Trẻ sơ sinh bị khô môi báo hiệu điều gì?

Trẻ sơ sinh bị khô môi báo hiệu điều gì?

Thứ Ba ngày 17/05/2022

Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trẻ sơ sinh bị khô môi. Cách trị dứt điểm khô môi ở trẻ sơ sinh tại nhà.

Bình thường trẻ sơ sinh sẽ có hiện tượng bị khô môi và hơi đỏ hơn so với trẻ lớn. Tuy nhiên trong một số trường hợp đây chính là dấu hiệu của việc thiếu nước. Vậy hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về những nguyên nhân dẫn đến trẻ sơ sinh bị khô môi và phương pháp trị dứt điểm chúng nhé!

Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trẻ sơ sinh bị khô môi

Tình trạng khô môi ở trẻ sơ sinh là bình thường và không quá đáng lo ngại. Tuy nhiên nếu như xảy ra ở trẻ còn rất nhỏ và mạn tính thì có thể đó chính là dấu hiệu của bệnh lý. Vì vậy tìm hiểu về nguyên nhân môi trẻ sơ sinh bị khô sẽ giúp bạn dễ dàng dự đoán và có phương pháp giải quyết kịp thời.

Trẻ sơ sinh bị khô môi báo hiệu điều gì? 1 Tình trạng trẻ sơ sinh bị khô môi

Tình trạng trẻ sơ sinh bị khô môi

Lột da

Đây chính là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến việc trẻ sơ sinh bị khô môi. Để thích nghi với môi trường bên ngoài tử cung mẹ thì em bé sẽ thường bong một ít da, trong đó có da môi. Đây là một hiện tượng bình thường, không cần quá lo lắng.

Mút hay liếm môi

Trẻ sơ sinh có thể mút hoặc là liếm môi ngay cả khi không bú mẹ. Điều này là do bản năng mút mãnh liệt từ khi sinh ra. Làm như vậy nhiều sẽ khiến nước bọt bốc hơi trên môi, khiến môi mất nước và bị khô.

Da nhạy cảm

Một nguyên nhân khác dẫn đến môi trẻ sơ sinh bị khô là do các bé có làn da nhạy cảm. Khiến da dễ phản ứng với những tác nhân gây kích thích, có thể kể đến như mỹ phẩm. Vì vậy nếu như bạn hôn bé trong khi có thoa son, trang điểm thì có thể khiến cho bé bị phát ban hay gây ra hiện tượng khô, nứt nẻ môi. Tương tự thì vải, khăn ướt hoặc kem dưỡng da cũng có nguy cơ gây ra kích ứng tương tự.

Trẻ sơ sinh bị khô môi báo hiệu điều gì? 2​Làn da trẻ sơ sinh nhạy cảm dễ dị ứng và phát ban

Thiếu dinh dưỡng

Tình trạng khô môi ở trẻ sơ sinh trong một số trường hợp chính là dấu hiệu của việc thiếu dinh dưỡng ở trẻ. Vì vậy nếu nghi ngờ bạn có thể đưa trẻ đến những cơ sở khám chữa bệnh để được kiểm tra. 

Tác dụng phụ của thuốc

Một số loại thuốc có thể gây nên tình trạng khô môi ở trẻ em. Do vậy, nếu như bé đang cần phải điều trị và sử dụng thuốc, hãy thông báo với bác sĩ về những tác dụng phụ. Điều này giúp cho bác sĩ có hướng điều chỉnh thích hợp từ đó ngăn ngừa được tình trạng môi khô ở trẻ sơ sinh.

Bệnh Kawasaki

Bệnh Kawasaki là một tình trạng hiếm gặp xảy ra ở trẻ em, có liên quan đến viêm mạch máu. Bệnh thường xảy ra ở các bé trai nhiều hơn so với các bé gái. Độ tuổi mắc bệnh thường là dưới 5 tuổi. Biểu hiện của bệnh chính là tình trạng khô môi, nứt nẻ cùng một vài triệu chứng như sau:

  • Sưng phù tay chân;

  • Lòng bàn tay, bàn chân có dấu hiệu đỏ;

  • Xuất hiện dấu hiệu sưng hạch bạch huyết ở cổ;

  • Sốt cao và kéo dài (từ 5 ngày trở lên); 

  • Phát ban nghiêm trọng tại khu vực háng;

  • Mắt đỏ, khóc nhưng không chảy nước mắt hoặc là mắt kết vảy.

Nếu như nghi ngờ rằng con mình mắc bệnh Kawasaki, bố mẹ nên đưa bé đi khám ngay lập tức. Tim và mạch máu của bé có thể bị ảnh hưởng mặc dù phần lớn các triệu chứng của bệnh sẽ hồi phục sau một thời gian. Vì vậy bố mẹ không nên xem thường căn bệnh này.

Trẻ sơ sinh bị khô môi báo hiệu điều gì? 3 Dấu hiệu bệnh Kawasaki

Dấu hiệu bệnh Kawasaki

Thiếu nước

Môi trẻ sơ sinh bị khô nếu như không được uống đủ sữa. Cần chú ý, vào những ngày trời nóng, cần cho trẻ bú thêm sữa để tránh thiếu nước do thoát nhiều mồ hôi. Ngoài ra cũng nên chú ý thêm một vài đặc điểm như: Trẻ sơ sinh thường đi tiểu sau mỗi cữ bú, sau khi tắm, khi thức dậy,… Đi vệ sinh khoảng 4 lần/ngày hoặc là nhiều hơn ở vài tuần đầu sau sinh, rồi giảm dần sau 6 tuần.

Một số những triệu chứng khác của mất nước bao gồm:

  • Da khô ráp, nứt nẻ;

  • Lõm thóp đầu;

  • Khô môi, lưỡi;

  • Thở khó khăn, sâu và gấp gáp;

  • Bàn tay và bàn chân hơi lạnh;

  • Quấy khóc nhưng không chảy nước mắt.

Nếu như nhận thấy bất cứ dấu hiệu nào ở trên hãy đưa trẻ đi khám để được chẩn đoán kịp thời nhé!

Vậy trẻ sơ sinh bị khô môi phải làm sao?

Có rất nhiều phương pháp để giải quyết tình trạng trẻ sơ sinh bị khô môi, có thể kể đến như sau: 

Dầu dừa

Axit lauric trong dầu dừa có khả năng làm mềm những vết khô môi. Hơn nữa còn không ảnh hưởng đến làn da trẻ sơ sinh. Bạn chỉ cần chấm một chút dầu dừa rồi thoa lên môi bé, lặp lại nhiều lần trong ngày. Sau một thời gian ngắn tình trạng môi trẻ sơ sinh bị khô sẽ dần được cải thiện.

Trẻ sơ sinh bị khô môi báo hiệu điều gì? 4

Dầu dừa giúp làm mềm và hạn chế tình trạng trẻ sơ sinh bị khô môi

Sữa mẹ

Trong sữa mẹ có chứa rất nhiều kháng thể hữu ích. Sau sinh một vài ngày, sữa mẹ còn chứa một chút sữa non. Thành phần này có khả năng bảo vệ trẻ sơ sinh khỏi vi khuẩn và virus. Bạn hãy thoa thêm một vài giọt sữa mẹ vào môi bé. Điều này có thể làm dịu và giữ ẩm, ngoài ra cũng giảm nguy cơ nhiễm trùng qua vết khô nứt.

Son dưỡng môi

Hiện nay có rất nhiều loại son dưỡng dành riêng cho trẻ sơ sinh. Chúng chỉ bao gồm thành phần tự nhiên an toàn cho trẻ. Do đó, bạn có thể tìm hiểu thêm về sản phẩm này để cải thiện tình trạng khô môi cho bé. Lưu ý nên mua sản phẩm ở nhữngnhà thuốc chính hãng để đảm bảo chất lượng và độ tin cậy nhé!

Vaseline

Với thành phần chính là lanolin, vaselin có khả năng dưỡng ẩm mạnh mẽ cho đôi môi, hỗ trợ chữa lành vết nứt nhanh hơn. Ngoài ra, những thành phần này tương đối an toàn, ngay cả khi em bé liếm hoặc là nuốt phải. Hãy bôi một lớp vaseline lên môi bé vào ban đêm để sản phẩm giữ được lâu hơn. Tăng thời gian cần thiết cho quá trình chữa lành.

Trẻ sơ sinh bị khô môi báo hiệu điều gì? 5​Vaseline giúp dưỡng ẩm và giảm khô môi cho trẻ sơ sinh

Giữ ấm tốt

Thiếu ẩm chính là nguyên nhân chính của tình trạng khô môi ở trẻ. Đặc biệt cần giữ ẩm tốt cho bé nếu phòng ngủ sử dụng máy lạnh.

Máy tạo độ ẩm

Độ ẩm không khí ổn định cũng có thể ngăn ngừa được tình trạng trẻ sơ sinh bị khô môi. Bạn có thể sắm cho gia đình mình một chiếc ẩm kế để theo dõi chỉ số này. Hoặc một chiếc máy tạo độ ẩm cũng vô cùng hữu ích đó. 

Cho trẻ bú thường xuyên

Nếu không được bú đều đặn, trẻ sơ sinh có thể thiếu nước và khô môi. Mặt khác, mỗi trẻ sẽ có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau. Do đó các mẹ hãy dựa vào những biểu hiện của con mình để điều chỉnh tần suất bú sao cho phù hợp. Trung bình là sau 1 – 3 giờ hoặc khoảng 8 – 12 lần trong 24 giờ.

Kết luận

Trên đây chính là những chia sẻ của Nhà thuốc Long Châu về tình trạng trẻ sơ sinh bị khô môi và cách giải quyết. Nếu muốn tìm địa chỉ bán thuốc, dược mỹ phẩm, thiết bị y tế,.. cho cả gia đình hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn nhé!

Thảo My 

Nguồn: Tổng hợp

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Rate this post

Viết một bình luận