ nên tăng cường ăn các thực phẩm “kích sữa”, bổ dưỡng”; uống nhiều nước; ăn nhiều rau xanh, trái cây; nghỉ ngơi hợp lý để cơ thể tạo nguồn sữa dồi dào, chất lượng cho con. Đừng vội nghĩ đến cho bé dặm thêm sữa ngoài; vì nếu ngày thường bé bú đủ thì chắc chắn bé sẽ không thiếu sữa dù bé cần bú nhiều hơn cho giai đoạn tăng trưởng “bùng nổ”.
Mặt khác, để có thời gian nghỉ ngơi; mẹ có thể vắt sữa ra bình rồi nhờ bố hoặc người nhà hỗ trợ chăm bé. Bởi thức khuya nhiều và thiếu ngủ nghiêm trọng cũng làm sữa tiết ít đi.
2. Hoạt động cho bé 3 tháng tuổi
Bé 3 tháng tuổi biết làm gì? Trẻ 12 tuần tuổi đã biết phân biệt màu sắc, âm thanh, hình dạng sự vật, khuôn mặt người… Mẹ hãy giúp nhận thức của trẻ 3 tháng tăng thêm bằng cách gọi tên các sự vật; hành động khi tương tác với bé.