Trẻ sơ sinh bị đầy bụng mẹ nên ăn gì?

Trẻ sơ sinh bị đầy bụng mẹ nên ăn gì?

Thứ Hai ngày 02/05/2022

Để được lý giải vấn đề trẻ sơ sinh bị đầy bụng mẹ nên ăn gì, hãy theo dõi nội dung chi tiết ở bài viết sau.

Trẻ sơ sinh khi bị đầy bụng sẽ có cảm giác rất khó chịu. Để khắc phục tình trạng này, các mẹ cần phải đặc biệt chú ý đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày của mình bởi đây là giai đoạn mà trẻ đang bú sữa mẹ. Vậy trẻ sơ sinh bị đầy bụng mẹ nên ăn gì?

Nguyên nhân khiến cho trẻ sơ sinh bị đầy bụng

Sự xuất hiện của những túi khí có trong hệ thống tiêu hóa như ruột già, ruột non sẽ gây ra chứng đầy bụng. Một số nguyên nhân khiến cho trẻ bị đầy bụng, táo bón phải kể đến như:

  • Trẻ không thể tiêu hóa được protein ở trong sữa.
  • Do trẻ không thể tiêu hóa được lượng lactose ở trong sữa.
  • Việc sử dụng các loại thuốc hoặc kháng sinh sẽ có thể tiêu diệt các loại vi khuẩn có lợi và có hại ở trong đường ruột của trẻ và khiến cho trẻ bị đầy bụng.
  • Mẹ sử dụng một số loại thực phẩm gây đầy bụng như yến mạch, lê, đào, bắp cải, súp lơ… cũng sẽ khiến cho bé có nguy cơ bị đầy bụng.
  • Thức ăn không phù hợp với độ tuổi sẽ gây ứ đọng ở trong đường ruột của trẻ và khiến cho các loại vi khuẩn lên men sinh ra nhiều hơi, từ đó sẽ khiến trẻ bị đầy bụng.

Trẻ sơ sinh bị đầy bụng mẹ nên ăn gì?1 Trẻ sơ sinh bị đầy bụng mẹ nên ăn gì?

Trẻ sơ sinh bị đầy bụng mẹ nên ăn gì?

Trẻ sơ sinh bị đầy bụng mẹ nên ăn gì?

Để khắc phục được chứng đầy bụng ở trẻ, cách tốt nhất là mẹ nên cải thiện nguồn sữa. Theo đó, mẹ nên bổ sung các loại thực phẩm sau:

Bí đỏ: Lượng mangan, kali, canxi có trong bí đỏ rất tốt cho sự phát triển ở trẻ. Không chỉ vậy, bí đỏ cũng là thực phẩm rất giàu chất xơ, vitamin A, chất chống oxy hóa rất có lợi cho mẹ và bé.

Măng tây: Lượng carbohydrate có trong măng tây có tác dụng giảm đầy hơi, chướng bụng rất hiệu quả mà các mẹ nên bổ sung vào chế độ ăn uống hàng ngày.

Cần tây: Trong cần tây có chứa một lượng lớn natri, kali, chất xơ có tác dụng giảm huyết áp, kháng viêm và hỗ trợ rất tốt cho chứng táo bón ở phụ nữ đang mang thai và cho con bú. Nếu trẻ sơ sinh bị đầy bụng, mẹ nên sử dụng cần tây để làm thuyên giảm biểu hiện bệnh lý ở trẻ.

Cà tím: Lượng vitamin C, vitamin nhóm B, folate và một số vi khoáng chất có trong cà tím rất tốt cho việc làm giảm triệu chứng đầy bụng ở trẻ sơ sinh khi mẹ sử dụng loại thực phẩm này. 

Ngô: Là loại thực phẩm rất giàu folate, vitamin nhóm B, khoáng chất và chất xơ.

Bí ngòi: Không những dễ ăn lại ngon miệng, bí ngòi còn rất giàu kali, vitamin A và folate.

Nấm: Loại thực phẩm này không những chứa rất nhiều dưỡng chất như kali, canxi, vitamin nhóm B, sắt, kẽm, natri, mangan rất tốt cho mẹ có trẻ nhỏ bị đầy bụng.

Cà rốt: Cà rốt rất giàu beta – carotene. Đây là một dạng tiền chất có tác dụng sản xuất vitamin A và nhiều chất khoáng quan trọng khác.

Khoai lang: Lượng tinh bột, chất xơ có trong khoai lang thường ít hơn so với khoai tây và cơm gạo, rất tốt để cải thiện chứng đầy bụng, đầy hơi ở trẻ.

Chuối: Đây là loại thực phẩm mà các mẹ nên ăn để giảm chứng đầy bụng ở trẻ sơ sinh. Không chỉ vậy, chuối còn giúp mẹ giảm thiểu chứng táo bón và căng thẳng, stress rất tốt. 

Trẻ sơ sinh bị đầy bụng mẹ nên ăn gì?2 Trẻ sơ sinh bị đầy bụng mẹ nên ăn chuối

Trẻ sơ sinh bị đầy bụng mẹ nên ăn chuối

Trẻ sơ sinh bị đầy bụng mẹ không nên ăn gì?

Khi trẻ có dấu hiệu bị đầy bụng, các mẹ cần phải xem lại chế độ ăn uống của mình. Bên cạnh đó, để hạn chế chứng đầy bụng ở trẻ, các mẹ cần hạn chế sử dụng các loại thực phẩm sau:

  • Các loại đậu, bắp cải, bắp cải bao tử, yến mạch, súp lơ xanh, cam chanh, bơ, mận, dứa, táo, lê, đào…
  • Sữa bò: Lượng protein có trong sữa bò sẽ có thể gây đầy hơi cho trẻ. Do đó, các mẹ nên tránh sử dụng sữa bò.
  • Bơ: Chất béo động vật và đường lactose có ở trong bơ sẽ gây khó khăn cho việc tiêu hóa ở trẻ nếu như mẹ hấp thụ vào cơ thể. 
  • Bánh mì: Thực phẩm chứa chất xơ chính là thủ phạm gây ra chứng đầy hơi ở mẹ và con, nhất là lúa mì trắng thường khó tiêu hơn so với các loại lúa mì khác. 
  • Pizza: Bột bánh pizza vốn được làm từ bột mì có thể gây ra chứng đầy hơi ở trẻ nhỏ. Bên cạnh đó, lượng gluten có thể chứa đường, muối, dầu sẽ khiến cho người lớn bị chướng bụng.
  • Rau củ hầm: Đậu Hà Lan, bông cải xanh, khoai tây khi hầm lên có thể gây ra khí hư và gây ra táo bón, chướng bụng ở cả mẹ và trẻ sơ sinh.

Trẻ sơ sinh bị đầy bụng mẹ nên ăn gì?3 Rau củ hầm có thể gây táo bón ở mẹ và trẻ

Rau củ hầm có thể gây táo bón ở mẹ và trẻ

Trẻ sơ sinh bị đầy bụng mẹ nên ăn gì và không nên ăn gì? Những thông tin dưới bài viết trên đã giúp mọi người lý giải vấn đề này. Để khắc phục được chứng đầy bụng ở trẻ, các mẹ hãy cố gắng duy trì chế độ ăn uống đầy đủ, khoa học và hợp lý để đảm bảo được sự phát triển ở trẻ sơ sinh nhé.

Lê Hồng

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Rate this post

Viết một bình luận