Trẻ em rất dễ bị thiếu sắt nhưng bố mẹ lại rất khó nhận biết vì nó không có triệu chứng nào. Nếu bố mẹ theo dõi sẽ thấy trẻ bị thiếu sắt sẽ có biểu hiện mệt mỏi, thường xuyên quấy khóc, kém hoạt bát, đặc biệt da xanh xao. Nếu trẻ bị thiếu sắt mẹ cần ngay lập tức bổ sung sắt cho con vì khi thiếu sắt sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
Nguyên nhân trẻ bị thiếu sắt
Thiếu máu có rất nhiều nguyên nhân, có thể do thiếu hụt dinh dưỡng, trẻ không hấp thu sắt đầy đủ từ thực phẩm, trẻ bị mất máu liên tục do các bệnh đường ruột…
– Thiếu máu do thiếu dự trữ sắt
– Ăn không đủ nên bị thiếu máu thiếu sắt
– Do bé phát triển quá nhanh nên lượng sắt không đủ
– Do bị mất sắt trong quá trình phát triển
Để kiểm tra xem có chắc chắn trẻ bị thiếu máu hay không trẻ sẽ được kiểm tra lượng hemoglobin.
Trẻ em thiếu sắt nên ăn gì?
Để phòng chống thiếu máu, thiếu sắt cho trẻ ngay từ khi mang thai người mẹ cần ăn uống đủ chất, sử dụng các thực phẩm giàu chất sắt: trứng, gan, cá, thịt…), uống bổ sung viên sắt để phòng thiếu máu cho mẹ, đồng thời tăng dự trữ sắt cho con.
Với những trẻ sinh non, nhẹ cân, suy dinh dưỡng bào thai bằng các chế phẩm sắt 20 mg/ngày, uống hàng ngày cho mỗi đợt từ 2 đến 3 tháng.
Trẻ sau sinh, 6 tháng đầu mẹ nên cho trẻ bú hoàn toàn sữa mẹ trong 6 tháng để giảm tình trạng thiếu máu vì sắt trong sữa mẹ dễ tiếp thu hơn sữa nhân tạo.
Khi trẻ bước sang giai đoạn ăn dặm, mẹ bổ sung đủ chất, đủ các nhóm thực phẩm: ngũ cốc, đạm động vật, thực phẩm giàu sắt: thịt lợn, thịt bò, tim, tiết, các loại đậu đỗ, rau xanh…), nên cho trẻ ăn thêm hoa quả chín có nhiều vitamin C giúp tăng hấp thu sắt. Nếu trẻ biếng ăn, không bổ sung đủ hàm lượng sắt trong mỗi bữa ăn mẹ nên cho con sử dụng thêm các sản phẩm bổ sung sắt.
Ngoài ra, để phòng trường hợp trẻ thiếu máu trẻ cần cho trẻ đi tiêm chủng theo lịch, cho trẻ ăn uống đảm bảo vệ sinh, tẩy giun cho trẻ trên 2 tuổi theo định kỳ.
Khi trẻ trên 1 tuổi, ngoài việc bổ sung thực phẩm giàu sắt mẹ nên cho trẻ sử dụng thêm các sản phẩm chứa sắt để bổ sung sắt cho trẻ. Giúp trẻ hấp thu sắt tốt hơn, phòng tránh trường hợp trẻ thiếu sắt, thiếu máu.
Những thực phẩm nào giàu chất sắt?
Lượng sắt chúng ta cần thường phụ thuộc vào độ tuổi và giới tính. Các nguồn tốt nhất của sắt đến từ các sản phẩm động vật, chủ yếu là thịt đỏ. Tuy nhiên, chúng ta cũng nhận được một lượng lớn chất sắt từ các nguồn phi động vật.
Nguồn chất sắt bao gồm:
– Thịt đỏ và nội tạng (thịt bò, thịt cừu, thịt lợn, thận, gan, tim, dồi tiết…). Tuy nhiên, phụ nữ mang thai nên lưu ý tránh ăn gan trong thai kỳ.
– Trứng (mẹ nên cho trẻ ăn 3-4 quả trứng/tuần)
– Cá và động vật có vỏ (cá mòi, cá mòi cơm, cua, cá cơm, tôm, hến). Mẹ nên cho trẻ ăn 3-4 bữa cá/tuần
– Các loại hạt (đậu phộng, quả hồ đào, quả óc chó, hạt mè, hạt hướng dương, hạt thông)
– Các loại rau có lá xanh (bông cải xanh, rau bó xôi, cải xoong, cải xoăn)
– Ngũ cốc và các sản phẩm ngũ cốc (bánh mì, bột ngô, bột cám, bánh yến mạch, lúa mạch đen)
– Đậu và các loại đậu (đậu nướng, đậu Hà Lan, đậu lăng, đậu xanh, đậu mắt đen, đậu thận)
– Trái cây sấy khô (nho khô, mơ, mận, nho, quả sung)
Một lượng nhỏ sắt còn được tìm thấy trong thịt rừng và gia cầm (gà lôi, thịt nai, thỏ, gà, gà tây).
Lưu ý khi bổ sung sắt cho trẻ
– Lượng sắt bổ sung cho người mẹ sẽ không làm tăng nồng độ sắt trong sữa mẹ. Tuy nhiên nếu bà mẹ thiếu sắt sẽ dễ bị thiếu máu và sức khỏe suy giảm, từ đó chất lượng sữa mẹ và khả năng nuôi con cũng không được đảm bảo tốt.
– Vitamin C với các loại thực phẩm giàu chất sắt sẽ giúp hấp thụ chất sắt dễ dàng hơn. Bạn nên chuẩn bị các bữa ăn với nhiều rau và trái cây hoặc có ly nước cam dùng kèm.
– Ăn thịt trong bữa ăn cũng có thể giúp hấp thụ chất sắt từ các nguồn phi động vật.
– Tránh uống trà trong bữa ăn vì có thể làm giảm lượng chất sắt được hấp thụ. Lúa mì cũng có thể cản trở sự hấp thu sắt, vì thế nên tránh sử dụng.
– Không cho trẻ sử dụng các thực phẩm khi chưa đến tuổi: ngêu, sò, đường, ớt, trái cây khô…
– Chất caffeine/tanin trong trà, cà phê, sô cô la và cola có thể cản trở sự hấp thu sắt, do đó tránh uống nhiều và nên uống một giờ trước và sau khi ăn thức ăn giàu sắt.
Tóm lại, trẻ rất dễ bị thiếu máu thiếu sắt nên bố mẹ cần phòng ngừa, dự trữ sắt cho trẻ, bổ sung thực phẩm giàu sắt vào chế độ dinh dưỡng của trẻ. Cho trẻ đi khám định kỳ để biết trẻ có bị thiếu máu không.