Vì sao trẻ từ 0-1 tuổi nhất thiết phải được bổ sung 09 loại vitamin này?
Lưu ý: Đối với trẻ sơ sinh, đang trong giai đoạn từ 0-6 tháng tuổi, nếu bé bú mẹ hoàn toàn thì mẹ chỉ cần bổ sung vitamin D cho bé, bởi vì hàm lượng vitamin D trong sữa mẹ là tương đối thấp, khoảng từ (<25-78 IU/L) trong khi theo khuyến cáo của Viện hàn lâm Nhi khoa Mỹ thì mỗi ngày bé cần được bổ sung đủ 400IU vitamin D. Vì thế cho dù trẻ đang bú mẹ thì việc bổ sung vitamin D là rất cần thiết.
Đối với trẻ từ 6 tháng đến 1 tuổi, bé bắt đầu được cai sữa và ăn dặm, bắt đầu làm quen với thức ăn ở thể rắn, hơn nữa sữa mẹ cũng không có nhiều dinh dưỡng như 06 tháng đầu nên mẹ cần phải bổ sung đủ 09 loại vitamin cho bé đó là những vitamin A, C, D, E, B1, B2, Niacin, B6, B12. Sau đây là tầm quan trọng của 09 loại vitamin này mà mẹ cần phải biết:
Vitamin A
Đây là thành phần thiết yếu của sắc tố võng mạc nên rất quan trọng đối với đôi mắt. Hơn thế nữa vitamin A còn giúp bảo vệ sự toàn vẹn lớp tế bào biểu mô bao phủ bề mặt. Đối với sức khỏe vitamin A hỗ trợ điều trị các bệnh: bệnh khô mắt, quáng gà, trẻ em chậm lớn, dễ mắc bệnh truyền nhiễm đường hô hấp, bệnh trứng cá, da tóc móng khô giòn, làm chóng lành vết thường vết bỏng.
Vitamin C
Rất quan trọng cho sự phát triển của bé, giúp tái tạo các tế bào trên khắp cơ thể. Vitamin C còn giúp xương và các mô tế bào nhanh hồi phục khỏi vết thương, chẳng hạn sau một vết đứt hoặc vết trầy. Nó cũng quan trọng để giúp cơ thể phòng tránh nhiễm trùng, tăng cường sức đề kháng, bảo vệ thành mạch và hỗ trợ hấp thu sắt và canxi. Tuy nhiên, vitamin C tan trong nước, bị đào thải qua nước tiểu, nên cơ thể không tự tích trữ được vitamin C. Do đó, cơ thể bé cần được bổ sung vitamin C thường xuyên qua ăn uống. Khi thiếu vitamin C, da sẽ bị khô, dễ bị xuất huyết dưới da (da dễ bị bầm tím khi va chạm nhẹ), chảy máu cam, chảy máu lợi, vết thương chậm lành.
Vitamin D
Vitamin D giúp điều hòa sự chuyển hóa canxi và phospho trong cơ thể, làm tăng hấp thu và đồng hóa canxi tới 50-80% nhu cầu cần thiết cho quá trình cốt hóa. Vitamin D3 hoạt động mạnh hơn vitamin D2 với tỷ lệ 4:3. Vitamin D tham gia vào quá trình hấp thu canxi, photpho ở ruột và thận, điều hòa việc tổng hợp và bài tiết nội tiết tố quan trọng. Sữa mẹ cũng như tất cả các loại sữa khác đều không cung cấp đủ nhu cầu vitamin D cho bé sơ sinh. Bé sơ sinh nếu không được cung cấp đủ vitamin D sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của xương. Đối với trẻ dưới 2 tuổi, thiếu vitamin D sinh rối loạn ban đầu không điển hình như dễ bị kích thích, ra mồ hôi, sau đó làm chậm mọc răng, mềm xương sọ, dễ bị co giật. Khi trẻ biết đứng sẽ dễ cong cột sống, chân vòng kiềng do chất xương và sụn không được vôi hóa đầy đủ, sụn phát triển không bình thường, làm xương biến dạng, chậm lớn và có sức đề kháng yếu.
Vitamin E
Có vai trò rất quan trọng trong cơ thể của trẻ em. Vitamin E tham gia vào quá trình chuyển hóa của các tế bào, giảm oxy hóa các protein tan trong mỡ do đó giúp con bạn ngăn ngừa được bệnh xơ vữa động mạch. Loại vi chất này còn giúp bảo vệ tế bào cơ thể khỏi bị tổn thương, do đó sẽ giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và giúp cơ thể chống lại các vi trùng. Khả năng chống oxy hóa của vitamin E còn làm giảm nguy cơ bé bị đục nhân mắt và các bệnh khác có thể khiến bé bị suy giảm thị lực. Thiếu vitamin E có thể gặp ở trẻ đẻ non, người lớn bị cắt túi mật. Khi thiếu Vitamin E kéo dài sẽ có các triệu chứng thần kinh như: thất điều, yếu cơ, rung giật nhãn cầu, xúc giác giảm nhạy cảm.
Vitamin B1 – Thiamine
Vitamin B1 tham gia vào các quá trình chuyển hoá trong cơ thể, là thành phần của men thiamin pyro – photphat (TPP) có vai trò rất quan trọng trong chuyển hoá chất bột, đường (Gluxit). Đồng thời, B1 cũng cần thiết cho sự phát triển và hoạt động chức năng bình thường của hệ thống thần kinh và tim. Theo khuyến cáo, trẻ em từ 1 -3 tuổi cần bổ sung 0,5mg mỗi ngày, trong khi nhu cầu của những bé từ 4-8 tuổi và khoảng 0,6mg/ngày. Khi thiếu vitamin B1 kéo dài sẽ bị mắc bệnh beriberi. Biểu hiện ăn không ngon miệng, buồn nôn, tê bì ở ngoài da, đặc biệt là ở cẳng chân, giảm trương lực cơ (cơ nhẽo, mệt mỏi), giảm sút trí nhớ, hay nhầm lẫn, nếu thiếu nặng hơn có thể phù ở chân, teo cơ, rối loạn tinh thần, hôn mê, suy tim và tử vong. Khi người mẹ đang nuôi con bú bị thiếu vitamin B1 trẻ sơ sinh bú sữa mẹ có thể bị chết đột ngột do suy tim. Thích hợp sử dụng cho trẻ em mệt mỏi, kém ăn, suy dinh dưỡng và rối loạn tiêu hóa.
Vitamin B2 – Riboflavin
Không chỉ giúp chuyển hóa carbohydrate, protein và chất béo thành năng lượng, vitamin B2 cũng rất quan trọng cho sự tăng trưởng và góp phần vào việc hình thành cấu trúc bình thường của màng nhầy như bề mặt của lưỡi, miệng, mắt và ruột của bé. Hơn thế nữa Vitamin B2 có tác dụng ngăn ngừa lão hóa, thúc đẩy quá trình trao đổi chất, giúp cơ thể dồi dào năng lượng và rất cần thiết để có làn da khỏe mạnh. Giống như vitamin B1, nhu cầu B2 của trẻ em từ 1 -3 tuổi khoảng 0,5mg mỗi ngày, và những bé từ 4-8 tuổi và khoảng 0,6mg/ngày. Khi thiếu vitamin B2, bạn sẽ gặp phải một số triệu chứng khó chịu sau: hạy cảm với ánh sáng, chảy nước, nóng rát, ngứa quanh vùng mắt, miệng, môi và lưỡi, đau họng, nứt nẻ khóe miệng, da bị tróc vảy (mặc dù bạn không bị cháy nắng).
Vitamin B3 – Niacin
Niacin giúp giải phóng năng lượng từ thực phẩm và duy trì chức năng bình thường của hệ thống thần kinh. Giống như riboflavin, niacin cần thiết cho các chức năng và cấu trúc của da và niêm mạc. Nhu cầu vitamin B3 của các bé từ 1-3 tuổi khoảng 6mg, và các bé 4-8 tuổi là 8mg.
Vitamin B6
Vitamin B6 hoạt động như một coenzym giúp chuyển hóa tryptophan thành niacin, giúp việc chuyển hóa chất đạm, chất béo, carbohydrate hoạt động dễ dàng hơn. Vitamin này còn cần thiết cho phản ứng lên men tạo glucose từ glycogen, góp phần duy trì lượng đường huyết trong máu ổn định; giúp bảo vệ tim mạch, tăng cường hệ miễn dịch, và duy trì chức năng não khỏe mạnh. Ngoài ra vitamin B6 còn đóng vai trò quan trọng trong quá trình tổng hợp hemoglobin và giữ cho hệ thống thần kinh và miễn dịch hoạt động hiệu quả.
Đối với trẻ từ 1-3 tuổi, nhu cầu vitamin B6 khoảng 0,5 mg và trẻ từ 4-8 tuổi là 0,6 mg. Lượng vitamin B6 trong 1 quả chuối vừa đủ để đáp ứng nhu cầu vitamin B6 dinh dưỡng cho bé. Ngoài ra, thịt, cá, trứng, sữa và ngũ cốc và quả bơ cũng là một trong những nguồn B6 rất phong phú. Thiếu hụt vitamin B6 có thể gây ra nhiều triệu chứng: mệt mỏi, mất ngủ, khó chịu, rối loạn tâm thần, môi nứt nẻ, da khô, rụng tóc. Những người nghiện rượu, bị xơ gan, suy tim, hội chứng urê huyết thường dễ gặp nguy cơ thiếu hụt vitamin B6.
Vitamin B12
Vitamin B12 tham gia phản ứng tổng hợp thymidylate, một thành phần trong phân tử ADN, cung cấp nguyên liệu để tổng hợp ADN, góp phần vào quá trình phân chia tế bào và trưởng thành tế bào trong cơ thể. Thiếu vitamin B12 cho thấy ảnh hưởng rõ rệt lên những dòng tế bào có sự phân bào nhiều như các tế bào máu, tế bào biểu mô (nhất là ở niêm mạc đường tiêu hóa). Thiếu vitamin B12 gây suy thoái chất myelin, một chất béo và là thành phần quan trọng của tế bào thần kinh, gây ra những triệu chứng thần kinh. B12 có nhiều trong thịt, gan, cá, trứng và các sản phẩm từ sữa.
* Niacin: hay niaxin (còn được gọi là vitamin B3, axit nicotinic hay vitamin PP). Niacin là một trong 5 vitamin mà nếu thiếu trong chế độ ăn uống của con người sẽ gây ra các bệnh điển hình như: bệnh thiếu niacin (pellagra), bệnh thiếu vitamin C (scurvy), bệnh thiếu thiamin (beriberi), bệnh thiếu vitamin D (bệnh còi xương), bệnh thiếu vitamin A (bệnh mù ban đêm và các triệu chứng khác). Thiếu hụt niacin ở mức nhẹ đã được chứng minh là sẽ làm chậm quá trình trao đổi chất, làm giảm khả năng chịu lạnh. Còn nếu thiếu hụt nghiêm trọng niacin trong chế độ ăn gây ra bệnh pellagra, với triệu chứng là viêm da, tiêu chảy, sút giảm trí nhớ, tăng sắc tố, dày da, viêm miệng và lưỡi, tiêu hóa rối loạn và sẽ tử vong nếu không được điều trị. Các triệu chứng tâm thần thường gặp khi thiếu niacin bao gồm khó chịu, kém tập trung, lo âu, mệt mỏi, bồn chồn, thờ ơ và trầm cảm.
* Biotin: còn được gọi là vitamin H, Coenzyme R, vitamin, thành phần này rất quan trọng cho tóc và móng. Biotin giúp tóc mọc nhanh, khỏe và dày hơn. Ngoài ra biotin còn có vai trò ổn định đường huyết. Thiếu biotin gây rụng tóc, móng giòn, dễ gãy, bệnh gan.
* Pantotheic Acid: hay còn gọi là vitamin B5, được RJ Williams phát hiện vào năm 1933 và sau đó đã được tìm thấy ở dạng vitamin. Axit Pantothenic cần thiết cho sự hình thành coenzym-A và đóng vai trò quan trọng trong trao đổi chất và tổng hợp cacbohydrat, protein, và mỡ. Về mặt lâm sàng, pantothenic acid là cần thiết cho sự tổng hợp của các tế bào máu đỏ, sự trao đổi chất steroid, neuron hoạt động, và kích thích sản xuất kháng thể.
* Choline: là một dưỡng chất quan trọng để phát triển trí não cho trẻ (nhất là trẻ sơ sinh tới 4 tuổi)