Trẻ em bị táo bón là tình trạng thường xuyên diễn ra không chỉ gây ra sự đau đớn cho trẻ mà còn làm cho các bé ý thức được và có tâm lý rất sợ mỗi lần đi đại tiểu. Vậy bé bị táo bón nên ăn gì? chế độ ăn có giúp cải thiện được tình trạng táo bón, đau rát cho bé không?
Những biểu hiện của việc bé bị táo bón
Trẻ bị táo bón sẽ có những biểu hiện phổ biến như sau:
-
Đau rát khi đi đại tiểu là biểu hiện rõ nhất cho việc bé đang bị táo bón. Đôi lúc hậu môn sẽ bị rách và chảy máu đều này làm các bé đau và sợ hãi việc đi đại tiện và thường nhịn điều đó còn làm bé bị táo bán trầm trọng hơn.
-
Trẻ són phân không kiểm soát – Khi trẻ bị táo bón thì dịch ruột sẽ bị ứ lại quanh khối phân cứng và nguyên nhân gây nên tắc nghẽn. Nếu dịch bị ứ đọng nhiều cũng sẽ gây nên các triệu chứng són phân lỏng. Điều đó sẽ khiến bé bị táo bón nhiều hơn và phân thường cứng gây khó chịu cho bé.
-
Nếu bé bị táo bón và có khi bị tái đi tái lại nhiều lần, bên cạnh đó là hiện tượng đau bụng quanh rốn cũng có thể xảy ra với những trẻ bị táo bón, có nhiều bé sẽ bị tái đi tái lại rất nhiều lần.
-
Trẻ sẽ gặp khó khăn khi đi tiểu, đái dầm, tiểu lắt nhắt, mệt mỏi, buồn nôn, đau bụng, biếng ăn, chậm tăng cân hoặc suy dinh dưỡng nếu tình trạng táo bón bị kéo dài và bị nặng hơn.
Bé bị táo bón nên ăn gì?
Đối với những bé còn đang trong thời kỳ bú sữa mẹ, hiện tượng táo bón ở trẻ sơ sinh có thể do chế độ ăn của mẹ bé. Những thực phẩm không tốt với người bị táo bón như các loại đồ ăn cay nóng và các chất kích thích khi mẹ dùng bé sơ sinh cũng bị ảnh hưởng, chính vì thế lắm bà mẹ bỉm sữa đặt câu hỏi trẻ sơ sinh bị táo bón mẹ nên ăn gì? Mẹ bé nên bổ sung nhiều rau xanh, như rau khoai lang, mồng tơi, củ khoai lang và các hoa quả chín trong chế độ ăn hàng ngày.
Với những bé đã có chế độ ăn uống riêng khi gặp tình trạng táo bón các mẹ nên cải tiện và thay đổi chế độ ăn dinh dưỡng cho con như sau:
Giảm thực đơn giàu chất béo, tăng thực phẩm giàu chất xơ
-
Chất xơ đóng vai trò rất quan trọng đối với các hoạt động của hệ tiêu hóa trong cơ thể. Ở ruột già, chất xơ là môi trường tốt nhất để các vi khuẩn có lợi được lên men song song với đó sẽ hút nước làm mềm phân, khi đó khối lượng phân nhiều, dễ dàng được đẩy ra ngoài. Thiếu chất xơ là nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng táo bón ở trẻ.
-
Chất xơ có trong hầu hết các loại rau xanh, mẹ có thể cho bé ăn các loại rau xanh như súp lơ, cải xanh, rau diếp cá, rau bina, rau má,… Hơn nữa việc cho bé bổ sung các loại hoa quả cũng là nguồn cung cấp chất xơ dồi dào. Hoa quả chứa nhiều chất xơ như cam, mận khô, xoài, lê, táo, kiwi,… sẽ giúp các mẹ cung cấp đủ lượng chất xơ cho bé nhà mình.
- khoai lang
Ngoài ra với các loại củ như củ cải đường,… cũng được coi là nguồn cung cấp chất xơ tuyệt vời. Hơn nữa khoai lang được sử dụng như một bài thuốc dân gian hiệu quả trong việc chữa táo bón. Bạn có thể cho bé ăn khoai lang luộc hoặc nấu hay hầm,… để đa dạng hóa thực đơn cho bé hàng ngày.
Lưu ý: Mẹ nên hạn chế cho bé dùng các loại thực phẩm được chế biến chiên, rán sẽ làm tình trạng táo bón ở trẻ nặng hơn.
Bổ sung đủ lượng nước cho cơ thể
-
Nước không thể thiếu trong chế độ ăn uống hàng ngày. Nước chiếm tới 70% cơ thể với táo bón nước sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ, cải thiện tình trạng táo bón ở trẻ.
-
Nước không chỉ đóng vai trò loại bỏ các chất thải độc hại và đồng thời cung cấp cho đường ruột giúp phân mềm hơn và tránh được nguy cơ bị táo bón. Mẹ nên cho bé một thói quen uống nhiều nước, bổ sung lượng nước đủ cho phù hợp với cơ thể bé. luôn nhắc nhở bé uống nước để cơ thể cải thiện tình trạng táo bón. Bạn có thể bổ sung nước cho bé ở dạng nước lọc, nước canh, nước hoa quả hay nước sinh tố,…
Bổ sung thực phẩm giàu magie và kẽm
-
Việc bổ sung Magie, kẽm giúp cường hoạt động của các ống tiêu hóa, chức năng của đại tràng tốt hơn và ổn định hơn trong việc bài tiết chất thải. Ngoài ra, sự kết hợp giữa magie và kẽm còn rất tốt cho sức khỏe, điều hòa hệ thần kinh, tổng hợp các hormon tăng trưởng và giúp tăng cường hệ miễn dịch cũng như hỗ trợ việc vận chuyển canxi vào não.
-
Bé bị thiếu kẽm sẽ có các hiện tượng như như kém ăn, giảm thể lực, giảm trí nhớ và là nguyên nhân dẫn tới các bệnh như tiêu chảy hay nhiễm khuẩn đường hô hấp,…
-
Bác có thể bổ sung magie từ các thực phẩm như: Hạt nguyên xơ,hạt lanh, ngũ cốc như vừng đen, hạt hướng dương,lúa mì, yến mạch, dưa hấu,…
Sữa chua
-
Sữa chua là thực phẩm đi đầu trong việc tăng cường hoạt động trao đổi chất trong hệ tiêu hóa. Với thành phần probiotic giúp sản sinh các vi khuẩn rất có lợi cho hệ tiêu hóa, đường ruột, bé sẽ ăn ngon miệng, hấp thụ được dinh dưỡng và ngăn ngừa táo bón.
Bột sữa bí đỏ
-
Bí đỏ là thực phẩm chứa hàm lượng lớn chất xơ cao cùng với lượng khoáng chất và vitamin bổ dưỡng cho cơ thể nên các mẹ thường lựa chọn bổ sung cho bé trong thời kỳ ăn dặm.
-
Bột sữa bí đỏ sẽ giúp cho hệ tiêu hóa của bé tốt hơn và kích thích ăn ngon để bé có thể phát triển thể chất cũng như chiều cao. Mỗi ngày mẹ có thể cho bé ăn 1/2 đến 1 bát bột sữa bí đỏ để cải thiện tình trạng táo bón ở trẻ.
-
Công thức sữa bí đỏ
: Các bạn cho 10g bột gạo là loại sữa bột bé thường ăn, 12 gr sữa bột và 30g bí đỏ cùng 2,5g dầu đậu nành, bạn thêm 200ml nước và đường. (
Lưu ý
: Bí đỏ mẹ nên luộc chín và đem xay nhuyễn). Sau đó Khuấy đều bột gạo rồi bạn cho bí đỏ và nước vào đem đi nấu chín, cho thêm đường vào cuối dùng rồi tiếp tục đun nhỏ lửa tới khi bột chín thì tắt bếp. Bột chín bạn múc bột ra bát rồi mới cho dầu nành và sữa bột vào khuấy đều cùng luôn. Sự kết hợp này chắc chắn sẽ khiến bé thích thú và ăn ngon hơn.
Bột sắn dây thanh mát
-
Nhắc đến sắn dây khi không ai phủ nhận được lợi ích của việc giúp thanh nhiệt, làm mát cơ thể. Bột sắn dây nấu lên hoặc đem pha với nước ấm sẽ giúp kích thích tiêu hóa giúp trị táo bón hiệu quả. Các mẹ có thể vào bếp và nấu bột sắn dây cho bé ăn mỗi ngày để cơ thể được giải độc, thanh mát, cũng như điều hòa hệ tiêu hóa cho bé.
Bên trên là những chế độ ăn khoa học cho những bé bị táo bón mẹ có thể tham khảo và đưa và thực đơn ăn uống hàng ngày cho bé. Việc cải thiện chế độ ăn là yếu tố rất quan trọng trong việc hỗ trợ khắc phục tình trạng táo bón ở trẻ. Chúc bạn thành công!