Bên cạnh những bà mẹ lo ngay ngáy về tình thừa cân của con mình thì không ít phụ huynh đang phải “đau đầu” về tình trạng biếng ăn ở trẻ. Vậy trẻ biếng ăn chậm lớn phải làm sao? khắc phục thế nào? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Dấu hiệu biếng ăn ở trẻ
Biếng ăn, lười ăn là “chuyện thường ngày” ở mọi đứa trẻ. Đây là tình trạng trẻ ăn ít hơn bình thường, nhập “tiệc” trong tâm trạng không mấy vui vẻ hoặc có thể ăn nhưng cần sự đốc thúc của ba mẹ, có thể là năn nỉ, dỗ dành, thậm chí dọa nạt.
Giai đoạn biếng ăn giống như “cuộc chiến” căng thẳng giữa trẻ và ba mẹ. Một bên thì nịnh nọt, làm trò, lấy lòng để mong sao con ăn hết bát cơm. Bên còn lại thì không chịu hợp tác, khiến mỗi giờ ăn kéo dài cả tiếng đồng hồ.
Với vài dòng chia sẻ trên, không khó để mẹ có thể nhận ra dấu hiệu biếng ăn của con mình:
-
Trẻ không hào hứng trong mỗi giờ cơm, với biểu hiện sợ ăn, khóc hoặc thậm chí chạy trốn khi đến bữa
-
Lượng thức ăn trẻ dung nạp trong mỗi cữ ít hơn bình thường
-
Trẻ kén ăn, rất khó để thay đổi món mới
-
Trẻ ngậm, không chịu nuốt thức ăn khiến bữa ăn kéo dài hàng giờ
-
Trẻ nôn khi ăn, thậm chí là chỉ nhìn thấy thức ăn đã có biểu hiện
Nguyên nhân trẻ biếng ăn suy dinh dưỡng
Trước khi biết trẻ biếng ăn phải làm sao, mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng này để có cách xử lý kịp thời:
Đây là nguyên nhân phổ biến gây biếng ăn nhưng thường ít được phụ huynh để ý. Vì thế, theo thời gian, những áp lực trẻ phải chịu ngày càng lớn dẫn đến biếng ăn kéo dài. Một số tình huống biếng ăn do tâm lý ở trẻ phải kể đến như: Bé bị ép ăn khi chưa có nhu cầu, bé được cho ăn bởi người lạ, ba mẹ thường xuyên cãi nhau khiến bé sợ trước giờ cơm,…
Biếng ăn do bệnh lý
Các bệnh lý về tiêu hóa, răng miệng như táo bón, tiêu chảy, hở hàm ếch, viêm họng,… ảnh hưởng lớn đến khả năng ăn uống của bé. Khi mắc bệnh, cơ thể mệt mỏi khiến trẻ chán nản, mất cảm giác ăn ngon miệng. Tình trạng biếng ăn bệnh lý kéo dài có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sự quá trình phát triển ở trẻ. Do đó, ba mẹ cần xử lý đúng cách và kịp thời.
Thật vui khi thấy con lớn lên từng ngày với những cột mốc đạt được đầu đời. Những mẹ biết không, để có được những kỹ năng như lẫy, bò, đi,… cả hai mẹ con phải trải qua trận biếng ăn đau đầu. Trong thời kỳ này, bé có xu hướng ít ăn hơn bình thường do tập trung phát triển những kỹ năng mà quên ăn. Mẹ đừng quá lo lắng khi trẻ biếng ăn do sinh lý. Con sẽ nhanh chóng “lấy lại phong độ” ngay thôi!
Ngoài 3 nguyên nhân trên, chứng biếng ăn của trẻ còn bắt nguồn từ những sai lầm khi mẹ chế biến thức ăn, thực đơn nhàm chán hoặc không phù hợp với độ tuổi của bé; do dùng thuốc ảnh hưởng đến lợi khuẩn đường ruột,…
Hậu quả khi trẻ biếng ăn kéo dài
Biết được những tác hại khôn lường của chứng biếng ăn, nhiều ba mẹ lo lắng tìm câu trả lời “trẻ biếng ăn phải làm sao?”. Bố mẹ cần cảnh giác “vòng luẩn quẩn” bệnh lý khi trẻ biếng ăn sau:
-
Trẻ biếng ăn gây thiếu hụt những dưỡng chất quan trọng như vitamin, chất béo, đạm, khoáng chất. Từ đó khiến tình trạng biếng ăn, suy dinh dưỡng ngày càng nghiêm trọng hơn
-
Khi biếng ăn gây hậu quả suy dinh dưỡng, bé của bạn sẽ dễ mắc các bệnh truyền nhiễm. Sau mỗi đợt bệnh, bé biếng ăn ngày càng lười ăn hơn
Trẻ biếng ăn phải làm sao? 10 lưu ý quan trọng
Lo lắng cho sự phát triển của bé, từ khóa “bé biếng ăn phải làm sao?” nhận được nhiều sự quan tâm của các bậc cha mẹ. Dưới đây là những giải pháp phù hợp nhất:
Cho con cơ hội cảm nhận cơn đói
Ba mẹ nên cho cơ hội cảm nhận cơn đói. Trẻ thường không mấy hào hứng với bữa ăn không phải do biếng ăn, lười ăn mà có thể vào thời điểm đó con chưa có nhu cầu. Sẽ nhiều ba mẹ than phiền rằng “bé không bao giờ thấy đói”, nhưng thật ra, có thể ba mẹ chưa cho bé cơ hội nhận ra cơn đói mà thôi. Cách xử lý là không ép trẻ ăn trong vài ngày và để bé tự yêu cầu.
Giảm số bữa ăn một ngày
Trẻ không nhất thiết phải ăn quá nhiều bữa trong một ngày. Thay vì cho bé ăn cháo vào giữa bữa sáng và bữa trưa, mẹ hãy cho bé ăn đu đủ hoặc chuối để con còn “bụng” ăn bữa tiếp theo.
Hạn chế đồ ăn vặt
Trẻ biếng ăn chậm lớn phải làm sao? Tiếp theo, bạn thử xem liệu mình có cho bé ăn quá nhiều đồ ăn vặt hay không? Một vài cái kẹo hay snack khoai tây tưởng chừng như chỉ món ăn “lót dạ” lại ảnh hưởng rất lớn đến cảm nhận hương vị của bé trong bữa ăn chính. Rất có thể bé sẽ thấy đồ ăn vặt ngon miệng hơn là cơm nên thường từ chối, không chịu ăn. Vì vậy, mẹ hãy cắt hoàn toàn những bữa ăn vặt không cần thiết để con ăn bữa chính ngon miệng hơn nhé!
Giảm khẩu phần ăn của bé
Một bát cơm có ngọn khiến trẻ ngán và sợ hãi, không có hiệu quả kích thích mà còn khiến bé “tụt mood” thèm ăn hơn. Trẻ lười ăn phải làm sao? Điều này sẽ hoàn toàn khác nếu trên bàn ăn là miếng cơm được vo tròn thành từng viên, bên cạnh là miếng thịt nho nhỏ và rau xanh đẹp mắt.
Bên cạnh việc giảm khẩu phần ăn, mẹ hãy cố gắng bày biện món ăn trông thật đẹp mắt, ưu tiên những thực phẩm màu sắc sặc sỡ như cà chua, cà rốt, súp lơ xanh,… để kích thích vị giác của bé nhé!
Đa dạng các món ăn
Nếu ngày nào bé cũng ăn cháo thịt thì không có gì ngạc nhiên khi con bỏ ăn, không chịu ăn. Hãy cố gắng đổi món thường xuyên, đa dạng thực đơn để bé có thể “trải nghiệm” được nhiều thực phẩm mới. Thời gian đầu khi “tiếp xúc” sẽ khó khăn, nhưng mẹ đừng nản nhé! Hãy cho bé thử từng chút một, kết hợp với trình bày đẹp mắt để bé cảm thấy ngon miệng hơn.
Cho bé quyền lựa chọn
Trước mỗi bữa ăn, mẹ hãy hỏi bé “hôm nay, con thích ăn gì nào?”, kèm theo đó là một số gợi ý cho bé lựa chọn. Điều này giúp bé “chịu trách nhiệm” cũng như hào hứng hơn với sự lựa chọn của mình.
Không giấu những món bé không thích vào món ăn
Các mẹ thường sử dụng chiêu “món ăn bí mật” để giấu rau khéo léo vào các món ăn khác. Tuy nhiên, có thể nhiều mẹ không lường trước được hậu quả. Một khi bé phát hiện, con không những nhè ra mà còn ghét luôn cả món ăn đó!
Áp dụng chiến thuật “bình mới rượu cũ”
Trẻ biếng ăn phải làm sao? Mẹ có thể áp dụng chiến thuật “bình mới rượu cũ”. Bạn có thể kẹp thịt vào bánh mỳ, thay vì cho bé ăn với cơm, cho canh vào cốc giống như một loại đồ uống, để xem bé có thích hơn không?
Không thúc ép bé
Việc tự ăn có thể là kỹ năng khó nhằn với con bạn nên không lấy làm ngạc nhiên khi trẻ ăn lâu. Mẹ đừng hiểu nhầm điều này có nghĩa là trẻ biếng ăn nhé! Nếu thấy bữa trưa của bé kéo dài, mẹ đừng vội thúc dục hay tỏ ra sốt ruột, con sẽ đẩy bát cơm ra xa và kết thúc bữa ăn của mình ngay.
Cho bé ngồi ăn cùng gia đình
Ngồi ăn một mình thật nhàm chán, hãy cho bé “nhập tiệc” cùng gia đình để cảm giác thích thú, vui vẻ hơn. Bé vừa ngồi ăn, vừa được lắng nghe câu chuyện của ba mẹ sẽ quên khuấy mình từng ghét ăn cơm nhường nào!
Trên đây là giải đáp “trẻ biếng ăn phải làm sao?”. Mong rằng với những gợi ý này, bé sẽ nhanh chóng “lấy lại phong độ”, ăn ngoan và tăng cân đều!
Nguồn: https://fitobimbi.vn/