Trẻ sơ sinh bị nẻ má: Nguyên nhân và cách phòng chống hiệu quả

Trong bụng mẹ, da của trẻ được bảo vệ bởi một lớp màng trơn màu vàng. Khi chào đời, làn da sẽ phải tiếp xúc với môi trường, lớp màng bảo vệ mất dần cùng các yếu tố khác (thuốc, thời tiết, tã/quần áo,…) khiến da trẻ dễ bị kích ứng, tổn thương.

Một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị nẻ đó là do thời tiết chuyển lạnh, khô hanh. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ nguyên nhân, dấu hiệu, cách chữa và phòng ngừa trẻ sơ sinh bị nẻ má.  

I. Tại sao trẻ sơ sinh bị nẻ má?

Da trẻ sơ sinh ít chất béo và độ pH thấp hơn so với da người lớn. Bên cạnh đó, lớp thượng bì và tuyến mồ hôi chưa hình thành nên da mỏng manh và nhạy cảm vô cùng. Trẻ sơ sinh bị nẻ má không phải hiếm gặp, hiện tượng này có thể do một số nguyên nhân chính sau đây:

1. Đặc điểm cơ thể

Ở trẻ sơ sinh, tuyến mồ chưa hoàn thiện, lớp thượng bì chưa hình thành, cấu trúc da mỏng manh, dễ bị mất nước và tổn thương. Đây là hiện tượng bình thường, có thể tự biến mất hoặc chỉ cần cha mẹ áp dụng một số phương pháp đơn giản.

2. Không dùng kem dưỡng ẩm

 Kem dưỡng ẩm có khả năng dưỡng ẩm sâu, ngăn ngừa tình trạng da khô, sần sùi, nứt nẻ. Thế nhưng, nhiều cha mẹ lại lầm tưởng làn da mềm mịn của trẻ là đủ độ ẩm nên không cần dưỡng. Thực tế, cơ thể trẻ sơ sinh có khoảng 80% là nước, tuy nhiên, do da mỏng nên nguy cơ thoát nước tăng cao. Cho nên, khi không dùng kem dưỡng ẩm, nhất là vào mùa đông, trẻ sơ sinh rất dễ bị nẻ má. 

Không dưỡng ẩm cho bé

3. Vệ sinh cơ thể không sạch sẽ, sai cách

 Trẻ sơ sinh bị nẻ má có thể vì cha mẹ vệ sinh cơ thể không sạch sẽ, sai cách. Tắm nhiều lần trong ngày bằng nước quá nóng, chà sát mạnh khiến da trẻ bị tổn thương nghiêm trọng. Bên cạnh đó, nhiều cha mẹ vì lo con lạnh nên dùng quạt sưởi để cơ thể khô nhanh sau khi tắm khiến da trẻ bị mất nước trầm trọng, nứt nẻ, thô ráp và ngứa ngáy.

4. Thời tiết, môi trường

 Thời tiết thay đổi cộng với việc cha mẹ vệ sinh da không sạch sẽ, đúng cách sẽ làm cho làn da trẻ bị mất nước, sần sùi và bong tróc. Bình thường, cơ thể trẻ sẽ có sự mất nước thông qua da. Vào mùa đông, thời tiết lạnh giá, khô hanh hoặc nằm trong phòng điều hòa, máy sưởi liên tục khiến tình trạng mất nước tăng mạnh. 

5. Cấu trúc da chưa ổn định

Sự đàn hồi da yếu bởi hệ thống collagen non nớt làm cho khả năng chống chọi với thời tiết của trẻ sơ sinh kém hơn nhiều so với người lớn. Thường xuyên cho trẻ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, khói bụi,… khiến làn da mỏng manh của trẻ bị kích ứng, tình trạng nứt nẻ nặng nề hơn.

6. Một số nguyên nhân khác

 Ngoài những nguyên nhân kể trên thì bé bị nẻ má còn do mẹ thường xuyên dung nạp đồ ăn cay nóng, nhiều đường, dầu mỡ, đồ uống có cồn, ga, cafein; cho trẻ sử dụng sản phẩm chăm sóc da của người lớn,…

II. Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị nẻ má là gì?

Má là vùng da nhạy cảm, chỉ cần một tác động nhỏ cũng có thể khiến vùng da này bị tổn thương. Một trong những tổn thương da phổ biến ở trẻ sơ sinh là nẻ má. Trẻ sơ sinh bị nẻ má được nhận biết thông qua dấu hiệu điển hình sau đây:

  • Hai bên má hồng hoặc đỏ ửng

  • Ngứa ngáy, bong tróc da

  • Có xu hướng dùng tay chà vào má

  • Trẻ quấy khóc, lười bú

Trẻ bị nẻ ở má

Bé bị nứt nẻ má có thể tự hết sau một thời gian. Tuy nhiên, cha mẹ cần cho trẻ đến ngay trung tâm da liễu hoặc cơ sở y tế gần nhất để thăm khám nếu thấy hiện tượng sau:

  • Má xuất hiện mảng đỏ

  • Vùng da má khô ráp như vảy cá

  • Da nứt nẻ, sưng phù, có mủ vàng hoặc máu

  • Ngứa ngáy dữ dội, bỏ bú, quấy khóc liên tục 

III. Trẻ sơ sinh bị nẻ má bôi gì?

Làn da của trẻ sơ sinh mỏng manh, dễ bị kích ứng mặc dù cha mẹ đã chăm sóc kỹ lưỡng. Một trong những vấn đề về da ở trẻ sơ sinh khiến các bậc phụ huynh lo lắng là nẻ má. “Trẻ sơ sinh bị nẻ má bôi gì?” là câu hỏi mà rất nhiều phụ huynh gửi về cho chúng tôi trong thời gian gần đây.

Dầu dừa, mật ong, kem trị nẻ và dưỡng ẩm là những nguyên liệu dễ kiếm, an toàn và hiệu quả. Thông tin chi tiết về mỗi loại sẽ được chúng tôi chia sẻ ngay dưới đây.

1. Kem nẻ và dưỡng ẩm

Đáp án đầu tiên của câu hỏi “Trẻ sơ sinh bị nẻ má bôi gì?” mà chúng tôi muốn chia sẻ với các bậc phụ huynh là kem nẻ và dưỡng ẩm Kutieskin. Đây là sản phẩm an toàn với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, với công thức thảo dược chứa tinh chất nghệ trắng, dầu hướng dương, bơ hạt mỡ, yến mạch, vitamin E, vitamin B5,… giúp giảm nhanh tình trạng viêm da, nứt nẻ, khô ngứa đồng thời cấp ẩm, giúp da mềm mại, mịn màng.

Công dụng kem dưỡng ẩm Kutieskin

Khi trẻ sơ sinh bị nẻ má cha mẹ chỉ cần chuẩn bị kem Kutieskin và thực hiện lần lượt theo các bước sau:

Bước 1: Vệ sinh sạch sẽ vùng da mặt, chú ý 2 bên má bị nẻ

Bước 2: Vệ sinh tay sạch sẽ và bôi một lớp mỏng kem Kutieskin

Bước 3: Massage nhẹ nhàng, thực hiện đều đặn 2 – 3 lần/ngày (sau khi tắm hoặc trước khi cho trẻ ra ngoài)

2. Mật ong và sữa tươi không đường

Trong những nguyên liệu trị nẻ má cho trẻ sơ sinh không thể không nhắc đến mật ong. Theo rất nhiều nghiên cứu, mật ong có đặc tính kháng khuẩn, chống viêm, làm lành tổn thương da nhanh chóng. Ngoài ra, nguyên liệu này còn có khả năng dưỡng ẩm, bảo vệ làn da trẻ trước những tác nhân gây hại từ bên ngoài. Trong khi đó, sữa tươi không đường có tác dụng phục hồi tế bào da, cấp ẩm, giúp da bé khỏe mạnh, mịn màng.

Mật ong và sữa tươi không đường

Các bước kết hợp mật ong và sữa tươi trị nẻ má cho trẻ sơ sinh như sau:  

Bước 1: Trộn 1 thìa mật ong với 1 – 2 thìa sữa tươi không đường

Bước 2: Vệ sinh vùng da mặt sạch sẽ, chú ý 2 bên má

Bước 3: Dùng bông y tế thấm hỗn hợp, bôi lên toàn bộ mặt hoặc 2 bên má

Bước 4: Giữ nguyên trên da trẻ khoảng 15 phút rồi rửa bằng nước ấm

3. Dầu dừa

Dầu dừa nguyên chất được đông đảo phụ huynh cho con sử dụng khi bị nẻ má. Theo rất nhiều nghiên cứu, dầu dừa có khả năng kháng khuẩn, kháng nấm, chống nhiễm trùng, làm dịu và ngăn ngừa viêm nhiễm. Dầu dừa giống như một loại kem dưỡng ẩm tự nhiên, an toàn, có thể bảo vệ da khỏi những tác nhân gây bệnh.

Dầu dừa trị nẻ cho bé

Dưới đây là các bước dùng dầu dừa trị nẻ má cho trẻ sơ sinh:

Bước 1: Vệ sinh 2 bên má và tay mẹ sạch sẽ

Bước 2: Dùng bông gòn thấm dầu dừa nguyên chất

Bước 3: Thoa dầu dừa và lấy tay massage nhẹ nhàng, để dầu dừa khô tự nhiên  

IV. Ngăn ngừa trẻ sơ sinh bị nẻ má bằng cách nào?

Để ngăn ngừa tình trạng nẻ má ở trẻ sơ sinh cha mẹ cần áp dụng những nguyên tắc sau:

1. Tăng cữ bú

Thông thường, trẻ sơ sinh thường bú từ 6 – 12 lần/ngày. Tăng cữ bú có thể giúp làn da của bé đủ lượng nước cần thiết. Bên cạnh đó, khi được cung cấp chất lỏng từ sữa mẹ, làn da của trẻ cũng được nuôi dưỡng tốt và ngăn ngừa tình trạng nứt nẻ. Tăng cữ bú cho trẻ sơ sinh có ý nghĩa quan trọng với làn da khi thời tiết lạnh giá, khô hanh.

Sữa mẹ

2. Sử dụng kem ngăn ngừa nứt nẻ và dưỡng ẩm

Vì làn da của trẻ mỏng manh và nhạy cảm nên khi chọn kem dưỡng ẩm cha mẹ nên chọn loại có thành phần dược liệu an toàn, không gây kích ứng da, cấp ẩm, ngăn ngừa nứt nẻ và giúp da mịn màng.

Sau khi tắm, mẹ nên bôi một lớp mỏng kem ngăn ngừa nứt nẻ và dưỡng ẩm, đồng thời, massage nhẹ nhàng để lưu thông tuần hoàn máu, duy trì độ ẩm cho làn da. Tuyệt đối không dùng kem dưỡng ẩm của người lớn cho trẻ sơ sinh.

Thành phần kem dưỡng ẩm Kutieskin

3. Vệ sinh cơ thể sạch sẽ, đúng cách

Cha mẹ chỉ nên tắm cho trẻ sơ sinh từ 2 – 3 lần/tuần, mỗi lần tắm kéo dài khoảng 10 phút. Tắm cho trẻ bằng nước ấm, nước quá nóng sẽ khiến da trẻ bị khô. Có thể sử dụng một số nguyên liệu từ thiên nhiên an toàn, không kích ứng da để tắm cho trẻ, chẳng hạn như mướp đắng, lá chè tươi, kinh giới, sài đất, trầu không, nước dừa, chanh,…

Chăm sóc và vệ sinh cho bé

Ưu ái lựa chọn dầu gội dành riêng cho trẻ sơ sinh, loại không mùi, ít bọt và không gây kích ứng da. Khi tắm mẹ không nên chà mạnh lên da trẻ đặc biệt là vùng da nhạy cảm như má, môi, bẹn, mông,… Tắm xong, lau cho trẻ bằng khăn khô, mềm mịn, không nên dùng quạt sưởi bởi như vậy có thể làm cho da trẻ bị mất nước và khô ráp.

4. Sử dụng điều hòa khoa học, phù hợp

Cha mẹ chỉ nên cho trẻ sơ sinh nằm điều hòa từ 2 – 3 tiếng rồi cho ra phòng nhiệt độ bình thường khoảng 15 phút. Điều chỉnh mức nhiệt từ 28 – 30 độ C, chú ý cho trẻ mặc quần áo/quấn tã, đắp chăn mỏng, đi tất,… Không để trẻ nằm ngay hướng thổi của điều hòa và nhớ áp dụng quy tắc 3 phút (mở cửa trước khi cho trẻ ra khỏi phòng trước 3 phút).

5. Sử dụng máy tạo độ ẩm

 Cha mẹ có thể sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng để giữ cho độ ẩm ở mức ổn định. Điều này có ý nghĩa quan trọng đối với làn da nhạy cảm của trẻ sơ sinh.

Bài viết đã giúp bạn hiểu rõ nguyên nhân, dấu hiệu, cách chữa và phòng ngừa trẻ sơ sinh bị nẻ má. Nếu thấy những thông tin mà chúng tôi chia sẻ thực sự hữu ích, hãy like, share cho người thân, bạn bè, đồng nghiệp nhé!

Nếu còn bất cứ câu hỏi nào, bạn đừng ngại liên hệ tổng đài miễn cước 1800 8179 hoặc bình luận bên dưới bài đăng. Thường xuyên ghé thăm website Kutieskin để không bỏ lỡ những bài chia sẻ hữu ích về cách chăm sóc và các vấn đề về da ở trẻ em. 

Nguồn : https://kutieskin.vn/

Rate this post

Viết một bình luận