3. Nếu trẻ bị táo bón trong thời gian uống kẽm cần làm gì?
2.2. Nên bổ sung một lượng vừa đủ cho trẻ
2. Cần lưu ý gì để trẻ uống kẽm không bị táo bón
Kẽm là một khoáng chất vi lượng, không thể thiếu trong quá trình phát triển cơ thể của trẻ. Nếu trẻ thiếu kẽm sẽ chậm phát triển cả về thể lực, trí tuệ, giảm chức năng sinh dục và dễ bị nhiễm khuẩn. Do đó, việc xác định được tình trạng trẻ thiếu kẽm và bổ sung kịp thời là điều vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, bổ sung kẽm như thế cho hiệu quả, trẻ uống kẽm có bị táo bón không? thì không phải cha mẹ nào cũng biết.
1. Trẻ uống kẽm có bị táo bón không?
Trẻ uống kẽm có bị táo bón không luôn là nỗi băn khoăn của rất nhiều phụ huynh có con nhỏ muốn bổ sung chất kẽm. Câu trả lời là hoàn toàn không. Bởi kẽm hỗ trợ rất tốt cho hệ tiêu hóa, bổ sung hợp lý sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, hạn chế bị táo bón.
Tuy nhiên, có nhiều cha mẹ nhầm rằng cứ táo bón thì uống kẽm sẽ khỏi đây là một suy nghĩ sai lầm vì không phải cứ lúc nào uống kẽm là sẽ tránh được bệnh táo bón. Cha mẹ cần tìm hiểu kỹ nguyên nhân vì sao trước khi cho con uống kẽm để tránh gây ra hiện tượng dư thừa chất kẽm.
2. Cần lưu ý gì để trẻ uống kẽm không bị táo bón
Bổ sung các dưỡng chất, cũng như bổ sung kẽm cho trẻ cha mẹ đều phải biết được những tác dụng mang lại của dưỡng chất đó, từ đó có những lưu ý khi bổ sung mang lại hiệu quả tốt nhất.
2.1. Kẽm có tác dụng bổ ích với trẻ em
Trước khi tìm hiểu trẻ uống kẽm có bị táo bón không, cha mẹ chắc hẳn đã hiểu được tác dụng của kẽm đối với trẻ nhỏ.
-
Kẽm hỗ trợ trẻ tăng trưởng chiều cao và cân nặng:
Kẽm kích thích hình thành collagen hỗ trợ tạo nên khung xương và làm cho xương chắc khỏe. Bên cạnh đó, kẽm còn hỗ trợ sụn phát triển từ đó giúp các khớp chắc khỏe, dẻo dai.
-
Kẽm kích thích vị giác giúp trẻ ăn ngon, ăn nhiều:
Kẽm giúp sản sinh ra các tế bào trong đó có các tế bào vị giác và khứu giác. Vì thế, những trẻ biếng ăn hay suy dinh dưỡng, bổ sung kẽm sẽ tăng nhạy cảm giác và có cảm giác ăn ngon miệng hơn.
-
Kẽm hỗ trợ thị lực cho trẻ:
Kẽm là khoáng chất có rất nhiều ở võng mạc nên khi uống kẽm sẽ giúp cho thị lực mắt trở nên tốt hơn, mắt bé sẽ sáng và tinh hơn. Vậy nên kẽm là sự lựa chọn phù hợp để cha mẹ có thể giúp mắt trẻ trở nên sáng tinh an hơn.
-
Kẽm giúp chống viêm, làm lành vết thương nhanh hơn:
Kẽm giúp làm lành vết thương nhanh, chống nhiễm khuẩn, nhiễm trùng vết thương. Những trẻ nhỏ nghịch ngợm hay nô đùa ngã sát tay chân thì kẽm sẽ giúp chống viêm nhiễm, làm lành vết thương.
-
Kẽm giúp tăng cường hệ miễn dịch cơ thể trẻ:
Kẽm kích thích sự phát triển và biệt hóa các tế bào miễn dịch lympho B và lympho T, tạo nên một hệ phòng thủ để cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh, giúp cho trẻ có sức chống đỡ bệnh tật tốt.
-
Kẽm giúp giảm gãy rụng ở tóc:
Kẽm có tác dụng giảm dihydrotestosterone – nhân tố gây nhờn tóc, khiến bộ phận này không được nuôi dưỡng và tăng trưởng. Kẽm tác động vào nang tóc và kích thích tế bào phát triển, giảm gãy rụng hiệu quả.
2.2. Nên bổ sung một lượng vừa đủ cho trẻ
Bổ sung kẽm cho trẻ mang lại rất nhiều lợi ích, tuy nhiên không phải vì thế mà cha mẹ tùy ý lạm dụng. Liều bổ sung kẽm cho trẻ cần phải tuân theo định mức sau:
-
Trẻ dưới 6 tháng tuổi nên uống 2mg/ngày
-
Trẻ từ 7 – 12 tháng tuổi nên uống 3mg/ngày
-
Trẻ từ 4 – 8 tuổi nên uống 5mg/ngày
-
Trẻ từ 9 – 13 tuổi nên uống 8mg/ngày
-
Trẻ từ 14 tuổi trở lên, với nữ thì nên uống 9mg/ngày, với nam thì là 14mg/ngày.
2.3. Nên uống vào thời điểm thích hợp
Theo các chuyên gia dinh dưỡng thời điểm thích hợp cho trẻ uống kẽm là sau 30 phút khi ăn. Nên duy trì việc này trong khoảng từ 2 – 3 tháng để cơ thể trẻ có thể hấp thụ, sau khoảng thời gian này cha mẹ có thể cho trẻ ngưng sử dụng một thời gian để cơ thể trẻ hấp thụ hết số lượng kẽm đã nạp vào cơ thể.
Cha mẹ nên cho trẻ uống kẽm loại dung dịch vì dễ dàng uống và dễ hấp thụ hơn. Nên kết hợp với các loại vitamin và khoáng chất khác như vitamin C mặc dù vitamin C tác dụng khác nhưng khi được kết hợp với kẽm nó sẽ giúp nâng cao quá trình hấp thụ dưỡng chất của cơ thể. Lúc này cơ thể sẽ hấp thụ tốt hơn, tăng trưởng và phát triển toàn diện hơn.
3. Nếu trẻ bị táo bón trong thời gian uống kẽm cần làm gì?
Việc trẻ uống kẽm có bị táo bón không phụ thuộc vào cách mà cha mẹ cho trẻ uống. Nếu trong thời gian uống kẽm trẻ bị táo bón thì cha mẹ nên:
-
Xem lại liều lượng kẽm đã bổ sung cho trẻ đúng hay chưa, liệu quá ít hay quá nhiều, chỉ nên bổ sung cho trẻ một lượng vừa đủ.
-
Chú ý đến chế độ ăn của trẻ, cho trẻ ăn những loại hoa quả tươi mát có chứa nhiều chất xơ, dinh dưỡng bổ sung năng lượng cho con chẳng hạn như đu đủ, chuối, bơ, …
-
Cho trẻ uống nhiều nước, khuyến khích trẻ vận động sẽ giúp kích thích hệ tiêu hóa, đường ruột co bóp tốt hơn, từ đó làm giảm triệu chứng táo bón.
Cho trẻ uống men vi sinh giúp bổ sung lợi khuẩn và chất xơ, giảm tình trạng táo bón. Cha mẹ nên chọn men vi sinh hai thành phần Probiotic (vi khuẩn có lợi) và Prebiotic (chất xơ hòa tan) và sản xuất bằng công nghệ Lab2Pro giúp lợi khuẩn sống sót tới hệ tiêu hóa và phát huy tác dụng tối ưu, tình trạng táo bón của trẻ sẽ thuyên giảm rất nhanh, đồng thời ngăn ngừa rối loạn tiêu hóa rất hay xảy ra ở trẻ như tiêu chảy, chướng bụng, đầy hơi,…
Hy vọng những thông tin chia sẻ trên giúp cha mẹ giải đáp được thắc mắc trẻ uống kẽm có bị táo bón không? Cha mẹ cần lưu khi bổ sung kẽm cho trẻ một cách hợp lý, tránh tình trạng thừa hoặc thiếu.