Trẻ sơ sinh mấy tháng ăn bột ăn dặm? Cho trẻ ăn sớm liệu có tốt không?

Trẻ sơ sinh mấy tháng ăn bột ăn dặm? Cho trẻ ăn sớm liệu có tốt không?

Thứ Hai ngày 23/05/2022

Một trong những vấn đề cần quan tâm khi chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ nhỏ chính là chế độ ăn cho bé. Trên thực tế, trẻ sơ sinh mấy tháng ăn bột ăn dặm được và cần lưu ý những gì? Cùng giải đáp qua bài viết sau.

Một trong những vấn đề cần quan tâm khi chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ nhỏ chính là chế độ ăn cho bé. Nhiều bậc phụ huynh luôn rất quan tâm đến dinh dưỡng của con nhưng lại chưa biết trẻ sơ sinh mấy tháng ăn bột ăn dặm được và cần lưu ý những gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây để có những giải đáp riêng cho mình.

Cho trẻ ăn dặm sớm liệu có tốt không?

Ăn dặm là giai đoạn mẹ cho bé làm quen với các loại thực phẩm thô như: Rau, thịt, cá, trái cây,… nhằm bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, giúp bé phát triển toàn diện và không phụ thuộc quá nhiều vào sữa mẹ.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, ăn dặm không thể thay thế cho việc bú sữa mẹ trong khoảng 1 năm đầu. Vì vậy, để đảm bảo dinh dưỡng và đề kháng cho trẻ, mẹ cần chú ý bổ sung lượng sữa cần thiết cho con.

Mẹ nên để trẻ cứng cáp rồi mới bắt đầu tập cho trẻ ăn dặm bởi nếu ăn dặm quá sớm có thể dẫn đến những nguy cơ về sức khỏe không tốt cho sự phát triển dài lâu của bé, nhất là trong độ 0 – 3 tháng tuổi, cụ thể:

  • Trẻ dễ bị rối loạn tiêu hóa: Bởi hệ thống tiêu hóa trong cơ thể còn chưa hoàn thiện, việc phải tiêu thụ nhiều loại thức ăn sẽ khiến cho hệ tiêu hóa hoạt động kém hiệu quả so với bình thường.

  • Thận chưa đủ sức lọc, vì vậy có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của thận. Ngoài ra, điều này còn có thể gây tổn thương hoặc viêm dạ dày nếu mẹ không biết chọn loại thực phẩm phù hợp.

  • Trẻ có thể bị sặc hoặc khó khăn trong việc hô hấp.

  • Chưa đủ khả năng hấp thụ hết chất dinh dưỡng, do vậy con có thể chậm lớn.

Cho trẻ sơ sinh ăn dặm sớm cũng có thể tiềm ẩn những nguy cơ nhất định Cho trẻ sơ sinh ăn dặm sớm cũng có thể tiềm ẩn những nguy cơ nhất định 

Cho trẻ sơ sinh ăn dặm sớm cũng có thể tiềm ẩn những nguy cơ nhất định

Bởi vì những nguy hiểm của việc cho trẻ ăn dặm quá sớm, do vậy, việc tìm hiểu thông tin trẻ sơ sinh mấy tháng ăn bột ăn dặm được là rất cần thiết nhằm đảm bảo thể trạng và sức khỏe cho con.

Trẻ sơ sinh mấy tháng ăn bột ăn dặm là tốt nhất?

Cho trẻ ăn dặm quá sớm có thể khiến bé bị rối loạn tiêu hoá. Ngược lại, ăn dặm quá muộn khiến cơ thể chậm phát triển vì thiếu dinh dưỡng. Vậy, trẻ sơ sinh mấy tháng ăn bột ăn dặm được xem là thời điểm thích hợp nhất?

Tùy vào thể chất mà mỗi bé sẽ có thời gian ăn dặm khác nhau. Thời gian ăn dặm lý tưởng nhất là bắt đầu khi bé đủ 6 tháng tuổi. Lúc này, hệ tiêu hoá và hệ miễn dịch của trẻ đã hoàn thiện và có thể hấp thu các loại thực phẩm thô hay thực phẩm chứa tinh bột mà không gây trở ngại cho hệ tiêu hóa.

Thời gian ăn dặm lý tưởng nhất là bắt đầu khi bé đủ 6 tháng tuổi Thời gian ăn dặm lý tưởng nhất là bắt đầu khi bé đủ 6 tháng tuổi

Thời gian ăn dặm lý tưởng nhất là bắt đầu khi bé đủ 6 tháng tuổi

Lưu ý:

  • Nếu bé được 6 tháng mà chưa có dấu hiệu muốn ăn bột thì không nên ép bé ăn. Thay vào đó nên tập dần cho bé tiếp xúc với mùi thơm ngon để tăng kích thích vị giác cho trẻ.

  • Trường hợp bé đang bú sữa mẹ hoàn toàn và đang tăng trưởng tốt thì cũng không cần thiết phải cho bé ăn bột sớm. CÒn nếu mẹ ít sữa thì có thể tập cho con ăn một lượng ít rồi sau đó mới tăng từ từ.

  • Không nên kết thúc việc ăn bột ăn dặm cho trẻ quá sớm bởi việc này có thể khiến bé mất hứng thú với việc ăn uống và thiếu dinh dưỡng.

Nên cho trẻ sơ sinh ăn bột ăn dặm với liều lượng thế nào?

Khi đã biết được trẻ sơ sinh mấy tháng ăn bột ăn dặm, mẹ hãy bắt đầu tìm hiểu về liều lượng có thể bổ sung cho bé mỗi ngày.

Với từng giai đoạn khác nhau bé sẽ có liều lượng, tần suất và cách thức ăn dặm khác nhau. Sau đây là liều lượng tối đa mà bé có thể hấp thụ khi bắt đầu ăn bột ăn dặm:

  • Giai đoạn 4 – 5 tháng: 1 bữa/ngày. Độ tuổi này chưa được khuyến khích dùng bột ăn dặm, tuy nhiên nếu bé có dấu hiệu muốn thử bột ăn dặm thì mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ.

  • Giai đoạn 6 – 7 tháng: 1 bữa/ngày với lượng chỉ từ 100 – 200ml, chế biến dưới dạng bột lỏng.

  • Giai đoạn 8 – 9 tháng: Có thể hấp thụ tối đa lượng 200ml bột đặc/bữa, mỗi ngày 2 bữa.

  • Giai đoạn 10 – 12 tháng: 3 bữa bột đặc/ngày, mỗi bữa có thể cho bé ăn 200 – 250ml bột đặc.

  • 12 tháng trở lên: Có thể kết thúc việc ăn bột ăn dặm và thay bằng các loại cháo cho bé.

Lưu ý: Đây chỉ là liều lượng dành cho bé khỏe mạnh, không gặp vấn đề gì về dinh dưỡng, sức khỏe. Còn đối với những trẻ biếng ăn, chậm ăn hay thiếu dinh dưỡng thì bố mẹ lại càng phải chú ý để cho bé ăn bột đúng cách theo hướng dẫn của các chuyên gia.

Những lưu ý khi cho trẻ sơ sinh ăn bột ăn dặm

Sau đây là một số lưu ý để mẹ có thể cho bé ăn dặm đúng cách nhất nhằm đảm bảo sự phát triển về thể chất và trí não cho con:

  • Ban đầu mẹ nên tập cho trẻ ăn dặm dạng lỏng, khi bé ăn tốt mẹ mới pha đặc dần. Nên chó bé ăn bột ngọt trước sau đó mới chuyển qua ăn dặm mặn với đầy đủ giá trị dinh dưỡng hơn.

Nên cho bé ăn dặm dạng lòng rồi mới chuyển dần qua dạng đặc Nên cho bé ăn dặm dạng lòng rồi mới chuyển dần qua dạng đặc

Nên cho bé ăn dặm dạng lòng rồi mới chuyển dần qua dạng đặc

  • Mỗi ngày chỉ nên ăn vào các khoảng thời gian nhất định. Điều này giúp trẻ rèn luyện thói quen trong việc ăn uống và hạn chế tối đa tình trạng bé hay đói, quấy khóc.

  • Ngoài bột ăn dặm, mẹ có thể cho bé ăn thêm các loại thức ăn mềm khác để kích thích vị giác cho con. Bên cạnh đó là bổ sung nước ép trái cây để tăng cường sức đề kháng cho bé.

  • Các thực phẩm có thể chọn để cho bé ăn dặm bao gồm: Bột lúa mì, bột gạo, khoai tây, khoai lang hoặc các loại bột trái cây xay như: Chuối, xoài, đu đủ. Mẹ cũng có thể cho bé sử dụng bột dinh dưỡng có sẵn nhưng cần ưu tiên chọn hãng uy tín, chất lượng và hợp khẩu vị của bé.

Tóm lại, trẻ sơ sinh mấy tháng ăn bột ăn dặm còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Tuy nhiên, thời điểm thích hợp nhất là từ sau 6 tháng tuổi, lúc này mẹ đã có thể tập cho bé làm quen dần với các loại bột ăn dặm khác nhau. Hãy chế biến hoặc chọn lựa những sản phẩm chất lượng, đạt tiêu chuẩn để bé có thêm những bữa ăn thật ngon miệng.

Quỳnh Hương

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Rate this post

Viết một bình luận