Trẻ bị nhiệt miệng nên ăn gì? Dưới đây là những cách giúp trẻ bị rộp lưỡi, nhiệt miệng giảm tình trạng:
1. Trẻ bị nhiệt miệng nên ăn gì? Ăn củ cải
Củ cải có thể ép lấy nước uống hàng ngày, nếu như mùi khó uống thì các bạn có thể đem củ cải nấu canh ăn để giải nhiệt. Trẻ từ sau 8 tháng mới ăn được củ cải.
2. Rau diếp cá, rau mã đề và rau má
Những loại rau này có tác dụng giải nhiệt, giải độc cực kỳ tốt. Các bạn có thể nấu nước rồi cho bé uống hàng ngày hoặc nấu canh cũng được. Trẻ bị nhiệt miệng sau 1 năm có thể ăn rau diếp.
3. Rau ngót, rau mồng tơi
Rau ngót, mồng tơi là những loại rau có tính mát, có tác dụng giải nhiệt hiệu quả. Các bạn có thể nấu canh rau ngót, mồng tơi với tôm bằm, thịt bằm vừa có vị ngọt lại có tác dụng giải nhiệt hiệu quả. Trẻ sau 6 tháng là ăn được rau ngót.
4. Trẻ bị nhiệt miệng nên ăn gì? Cho bé ăn Thịt vịt
Thịt vịt được xem là một loại thực phẩm có tính mát, giúp hạ nhiệt hiệu quả. Tuy nhiên các bạn không nên cho bé ăn quá nhiều sẽ phản tác dụng. Trẻ từ 8 tháng trở lên có thể ăn thịt vịt.
5. Nước uống
Uống nhiều nước trong thời gian trẻ bị nhiệt lưỡi là phương pháp tốt nhất. Bởi vì mất nước càng làm cho tình trạng lở miệng của trẻ thêm nghiêm trọng hơn.
Chắc chắn bé sẽ không muốn uống nước vì nó có thể làm cho những vết thương bên trong bị đau, nhưng bố mẹ cố gắng thuyết phục bé.
Nước cà chua ép sẽ giúp cho những đốm trắng bên trong khoang miệng nhanh lành. Nước cà chua các mẹ không cần nấu chính, chỉ cần ép tươi, cho thêm ít đường cho dễ uống là được.
Bạn lưu ý không nên cho trẻ sơ sinh dưới 6 tháng uống nước.
Cách trị nhiệt miệng cho bé
Bé bị nhiệt miệng phải làm sao? Dưới đây là một số cách trị nhiệt miệng cho trẻ mẹ có thể tham khảo:
1. Mật ong
Mật ong có tính chất chống vi khuẩn, vì vậy nó giúp làm lành vết loét nhanh hơn. Cách thực hiện đơn giản là mẹ dùng ngón tay sạch của mình bôi một chút mật ong lên trên vết loét ở miệng cho con.
Vì mật ong có hương thơm và vị ngọt nên rất hấp dẫn trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ nên chắc chắn bé sẽ không phản đối việc làm này của mẹ.
Tuy nhiên, một điều hết sức lưu ý đó là phương pháp dùng mật ong trị nhiệt miệng không được áp dụng cho trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi vì nó có thể gây ngộ độc cho bé.
2. Mật ong và củ nghệ
Củ nghệ có tính chống viêm, khử trùng, kháng khuẩn làm xúc tiến quá trình chữa bệnh.
Hòa hỗn hợp nghệ và mật ong rồi bôi trực tiếp lên vết nhiệt miệng của con không chỉ giúp giảm đau mà còn giúp cho vết loét lành lại nhanh hơn.
Tương tự như trên, công thức này cũng không nên áp dụng cho trẻ bị nhiệt miệng dưới 1 tuổi.
3. Dừa
Dầu, nước hoặc sữa trong dừa – cả ba loại này đều có thể được sử dụng để điều trị loét miệng cho trẻ sơ sinh. Vì thế, hãy cung cấp nước dừa nếu trẻ bị nhiệt miệng. Bé từ 6 tháng đã có thể uống nước dừa.