Khi chế độ ăn uống không đủ đáp ứng để cải thiện tình trạng thiếu máu mẹ thường nghĩ ngay đến việc dùng thuốc cho bé. Vậy trẻ thiếu máu nên uống thuốc gì? Bài viết dưới đây chamsocbeyeu sẽ gợi ý cách chọn và những lưu ý khi dùng thuốc thiếu máu cho bé.
Bệnh thiếu máu ở trẻ em
Trước khi tìm hiểu trẻ thiếu máu nên uống thuốc gì, mẹ cần nắm rõ một số vấn đề dưới đây.
Thiếu máu ở trẻ là gì?
Thiếu máu là tình trạng suy giảm hoặc thay đổi cấu trúc hồng cầu. Theo tổ chức y tế thế giới, trẻ được chẩn đoán thiếu máu khi lượng Hemoglobin giảm xuống giới hạn cho phép. Cụ thể:
- Trẻ 6 tháng đến 6 tuổi: Hb dưới 110g/ L.
- Trẻ 6 tuổi đến 14 tuổi: Hb dưới 120g/ L.
Thiếu máu đồng nghĩa với việc cơ thể không đủ oxy để hoạt động, trẻ xanh xao, mệt mỏi, mất sức. Tình trạng này kéo dài thậm chí có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Theo các chuyên gia, 3 nhóm trẻ có nguy cơ thiếu máu cao gồm:
- Trẻ sinh non từ 2 tháng trở lên, lượng sắt dự trữ trong cơ thể không đủ dùng.
- Trẻ uống sữa bò trước 1 tuổi khiến việc hấp thụ chất sắt bị cản trở, có nguy cơ kích ứng niêm mạc ruột.
- Trẻ không được sử dụng thực phẩm tăng cường sắt hàng ngày.
Nguyên nhân khiến trẻ bị thiếu máu
Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ thiếu máu. Trong đó thiếu sắt là nguyên nhân điển hình, ngoài ra còn một vài lý do như:
- Cơ thể sản sinh hồng cầu kém.
- Quá trình phá hủy hồng cầu tăng cao do bất thường về cấu trúc, cơ thể thiếu enzyme, mắc bệnh tan máu miễn dịch hoặc nhiễm khuẩn,…
- Trẻ bị mất máu quá nhiều do viêm nhiễm đường ruột, xuất huyết dạ dày hoặc bị giun móc.
- Không chỉ thế việc dùng thuốc kháng sinh lâu ngày cũng có thể khiến trẻ thiếu máu.
- Trường hợp sinh non, thiếu tháng bé có nguy cơ thiếu máu rất cao.
- Bên cạnh đó nếu chế độ ăn uống không đủ dinh dưỡng, thiếu hụt vitamin B12 hoặc acid Folic bé cũng có thể thiếu máu.
Theo khuyến cáo của WHO, trẻ từ 9-13 tháng tuổi mẹ nên đưa con đi khám sức khỏe định kỳ để biết có bị thiếu máu hay không.
Dấu hiệu nhận biết trẻ thiếu máu
Giống như người lớn, trẻ em thiếu máu cũng có thể nhận biết bằng các dấu hiệu như:
- Cơ thể mệt mỏi, thường xuyên cáu gắt.
- Bé lười ăn, bỏ bú, cơ thể chậm phát triển.
- Trẻ lười vận động, kém linh hoạt với tác động bên ngoài.
- Da xanh xao, niêm mạc tái, vùng bàn tay và bàn chân lạnh.
- Xuất hiện triệu chứng đau đầu, chóng mặt, thường xuyên khó thở.
- Phần móng tay có khía, dễ gãy, tóc và da hư tổn, khô ráp.
- Nhịp thở nhanh, mạnh hoặc hơi gấp.
- Trẻ thèm ăn đất, cát, sỏi, sơn,…
- Miễn dịch suy giảm, hay ốm vặt và mắc bệnh viêm nhiễm.
Nếu trẻ có dấu hiệu trên mẹ cần lập tức đưa con đi khám. Việc phát hiện bệnh sớm sẽ “đỡ phiền” đến thuốc.
Trẻ bị thiếu máu nên uống thuốc gì cho hiệu quả?
Trẻ thiếu máu uống thuốc gì là câu hỏi được nhiều mẹ bỉm quan tâm. Theo các chuyên gia tùy vào tình trạng sức khỏe của bé mà việc chỉ định thuốc uống sẽ có sự khác nhau. Dưới đây là một vài loại thuốc mà trẻ thiếu máu có thể sử dụng.
1. Thuốc chứa sắt
Sắt là yếu tố quan trọng quyết định tính chất và các chức năng của máu. Đồng thời hỗ trợ hồng cầu liên kết với Oxy và CO2. Thiếu sắt đồng nghĩa với việc số lượng hồng cầu bị giảm, cơ thể rơi vào tình trạng thiếu máu. Vì vậy trẻ thiếu máu nên uống thuốc gì? Đáp án không thể bỏ qua là sắt.
Tùy vào sức khỏe và tình trạng thiếu máu của từng bé bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc sắt như: viên sắt gluconat, sắt oxalat, succinat. Duy trì trong khoảng 2 tháng cho đến khi chỉ số máu về mức bình thường. Việc dùng thuốc sắt phải được hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ. Tránh việc lạm dụng quá liều gây tác dụng phụ như táo bón, buồn nôn, ảnh hưởng đến sức khỏe. Ngoài ra, quá trình sử dụng thuốc sắt mẹ cũng nên cho bé dùng thêm vitamin C. Với bé dưới 12 tuổi mẹ nên ưu tiên cho con sử dụng siro. Tuyệt đối không dùng thuốc sắt cho người mẫn cảm hoặc bị thiếu máu do tan máu bẩm sinh.
2. Vitamin B12
Vitamin B12 cũng là hoạt chất quan trọng để tạo nên hồng cầu, giúp vận chuyển oxy đến các tế bào trong cơ thể. Việc thiếu hụt vitamin B12 có thể dẫn đến thiếu máu do trẻ không đủ lượng hồng cầu để thực hiện nhiệm vụ này. Vì thế trẻ bị thiếu máu nên uống thuốc gì? Chắc chắn không thể bỏ qua vitamin B12.
Loại thuốc này còn được biết đến với tên gọi là cyanocobalamin, với hơn 100 tên biệt dược khác nhau. Thông thường ở trẻ thiếu máu, bác sĩ sẽ chỉ định vitamin B12 dưới dạng tiêm, hàm lượng từ 100-500mcg và 1000mcg. Tùy vào độ tuổi mà hàm lượng này sẽ có sự khác nhau. Cụ thể:
- Trẻ từ 1-3 tuổi: Lượng vitamin B12 hàng ngày là 0,9mcg.
- Từ 4-8 tuổi: Lượng vitamin B12 là 1.2mcg.
- Từ 9-13 tuổi: Lượng vitamin B12 là 1.8mcg.
- Trẻ bị thiếu vitamin B12 nhiều sẽ được tiêm bắp với hàm lượng từ 500-1000mcg/ ngày. Thời gian tiêm là từ 7-8 tuần sau đó giảm còn 1 lần/ tháng.
3. Acid Folic
Acid Folic hay còn gọi là vitamin B9 là hoạt chất giúp cơ thể tạo ra hồng cầu khỏe mạnh. Lượng acid Folic dự trữ trong cơ thể thường chỉ dao động ở khoảng 6-20mg. Trẻ nhỏ không tự tổng hợp được vi chất này. Nguồn acid folic được cung cấp cho bé chủ yếu lấy từ thức ăn, thịt, cá, trứng, sữa. Nếu chế độ ăn không đủ bé có nguy cơ thiếu máu rất cao. Vì vậy trẻ thiếu máu uống thuốc gì? Đáp án chắc chắn là acid Folic.
Loại thuốc này có sẵn ở các siêu thị và nhà thuốc gần nhà. Do đó mẹ có thể dễ dàng tìm mua với liều thấp. Ngoài việc dùng độc lập, Acid Folic còn có thể kết hợp với ferrous fumarate và ferrous sulphate để điều trị tình trạng thiếu máu do thiếu sắt. Cụ thể:
- Để điều trị thiếu máu cho trẻ trên 1 tuổi mỗi ngày bác sĩ sẽ chỉ định cho uống khoảng 5mg, duy trì trong 1 tháng. Tùy một số trường hợp đặc biệt bé có thể sử dụng đến 15mg/ ngày.
- Để ngăn ngừa thiếu máu, liều thông thường cho bé từ 12 tuổi trở lên là 5mg, uống từ 1-7 ngày. Đối với trẻ dưới 12 tuổi, bác sĩ sẽ cân nhắc liều dùng dựa theo độ tuổi và cân nặng của trẻ.
4. Yếu tố kích thích phát triển đơn dòng
Trẻ bị thiếu máu nên uống thuốc gì cho nhanh khỏi? Mẹ có thể tham khảo dòng sản phẩm có chứa yếu tố kích thích phát triển đơn dòng. Tác nhân này được sử dụng để kiểm soát tình trạng thiếu máu có liên quan đến bệnh lý như viêm khớp, suy thận hoặc AIDS.
Trong đó Epoetin alfa là sản phẩm được sử dụng nhiều nhất. Hoạt chất này tương tự như erythropoietin nội sinh có khả năng kích thích phân chia và biệt hóa tế bào là tiền thân của hồng cầu. Từ đó hỗ trợ giải phóng các tế bào lưới từ tủy vào máu.
5. Corticosteroid
Corticosteroid là loại thuốc chống viêm, giúp thay đổi phản ứng miễn dịch trong cơ thể. Không chỉ thế, loại thuốc này còn được sử dụng trong điều trị thiếu máu tan tự miễn. Dưới đây là một số chế phẩm của Corticosteroid được bác sĩ chỉ định để điều trị thiếu máu ở trẻ em.
- Prednisolone là hoạt chất có khả năng ức chế thành phần quan trọng của hệ miễn dịch. Giúp giảm phản ứng tự miễn trong những trường hợp trẻ bị tan máu.
- Methylprednisolone là thuốc được dùng để xử lý tình trạng thiếu máu tan huyết cấp tính. Loại thuốc này thường được chỉ định bằng đường tiêm. Là biện pháp nhanh chóng và tin cậy nhất hiện nay.
Khi chọn và sử dụng thuốc cho trẻ thiếu máu cần lưu ý những gì?
Trên thị trường có rất nhiều loại thuốc điều trị thiếu máu cho bé. Vậy giữa vô vàn sản phẩm như vậy đâu mới là lựa chọn tốt nhất. Dưới đây là những lưu ý giúp mẹ lựa chọn và sử dụng thuốc thiếu máu cho bé hiệu quả.
- Tuyệt đối không tự ý mua thuốc điều trị thiếu máu ở nhà. Việc làm này đòi hỏi phải có sự hướng dẫn và chỉ định từ bác sĩ, tránh tình trạng ngộ độc hoặc quá liều cho trẻ.
- Các sản phẩm bổ sung sắt nên uống khi đói để bé có thể hấp thụ tốt nhất. Thời điểm nên dùng cho bé trong ngày là trước ăn 1 giờ và sau ăn 2 giờ.
- Tuyệt đối không dùng thuốc sắt sau khi uống sữa hoặc bổ sung canxi. Vì vi chất này có thể làm giảm hấp thụ của cơ thể, khiến bé rơi vào tình trạng thiếu sắt nghiêm trọng.
- Để tăng cường lượng sắt cho bé, ngoài việc bổ sung chế phẩm bên ngoài mẹ đừng quên xây dựng thực đơn ăn uống hợp lý, tăng cường vitamin C từ nước hoa quả hoặc thực phẩm có vị chua.
- Ưu tiên lựa chọn viên uống chứa sắt dạng hữu cơ, kết hợp với acid folic hoặc vitamin B12 để nâng cao hiệu quả. Với trẻ nhỏ mẹ nên lựa chọn sản phẩm có mùi vị dễ uống, hợp khẩu vị con.
- Tuân thủ tuyệt đối việc dùng thuốc trong quá trình điều trị thiếu máu để đạt được hiệu quả.
- Nếu dùng thuốc không mang lại hiệu quả hoặc bé có tác dụng phụ mẹ cần lập tức cho con đi gặp bác sĩ để khám và điều chỉnh đơn thuốc phù hợp.
Trẻ thiếu máu nên uống thuốc gì bài viết trên đã giải đáp chi tiết. Để đảm bảo hiệu quả khi sử dụng mẹ nên kết hợp dùng thuốc với chế độ ăn uống phù hợp và cho bé đi khám sức khỏe định kỳ thường xuyên.
Tham khảo thêm:
Hãy để lại SỐ ĐIỆN THOẠI tại đây, chuyên gia sẽ gọi điện tư vấn cho bạn ngay!