Trẻ biếng ăn nên bổ sung gì là một vấn đề đau đầu của nhiều quý phụ huynh. Nếu không cung cấp đủ dưỡng chất có thể làm cho trẻ gầy còm, suy dinh dưỡng hoặc các vấn đề sức khỏe khác như còi xương, thiếu máu, thiếu tập trung, kém thông minh…
Biếng ăn là gì
Theo Viện dinh dưỡng quốc gia, trẻ được xem là biếng ăn khi ăn ít hơn ½ khẩu phần ăn theo tuổi; bữa ăn kéo dài hơn 30 phút; không chịu ăn, khóc khi đến bữa ăn. Ngoài ra, trẻ ngậm thức ăn trong miệng không chịu nuốt, hoặc liên tục buồn nôn khi ăn thì cũng xem là biếng ăn. Nếu các vấn đề này chỉ diễn ra trong 1-2 ngày có thể sẽ không ảnh hưởng gì đến sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, nếu trẻ có dấu hiệu biếng ăn trong một thời gian dài thì có thể làm trẻ thiếu hụt một số dưỡng chất và ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của trẻ. Do đó cần bổ sung một số dưỡng chất cho trẻ biếng ăn để phòng ngừa hiện tượng thiếu hụt xảy ra.
Bổ sung cho trẻ biếng ăn
Tất cả các vi chất đều quan trọng và cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Tốt nhất là bổ sung các vi chất thông qua ăn uống là có lợi nhất cho cơ thể của trẻ. Nếu khẩu phần ăn của trẻ không cung cấp đủ (do trẻ ăn ít) thì có thể xem xét bổ sung cho trẻ biếng ăn các chất dưới đây.
Vitamin nhóm B
Vitamin nhóm B đóng vai trò quan trọng của các enzyme, protein điều tiết các phản ứng hóa học trong cơ thể, rất quan trọng trong chuyển hóa thức ăn thành năng lượng và các chất cần thiết khác. Do đó, các vitamin nhóm B là câu trả lời đầu tiên cho câu hỏi trẻ biếng ăn cần bổ sung gì.
Các vitamin nhóm B còn đóng vai trò quan trọng của hoạt động thần kinh (vitamin B1, B2), hỗ trợ hệ thống miễn dịch và trợ giúp cơ thể trong việc duy trì sức khỏe của các tế bào máu đỏ, hệ thần kinh (vitamin B6), cần thiết cho quá trình tổng hợp ADN để tạo nên tế bào mới, trong đó quan trọng nhất là hồng cầu (vitamin B9).
Chất xơ
Chất xơ là thành phần không thể tiêu hóa có rất nhiều trong rau củ quả mà con người ăn hằng ngày. Tuy nhiên, khi trẻ biếng ăn (hoặc trẻ không thích ăn rau quả) thì khả năng trẻ bị thiếu chất xơ rất cao. Chất xơ không có giá trị dinh dưỡng, nhưng chất xơ lại đóng vai trò quan trọng trong việc kích thích hoạt động của ruột già, tạo phân. Do đó, khi thiếu chất xơ thì chúng ta rất dễ nhận biết thông qua triệu chứng táo bón. Để tránh táo bón cho trẻ thì trẻ biếng ăn cần bổ sung thêm chất xơ.
Sắt
Chúng ta đã biết đến vai trò quan trọng của sắt từ rất lâu và trẻ biếng ăn cần bổ sung sắt. Sắt là một nguyên tố cần thiết để tạo nên huyết sắc tố (hemoglobin) – một thành phần của hồng cầu – giúp vận chuyển oxy trong máu. Do đó, khi thiếu sắt sẽ dẫn đến thiếu máu. Lúc đó, cơ thể sẽ có nhiều biểu hiện do thiếu oxy: hoa mắt, chóng mặt do thiếu oxy não, cơ bắp yếu và cuối cùng là mệt mỏi. Ở một số trẻ thì tình trạng thiếu máu sẽ có các biểu hiện như mệt mỏi, hay ngủ gật, thiếu tập trung trong việc học dẫn đến kết quả học tập giảm sút. Sắt còn là thành phần cấu tạo enzyme của hệ miễn dịch, nếu trẻ thiếu sắt có thể làm hệ miễn dịch suy yếu.
Canxi và Vitamin D
Trẻ em đang trong giai đoạn phát triển cần nhiều canxi để xây dựng hệ xương khớp vững chắc. Vitamin D thường được nhắc đến cùng với canxi vì vitamin D giữ vai trò quan trọng trong việc hấp thu và chuyển hóa canxi trong cơ thể. Thiếu canxi trong thời kỳ tăng trưởng sẽ dẫn đến còi xương, chậm lớn, chiều cao kém phát triển, xương yếu, mềm xương. Nhu cầu canxi của trẻ em khá lớn (600 mg/ngày đối với trẻ 3-5 tuổi) nên cần bổ sung canxi và vitamin D đối với trẻ biếng ăn để đảm bảo sự phát triển của xương khớp.
Ngoài các chất dinh dưỡng ở trên, trẻ biếng ăn còn có nguy cơ thiếu nhiều chất cần thiết và cần được bổ sung như: vitamin A (cần thiết cho mắt); kali (cần thiết cho hệ thần kinh và cơ); Kẽm (cần thiết cho da, tóc, móng và hệ tiêu hóa); acid béo (cần thiết cho sự phát triển trí não)…
Xử trí khi trẻ biếng ăn
Như đã nói ở phần trên, các chất dinh dưỡng được nạp vào cơ thể thông qua thức ăn là tốt nhất. Trường hợp trẻ biếng ăn, lười ăn thì có thể thay thế bằng sữa và các sản phẩm chế biến từ sữa. Ngày nay, hầu hết sữa đều được bổ sung các vitamin và chất dinh dưỡng thiết yếu cho sự phát triển của trẻ. Vì vậy, khi trẻ biếng ăn thì điều quan trọng là duy trì việc bổ sung dưỡng chất thông qua sữa và các sản phẩm chế biến từ sữa cho trẻ.
Một số trường hợp trẻ biếng ăn do tâm lý (bố mẹ ép ăn, xem tivi, vừa chơi vừa ăn…), phụ huynh cần thay đổi phương pháp nuôi dạy và cho trẻ ăn uống đúng cách để giải quyết chứng biếng ăn.
Một số trường hợp biếng ăn do bệnh lý (đang mắc một bệnh cấp tính nào đó), biếng ăn sinh lý (mọc răng, thay đổi môi trường…) thì sẽ tự khỏi sau một khoảng thời gian khi mà bệnh cấp tính đã khỏi hoặc giai đoạn sinh lý qua đi.
Ngoài các nguyên nhân trên thì một nguyên nhân phổ biến gây biếng ăn ở trẻ em đó là hiện tượng tích thực. Tích thực là một khái niệm của đông y xảy ra khi thức ăn ứ đọng ở đường tiêu hóa không thể tiêu hóa hết. Do lượng thức ăn ứ trệ mà cơ thể của trẻ không đói và không có cảm giác thèm ăn. Theo đông y, tỳ vị là tạng giữ vai trò chính trong hệ tiêu hóa. Công năng của vị là thu nhận thức ăn, tỳ là vận hóa thủy cốc, giữ lại huyết. Khi công năng của tỳ vị suy yếu thì ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa của cơ thể, gây đầy bụng, khó tiêu là các biểu hiện của chứng tích thực. Do đó, trường hợp trẻ biếng ăn do tích thực với các biểu hiện đầy bụng, khó tiêu thì cần phải dùng thuốc có tính kiện tỳ ích khí để điều trị cho trẻ. Trường hợp này thì phải điều trị theo lý luận y học cổ truyền bằng các bài thuốc từ dược liệu để mang lại hiệu quả chữa biếng ăn cho trẻ, các thực phẩm chức năng bổ sung vi chất chỉ nên sử dụng với mục đích bổ sung thêm mà thôi.