Trẻ bị thủy đậu uống thuốc gì để điều trị?

Trẻ bị thủy đậu uống thuốc gì để điều trị?

Mùa xuân và mùa hạ là hai mùa dễ bùng phát thủy đậu nhất ở cả người lớn và trẻ em. Bệnh thủy đậu ở trẻ em cần được chăm sóc và điều trị đúng cách nếu không sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Trẻ bị thủy đậu uống thuốc gì để điều trị? Mời các bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây.

Nguyên nhân gây bệnh thủy đậu ở trẻ

Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm gây ra bởi virus Varicella xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp hoặc nhân lên tại chỗ gây nhiễm trùng tiên phát. Sau đó chúng tiếp tục nhân lên ở tế bào liên võng nội mô và lan đến da, niêm mạc gây nhiễm trùng thứ phát.

Thủy đậu ở trẻ em có thể lây qua hai con đường khác nhau:

  • Qua đường nước bọt: Virus có thể phát tán vào không khí qua những giọt nước bọt bay lơ lửng. Những trẻ chưa từng bị thủy đậu có 90% khả năng bị lây nhiễm bệnh nếu virus xâm nhập.
  • Qua tiếp xúc trực tiếp: Trẻ có thể bị nhiễm bệnh thủy đậu nếu tiếp xúc trực tiếp với vùng da của người bị bệnh nổi mụn nước. Bên cạnh đó, dùng chung đồ vệ sinh cá nhân như bàn chải đánh răng, khăn mặt, mặc chung quần áo cũng là nguyên nhân gây ra bệnh thủy đậu ở trẻ.

Nguyên nhân gây bệnh thủy đậu ở trẻNguyên nhân gây bệnh thủy đậu ở trẻ

Các biến chứng nguy hiểm ở trẻ bị thủy đậu

Trước khi tìm hiểm “Trẻ bị thủy đậu uống thuốc gì?” chúng ta hãy điểm qua các biến chứng có thể xảy ra khi trẻ mắc thủy đậu. Thủy đậu được coi là bệnh lành tính, trẻ bị bệnh có thể tự khỏi trong một thời gian phát bệnh nếu hệ miễn dịch, sức đề kháng của trẻ tốt. Ngược lại, hệ thống miễn dịch của trẻ suy giảm hay điều trị không thích hợp có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

  • Nhiễm trùng, lở loét da: Nguyên nhân do mụn nước bị vỡ ra gây nhiễm khuẩn. Tình trạng này thường xảy ra do trẻ bị ngứa dẫn đến gãi làm vỡ mụn nước.
  • Viêm não: Những triệu chứng điển hình là sốt cao, rung giật nhãn cầu, rối loạn tri giác và hôn mê. Nếu không được điều trị kịp thời, trẻ có thể dẫn đến tử vong rất nguy hiểm.
  • Viêm tai giữa: Nguyên nhân do mụn mọc bên trong tai gây viêm loét.

Đọc thêm: Bệnh thủy đậu ở trẻ em có nguy hiểm không?

Các biến chứng nguy hiểm ở trẻ bị thủy đậuCác biến chứng nguy hiểm ở trẻ bị thủy đậu

Trẻ bị thủy đậu uống thuốc gì?

Trẻ bị thủy đậu uống thuốc gì để điều trị? Trẻ sơ sinh bị thủy đậu bôi thuốc gì? Trước khi sử dụng các loại thuốc để uống cũng như bôi cho trẻ, cha mẹ cần tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa để tránh điều trị sai khiến bệnh tình bé trở nên nặng hơn.

Hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị cho bệnh thủy đậu. Các biện pháp điều trị cho trẻ đều giúp giảm triệu chứng và tăng cường hệ miễn dịch.

Thuốc kháng virus

Thuốc kháng virus có thể được bác sĩ sử dụng để điều trị bệnh thủy đậu là Acyclovir. Acyclovir giúp giảm mức độ nặng của thủy đậu hay giảm tình trạng nhiễm virus thứ phát cho trẻ. Tuy nhiên thuốc chỉ được sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ vì có thể xảy ra một số tác dụng phụ.

Thuốc kháng sinh

Thuốc kháng sinh có thể được chỉ định nếu trẻ bị thủy đậu có dấu hiệu nhiễm trùng do vi khuẩn ở các vết loét trên da. Lưu ý cha mẹ không được tự ý sử dụng kháng sinh để điều trị thủy đậu cho con, chỉ dùng khi có đơn của bác sĩ.

Thuốc bôi sát trùng ngoài da

Trẻ bị thủy đậu bôi thuốc gì? Bệnh thủy đậu gây ra những nốt mụn nước trên da. Những mụn nước này rất dễ vỡ và gây nhiễm trùng, loét da. Vì vậy cần sử dụng các thuốc sát trùng ngoài da để hạn chế nguy cơ gây nhiễm trùng do vi khuẩn.

Các thuốc sát trùng da hay được sử dụng là thuốc tím KMnO4 hoặc xanh methylene. Tuy nhiên những thuốc sát trùng này không đảm bảo sát khuẩn hiệu quả mà lại gây xót da. Ngoài ra những thuốc sát trùng này còn gây nhuộm màu da, nếu bôi trên diện rộng sẽ gây mất thẩm mỹ.

Trẻ bị thủy đậu uống thuốc gì?Trẻ bị thủy đậu uống thuốc gì?

Đọc thêm:

Trẻ bị thủy đậu tắm lá gì?

Trẻ bị thủy đậu nên ăn gì để khắc phục bệnh nhanh hơn?

Trên đây là những thông tin giải đáp “Trẻ bị thủy đậu uống thuốc gì?”. Để phòng tránh thủy đậu tốt nhất cho bé, cha mẹ hãy cho con tiêm phòng vaccine ngăn ngừa bệnh thủy đậu đầy đủ để giảm khả năng mắc bệnh cho bé nhé!

Rate this post

Viết một bình luận