Trí nhớ là gì? Cách dùng trí nhớ cho việc học từ vựng tiếng Anh hiệu quả

Một khi bạn tin vào bộ não của mình, nó cũng sẽ tự động sản sinh ra năng lượng tích cực khiến bạn tập trung và ghi nhớ lâu dài. Bạn sẽ chủ động ghi nhớ những sự việc mà bạn muốn biến chúng thành những ký ức dài hạn.

ĐỊNH NGHĨA TRÍ NHỚ

Trí nhớ được tạo thành bằng cách liên kết từng mảng thông tin với nhau. Nói một cách cụ thể hơn, việc ghi nhớ một thông tin mới chỉ đơn giản là liên kết thông tin mới đó với một thông tin khác chúng ta đã biết trước đó.

Trí nhớ là thứ mà ai cũng có thể rèn luyện để trở thành "Siêu Năng Lực"

16 SỰ THẬT THÚ VỊ VỀ TRÍ NHỚ

  1. Khả năng nhớ được hình thành từ khi nào? Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng bộ não con người bắt đầu ghi nhớ mọi thứ từ trong bụng mẹ – trí nhớ bắt đầu hoạt động 20 tuần sau khi thụ thai.
  2. Trí nhớ có dung lượng lớn đến đâu? Não bộ con người được tạo nên bởi khoảng 100 tỷ neuron (nơ ron) thần kinh. Dung lượng lưu trữ của bộ não con người hầu như vô hạn. Theo các nhà khoa học, trí nhớ được hình thành từ sự liên kết các neuron và giữa các hệ thống neuron với nhau. Giáo sư tâm lý học Paul Reber của Đại học Northwestern cho biết “Theo ước tính hợp lý thì bộ nhớ có dung lượng vào khoảng vài petabyte. Một petabyte tương đương với dung lượng các bài hát MP3 chơi liên tục trong 2.000 năm.”
  1. Bộ nhớ có hai thành phần ngắn hạn và dài hạn. Hầu hết các ký ức ngắn hạn chỉ kéo dài 20 đến 30 giây.
  2. Bộ não của chúng ta có thiên hướng nhớ hình ảnh tốt hơn là chữ viết. Bạn sẽ dễ dàng lý giải cho việc bạn nhớ chi tiết một bộ phim hơn là một cuốn giáo trình nào đó phải không?
  3. Bộ nhớ bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố. Bộ nhớ dựa trên những gì bạn thấy so với những gì bạn nghe được gọi là bộ nhớ trực quan và bộ nhớ thính giác.
  4. Giấc ngủ rất quan trọng đối với trí nhớ. Mặc dù các nhà khoa học không biết chính xác nó ảnh hưởng đến não như thế nào nhưng đã chứng minh được rằng giấc ngủ hỗ trợ lưu trữ và thu hồi những ký ức dài hạn.
  5. Bộ nhớ của bạn có thể kết hợp một mùi hương với một sự kiện hoặc sự kiện nào đó. Mùi có thể kích hoạt trí nhớ trong tâm trí bạn. Vùng hippocampus là một phần của bộ não chịu trách nhiệm chính cho việc hình thành những kỷ niệm mới và trực tiếp tương tác với khứu giác của chúng ta.
  6. Bối cảnh tình huống là quan trọng nhất đối với việc nhớ bất kỳ một sự kiện nào.
  7. Chúng ta dường như ghi nhớ thông tin được cung cấp nếu nó có phông chữ khó hiểu, khó đọc.
  8. Người ta tin rằng một người lớn có thể nhớ hai mươi đến một trăm nghìn từ.
  9. Nhiều người gắn việc mất trí nhớ với lão hóa. Tuy nhiên, việc càng già càng đãng trí thường là bởi vì chúng ta có xu hướng tập thể dục bộ não của chúng ta ít hơn khi chúng ta già đi.
  10. Tâm trí phải được tập thể dục giống như bất kỳ cơ bắp nào khác trong cơ thể. Bạn càng gặp khó khăn trong việc ghi nhớ về điều gì thì bạn càng nhớ nó một cách chính xác. Suy nghĩ sẽ tạo ra một liên kết mạnh hơn giữa các tế bào thần kinh hoạt động.
  11. Có một thứ như “trí nhớ sai”. Các nhà nghiên cứu đang bắt đầu hiểu rằng tâm trí con người có thể tạo ra, phóng đại, bóp méo, hoặc tái phát minh ra trí nhớ sau một kinh nghiệm đau thương hoặc một thứ gì đó đã tác động mạnh đến họ.
  12. Caffeine không duy trì trí nhớ, nó chỉ làm tăng sự tỉnh táo.
  13. Để có một trí nhớ tốt, não cần được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng đặc trưng giúp nó hoạt động tốt như glucose. Buổi sáng trước khi làm việc hãy tiếp thêm năng lượng cho não bằng một bữa sáng đầy đủ dinh dưỡng.
  14. Những người trí nhớ siêu phàm có bộ óc phi thường? Sự thật là không. Họ chỉ là những người bình thường có sự tập luyện trí nhớ kiên trì hàng ngày. Thậm chí có người trong số họ trí nhớ còn tệ hơn bình thường trước khi họ tự rèn luyện.

Vậy nên bạn hoàn toàn yên tâm rằng mình có cơ hội để có trí nhớ tốt hơn rất nhiều. Bộ óc con người rất thông minh và nhạy bén, tự bản thân bạn sẽ rút ra được cách thức riêng để ghi nhớ từ việc học hỏi các kỹ thuật ghi nhớ.

CÁC YẾU TỐ THEN CHỐT RÈN LUYỆN TRÍ NHỚ HIỆU QUẢ

Theo như kỷ lục gia Guiness thế giới, tiến sĩ Biswaroop Roy Chowdhury có chia sẻ: “Điều quan trọng của mọi người là làm sao để hiểu được trí nhớ và cơ chế hoạt động của não bộ và tìm ra cách để mình có thể tối ưu hóa năng lực của não bộ. Vì vậy, chúng ta cần tìm ra thật nhiều các kỹ thuật ghi nhớ.

Giống như việc bạn học lái xe nếu bạn được dạy bước đầu tiên về cách thức lái xe và bạn luyện tập qua thời gian dài bạn cũng có thể trở thành người lái xe được. Nhưng nếu bạn được người thầy giáo có kỹ thuật tốt dạy cho bạn cách lái xe tốt thì thời gian có thể biết lái xe của bạn sẽ được rút ngắn. Đối với việc ghi nhớ cũng vậy, nếu bạn được đào tạo, được học các kĩ thuật ghi nhớ, thời gian ghi nhớ và gợi lại những gì mình đã học sẽ được rút ngắn lại. Những gì chúng ta biết sẽ không hề mất đi mà nó chỉ nằm đâu đó trong bộ não của chúng ta, nếu chúng ta biết cách gợi nhớ lại việc đó thì tất cả các thông tin chúng ta có được thì nó sẽ được gợi nhớ lại.”

CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA TRÍ NHỚ

Tại sao bạn lại có khả năng nhớ ngay lập tức một việc nào đó hoặc quên ngay một việc khác? Mỗi người chỉ có một bộ não, và rõ ràng chúng ta chỉ có cùng một não bộ trong mọi hoàn cảnh. Sự khác biệt nằm ở trạng thái não của chúng ta.

Não bộ cũng có những nguyên tắc cơ bản mà bạn phải biết và tuân thủ để rèn luyện tốt trí nhớ của mình

Nếu não chúng ta đang ở trong trạng thái Trí Nhớ Siêu Đẳng, các nguyên tắc của trí nhớ vô tình được vận dụng lúc ấy giúp chúng ta nhớ được sự việc đó một cách lâu dài. Một khi bạn hiểu được các nguyên tắc này, bạn có thể chủ động áp dụng chúng mọi lúc mọi nơi, và sẽ có thể tận dụng được trí nhớ phi thường của bạn theo ý muốn.

Nghiên cứu những người có trí nhớ phi thường, các nhà khoa học đã khám phá ra trí nhớ của họ cũng hoạt động theo các nguyên tắc tương tự. Những nguyên tắc cơ bản nhất của Trí Nhớ Siêu Đẳng được liệt kê dưới đây. Và cách để sử dụng trí nhớ siêu đẳng là:

  1. THÁI ĐỘ TỰ TIN VỀ TRÍ NHỚ BẢN THÂN

Bạn có thể sẽ bỏ qua yếu tố này và đi ngay vào các yếu tố tiếp theo. Nhưng tinh thần lạc quan lại là một chìa khóa quan trọng cho trí nhớ của bạn. Một khi bạn tin vào bộ não của mình, nó cũng sẽ tự động sản sinh ra năng lượng tích cực khiến bạn tập trung và ghi nhớ lâu dài. Bạn sẽ chủ động ghi nhớ những sự việc mà bạn muốn biến chúng thành những ký ức dài hạn. Ngược lại, suy nghĩ tiêu cực sẽ khiến bộ não của bạn chật vật ghi nhớ và tất nhiên trong bộ não của bạn sẽ chỉ lưu trữ những ký ức ngắn hạn vài chục giây. Ví dụ, bạn nhìn vào vài trang tài liệu dày đặc chữ và trong đầu ngay lập tức hiện lên suy nghĩ tiêu cực cho rằng có trời mà nhớ nổi cái tài liệu khô khan này thì chắc chắn sự thật sẽ như bạn muốn.”

Nếu bạn có thái độ phấn chấn với bộ nhớ của mình, đặc biệt tin vào nó, nó chắc chắn sẽ khiến bạn bất ngờ khi tự chủ động hiện lên những kỹ thuật ghi nhà riêng cho bạn. Hãy tin vào bản thân nhé!

Hãy tin rằng mình cũng có Siêu Trí Nhớ như các thần đồng

  1. TẬP TRUNG VÀO MỤC ĐÍCH GHI NHỚ

Bạn hãy xác định rõ mục đích ghi nhớ mỗi sự việc. Đặt ra câu hỏi tại sao mình phải ghi nhớ và nêu lên lý do quan trọng nhất. Điều này sẽ là bước tạo dấu ấn cho việc lập trình ghi nhớ sự việc đó. Ví dụ về những trang tài liệu cần nhớ ở trên, mục đích của việc ghi nhớ tài liệu này là dành cho một kỳ thi, hội thảo hay sự kiện quan trọng nào? Mục đích càng rõ thì tậptrung càng cao.

Khi bạn tập trung, khả năng ghi nhớ của bạn sẽ tăng lên gấp nhiều lần

  1. HÌNH DUNG BẰNG HÌNH ẢNH

Sự hình dung là một trong hai nguyên tắc quan trọng nhất của Trí Nhớ Siêu Đẳng. Trí nhớ của chúng ta làm việc theo hình ảnh. Do đó, chúng ta có khuynh hướng nhớ hình hơn nhớ từ.

Hình ảnh trong tâm trí ta càng rõ ràng sống động bao nhiêu, chúng ta càng nhớ về hình ảnh đó bấy nhiêu.

Bằng cách bạn hãy đặt bối cảnh hay tình huống việc cần ghi nhớ:

Phải nói rằng, bối cảnh hay tình huống là điểm mấu chốt gia tăng sự ghi nhớ cũng như gợi nhớ lại sự kiện cực kỳ hiệu quả.

Khi bạn cần phải nhớ một sự việc xảy ra, hãy xác định các yếu tố tạo nên bối cảnh của sự việc đó bằng các câu hỏi: Ở đâu? Khi nào? Với ai? Lý do xảy ra? Nội dung chính là gì? Trong lúc bộ não của bạn đang trả lời những câu hỏi này cũng là lúc tự nó hiện lên hình ảnh của bối cảnh xảy ra sự việc. Ví dụ, bạn cần phải “nhồi nhét” một đoạn thông tin về lịch sử Việt Nam chẳng hạn. Bạn không nên gồng mình lên, căng mắt ra để thuộc từng chữ mà hãy vận dụng kỹ thuật ghi nhớ lồng bối cảnh cho đoạn thông tin này. Sự kiện lịch sử này xảy ra ở đâu? Khi nào? Có những ai xuất hiện trong sự kiện? Tại sao xảy ra sự kiện này? Nội dung chính của nó là về việc gì hay để giải quyết vấn đề gì? Như vậy, não bộ của bạn sẽ nhanh chóng tập trung giải đáp các câu hỏi này đồng thời tự động lưu trữ và sắp xếp các chi tiết trong sự kiện tạo thành sự ghi nhớ có hệ thống.

Hãy liên tưởng sự vật, sự việc bạn cần nhớ tới những yếu tố xung quanh để việc ghi nhớ trở nên dễ dàng hơn

  1. LIÊN TƯỞNG HÌNH ẢNH PHONG PHÚ: (liên kết với nhau bằng hình ảnh)

Nguyên tắc quan trọng thứ hai của Trí Nhớ Siêu Đẳng là sự liên tưởng, nghĩa là tạo ra mối liên kết giữa những việc chúng ta cần nhớ. Các liên kết này sẽ tạo ra một mục lục dưới dạng chuỗi liên kết trong đầu, giúp chúng ta dễ dàng lần tìm lại thông tin. Liên kết những hình ảnh (hìn. 9 / 21 kết hợp với liên tưởng) trong tâm trí chúng ta là một quá trình hết sức quan trọng của Trí Nhớ Siêu Đẳng.

MỘT SỰ THẬT VỀ BỘ NÃO CỦA BẠN một trong hai nguyên tắc quan trọng nhất của “Trí Nhớ Siêu Đẳng” là nó có thiên hướng ghi nhớ bằng hình ảnh tốt hơn chữ viết. Với mỗi việc cần ghi nhớ, hãy tập trung tạo liên kết với hình ảnh và hình ảnh càng phong phú, độc đáo thì càng gây ấn tượng cho bộ não của bạn, giúp bạn tô đậm sự ghi nhớ về sự việc đó. Ví dụ, với những con số bạn sẽ tạo nên hình ảnh cho chúng làm sao cho não của bạn ghi nhớ chúng dễ nhất.

Gắn hình ảnh với những con số sẽ giúp bạn ghi nhớ chúng đơn giản hơn

Từ đó với kỹ thuật liên tưởng hình ảnh, để ghi nhớ một đoạn thông tin, bạn sẽ liên tưởng những con số, chữ viết về sự vật, sự việc thành một bức tranh có hình ảnh màu sắc sao cho phù hợp với sự phân tích và tiếp thu thông tin của bộ não của bạn.

Ví dụ như việc bạn cần phải ghi nhớ một sự kiện lịch sử, hãy biến nó thành một bức tranh đầy đủ các chi tiết về sự kiện hoặc hơn nữa là một đoạn phim tư liệu kịch tính. Hình ảnh của nơi chốn diễn ra sự kiện, những người đang có mặt tại sự kiện và hành động của họ, nổi bật được lý do của sự kiện đó. Giả dụ như bức tranh về một phong trào khởi nghĩa nào đó chẳng hạn.

Những người nổi tiếng về năng lực trí nhớ rất hay sử dụng một kỹ thuật liên tưởng hình ảnh đó là xây dựng bối cảnh trí nhớ quen thuộc. Bằng việc liên tưởng một không gian đã tồn tại như một ký ức dài hạn ví dụ là chính ngôi nhà của họ, họ đặt các sự vật, sự việc cần ghi nhớ ở các vị trí trong ngôi nhà – một không gian 3 chiều mà họ đã nằm lòng: con vịt đỏ nằm trên cuốn sách để ở bậu cửa sổ tượng trưng cho 2 cuốn sách cần ghi nhớ để đọc, cái cây lau nhà dựa vào một cái ghế tựa xanh lá để giữa phòng khách tượng trưng cho việc phải mua hộ 4 cái cây lau nhà cho các đồng nghiệp trên công ty … Hãy tạo ra ngôi nhà trí nhớ của bạn sống động như thế!

Những người nổi tiếng về năng lực trí nhớ rất hay sử dụng một kỹ thuật liên tưởng hình ảnh đó là xây dựng bối cảnh trí nhớ quen thuộc

  1. LÀM NỔI BẬT SỰ VIỆC CẦN GHI NHỚ BẰNG CÁC CHI TIẾT HÀI HƯỚC VÀ VÔ LÝ

Não bộ có khuynh hướng ghi nhớ những sự việc nổi bật. Một trong những cách tốt nhất để làm nổi bật sự việc là sử dụng các chi tiết hài hước và các chi tiết vô lý.

Chúng ta khó mà nhớ nổi những gì chúng ta học là vì cách ghi chú kiểu truyền thống rất nhạt nhẽo, đơn điệu. Chúng ta sẽ tăng cường được sức mạnh của trí nhớ bằng cách tạo ra những ghi chú làm nổi bật thông tin. Chúng ta cũng có khuynh hướng ghi nhớ những sự việc buồn cười, khác thường.

Nắm được những chi tiết quan trọng nhất là cách tô đậm bức tranh ngôi nhà trí nhớ của mình. Với những sự vật, sự việc cần lưu ý, hãy tô cho chúng những màu sắc riêng biệt, bắt mắt như con vịt đỏ, quả cam màu hồng… Kỹ thuật ghi nhớ này sẽ làm cho bộ não của bạn tự động lưu trữ thông tin quan trọng chuyển qua bên ký ức dài hạn.

Chúng ta cũng có khuynh hướng ghi nhớ những sự việc buồn cười, khác thường

  1. MÀU SẮC TĂNG CƯỜNG TRÍ NHỚ LÊN 50%

Vì vậy dùng nhiều màu sắc để ghi chú. Màu sắc cũng là một tác động trí nhớ mạnh mẽ. Đó là lý do tại sao chúng ta nên dùng nhiều màu sắc khi ghi chú. Màu sắc có thể tăng cường trí nhớ của chúng ta lên 50%.

7. ÂM ĐIỆU GIÚP KÍCH THÍCH NÃO PHẢI HOẠT ĐỘNG

Âm điệu giúp chúng ta tăng khả năng nhớ lại thông tin vì âm điệu kích hoạt bán cầu não phải, bán cầu mà thường bị bỏ quên khi chúng ta học tập. Ví dụ, bạn có bao giờ tự hỏi tại sao mình có thể thuộc lời bài hát dễ dàng hơn với việc phải nhớ cùng một số lượng từ đó trong sách Lịch sử không? Bạn có tự hỏi tại sao đến bây giờ bạn vẫn còn nhớ được những bài hát bạn học từ mẫu giáo không? Chúng ta có thể sử dụng âm điệu trong học tập bằng cách bật nhạc trong lúc học hoặc tạo ra những âm điệu riêng biệt cho những thông tin chúng ta cần nhớ. Ví dụ học nhạc bao giờ cũng nhanh hơn học lịch sử.

  1. GHI NHỚ TỔNG QUÁT VỀ SỰ KIỆN

Đây là một yếu tố mang ý nghĩa nhắc nhở, hệ thống lại toàn bộ sự việc hoặc thông tin cần ghi nhớ bằng một bức tranh tổng quát. Việc phân tích các mối liên kết của thông tin đó vào các khái niệm tổng quát sẽ giúp bạn ghi nhớ tốt hơn là học từng chi tiết riêng biệt.

9. THỜI GIAN LÀ VÀNG BẠC

Yếu tố thời gian có thể là một vũ khí sắc bén trong việc ghi nhớ tối đa cho bộ não của bạn. Bạn hãy đặt ra giới hạn thời gian như một thách thức để bộ nhớ của bạn hoạt động hết công suất tự động vận dụng các kỹ thuật ghi nhớ phù hợp. Áp lực về thời gian sẽ đánh tan các yếu tố chi phối sự tập trung ghi nhớ của bạn, khiến bạn đặt sự chú ý hoàn toàn vào thông tin cần lưu trữ một cách hiệu quả. Ví dụ bạn có thể đưa ra 3 phút để nhớ một bài hội thoại giao tiếp sau khi đã được nghe hội thoại đó. Bộ não của bạn cảm nhận được áp lực và bắt đầu lên kế hoạch chia 3 phút ra với các kỹ thuật ghi nhớchẳng hạn như. 30 giây để tưởng tượng bối cảnh, 30 giây liêntưởng hình ảnh của tình huống đang diễn ra,1 phút để lưu ý cácchi tiết quan trọng là từ và mẫu câu, 1 phút còn lại cho việc hệthống lại thông tin chính tức là nhìn lại ngôi nhà trí nhớ.

Áp lực về thời gian sẽ đánh tan các yếu tố chi phối sự tập trung ghi nhớ của bạn

VẬN DỤNG NĂNG LỰC TRÍ NHỚ CHO VIỆC HỌC TỪ VỰNG TIẾNG ANH HIỆU QUẢ

» Step 1: Bạn có thể liên hệ từ mới muốn nhớ tới những sự vật hoặc người bạn biết, tới cụm từ hoặc những cái tên liên quen thuộc và đáng nhớ. Tuy nhiên, những điều này phải trực quan, tức là trong định dạng một tệp video.

» Step 2: Sau đó, hãy tạo nên những cảnh hài hước và tình cảm (liên tưởng) trong đầu. Các tình huống tưởng tượng càng vô lý, thì những hình ảnh sẽ càng có tác động nhiều hơn và được lưu lại tốt hơn. Hãy chơi với trí tưởng tượng của mình.

» Phương pháp hình ảnh hóa từ ngữ không chỉ có tác dụng tuyệt đối với vốn từ vựng tiếng Anh hoặc ngoại ngữ khác, mà nó còn có thể được áp dụng để chuyển đổi từ ngữ bất kì đối tượng nào thành một tệp video thú vị.

» Sau đây là một số ví dụ mẫu để bạn có thể dễ dàng học từ vựng và nhớ được các từ vựng này rất sâu.

LƯU Ý: Bạn có thể nghĩ ra các hình ảnh tưởng tưởng về những từ vựng của riêng bạn miễn sao bạn cảm thấy nhớ được.

Ví dụ về việc ghi nhớ từ vựng tiếng Anh - 1
Ví dụ về việc ghi nhớ từ vựng tiếng Anh - 2
Ví dụ về việc ghi nhớ từ vựng tiếng Anh - 3

Mcbooks.vn

Rate this post

Viết một bình luận