Trẻ sơ sinh bị hăm cổ – Làm sao để giúp con nhanh khỏi?

Trẻ sơ sinh là đối tượng rất dễ bị hăm cổ, đặc biệt là những bé mũm mĩm, vùng cổ có nhiều ngấn. Tuy không nguy hiểm nhưng nếu điều trị không dứt điểm, hăm cổ tái đi tái lại nhiều lần khiến bé thấy khó chịu và tăng nguy cơ viêm loét da. Các mẹ hãy tìm hiểu các nguyên nhân gây hăm cổ ở trẻ và cách điều trị hiệu quả để chăm sóc bé yêu tốt nhất nhé.

Nguyên nhân gây hăm cổ ở trẻ sơ sinh

Thời tiết

Thời tiết oi nóng là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ bị hăm, đặc biệt là vùng da cổ. Nắng nóng khiến bé đổ nhiều mồ hôi hơn, nếu không vệ sinh sạch sẽ, các vùng da có nếp gấp sẽ bị kích ứng, tạo điều kiện thuận lợi cho các vết hăm xuất hiện.

Ma sát

Trẻ sơ sinh vốn khá mũm mĩm, làn da của bé lại rất nhạy cảm, nên khi các nếp gấp cọ xát với nhau, vùng da ở nơi này luôn trong trạng thái ẩm ướt dẫn tới hăm cổ.

Nhiễm khuẩn, nhiễm nấm

Vùng da cổ của trẻ sơ sinh có nhiều nếp gấp nên thường khó vệ sinh hơn những khu vực khác trên cơ thể. Mồ hôi của bé tiết ra nhiều kết hợp với thức ăn hay sữa…vương vãi khi cho bé ăn tạo điều kiện thuận lợi cho nấm và vi khuẩn phát triển gây hăm da.

Lạm dụng phấn rôm

Đây là nguyên nhân gây hăm cổ mà nhiều mẹ mắc phải khi chăm sóc bé. Lạm dụng phấn rôm khiến làn da của bé trở nên bí bách. Nguy hiểm hơn, các hạt phấn rôm rời rạc không tạo thành lớp bảo vệ da sẽ tạo thành khoảng trống để các enzym và chất thải xâm nhập vào da của trẻ, gây bít tắc lỗ chân lông và dẫn tới hăm da. Hăm cổ cũng có thể xảy ra khi mẹ dùng khăn làm từ vải gây kích ứng da bé hoặc do cơ địa da bé dễ dị ứng…

Chảy nước dãi hoặc sữa

Rất nhiều trẻ trong giai đoạn mọc răng thường chảy nhiều nước dãi xuống cằm và cổ. Vùng da cổ thường xuyên bị ẩm ướt, nếu không được lau khô hay vệ sinh sạch sẽ rất dễ bị hăm. Ngoài ra, mỗi khi bé bú sữa có thể chảy xuống cổ mà không được vệ sinh khiến bé bị hăm cổ.

Dấu hiệu nhận biết bé bị hăm cổ

Nhận biết bé bị hăm cổ rất đơn giản, bé bị hăm cổ nếu có các biểu hiện như sau:

  • Vị trí bị hăm thường ở các nếp gấp của da, khu vực da quanh cổ thường bị rát nóng, đỏ ửng hơn các vị trí da khác.
  • Quan sát vùng da bị hăm có xuất hiện các mụn hoặc các mẩn đỏ li ti như bị phát ban. Thậm chí, vùng da bị hăm có thể bị đóng vảy, nứt nẻ hay mưng mủ…
  • Trẻ có dấu hiệu ngứa ngáy, đau rát, thường xuyên quấy khóc, bỏ bú, mỗi lần mẹ thay tã hay vệ sinh trẻ càng khóc to hơn, ngủ thường không sâu giấc.
  • Trường hợp nặng mà không được xử lý kịp thời thì các nốt mẩn đỏ có nguy cơ phát triển thành mụn nước. Mụn nước bị vỡ ra có thể gây chảy máu hoặc mủ.
  • Vùng da quanh cổ của bé phồng lên, nốt mụn chuyển sang màu đỏ sẫm cho thấy vùng da hăm đã bị nhiễm nấm hoặc vi khuẩn xâm nhập.
  • Hăm cổ kéo dài mà không được cải thiện sẽ lan rộng ra các khu vực da khác, thậm chí xuống cả nách của bé.

Các phương pháp trị hăm cổ cho trẻ sơ sinh

Vùng da cổ có nhiều nếp gấp nên rất dễ xuất hiện các vết hăm nhất trên cơ thể. Nếu bị hăm cổ mà không được xử lý kịp thời rất dễ trở thành các vết loét khiến bé khó chịu và đau rát. Các mẹ có thể tham khảo một số mẹo trị hăm cổ cho bé dưới đây để chăm sóc bé yêu tốt nhất nhé.

Dùng kem chống hăm

Sử dụng kem trị hăm là một trong những cách khá đơn giản để giúp trẻ loại bỏ các vết hăm. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại kem trị hăm cho bé khá an toàn và hiệu quả. Bạn có thể tìm mua tại nhiều hiệu thuốc tây hay những cửa hàng chăm sóc mẹ và bé.

Tuy nhiên, làn da của bé rất nhạy cảm nên mẹ cần lựa chọn những loại kem có xuất xứ, nguồn gốc rõ ràng. Mẹ cũng cần chú ý tới thành phần để chắc chắn rằng sản phẩm không chứa các thành phần có hại cho bé yêu.

Cách sử dụng kem chống hăm không quá phức tạp. Trước khi thoa kem, bạn cần vệ sinh vùng cổ cho bé sạch sẽ và lau khô. Sau đó, thoa một lớp kem mỏng lên da bé là được. Không nên dùng quá nhiều để tránh gây ra những tác dụng phụ không mong muốn.

Vệ sinh vùng da cổ

Để cải thiện hăm cổ cho bé, mẹ cần chú ý vệ sinh vùng da cổ sạch sẽ để loại bỏ bụi bẩn, mồ hôi, sữa, nước dãi lưu lại trên vùng cổ. Cần tránh để vùng cổ của bé bị ẩm ướt, hãy thay áo ngay cho bé khi áo ướt giúp hạn chế hăm cổ hữu hiệu.

Vệ sinh thân thể cho trẻ thường xuyên

Nhằm hạn chế các tác nhân gây hại lên vùng da cổ của bé, cha mẹ cần tắm rửa sạch sẽ cho bé mỗi ngày. Không chỉ lau rửa vùng da cổ sạch sẽ, cha mẹ cần quan tâm vệ sinh tới các vùng da có nếp gấp khác để tránh tình trạng hăm lan rộng trên cơ thể của trẻ.

Khi tắm rửa cho trẻ, bạn nên sử dụng các loại sữa tắm dịu nhẹ có độ pH phù hợp để loại sạch mồ hôi, bụi bẩn và vi khuẩn bám trên da bé. Lựa chọn các loại nước giặt chuyên biệt dành riêng cho trẻ sơ sinh để tránh các thành phần hóa chất gây kích ứng da của trẻ.

Giữ cơ thể thoáng mát

Mồ hôi trên cơ thể là tác nhân lớn khiến bé bị hăm cổ. Để cải thiện hăm cổ, bạn nên giữ cho cơ thể của bé luôn mát mẻ và khô thoáng, đặc biệt là những ngày hè oi bức.

Dùng các loại lá tắm trị hăm cổ

Nhiều mẹ truyền tai nhau cách trị hăm cổ bằng lá tắm như lá trầu không, lá chè xanh, lá ổi, lá khế…Các thành phần kháng sinh tự nhiên có trong loại lá này giúp làm dịu da và cải thiện hăm cổ hiệu quả. Các mẹ có thể lấy lá nấu nước tắm cho bé hoặc giã nát lá trầu không hay trà xanh để lấy nước thoa trực tiếp lên các vết hăm đỏ.

Mẹ có thể dùng lá ổi và lá khế trị hăm cổ cho bé theo các bước dưới đây:

Trị hăm cổ bằng lá ổi

  • Lấy 7 – 10 lá ổi còn non, rửa sạch và để ráo nước.
  • Cho lá ổi vào đun sôi với 1,5 lít nước.
  • Chờ nước nguội, chỉ còn hơi ấm, mẹ lấy khăn sạch nhúng vào nước lá ổi để lau vùng da cổ bị hăm cho bé.

Nước lá ổi có đặc tính sát khuẩn nên giúp ngăn ngừa viêm loét, thúc đẩy quá trình phục hồi vết hăm mau lành hơn.

Trị hăm cổ cho bé bằng lá khế

Nhiều mẹ dùng lá khế nấu nước để cải thiện các vấn đề về da của bé, trong đó có hăm cổ. Để thực hiện, các mẹ thực hiện theo các bước như sau:

  • Chuẩn bị 1 nắm lá khế và 1 ít muối.
  • Chọn lá khế còn xanh, không bị vàng úa hay bị sâu.
  • Rửa sạch lá khế để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn gây hại.
  • Cho lá khế vào nồi nấu với nước và một chút muối.
  • Để nước tự nguội, còn hơi ấm thì mẹ dùng khăn vải sạch thấm nước và lau khô vùng da bị hăm của bé.

Lưu ý: Nếu hăm cổ của bé ở mức độ nặng, da bị lở và bong tróc thì các mẹ không nên tắm cho bé bằng nước lá có thể khiến tình trạng xấu đi.

Các bước đơn giản cải thiện hăm cổ ở trẻ sơ sinh

Hăm cổ khiến trẻ khó chịu, quấy khóc, chán ăn, ngủ không ngon…gây ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ. Khi chăm sóc vùng da bị tổn thương của bé đòi hỏi phải hết sức nhẹ nhàng, tránh làm trẻ bị đau. Trước khi áp dụng bất cứ phương pháp trị hăm cổ nào, các mẹ cần tuân thủ theo các bước sau đây để đảm bảo việc điều trị hăm an toàn và hiệu quả.

Bước 1:

Tắm rửa cho trẻ mỗi ngày đảm bảo vùng da cổ của bé luôn được sạch sẽ. Mẹ dùng nước ấm lau rửa vùng cổ bị hăm của bé ngày 2 lần, sau khi rửa xong mẹ cần lấy khăn mềm lau khô. Tránh cọ xát mạnh có thể gây kích ứng da và khiến hăm càng trở nên nghiêm trọng hơn.

Bước 2:

Nhẹ nhàng thấm khô nước còn đọng lại tại vùng da cổ của bé. Sau đó, thoa một kem mỏng chống hăm cho bé. Chỉ nên thoa một lớp mỏng thôi nhé để da thẩm thấu tốt. Kem chống hăm có tác dụng tạo thành một lớp bảo vệ làn da vốn mỏng manh của bé.

Để đảm bảo an toàn, trước khi dùng bạn bôi thử một lớp mỏng lên vùng da cánh tay trước. Nếu thấy bé có dấu hiệu ửng đỏ chứng tỏ bé bị dị ứng với loại thuốc này, mẹ cần ngưng sử dụng ngay.

Bước 3:

Tắm cho bé cần sử dụng xà bông hoặc các loại sữa tắm dịu nhẹ. Không nên dùng các loại sữa tắm có mùi thơm và độ pH 5.5 là hợp lý nhất. Xà phòng giặt quần áo cho bé cần tránh các loại có pha hương liệu mạnh hay có chứa nhiều chất tẩy có thể gây hại da bé.

Bước 4:

Mặc quần áo cho bé thoáng mát và mềm mại, nên chọn những loại có chất liệu cotton thấm hút mồ hôi tốt. Giữ cho cơ thể bé luôn mát mẻ bằng cách bật quạt hay sử dụng điều hòa trong những ngày hè oi bức. Vì mồ hôi là một trong những nguyên nhân khiến bé bị hăm da.

Khi con bú hay ăn dặm các mẹ nên vệ sinh sạch sẽ các mảng thức ăn hoặc sữa còn vương trên cổ bé. Nếu áo bé bị ướt cần thay áo khác cho bé, mặc áo ướt cũng có thể gây kích thích dẫn tới hăm da.

Chăm sóc trẻ sơ sinh bị hăm cổ cần lưu ý gì?

Để bé yêu phát triển khỏe mạnh, khi chăm sóc bé bị hăm cổ các mẹ cần lưu ý một số điều như sau:

  • Không sử dụng các loại thuốc bôi da của người lớn để bôi lên vết hăm ở cổ của trẻ. Da của bé rất mỏng manh và nhạy cảm không như da người lớn nên rất dễ dẫn tới tổn thương.
  • Trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc bôi nào cho trẻ, bạn cần thử trước lên vùng da cổ tay để kiểm tra xem bé có bị dị ứng với loại thuốc đó hay không.
  • Dùng các loại bột giặt dịu nhẹ dành cho trẻ sơ sinh, quần áo nên chọn chất liệu cotton.
  • Đối với những trẻ còn bú mẹ cần tiếp tục cho bú hoặc uống sữa công thức đều đặn. Trẻ ăn dặm mẹ nên cho bé bổ sung thêm nước nhé.
  • Các mẹ đang cho con bú cũng cần bổ sung đủ chất dinh dưỡng, tăng cường thức ăn để làm mát cơ thể và tăng đề kháng cho bé. Mẹ cũng nên hạn chế những thực phẩm có tính axit cao như việt quất, cà chua, cam, bưởi…
  • Sau khi tắm xong cho bé cần dùng khăn mềm sạch lau khô người cho bé, đặc biệt là những vùng da có nếp gấp.
  • Có thể dùng nước lá để cải thiện hăm cho bé. Tuy nhiên, các mẹ cần chắc chắn về nguồn gốc của các loại lá, tránh sử dụng các loại lá bị nhiễm chất hóa học, thuốc trừ sâu hay mọc ven bờ bụi có thể gây nhiễm khuẩn làm hại tới làn da của bé.
  • Khi áp dụng cách trị hăm cổ cho trẻ trong khoảng 10 ngày mà không thấy cải thiện mẹ cần đưa bé tới trung tâm y tế để thăm khám cụ thể.

Bé bị hăm cổ khi nào cần gặp bác sĩ?

Bất cứ trẻ nào cũng có thể bị hăm cổ, đặc biệt là những bé bụ bẫm. Hầu hết các trường hợp bị hăm cổ đều có thể được điều trị tại nhà nếu được chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, khi hăm cổ trở nặng khiến bé khó chịu bạn nên đưa bé tới bác sĩ. Khi bé có những dấu hiệu sau đây mẹ nên đưa bé đi khám ngay nhé.

  • Trẻ bị hăm có kèm theo dấu hiệu sốt.
  • Trên bề mặt của vết hăm bị rạn nứt và chảy nước khiến bé đau đớn, quấy khóc.
  • Vùng da bị hăm chảy máu, chai cứng, các đốm đỏ tập trung tạo thành vùng da cứng đỏ.
  • Vết hăm không giảm sau 1 tuần được chăm sóc tại nhà.
  • Vết hăm nặng hơn và lan rộng hơn so với ban đầu.

Phòng ngừa hăm cổ ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Để ngăn ngừa những vết hăm cổ “ghé thăm” bé trở lại, các mẹ cần lưu ý những điểm sau khi chăm sóc bé nhé.

  • Vệ sinh làn da cho bé sạch sẽ, luôn đảm bảo các ngấn và nếp gấp da của bé trong trạng thái khô ráo và thoáng mát.
  • Lựa chọn các loại khăn lau và quần áo của bé bằng chất liệu cotton 100% nhằm tránh gây kích ứng lên da bé.
  • Hạn chế để cơ thể bé ra nhiều mồ hôi, đặc biệt vào thời tiết oi bức bằng cách dùng quạt hay máy lạnh.
  • Không sử dụng các loại hóa chất, xà phòng tẩy rửa mạnh để tắm rửa và vệ sinh cho bé.
  • Sau khi trẻ ăn uống hay bị trào sữa ra cổ mẹ cần rửa sạch và lau khô vùng da cổ cho bé để tránh gây hăm cổ.

Một số câu hỏi thường gặp khi bé bị hăm cổ

Bé hăm cổ nổi mụn là gì?

Hăm cổ nổi mụn là hiện tượng vùng cổ xuất hiện những nốt mụn đầu trắng, mụn nước kèm vết hăm. Sau một thời gian các nốt mụn này vỡ ra tạo thành những tổn thương ở trên da. Điều này có thể dẫn tới nguy cơ gây nhiễm trùng nếu không có biện pháp điều trị hay sát trùng.

Bé bị hăm cổ nổi mụn có nguy hiểm không?

Tuy hăm cổ nổi mụn ở bé không nguy hiểm tới tính mạng nhưng lại khiến bé rất khó chịu. Đặc biệt, khi các mụn nước vỡ ra có thể dẫn tới viêm nhiễm, chàm hóa nếu không có biện pháp điều trị sớm.

Có nên bôi phấn rôm khi bé bị hăm cổ?

Bôi phấn rôm cho bé có tác dụng giúp vùng da cổ được khô ráo. Tuy nhiên, việc làm này lại tiềm ẩn nguy hại có thể gây bít tắc lỗ chân lông gây cản trở cho quá trình thoát ẩm của da. Bên cạnh đó, phấn rôm có chứa bột talc dễ khiến vùng da hăm bị kích ứng.

Bé bị hăm cổ chảy máu có gây nguy hiểm?

Hăm cỏ kèm chảy máu thường xuất hiện khi các mụn nước vỡ ra hoặc vết hăm trở nên nặng hơn. Trường hợp này chỉ nguy hiểm khi các vết hăm nhiễm trùng gây viêm loét dẫn tới bội nhiễm da và để lại sẹo.

Xem thêm: Bệnh hăm tã ở trẻ sơ sinh – mọi điều cha mẹ cần biết

Fons Care Baby – bé mát da, nhanh hết hăm tã

Fons Care BabyTẠI ĐÂY

– Đặt mua sản phẩm

Sử dụng sữa tắm gội thảo dược cho bé Fons Care Baby với thành phần là các loại thảo dược thiên nhiên có chứa kháng sinh tự nhiên giúp nhẹ nhàng làm sạch da bé, ngăn ngừa và chăm sóc vùng da bị hăm, rôm sảy, lở ngứa, lông măng, thủy đậu, mụn nhọt, phổng da ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Sữa tắm Fons Care Baby có thành phần từ 18 loại thảo dược thiên nhiên, nguồn gốc rõ ràng, an toàn và dịu nhẹ cho làn da của bé. Các thành phần được phối hợp theo tỉ lệ hợp lí để phát huy hết công dụng tối đa.

 Thành phần: Chiết xuất gừng, chiết xuất cây ngũ sắc, chiết xuất Sài đất, chiết xuất chè xanh, chiết xuất mướp đắng, chiết xuất bồ công anh, chiết xuất cỏ mần trầu, chiết xuất kinh giới, chiết xuất nhọ nồi, chiết xuất vỏ chanh, chiết xuất kim ngân hoa, chiết xuất nghệ, chiết xuất quả bồ kết, chiết xuất bồ hòn, chiết xuất lá tre, chiết xuất trầu không, chiết xuất lá lốt, chiết xuất tía tô.

  • Fons Care Baby sử dụng chất tạo bọt tự nhiên từ saponin trong chiết xuất bồ kết và bồ hòn giúp nhẹ nhàng làm sạch da bé, không lo kích ứng.
  • Các thành phần thảo dược thiên nhiên như tía tô, kinh giới, mướp đắng…giúp bé tắm mát lại nuôi dưỡng làn da, dưỡng ẩm da tốt hơn.
  • Kháng sinh tự nhiên  từ trầu không, kim ngân hoa, lá tre, chè xanh, bồ công anh giúp phòng ngừa các bệnh ngoài da như rôm sảy, thủy đậu, mụn nhọt, hăm tã, giúp tổn thương nhanh lành.
  • Chiết xuất gừng giúp bé phòng ngừa mạo cảm.

Sản phẩm KHÔNG chứa chất làm bọt hóa học, KHÔNG hương liệu nhân tạo, KHÔNG chất làm màu, giúp bé tắm sạch, cho mẹ yên tâm.

Xem tại đây

– Để tìm hiểu chi tiết về sản phẩm, mẹ có thể

Sữa tắm gội cho bé Fons Care Baby hiện có bán tại hệ thống các cửa hàng Mẹ và Bé, Hệ thống cửa hàng Bibomart và các nhà thuốc tại nhiều tỉnh – thành phố trên khắp cả nước như Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Bắc Ninh, Hải Dương, Vũng Tàu, Tây Ninh…

Ngoài ra, mẹ có thể đặt mua online tại website chính thức của sản phẩm https://fonscare.vn/ hoặc liên hệ tới Hotline: 090 207 5968 để được tư vấn và đặt hàng sớm nhất nhé.

mua-Modalert-200

Url

Đặt mua – Fons Care Baby

Ghi chú

Rate this post

Viết một bình luận