Trẻ Uống Thuốc Hạ Sốt Mà Không Hạ Mẹ Phải Làm Sao?

Nhiều bậc phụ huynh không khỏi lo lắng khi thấy trẻ uống thuốc hạ sốt mà không hạ. Vậy lý do gì mà trẻ không hạ sốt và mẹ cần làm gì để giúp bé hạ sốt? Bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ giải đáp thắc mắc này. Cùng theo dõi nhé!

Trẻ Uống Thuốc Hạ Sốt Mà Không Hạ Mẹ Phải Làm Sao?Trẻ Uống Thuốc Hạ Sốt Mà Không Hạ Mẹ Phải Làm Sao?

Nguyên nhân trẻ uống thuốc hạ sốt mà không hạ

Trẻ sốt là hiện tượng thân nhiệt cơ thể tăng lên bất thường, khoảng 37.5 độ C trở lên khi đo tại nách và trên 38 độ C nếu đo tại đại tràng. Thực tế, sốt là một phản ứng của cơ thể với tác nhân gây hại, cho thấy hệ miễn dịch đang hoạt động hiệu quả.

Sốt giúp cơ thể kháng lại vi khuẩn, sự nhiễm trùng. Nhiều mẹ thường nghĩ rằng sốt là bệnh, nhưng thực chất sốt chỉ là triệu chứng. Trong nhiều trường hợp, nếu bé bị sốt rất có thể bé đang mắc bệnh nào đó. Mức độ nghiêm trọng của bệnh lý còn tùy thuộc vào những triệu chứng khác nữa.

Nguyên nhân bé sốt uống thuốc không hạNguyên nhân bé sốt uống thuốc không hạ

Do đó hiện tượng sốt của trẻ nhỏ thường không nguy hiểm, đặc biệt là khi trẻ sốt không kèm theo các dấu hiệu bất thường. Trẻ có thể hạ sốt sau 3-4 ngày nghỉ ngơi.

Nguy hiểm sẽ xảy ra trong trường hợp, cơn sốt kéo dài ở trẻ 2 tháng tuổi, kèm theo đó là biểu hiện ngủ li bì, cơ thể mệt mỏi. Lúc này, mẹ hãy đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế để được kiểm tra.

Đa phần các mẹ khi thấy trẻ bị sốt ngay lập tức cho bé dùng thuốc hạ sốt. Tuy nhiên, nhiều trường hợp trẻ uống thuốc hạ sốt mà không hạ. Khi gặp tình huống này, mẹ cần bình tĩnh, tìm hiểu rõ nguyên nhân tại sao bé uống thuốc hạ sốt không đỡ. Từ đó có phương án điều trị đúng cách.

Do bố mẹ chưa biết cách chăm sóc trẻ bị sốt

Nguyên nhân khiến bé sốt uống thuốc không hạ phải kể đến đầu tiên đó chính là do bố mẹ chưa biết cách chăm sóc trẻ bị sốt đúng cách. Vậy nên bệnh của bé vẫn y như cũ. Sai lầm của bố mẹ trong cách chăm sóc trẻ ốm có thể do quá phụ thuộc vào thuốc hạ sốt mà quên đi những quan tâm khác, chẳng hạn như lau người cho trẻ để hạ sốt, bổ sung dinh dưỡng cho trẻ,…

Do mẹ chưa biết chăm sóc trẻ ốm đúng cáchDo mẹ chưa biết chăm sóc trẻ ốm đúng cách

Trẻ không đáp ứng được với thuốc hạ sốt

Sau khi trẻ được cho uống thuốc hạ sốt, bố mẹ cần thường xuyên theo dõi thân nhiệt của trẻ bằng cách kẹp nhiệt độ. Nếu trong khoảng thời gian từ 30 phút đến 1 tiếng, trẻ không có dấu hiệu hạ sốt, rất có thể cơ địa trẻ không đáp ứng được với thuốc. Điều này dẫn đến việc trẻ sốt uống thuốc không hạ.

Xử lý tình huống này, mẹ cần đưa bé tới ngày phòng khám hoặc bệnh viện gần nhất để được kiểm tra và theo dõi sức khỏe.

Trẻ không đáp ứng được với thuốc hạ sốtTrẻ không đáp ứng được với thuốc hạ sốt

Trẻ bị sốt do say nắng

Nguyên nhân bé sốt cao uống thuốc không hạ tiếp theo có thể là do trẻ bị say nắng. Việc vui đùa ngoài nắng quá lâu có thể khiến trẻ bị say nắng, chóng mặt, dẫn đến thân nhiệt tăng cao. Lúc này, việc sử dụng các loại thuốc hạ sốt sẽ không có tác dụng. Trẻ bị sốt do say nắng cần được nghỉ ngơi tại nơi thoáng ngay lập tức để cơ thể hồi phục.

Trẻ bị say nắngTrẻ bị say nắng

Trong trường hợp trẻ bị chóng, bất tỉnh, hãy thực hiện các bước sơ cứu trước khi gọi cấp cứu sau:

  • Dán miếng hạ sốt cho trẻ hoặc đắp khăn mát lên trán
  • Di chuyển trẻ tới nơi thoáng mát
  • Cởi bớt quần áo của trẻ để hạ nhiệt cơ thể
  • Cho trẻ uống nước một cách thật từ từ

Trẻ bị sốt do bệnh nguy hiểm

Trẻ sốt cao uống hạ sốt không giảm cũng có thể là dấu hiệu trẻ đang mắc bệnh nguy hiểm, chẳng hạn như bệnh lao, bệnh tự miễn, bệnh truyền nhiễm hoặc ung thư.

Trẻ bị sốt do bệnh nguy hiểmTrẻ bị sốt do bệnh nguy hiểm

Bên cạnh đó, trẻ uống thuốc hạ sốt mà không hạ từ 2 – 7 ngày rất có thể là dấu hiệu của bệnh sốt xuất huyết. Do virus xuất huyết tấn công vào tế bào hồng cầu, cùng lúc đó cơ thể sản sinh kháng thể nên tạo ra chất sốt nội sinh.  Chất này gây tác động lên trung tâm điều khiển nhiệt khiến trẻ bị sốt cao và rất khó hạ.

Vì thế, trong trường hợp trẻ uống thuốc hạ sốt mà không hạ, hoặc chỉ hạ được vài tiếng lại tăng trở lại, bố mẹ cần đưa trẻ đi khám ngay.

Trẻ uống thuốc hạ sốt mà không hạ phải làm sao?

Khi trẻ uống thuốc hạ sốt mãi không hạ, ngoài việc thường xuyên theo dõi thân nhiệt của trẻ, mẹ cần thực hiện một số biện pháp sau để trẻ nhanh phục hồi:

Cho trẻ nghỉ ngơi

Trẻ bị sốt sẽ rất mệt, do đó mẹ hãy cho trẻ nghỉ ngơi nhiều hơn. Tuy nhiên, trẻ bị ốm vẫn có thể vận động nhẹ nên mẹ không nên ép buộc trẻ phải nằm im trong phòng. Sau 1 ngày trẻ hạ sốt, mẹ có thể cho trẻ tham gia các hoạt động vui chơi khác bình thường.

Cho trẻ mặc đồ thoáng mát

Khi xác định trẻ uống thuốc hạ sốt mà không hạ, mẹ cần cởi bỏ bớt quần áo trên người trẻ. Thay vào đó hãy mặc cho trẻ những trang phục rộng rãi, thoải mái, có độ thấm tốt để cơ thể giải tỏa bớt nhiệt.

Nhiều phụ huynh khi thấy con vừa sốt vừa run, sợ trẻ nhiễm lạnh nên quấn thêm chăn cho trẻ. Điều này không những không giúp trẻ hạ sốt mà còn khiến thân nhiệt trẻ tăng lên, nguy cơ cao gây co giật.

Cho trẻ uống thuốc hạ sốt đúng cách

Như đã phân tích ở trẻ, sốt là hiện tượng có lợi cho cơ thể. Do vậy, khi thấy trẻ bị sốt, mẹ không nên cho uống thuốc hạ sốt ngay lập tức. Bên cạnh đó, thuốc hạ sốt chỉ các tác dụng khi trẻ sốt cao từ 38.5 trở lên. Vì thế, mẹ cần cho trẻ uống thuốc hạ sốt đúng cách và đúng thời điểm.

Cho trẻ uống thuốc hạ sốt đúng cáchCho trẻ uống thuốc hạ sốt đúng cách

Trên thị trường dược phẩm có nhiều loại thuốc hạ sốt. Đối với trẻ nhỏ, mẹ nên lựa chọn các loại thuốc hạ sốt có thành phần paracetamol sẽ an toàn và mang lại hiệu của cao hơn. Cho trẻ dùng thuốc theo liều lượng như sau: 10 – 15mg/kg cân nặng/lần, nếu còn sốt cứ cách 4-6 giờ lại cho trẻ uống liều tương tự.

Ngoài thuốc paracetamol, nếu muốn sử dụng các loại thuốc hạ sốt nào khác, mẹ cần phải xin chỉ định của bác sĩ, tuyết đối không được tự ý cho bé uống thuốc tăng liều hoặc phối nhiều loại thuốc hạ sốt với nhau. Điều này không hề làm tăng hiệu quả điều trị mà còn gây ra biến chứng, tác dụng phụ, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của trẻ.

Bù nước

Trẻ bị sốt cơ thể sẽ rất dễ bị mất nước và mất cân bằng điện giải, dễ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như sốc, động kinh, phù não, suy thận, hôn mê, thậm chí là tử vong.

Do vậy, việc bù nước và các chất điện giải khi trẻ ốm là điều vô cùng quan trọng. Mẹ có thể bổ sung nước cho trẻ bằng nhiều cách khác nhau. Chẳng hạn như nước đun sôi để nguội, nước dừa, sữa, nước ép trái cây, nước cân bằng điện giải Oresol.

Bù nước cho trẻBù nước cho trẻ

Đặc biệt, bố mẹ tuyệt đối không được tự ý truyền nước cho trẻ tại nhà mà chưa có chỉ định của bác sĩ cũng như thực hiện từ người có chuyên môn.

Khi nào cần đưa trẻ tới bệnh viện?

Khi trẻ uống thuốc hạ sốt mà không hạ, mẹ cần đưa bé tới ngay bệnh viện khi:

  • Trẻ từ 3 tháng tuổi trở xuống, có triệu chứng sốt trên 38 độ C. Đây có thể là dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm cần được chăm sóc y tế ngay lập tức
  • Trẻ sốt kéo dài, uống thuốc chỉ hạ sốt được vài giờ sau đó lại tăng trở lại, kẹp nhiệt độ thấy sốt trên 40 độ C
  • Trẻ 2 tuổi bị sốt trên 1 ngày, thân nhiệt cơ thể trên 38 độ C
  • Trẻ từ 2 tuổi bị sốt trên 38 độ C liên tục trong 3 ngày
  • Trẻ bị sốt liên tục quấy khóc

Những điều cần tránh khi chăm sóc trẻ bị sốt

Ngoài cách chăm sóc trẻ uống thuốc hạ sốt mà không hạ, mẹ cần lưu ý tránh một số điều sau để không làm kéo dài bệnh của trẻ:

  • Không nên dùng nước đá để chườm người cho trẻ hạ sốt
  • Không nên pha cồn, rượu, dấm với nước để lau mát cho trẻ
  • Tuyệt đối không được sử dụng loại thuốc có chứa Aspirin để hạ sốt vì có thể gây ra tác dụng phụ lên não
  • Khi thấy trẻ uống thuốc hạ sốt mà không hạ, phụ huynh cần bình tĩnh, tránh nôn nóng tự ý dùng cả thuốc hạ sốt và thuốc đặt hậu môn. Điều này có thể gây ra tình trạng quá liều, gây phản ứng ngược khiến trẻ gặp nguy hiểm
  • Trường hợp trẻ đã được cho dùng thuốc hạ sốt kết hợp với lau người mà thân nhiệt trẻ vẫn không thay đổi, cha mẹ hãy lập tức đưa trẻ tới bệnh viện để được kiểm tra và điều trị

Trên đây là thông tin trẻ uống thuốc hạ sốt mà không hạ phải làm sao. Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp mẹ có thêm cho mình kinh nghiệm trong việc chăm sóc và nuôi dạy trẻ.

Cụm từ tìm kiếm: trẻ uống paracetamol không hạ sốt,…

Rate this post

Viết một bình luận