Trẻ sơ sinh bị đầy bụng không phải là vấn đề đáng lo ngại nhưng khiến các bé khó chịu và quấy khóc nhiều. Vậy khi trẻ sơ sinh bị đầy bụng, mẹ phải làm gì? Hãy tham khảo bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé!
1. Trẻ sơ sinh bị đầy bụng là gì?
Trẻ sơ sinh bị đầy bụng là do lượng khí trong hệ tiêu hóa không thể thoát ra ngoài
Trẻ sơ sinh bị đầy bụng là do lượng khí trong hệ tiêu hóa không thể thoát ra ngoài dễ dàng, nó sẽ tích tụ trong đường tiêu hóa của trẻ, gây đầy bụng và khó chịu. Ngoài ra, cho bú hay cho ăn quá nhiều so với khả năng tiêu hóa cũng dẫn đến trẻ sơ sinh bị đầy bụng.
Trẻ sơ sinh bị đầy bụng là triệu chứng thường gặp, nó không gây nguy hiểm cho trẻ, vậy nên bố mẹ có thể yên tâm nhé.
2. Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị đầy bụng
Trẻ thường xuyên quấy khóc không rõ nguyên nhân
Trẻ sơ sinh bị đầy bụng thường có một, một vài hoặc tất cả những biểu hiện sau:
+ Sau khi ăn từ 1 đến 2 giờ, bụng bé vẫn căng tròn, trướng hơi. Mẹ dùng bàn tay vỗ nhẹ vào bụng bé thì thấy phát ra âm thanh như tiếng trống.
+ Trẻ thường xuyên quấy khóc không rõ nguyên nhân, bú kém hoặc có thể bỏ bú.
+ Trẻ cảm thấy khó chịu và cau có, buổi tốt ít ngủ.
+ Mặt bé bị đỏ, hay nắm chặt tay
+ Bé bị ợ hơi và đánh rắm nhiều, đi tiêu phân lỏng hoặc sền sệt, cũng có những trường hợp táo bón mấy ngày.
+ Các triệu chứng như sốt hoặc có máu lẫn trong phân cũng cảnh báo trẻ bị đầy bụng.
Xem thêm: Fagomom cung cấp dịch vụ tắm bé tại nhà ưu đãi 40%
3. Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị đầy bụng
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ sơ sinh bị đầy bụng. Dưới đây là những nguyên nhân thường gặp nhất.
3.1 Trẻ sơ sinh bị đầy bụng do ảnh hưởng từ chế độ dinh dưỡng của mẹ
Đây cũng là nguyên nhân phổ biến nhất đối với những bé còn bú mẹ hoàn toàn. Có thể mẹ ăn phải thức ăn ôi thiu, thức ăn cũ nguội lạnh, thức ăn chưa được nấu chín hoặc thức ăn có tính hàn, có nhiều vị tanh khi còn trong thời gian ở cữ.
Trẻ sơ sinh bị đầy bụng do không tiêu hóa được các loại protein trong sữa
3.2 Trẻ sơ sinh bị đầy bụng do không tiêu hóa được các loại protein trong sữa
Khi bé bú mẹ hoặc bú bình mà thường xuyên bị đầy hơi, có thể do cơ thể bé không tiêu hóa được đường lactose có trong sữa mẹ hoặc sữa công thức.
3.3 Trẻ sơ sinh bị đầy bụng do quá tải đường lactose
Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do cơ thể trẻ không đủ lượng enzyme lactase để tiêu hóa hết đường lactose dung nạp vào.
3.4 Trẻ sơ sinh bị đầy bụng do tiêu chảy hoặc táo bón
Trẻ bị táo bón lại gây hiện tượng gây ứ phân. Vi trùng sẽ sinh hơi trong đại tràng cũng làm bé bị đầy bụng. Khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy, bé bị mất điện giải nên bị trướng bụng. Cơ hoành bị chèn ép lại làm bé nôn ói nhiều. Tình trạng mất điện giải càng thêm trầm trọng kéo theo đó là hiện tượng đầy bụng có biểu hiện nặng hơn.
3.5 Trẻ sơ sinh bị đầy bụng do dùng kháng sinh
Các loại thuốc kháng sinh tiêu diệt các vi khuẩn có hại đồng thời cũng tiêu diệt luôn hệ vi sinh có lợi trong đường ruột. Việc này giúp hệ tiêu hóa của bé “gặp trục trặc” dẫn đến trẻ sơ sinh bị đầy bụng.
4. Trẻ sơ sinh bị đầy bụng mẹ nên làm gì?
Khi phát hiện trẻ bắt đầu có những dấu hiệu kể trên, bố mẹ đừng nên quá lo lắng. Sau đây sẽ là một số cách chữa đầy bụng ở trẻ nhỏ hiệu quả bố mẹ có thể làm theo hướng dẫn.
+ Cho bé ợ hơi thường xuyên
Dù bú mẹ hay bú bình, bé cũng đều nuốt phải không khí thừa, do đó chỉ cần cho bé ợ hơi thường xuyên trong ngày là đủ. Mẹ có thể cho bé ngồi tựa bụng vào cánh tay, bế bé đứng lên và để đầu bé tựa vào vai mẹ, hay để bé nằm sấp trên đùi mẹ. Mẹ có thể cho bé ợ hơi khi chuyển từ bên bầu ngực này sang bầu ngực kia hoặc khi đã bú được nửa bình sữa để đẩy hết hơi thừa trong bụng bé ra ngoài trước khi tiếp tục bú.
Massage bụng thường xuyên cho bé
+ Massage bụng cho bé
Khi trẻ sơ sinh bị đầy bụng, mẹ có thể giúp bé hạn chế cảm giác khó chịu bằng cách xoa bụng. Mẹ hãy đặt bé nằm ngửa và hãy nhẹ nhàng xoa bụng của bé theo chiều kim đồng hồ rồi kéo hai tay xuống theo đường cong của bụng. Lặp lại động tác này nhiều lần sẽ giúp kích thích ruột đào thải hơi thừa, giúp bé thấy dễ chịu hơn.
+ Tập đạp chân cho bé
Vận động được xem là cách chữa đầy hơi cho trẻ sơ sinh hiệu quả nhất, khi thực hiện những động tác này sẽ giúp trẻ sơ cảm thấy thoải mái và lượng khí cũng dễ được thải ra hơn. Các mẹ có thể tập cho trẻ đạp chân chuyển động tròn có thể giúp làm chuyển động ruột và giải phóng khí bị mắc kẹt dưới rãnh bụng.
+ Cho bé uống nước đầy đủ
Đối với các bé trên 6 tháng tuổi, mẹ hãy thử kiểm tra lại lượng nước con uống mỗi ngày. Uống thiếu nước cũng có thể là nguyên nhân làm bé bị đầy hơi. Do đó, mẹ cần bổ sung đầy đủ lượng nước cần thiết cho bé.
+ Bổ sung men tiêu hóa hoặc thuốc chống đầy hơi
Simethicone: giảm hơi trong dạ dày của bé và ngăn ngừa hình thành các bao khí trong đường tiêu hoá. Để giảm ứ hơi, hãy cho bé uống sau bữa ăn và trước giờ đi ngủ.
Thuốc chữa đầy bụng gripe-water: đây là hỗn hợp của các loại thảo dược, chủ yếu là lá thì là và nước được cho là có tác dụng chống co thắt – giúp chữa đau bụng quặn.
Khi áp dụng tất cả các phương pháp điều trị ở trên mà vấn đề đầy bụng của bé vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm, mẹ hãy đưa trẻ đi khám ngay để có phương pháp điều trị hiệu quả. Nếu cần được hỗ trợ thêm về các vấn đề về chăm sóc trẻ sơ sinh, bạn hãy liên hệ trực tiếp đến Fagomom, các chuyên gia của chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn.
Thông tin liên hệ
Công ty TNHH giải pháp thương mại Fago Group
Địa chỉ:
Tại Hồ Chí Minh: Chung cư tecco Greenest, Phan Văn Hớn, Tân Thới Nhất, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh
https://g.page/fagomom
Tại Hà Nội: N2C Hoàng Minh Giám, Trung Hòa Nhân Chính, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội
https://goo.gl/maps/H4ML5FeAZ97C6zne7
Điện thoại: 0934 812 773 – 0911 002 444
Thời gian làm việc:
Thứ 2 – 7 : 8:00 – 18:00
Chủ nhật : 8:00 – 11:30
Kết nối với chúng tôi:
– Fanpage: https://www.facebook.com/fagomom/
– Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCJxRNkHP5B-lEa5jO73-URw