Táo bón phần lớn xuất phát từ chế độ ăn uống hằng ngày không hợp lý, trẻ uống nước, ăn rau quả quá ít, làm cơ thể không được cung cấp đủ lượng nước và chất xơ cần thiết cho nhu cầu hằng ngày của cơ thể. Từ đó, trẻ bị mất cân bằng trong điều hòa trao đổi chất tại ruột và giảm nhu động ruột dẫn đến tình trạng gây táo bón, khó tiêu. Vậy trẻ bị táo bón ăn gì để cơ thể trao đổi chất tốt hơn, dễ đi ngoài?
1. Nguyên nhân gây táo bón ở trẻ em
Thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống không hợp lý là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng trẻ bị táo bón. Vì vậy, bố mẹ cần phải đặc biệt chú trọng đến việc bé bị táo bón nên ăn gì. Ngoài ra, cũng có một nguyên nhân khác khiến trẻ bị táo bón:
- Bé bị thiếu nước hoặc mất nước, khiến cơ thể sẽ hấp thu nước từ các nguồn khác, đặc biệt là đường ruột, dẫn đến phân trở nên rắn, khô và khó đào thải ra ngoài.
- Chế độ ăn thiếu chất xơ khiến phân trở nên khô cứng và khó di chuyển trong đại trực tràng. Chất xơ có nhiều trong rau củ quả hay gạo nguyên cám, các loại hạt.
- Trẻ ít vận động thường gặp phải tình trạng táo bón do nhu động ruột kém hoạt động, gây khó khăn cho việc đẩy phân ra ngoài.
- Thay đổi dạng đồ ăn mới cho trẻ, chẳng hạn như từ giai đoạn bú mẹ sang ăn dặm có thể khiến cho đường ruột bé chưa thích nghi kịp, gây ra táo bón.
- Việc nín nhịn, không chịu đi ngoài lâu khiến phân to, cứng, bị đùn thành khối rắn gây đau đớn khi đi vệ sinh.
- Tác dụng phụ của một số loại thuốc như thuốc bổ sung sắt, thuốc kháng axit, một số loại kháng sinh…
2. Biểu hiện trẻ bị táo bón
Táo bón là tình trạng bé giảm tần suất đi tiêu trong tuần kèm theo thay đổi tính chất phân. Tuỳ mức độ táo bón, trẻ có thể đi đại tiện phân to, rắn, có nhiều đường rạn trên bề mặt hoặc phân ít, nhỏ, khô như phân dê. Đồng thời, trẻ có dấu hiệu chướng bụng, căng cứng bụng, gặp khó khăn trong việc đi ngoài. Tình trạng này thường gặp ở trẻ em, nhất là với những trẻ trong độ tuổi ăn dặm trở lên.
3. Bé bị táo bón nên ăn gì để cải thiện hiệu quả?
Những gợi ý dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp được câu hỏi bé bị táo bón nên ăn gì:
3.1. Thực phẩm giàu chất xơ
Chất xơ là dưỡng chất vô cùng quan trọng và thiết yếu giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh, ngăn ngừa và đẩy lùi tình trạng táo bón hiệu quả. Thêm vào đó, chất xơ ở ruột già tạo điều kiện để các vi khuẩn có lợi lên men, hút nước làm mềm phân để dễ dàng thải ra ngoài. Vì vậy, trẻ bị bón nên cho ăn gì để cải thiện? – Đó chính là thực phẩm giàu chất xơ.
Nhu cầu chất xơ được khuyến nghị của Viện Dinh dưỡng quốc gia cho trẻ theo từng độ tuổi như sau:
- 6 – 12 tháng: Chất xơ được cung cấp chủ yếu từ sữa mẹ.
- 1 – 3 tuổi: 19 gram chất xơ/ngày (bao gồm: rau củ quả, trái cây, các loại đậu…)
- 4 – 8 tuổi: 25 gram chất xơ/ngày.
- Trẻ lớn hơn 10 tuổi cung cấp trung bình 26 – 35 gram chất xơ/ngày.
Theo đó, các loại thực phẩm trẻ táo bón ăn gì cần được bổ sung vào khẩu phần ăn hàng ngày gồm mồng tơi, táo, chuối, khoai lang, cà rốt… Bên cạnh đó, để trẻ thích thú và cảm thấy ngon miệng hơn với chế độ ăn giàu chất xơ, mẹ nên trộn trái cây vào sinh tố, nghiền rau vào nước sốt ăn kèm, chọn ngũ cốc nguyên hạt để làm các loại bánh trẻ ưa thích.
3.2. Nước trái cây
Các loại nước trái cây là giải đáp tiếp theo cho thắc mắc trẻ bị táo bón ăn gì. Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, các loại nước ép trái cây có thể giúp làm tăng hàm lượng nước và tần suất đi ngoài của trẻ dễ dàng hơn. Một số loại trái cây thường được sử dụng để khắc phục chứng táo bón cho trẻ là mận, táo, lê… Thành phần của chúng đều chứa sorbitol tự nhiên – dạng carbohydrate có tác dụng kích thích nhu động ruột, giúp làm mềm phân. Do đó, để giải đáp câu hỏi bé bị táo bón nên ăn gì thì sau mỗi bữa ăn mẹ nên cho trẻ tráng miệng bằng một cốc nhỏ nước ép.
3.3. Uống đủ nước
Điều quan trọng mà trẻ bị bón nên ăn gì là mẹ cần bổ sung đầy đủ lượng nước cần thiết cho trẻ từ 1,5 – 2 lít nước/ngày. Bởi nước không chỉ đóng vai trò quan trọng giúp cho đường ruột làm mềm phân mà còn hỗ trợ loại bỏ các chất độc hại để cơ thể tăng cường hoạt động trao đổi chất, giúp bé phát triển khỏe mạnh. Ngoài ra, mẹ có thể tập thói quen cho bé uống một cốc nước ấm vào mỗi buổi sáng khi thức dậy để cải thiện tình trạng táo bón ở trẻ.
3.4. Bột sắn dây
Bé bị táo bón nên ăn gì? – Đó là bột sắn dây. Đây là một loại bột có tính mát, giúp thanh nhiệt cơ thể và có thể cải thiện tình trạng táo bón.
Cách chế biến bột sắn dây cho bé như sau: Cho 1.5 muỗng bột sắn dây vào 150ml nước tinh khiết, khuấy đều cho bột tan hết. Cho hỗn hợp này lên bếp, đun nhỏ lửa đến khi hỗn hợp sánh mịn lại. Đợi bột nguội bớt, còn ấm thì cho bé ăn.
4. Trẻ bị táo bón không nên ăn gì?
Nguyên nhân trẻ bị táo bón thường bắt nguồn từ chế độ dinh dưỡng hằng ngày, do đó mẹ cần biết những thực phẩm cần tránh để giúp trẻ xây dựng chế độ ăn uống khoa học hơn. Những thực phẩm mà trẻ bị táo bón nên kiêng ăn có thể kể đến như:
4.1. Ngũ cốc tinh chế
Các loại ngũ cốc tinh chế như gạo xay trắng, bột mì, bột gạo,…đã được tinh luyện, xử lý loại bỏ cám và mầm, thường chứa lượng tinh bột khá cao và mất đi hầu hết chất xơ cần thiết. Vì vậy, nếu cơ thể tiêu thụ quá nhiều loại ngũ cốc này sẽ không tốt cho hệ tiêu hóa, giảm chức năng của hệ đường ruột.
4.2. Các loại bánh kẹo ngọt, đồ ăn nhanh
Gà rán, xúc xích, hamburger hay các loại bánh kẹo ngọt đều là thực phẩm trẻ bị táo bón không nên ăn. Bởi chúng có hàm lượng carbohydrate, chất béo cao, nhưng lại ít chất xơ dẫn đến việc tiêu hóa của bé trở nên khó khăn hơn.
4.3. Thịt đỏ
Nếu mẹ cho bé ăn quá nhiều thịt đỏ sẽ làm cho hàm lượng đạm, chất béo cơ thể cần vượt quá mức. Điều đó làm cho bé phải mất nhiều thời gian để xử lý thức ăn, dẫn đến tình trạng táo bón trầm trọng hơn. Do đó để giải quyết vấn đề trẻ bị táo bón không nên ăn gì, mẹ có thể kết hợp thịt với các loại rau củ sẽ có tác dụng thúc đẩy nhuận tràng của bé hoạt động tốt hơn.
4.4. Thức ăn nhiều dầu mỡ
Những loại thức ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh, chế biến sẵn có thể khiến tình trạng táo bón ở trẻ thêm nghiêm trọng. Vì vậy, bố mẹ không nên cho bé ăn các loại thực phẩm này. Ngoài ra, khi chế biến thức ăn cho trẻ, cũng nên hạn chế những món chiên hay xào.
4.5. Tránh ăn những trái cây có vị chát
Ổi, hồng xiêm, chuối xanh… có thể khiến phân khô cứng, dẫn đến việc đi đại tiện khó khăn hơn. Vì vậy, mẹ chú ý không nên cho trẻ ăn các loại quả này.
5. Những lưu ý khác để khắc phục táo bón ở trẻ
Để trẻ không phải trải qua sự khó chịu cùng những hậu quả do táo bón gây ra, bố mẹ nên áp dụng những cách phòng bệnh sau đây:
- Xây dựng lịch trình bữa ăn khoa học;
- Khuyến khích bé vận động;
- Tập cho trẻ thói quen đi vệ sinh đúng giờ;
- Massage bụng cho trẻ.
Táo bón thường xuyên sẽ khiến cơ thể trẻ luôn trong tình trạng đầy hơi, chướng bụng. Tình trạng này kéo dài sẽ gây cho trẻ chán ăn, giảm hấp thu dưỡng chất từ lượng thức ăn nạp vào và hậu quả là suy dinh dưỡng. Chính vì vậy, bố mẹ cần hiểu rõ bé bị táo bón nên ăn gì để lựa chọn thực phẩm phù hợp, giúp trẻ dễ đi ngoài đồng thời đạt được đà phát triển theo chuẩn.