Trẻ dưới 6 tháng cần dinh dưỡng nào tối ưu

Năm đầu tiên đánh dấu giai đoạn tăng trưởng vượt bậc của trẻ, rõ rệt nhất ở cân nặng tăng gấp ba lần so với lúc mới sinh. Quan trọng hơn bất cứ thời điểm nào trong đời, đây là giai đoạn cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để sự phát triển của bé hoàn thiện nhất. Các chuyên gia nói rằng, sữa mẹ tốt nhất cho sức khỏe bé trong 6 tháng đầu đời, tuy nhiên sữa công thức cũng là sự thay thế tốt.

Năm đầu tiên đánh dấu giai đoạn tăng trưởng vượt bậc của trẻ. Nguồn: Unsplash, tác giả Daniel Thomas

Năm đầu tiên đánh dấu giai đoạn tăng trưởng vượt bậc của trẻ. Nguồn: Unsplash, tác giả Daniel Thomas

1Những chất dinh dưỡng nào bé cần để phát triển khỏe mạnh?

Bé cần nhiều chất nhưng thiết yếu nhất có thể kể đến những thành phần sau:

Calcium: giúp phát triển xương và răng

Chất béo: tạo năng lượng, giúp não phát triển, giữ cho da và tóc khỏe mạnh, là yếu tố quan trọng giúp trẻ chống lại các bệnh nhiễm trùng.

Folate: là yếu tố không thể thiếu giúp tế bào phân chia, nhân lên

Sắt: hình thành các tế bào máu và giúp não phát triển. Ở trẻ bú sữa mẹ đừng quên bổ sung thêm chất sắt.

Protein cacbohydrat: chúng cung cấp năng lượng và là nguyên liệu quan trọng cho sự tăng trưởng.

Kẽm: giúp các tế bào phát triển và tự sửa chữa.

Bé cần nhiều chất để phát triển. Nguồn: Unsplash, tác giả: Lucas Mendes

Bé cần nhiều chất để phát triển. Nguồn: Unsplash, tác giả: Lucas Mendes

Ngoài ra, bé cũng cần những Vitamin:

Vitamin A. Giữ cho da, tóc, thị lực và hệ thống miễn dịch khỏe mạnh.

Vitamin B1 (thiamine), B2 (riboflavin), B3 (niacin) đều hỗ trợ chuyển hóa thức ăn thành năng lượng. Đặc biệt, Vitamin B2 còn bảo vệ các tế bào khỏi bị hư hại, trong khi Vitamin B3 giúp cơ thể sử dụng chất béo và protein hiệu quả hơn.

Vitamin B6. Giữ cho não và hệ thống miễn dịch khỏe mạnh.

Vitamin B12. Duy trì sự khỏe mạnh của các tế bào thần kinh và tế bào máu, đồng thời tạo ra DNA – vật chất di truyền trong mỗi tế bào.

Vitamin C. Bảo vệ chống lại nhiễm trùng, xây dựng xương và cơ bắp, giúp vết thương mau lành.

Vitamin D. Giúp cơ thể hấp thụ canxi từ thức ăn, giữ cho xương và răng chắc khỏe. Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ có thể cần bổ sung D.

Vitamin E. Bảo vệ tế bào khỏi bị hư hại và tăng cường hệ thống miễn dịch.

Vitamin K. Là yếu tố giúp máu đông.

2Vậy sữa công thức có đủ các chất dinh dưỡng không?

Thực tế là hầu hết các loại sữa công thức ngày nay đều được làm từ sữa bò. Chúng chứa sẵn các chất như Carbohydrate (ở dạng đường sữa “lactose”, sắt, chất đạm, khoáng chất như canxi và kẽm, Vitamin A, C, D, E và B). Các nhà sản xuất sẽ tìm phương pháp tăng cường thêm các chất dinh dưỡng khác với mong muốn sữa công thức có thành phần gần giống sữa mẹ nhất, đảm bảo cung cấp cho trẻ tất cả các chất dinh dưỡng thiết yếu để phát triển và khỏe mạnh.

3Sữa công thức cần bổ sung những chất nào?

Các nhà nghiên cứu đề xuất một số công thức bổ sung chất dinh dưỡng để giúp chúng giống sữa mẹ hơn:

Các axit béo thiết yếu. ARA và DHA là những axit béo quan trọng đối với não bộ và thị lực của em bé. Chúng được tìm thấy một cách tự nhiên trong sữa mẹ khi người mẹ có chế độ ăn cung cấp đầy đủ những axit béo này. Tuy nhiên, không có nhiều bằng chứng cho thấy sữa công thức được bổ sung axit béo sẽ mang lại cho trẻ bất kỳ lợi thế rõ rệt nào khi chúng lớn lên.

Nucleotide. Là các đơn vị cấu tạo RNA và DNA được tìm thấy trong sữa mẹ, chúng được thêm vào một số loại sữa công thức vì các nhà khoa học cho rằng các Nucleotide giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của bé và giúp các cơ quan của hệ tiêu hóa phát triển tốt hơn.

Prebiotics và men vi sinh. Probiotics là vi khuẩn “tốt” có thể giúp bảo vệ chống lại các loại vi khuẩn “xấu” gây nhiễm trùng. Prebiotics thúc đẩy sự phát triển của những vi khuẩn tốt này trong ruột. Các nghiên cứu cho thấy công thức có bổ sung men vi sinh giúp ngăn ngừa bệnh chàm ở trẻ sơ sinh, tuy nhiên có vẻ nó không hỗ trợ gì cho việc giảm tiêu chảy hoặc đau bụng.

Sữa công thức cần bổ sung thêm chất dinh dưỡng. Nguồn: Lucy Wolski

Sữa công thức cần bổ sung thêm chất dinh dưỡng. Nguồn: Lucy Wolski

4Những lưu ý cho trẻ sơ sinh cần chế độ dinh dưỡng đặc biệt

Các trẻ sinh non tháng (trước 37 tuần) hoặc nhẹ cân (dưới 2500 gram) cần có chế độ dinh dưỡng đặc biệt để giúp trẻ bắt kịp đà tăng trưởng. Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ nên lưu ý bổ sung thêm calo, chất béo, chất đạm, Vitamin, khoáng chất.

Những trẻ không bú mẹ sẽ cần một loại sữa công thức đặc biệt dành cho trẻ sinh non với hàm lượng calo cao hơn. Chúng cũng được tăng cường thêm protein, vitamin và khoáng chất.

Trẻ non tháng và nhẹ cân cần chế độ dinh dưỡng đặc biệt. Nguồn: Rainier Ridao

Trẻ non tháng và nhẹ cân cần chế độ dinh dưỡng đặc biệt. Nguồn: Rainier Ridao

5Hai điều cần tránh

Trong 12 tháng đầu của trẻ, bạn không nên sử dụng sữa bò nguyên kem, vốn không có đủ chất sắt, vitamin E và các axit béo cần thiết cho em bé. Ngoài ra, sữa bò nguyên kem chứa quá nhiều protein, natri và kali, vượt quá khả năng hấp thụ của cơ thể bé nên có thể gây hại. Sữa bò sẽ thích hợp hơn khi bé từ một tuổi trở lên.

Không được cho trẻ uống sữa đậu nành hoặc sữa công thức tự làm vì chúng không đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của bé.

Không dùng sữa đậu nành, sữa bò nguyên kem cho trẻ dưới 1 tuổi. Nguồn: Unsplash, tác giả: Mehrshad Rajabi

Không dùng sữa đậu nành, sữa bò nguyên kem cho trẻ dưới 1 tuổi. Nguồn: Unsplash, tác giả: Mehrshad Rajabi

6Đôi lời từ AVAKids

Chúng ta luôn được nghe rằng: sữa mẹ là tốt nhất cho trẻ. Điều đó hoàn toàn đúng, hãy tận dụng sữa mẹ nhiều nhất có thể. Tuy nhiên cũng nên chú ý bổ sung thêm chất dinh dưỡng (như sắt, vitamin D…) cho cơ thể bé phát triển khỏe mạnh, toàn diện nhất.

Nếu bé dùng sữa công thức, bạn cũng cần lưu ý bổ sung thêm các chất mà sữa công thức chưa có đủ. Theo dõi sự phát triển cân nặng, chiều dài của bé thường xuyên để có sự điều chỉnh phù hợp chế độ ăn. Nếu các yếu tố đo sự phát triển của bé bị chững lại, có thể bạn cần lời khuyên từ các chuyên gia dinh dưỡng nhi khoa. 

Châu Chấu tổng hợp từ WebMD

1. Nemours Foundation: “Growth and Your Newborn,” “Breastfeeding vs. Formula Feeding.”

2. U.S. Department of Agriculture: “Infant Feeding Guide, Chapter 1: Nutritional Needs of Infants,” “Infant Feeding Guide, Chapter 4: Infant Formula Feeding.”

3. LaHood, A. American Family Physician, Oct. 15, 2007.

4. FDA: “FDA 101: Infant Formula.”

5. O’Connor, N. American Family Physician, April 1, 2009.

6. Hadders-Algra, M. Nutrients, August 2010.

7. Foolad, N. JAMA Dermatology, March 2013.

8. Mugambi, M. Nutrition Journal, 2012.

Rate this post

Viết một bình luận