Trẻ bị bỏng dạ (thủy đậu) : nguyên nhân và cách điều trị

Trẻ bị bỏng dạ là cách gọi dân gian khi trẻ bị thủy đậu. Nếu bạn nghi ngờ trẻ mắc bệnh này, bạn nên tham khảo những thông tin dưới đây để có cách chăm sóc hiệu quả.

Bỏng dạ là gì?

Bỏng dạ là cách gọi dân gian của bệnh thủy đậu (Chickenpox), hay còn có nhiều cái tên gọi khác là trái rạ, phỏng dạ, phỏng rạ, bỏng rạ

Là bệnh do vi-rút Herpes Varicella (còn gọi là Varicella Zoster) gây ra và rất dễ lây lan.

Bệnh này thường dễ bị nhầm lẫn với bệnh ngoài da khác, chẳng hạn như chốc lở (Impetigo), Zona – thần kinh (giời leo- Shingles), đậu mùa (Smallpox), bệnh tay chân miệng (Hand Foot Mouth Disease)…

Điểm chung là đều xuất hiện những mụn nước ở trên da, nhưng vẫn có sự khác nhau nếu chú ý kĩ.

tre-bi-bong-da-1

Thông thường bệnh này có biểu hiện nhẹ và người bị nhiễm bệnh có tự khỏi chỉ sau vài ngày. Đây là được coi là bệnh lành tính mặc dù trông khá đáng sợ.

Nhưng nó có thể trở nên nghiêm trọng với trẻ em, những người có hệ miễn dịch suy yếu, phụ nữ có thai, người mắc bệnh chàm và người cao tuổi.

Trước khi vắc xin thủy đậu ra đời, hầu hết mọi người đều từng bị nhiễm bệnh này khi còn nhỏ (trước khi trưởng thành).

Thủy đậu thường khó tái phát lại, nếu có thì triệu chứng thường nhẹ hơn rất nhiều so với lần đầu.

Bệnh này không có thuốc đặc trị.

* Nguyên nhân trẻ bị bỏng dạ

Virus Varicella-zoster là nguyên nhân của bệnh này, nó dễ lây và lây lan rất nhanh. Nó lây lan qua tiếp xúc da thịt hoặc qua các giọt nước bọt nhỏ khi hắt hơi, ho.

Cơ thể người cũng chính là ổ bệnh duy nhất. Trên 90% người tiếp xúc với người đã bị nhiễm bệnh cũng sẽ bị lây nhiễm virus này.

Trẻ em là đối tượng dễ bị lây nhiễm virus này nhất, đặc biệt là khi :

  • Trẻ chưa từng bị thủy đậu.
  • Trẻ chưa được tiêm vắc xin thủy đậu.
  • Hệ miễn dịch rất yếu.

Nếu trẻ đã từng bị thủy đậu hoặc đã được tiêm vắc xin thủy đậu là miễn dịch với thủy đậu. Các trường hợp bị nhiễm hoặc tái phát lại là rất hiếm.

Biểu hiện trẻ bị bỏng dạ

tre-bi-bong-da-2

Bệnh phát triển trong vòng 10-21 ngày sau khi tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh. Trước khi xuất hiện phát ban, trẻ sẽ có một số biểu hiện như :

  • Sốt nhẹ.
  • Ăn mất ngon.
  • Đau đầu nhẹ.
  • Mệt mỏi.

Khi phát ban xuất hiện, nó thường đi trải qua 3 giai đoạn :

  • Các nốt hồng ( ửng đỏ) nổi lên, ngứa da.
  • Các mụn nước trở lên to hơn, căng do chứa đầy chất lỏng bên trong và sắp vỡ ra, rò rỉ chất lỏng.
  • Mụn nước là vỡ ra, đóng vảy cứng, hơi thâm lại.

Những đốm mụn nước chỉ xuất hiện lẻ tẻ trên một số bộ phận của cơ thể. Trường hợp nặng, lây lan ra toàn bộ cơ thể, cổ họng, mắt và màng nhầy của niệu đạo, hậu môn và âm đạo. Ngoài ra, những mụn nước mới lại xuất hiện trong vài ngày.

Người bị bệnh thủy đậu có thể lây bệnh cho người khác từ 1-2 ngày trước khi phát ban xảy ra.

Thông thường, sau khoảng 5-10 ngày cơ thể sẽ tự khỏi lại.

* Biến chứng của bỏng dạ

Bỏng dạ là bệnh nhẹ và sẽ dần tự biến mất, chỉ một số ít trường hợp gây ra biến chứng, thậm chí là tử vong. Các biến chứng có thể là :

  • Mất nước.
  • Nhiễm trùng (ở da, mô mềm dưới da, xương khớp hoặc máu).
  • Viêm phổi.
  • Viêm não.
  • Hội chứng sốc nhiễm độc (Toxic shock).
  • Hội chứng Reye.

Những trẻ có nguy cơ cao bị biến chứng do thủy đậu là:

  • Trẻ sơ sinh có vệ sinh kém.
  • Trẻ có mẹ chưa từng bị thủy đậu hoặc chưa tiêm vắc xin thủy đậu.
  • Trẻ bị hen suyễn.
  • Trẻ đang có hệ miễn dịch suy yếu do bệnh, ví dụ như ung thư hoặc HIV.
  • Đang dùng thuốc steroid, aspirin hoặc thuốc ức chế hệ miễn dịch để chữa bệnh khác.

Sau khi khỏi bệnh, vi-rút Herpes Varicella vẫn tồn tại trong cơ thể ở dạng bất hoạt và có thể hoạt động trở lại, gây bệnh Zona- thần kinh.

Cách chữa bỏng dạ cho trẻXem thêm : 7 bệnh có thể xảy ra khi trẻ bị mụn nước ở tay.

tre-bi-bong-da-3

Với những trẻ khỏe mạnh bình thường, không cần điều trị y tế nếu nhiễm bệnh.

Khi trẻ bị bỏng dạ, bạn cần nhớ các nguyên tắc chính sau :

– Cách ly để đề phòng lây lan.

– Không có thuốc đặc trị, nên sẽ chỉ điều trị các triệu chứng.

– Xử lý tốt các nốt phỏng, nốt loét, đề phòng bội nhiễm.

– Thời gian cách ly là : từ khi phát ban xuất hiện đến khi mụn nước đã bong tróc hết vảy.

Hướng dẫn chăm sóc trẻ bị bỏng dạ :

– Cho trẻ nằm trong phòng, kín gió nhưng thông khoáng.

– Vệ sinh răng miệng bằng nước muối sinh lý.

– Chú ý vệ sinh kỹ tai mũi họng.

– Luôn giữ cho da khô và sạch; không để trẻ gãi hoặc làm vỡ mụn nước.

– Những nốt loét phải được chấm dung dịch xanh methylen hoặc thuốc tím 1/4000.

 – Có thể cho trẻ tắm với bột yến mạch để giảm ngứa.

– Đảm bảo ăn uống đầy đủ.

– Chống ngứa bằng các thuốc kháng histamin như Dimedrol

– Nếu trẻ bị sốt thì có thể uống thuốc hạ sốt Paracetamol.

– Tuyệt đối không cho trẻ uống thuốc có chứa aspirin.

Khi nào thì nên gọi bác sĩ :

– Phát ban lây lan đến mắt.

– Các nốt phát ban được rất đỏ, ấm, dễ vỡ – dấu hiệu của nhiễm trùng.

– Các phát ban kèm theo chóng mặt, mất phương hướng, nhịp tim nhanh, khó thở, run, ho, nôn mửa, cứng cổ hoặc sốt cao hơn 39 độ C.

– Trẻ dưới 6 tháng tuổi.

* Phòng ngừa bỏng dạ ở trẻ

Tiêm vắc xin là cách đơn giản nhất và hiệu quả nhất để phòng ngừa bệnh bỏng dạ ở trẻ. Khoảng 90-98%, trẻ được tiêm vắc xin sẽ được bảo vệ hoàn toàn khỏi bệnh.

  • Tất cả trẻ em từ 12-18 tháng tuổi được tiêm 1 lần.
  • Trẻ em từ 19 tháng tuổi đến 13 tuổi chưa từng bị thuỷ đậu lần nào cũng tiêm 1 lần.
  • Trẻ em trên 13 tuổi và người lớn chưa từng bị thủy đậu lần nào thì nên tiêm 2 lần, cách nhau từ 4-8 tuần.

Không tiêm vắc xin thủy đậu cho những trẻ :

  • Dị ứng với thuốc neomycine.
  • Đang sử dụng các loại thuốc corticoid.
  • Hệ miễn dịch suy giảm do bệnh hoặc do thuốc, ví dụ như HIV, ung thư.
  • Đang bị nhiễm trùng cấp tính hoặc đang bị sốt

 Do cách gọi ở vùng miền khác nhau và triệu chứng khá giống nhau nên bỏng dạ thường hay bị nhầm lẫn với các bệnh khác. Hi vọng những thông tin trên đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh này và có cách điều trị và chăm sóc trẻ bị bỏng dạ phù hợp.

Sưu tầm

Rate this post

Viết một bình luận