Biếng ăn ở trẻ là một trong những nỗi quan tâm hàng đầu của các bậc phụ huynh có con nhỏ. Tuy đã cố gắng nhiều cách nhưng vẫn không thể nào cải thiện tình trạng biếng ăn ở bé. Vậy khi trẻ biếng ăn phải làm sao đây? Hãy cùng Huggies tìm hiểu tất tần tật về chứng biếng ăn ở trẻ qua bài viết này nhé!
Bạn lo lắng phải làm gì khi trẻ biếng ăn?
Hiện nay, có rất nhiều bà mẹ quá lo lắng về việc con mình quá biếng ăn, đặc biệt là đối với các bé 2-3 tuổi hoặc chuẩn bị đi học. Đôi khi, chỉ một chút rau xanh cũng làm bé nhăn mặt từ chối. Các bé thường không thích thử những món ăn mới, và ngày càng trở nên biếng ăn. Có những trường hợp biếng ăn nặng, bé có thể mắc chứng neophobia (chứng sợ những món ăn mới) và không dễ trị. Biếng ăn không phải xuất hiện một sớm một chiều mà thường phát triển theo thời gian, vì vậy thường không quá ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. Tuy nhiên, việc bé biếng ăn có thể đem lại nhiều áp lực và lo lắng cho bố mẹ. Nhiều người còn lo lắng rằng bé có thể không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng.
Nhiều trường hợp biếng ăn kéo dài cho đến độ tuổi nhập học. Lúc này, bé phát triển trong một môi trường mới và dần dần bỏ được thói quen biếng ăn. Các bé thường không cảm thấy đói và thích được tự chọn những món ăn cho mình. Các ông bố bà mẹ đừng quá lo lắng mà hãy kiên nhẫn hơn với con, chuẩn bị sẵn những loại thực đơn cho bé đầy đủ dinh dưỡng và để tự con quyết định ăn gì.
Tóm lại, các ông bố bà mẹ đừng quá chăm sóc trẻ chặt chẽ hoặc thất vọng khi con mình biếng ăn, hãy thử thay đổi các loại đồ ăn khác nhau đủ dinh dưỡng cho bé và vẫn phù hợp với khẩu vị. Bạn cũng có thể đổi phương pháp hoặc thực đơn cho bé thật đặc biệt miễn khi cho bé ăn, bé thấy vui vẻ và hào hứng với đồ ăn của mình.
Tham khảo: Thực đơn cho trẻ
Bố mẹ nên làm gì khi trẻ biếng ăn (Nguồn: Sưu tầm)
Chứng biếng ăn ở trẻ là gì?
Biếng ăn ở trẻ là một chứng rối loạn ăn uống được biểu hiện bằng việc ăn rất ít thức ăn hoặc hoạt động thể chất quá mức. Khiến cơ thể không thu nạp đủ lượng thức ăn theo nhu cầu cơ thể.
Phát triển tầm tóc của bé cũng có thể bị ảnh hưởng nếu biếng ăn kéo dài. Dẫn đến các triệu chứng nghiêm trọng, chẳng hạn như chậm lớn, tổn thương các cơ quan chính như tim, và thậm chí tử vong.
Tại sao bé biếng ăn?
Đôi khi bạn cất công soạn một thực đơn cho bé, nấu một món ăn mới nhiều dinh dưỡng cho con nhưng bé lại từ chối ăn ngay từ muỗng đầu tiên. Có rất nhiều nguyên nhân cho việc này. Có thể là do mùi vị hoặc màu sắc của món ăn không hấp dẫn bé. Một nguyên nhân khác là do bé thấy các thành viên trong gia đình từng từ chối ăn món đó và bắt chước theo.
Với nhiều bé còn nhỏ, việc sử dụng muỗng đưa thức ăn vào miệng có thể không được suôn sẻ, hoặc có thể con đang bị mọc răng. Cũng có nhiều trường hợp từ chối là do bé muốn tự độc lập và chọn món ăn cho mình. Mỗi một bé đều có những phản ứng khác nhau tùy theo mỗi trường hợp.
Tham khảo: Các món cháo dinh dưỡng cho bé
Nguyên nhân nào gây ra chứng biếng ăn ở trẻ?
Để hiểu rõ tại sao lại có chứng biếng ăn ở trẻ, cần tìm hiểu nguyên nhân tại sao lại có chứng biếng ăn ở trẻ nhỏ. Có thể thấy, nguyên nhân dẫn đến biếng ăn ở trẻ thường rất đa dạng. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến khiến trẻ bị biếng ăn.
Biếng ăn có thể xảy ra ở cả trẻ em gái và trẻ em trai, nhưng phổ biến nhiều hơn ở trẻ em gái. Những điều làm tăng nguy cơ biếng ăn của trẻ bao gồm:
Tóm lại, nguyên nhân chính xác của chứng biếng ăn khác nhau với từng trường hợp. Cũng như nhiều bệnh khác, biếng ăn ở trẻ thường là sự kết hợp của các yếu tố sinh học, tâm lý và môi trường xã hội xung quanh trẻ.
Biểu hiện của trẻ biếng ăn
Các triệu chứng của mỗi trẻ có thể khác nhau. Trẻ có thể:
Biểu hiện của trẻ biếng ăn (Nguồn: Sưu tầm)
Nhiều triệu chứng thể chất liên quan đến chứng biếng ăn thường là do đói và suy dinh dưỡng. Chúng có thể bao gồm:
Nếu trẻ xuất hiện nhiều triệu chứng trên, hay đưa trẻ đến trung tâm chăm sóc sức khỏe uy tín để được chẩn đoán. Chẩn đoán bệnh và điều trị sớm là rất quan trọng. Chúng có thể giúp ngăn ngừa các vấn đề trong tương lai.
Giải pháp cho trẻ biếng ăn
Làm thế nào để đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cho bé?
Nhiều bà mẹ vì lo lắng mà ép bé ăn. Đây là cách chăm sóc trẻ tiêu cực. Thay vào đó, bạn hãy lập ra thực đơn cho bé thật hấp dẫn cũng như bỏ những thói quen ăn uống xấu ví dụ như ăn vặt trước giờ ăn.
Các bà mẹ hãy khuyến khích bé tự chọn đồ ăn cho mình. Bằng cách này, bé sẽ cảm thấy hứng thú hơn với đồ ăn do chính mình chọn lựa.
Tham khảo: Phương pháp ăn dặm BLW
Một cách nữa giúp bé hào hứng hơn với việc ăn uống là để con tham gia quá trình chuẩn bị đồ ăn, ví dụ như hái rau ngoài vườn, đi siêu thị cùng bố mẹ, để bé tự lập thực đơn cho bé hoặc chuẩn bị các nguyên liệu cho bữa ăn v.v…
Có một điều bạn nên nhớ, từ chối ăn một món nào đó là hoàn toàn bình thường ở trẻ nhỏ. Bạn có thể tận dụng lúc cả nhà cùng ngồi ăn với nhau để làm mẫu cho bé cũng như giúp bé thấy hào hứng hơn với việc ăn uống vì những người xung quanh cũng đang ăn. Hãy nhớ, bé có thể bắt chước theo bạn, vì vậy hãy làm gương cho con. Bạn đừng chỉ tập trung vào dinh dưỡng của món ăn mà quên mất hình thức cũng như màu sắc nhé. Những yếu tố này có thể giúp bé thấy món ăn đẹp mắt hơn, từ đó thích ăn hơn. Khi con ăn xong, hãy dọn dẹp đĩa và cho bé một món ăn vặt nào đó nếu bé vẫn thấy đói.
Đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ biếng ăn (Nguồn: Sưu tầm)
Đừng làm bé trở nên biếng ăn hơn
Nhiều bà mẹ mắc sai lầm khi chăm sóc trẻ mà đe nẹt, dọa dẫm con, hoặc đôi khi đưa ra những lời dụ dỗ để con ăn. Những việc này có thể dẫn đến tình trạng biếng ăn của bé tệ hơn. Quá ép buộc con ăn cũng làm bé trở nên áp lực và càng sợ ăn uống hơn. Vì vậy, hãy nhẹ nhàng với con, đừng quá thúc ép bé mà hãy dạy con ăn một cách chậm rãi. Bạn nên nhớ, não cần 20 phút để truyền tín hiệu cho cơ thể rằng bạn đã no. Dạy trẻ ăn chậm cũng giúp con không bị ăn quá nhiều. Nếu có thể, bạn nên tránh việc để bé ăn một mình. Cùng các thành viên khác dùng bữa có thể giúp kích thích khả năng ăn uống của bé. Mở TV khi ăn cũng là một sai lầm phổ biến mà các ông bố bà mẹ nên tránh.
Bạn chỉ cần chuẩn bị cho bé bữa ăn dinh dưỡng và hãy để bé là người quyết định nên ăn gì và ăn thế nào trong thực đơn cho bé nhé!
Khi nào thì bạn nên lo lắng về tình trạng của bé?
Tình trạng trẻ biếng ăn khiến bố mẹ lo lắng (Nguồn: Sưu tầm)
Biến chứng của chứng biếng ăn ở trẻ
Không những khiến trẻ chậm phát triển, chứng biếng ở trẻ còn gây nên những hậu quả nghiêm trọng cho cơ thể. Nghiêm trọng nhất, nó có thể gây tử vong hoặc có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe như:
Làm thế nào để phòng ngừa chứng biếng ăn ở trẻ?
Hiện nay, vẫn chưa có biện pháp ngăn ngừa chứng biếng ăn, Tuy nhiên, cha mẹ, giáo viên hay người chăm sóc, đỡ đầu trẻ có thể phát hiện sớm trẻ em hoặc thanh thiếu niên mắc chứng biếng ăn. Phát hiện và điều trị sớm có thể làm giảm các triệu chứng. Nó có thể tăng cường sự phát triển bình thường trở lại của trẻ.
Phòng ngừa biếng ăn ở trẻ (Nguồn: Sưu tầm)
Tuy nhiên, nhiều đứa trẻ lần đầu mắc chứng biếng ăn thường sẽ có xu hướng giấu kín, giữ bệnh của mình rất kín đáo. Vì vậy, cần thường xuyên theo dõi bữa ăn hằng ngày và cân nặng định kỳ cho trẻ.
Mẹo vặt cho các bé biếng ăn
Bạn có thể tìm hiểu thêm các thông tin về Dinh dưỡng cho bé hoặc Chăm sóc trẻ