Ruột non là bộ phận quan trọng của hệ tiêu hóa để tiêu hóa. Nếu tắc ruột non xảy ra, thức ăn cùng dịch tiêu hóa bị ứ đọng lâu trong ruột non rất nguy hiểm, nếu không được phát hiện sớm có thể đe dọa đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng của người bệnh. Vì thế, nhận biết sớm dấu hiệu và tìm hiểu về các phương pháp điều trị tắc ruột non là rất quan trọng để mỗi chúng ta chủ động hơn trong chăm sóc và bảo vệ sức khỏe bản thân.
30/11/2021 | Viêm ruột thừa là gì và các thể viêm ruột thừa thường gặp
22/11/2021 | Truy tìm nguyên nhân vì sao hội chứng ruột kích thích dễ tái phát
21/11/2021 | Mẹ cần lưu ý gì khi chăm sóc trẻ sơ sinh bị viêm đường ruột
1. Tắc ruột non – triệu chứng điển hình của bệnh
Tắc ruột không phải là bệnh lý tiêu hóa thường gặp song được các chuyên gia đánh giá ở mức độ nguy hiểm cao chỉ sau viêm ruột thừa cấp tính.
Tắc ruột non là bệnh lý tiêu hóa cấp tính nguy hiểm
Tình trạng này có thể gặp ở bất cứ đối tượng nào, trong đó tắc ruột non thường xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 2 tuổi do đường ruột nhỏ, hệ tiêu hóa chưa phát triển hoàn thiện cùng chế độ ăn uống không phù hợp hoặc có thể gặp ở người già yếu do nhu động ruột hoạt động kém. Ngoài ra, tắc ruột non còn có thể do các tổn thương, bệnh lý hay bất thường cấu trúc trong ruột non như: u trong ruột non, viêm thành ruột,…
Khi bị tắc ruột non, các chất chứa trong lòng ruột không thể lưu thông được mà bị tích tụ trong lòng ruột. Nếu không thể lưu thông trong thời gian dài, tắc ruột non sẽ gây nhiều ảnh hưởng tới hoạt động tiêu hóa và sức khỏe của người bệnh.
Nếu được phát hiện và cấp cứu sớm, tắc ruột non thường không quá nguy hiểm và có thể xử trí đơn giản, nhanh chóng. Vì thế, hãy nắm rõ các triệu chứng của tắc ruột non dưới đây để phát hiện khi bản thân hay những người xung quanh không may mắc phải.
Tắc ruột non gây nôn mửa nghiêm trọng
1.1. Buồn nôn, nôn mửa
Đây là triệu chứng tắc ruột non khá thường gặp ở giai đoạn muộn, bệnh nhân thường bị nôn nhiều, khó kiểm soát và còn nôn ra chất phân nếu vị trí tắc nằm ở đoạn cuối ruột non. Nguyên nhân là chất trong lòng ruột không thể lưu thông qua ruột non để tiếp tục quá trình tiêu hóa sẽ kích thích đường ruột, người bệnh nôn ra để loại bỏ dịch tích tụ này.
Tuy nhiên, nôn mửa trong tắc ruột non thường liên tục kéo dài có thể khiến người bệnh bị mất nước, rối loạn điện giải, sốc nguy hiểm.
1.2. Đau và chướng bụng
Tắc ruột non gây ra những cơn đau quặn ở bụng liên tục cùng với tình trạng co thắt ruột ở vùng quanh rốn hoặc thượng vị. Nguyên nhân là do tắc ruột non khiến ruột phản xạ co bóp nhiều hơn nhằm đẩy thức ăn di chuyển. Vì thế mà người bệnh cũng thấy đau, chướng bụng nhiều hơn.
1.3. Bí trung, đại tiện
Khi thức ăn không thể tiếp tục di chuyển trong đường ruột mà bị tắc lại trong ruột non, người bệnh thường bị bí trung tiện, đi cầu ra ít phân.
1.4. Triệu chứng toàn thân
Cần cẩn thận nếu các triệu chứng toàn thân do nhiễm trùng, sốc,… xảy ra thường là tắc ruột non đã biến chứng.
2. Phương pháp chẩn đoán tắc ruột non như thế nào?
Các phương pháp để chẩn đoán tắc ruột non bao gồm:
2.1. Chẩn đoán lâm sàng
Bác sĩ sẽ kiểm tra các triệu chứng cùng với theo dõi tình trạng sức khỏe bệnh nhân, thăm khám vùng bụng để chẩn đoán bệnh.
Chẩn đoán hình ảnh có giá trị cao trong chẩn đoán tắc ruột non
2.2. Chẩn đoán cận lâm sàng
Các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh có vai trò quan trọng trong chẩn đoán tắc ruột non, giúp xác định được vị trí và tình trạng tắc nghẽn.
-
Chụp X-quang: Ảnh chụp X-quang có thể tiết lộ mức nước hơi và ứ đọng dịch trong ruột non, từ đó chẩn đoán được vị trí tắc ruột non.
-
CT Scan: So với chụp X-quang, chụp CT Scan cho hình ảnh chi tiết hơn giúp xác định chính xác đoạn ruột bị tắc cùng tình trạng tắc.
-
Siêu âm: Siêu âm thường áp dụng cho trường hợp trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ có dấu hiệu nghi ngờ tắc ruột non.
-
Nội soi: Nội soi để kiểm tra khối u, polyp hoặc các bất thường cấu trúc trong ruột non dẫn đến tắc ruột.
Từ các kết quả chẩn đoán trên, bác sĩ có thể thu thập đầy đủ thông tin về bệnh tắc ruột non, từ đó chỉ định điều trị phù hợp.
3. Các phương pháp điều trị tắc ruột non hiện nay
Lựa chọn phương pháp điều trị tắc ruột non nói riêng và tắc ruột nói chung sẽ dựa trên mức độ nghiêm trọng của bệnh cũng như nguyên nhân, tổn thương thực thể,… Các phương pháp điều trị tắc ruột non chính hiện nay là điều trị nội khoa và ngoại khoa, đôi khi bác sĩ sẽ kết hợp cả hai phương pháp điều trị để đạt hiệu quả cao.
Chọn phương pháp điều trị tắc ruột non phụ thuộc vào tình trạng bệnh
Nguyên tắc trong điều trị tắc ruột non là xử lý thông tắc và nguyên nhân để phòng ngừa tắc ruột non tái phát, đồng thời điều trị ngăn biến chứng nhiễm trùng, thủng ruột,…
Tắc ruột non là bệnh lý tiêu hóa cấp tính nguy hiểm, bệnh nhân cần được cấp cứu ngay lập tức để làm thông tắc ruột, giảm rủi ro cho sức khỏe của người bệnh. Điều trị càng sớm thì khả năng hồi phục càng tốt, biến chứng càng được kiểm soát.
Cụ thể 2 phương pháp điều trị tắc ruột non như sau:
3.1. Điều trị nội khoa
Điều trị nội khoa sử dụng thuốc hoặc dịch tiêm hỗ trợ nhằm giảm triệu chứng bệnh, khắc phục nguyên nhân để thông tắc ruột. Hầu hết trường hợp tắc ruột non do viêm ruột non, dính ruột non có thể điều trị hiệu quả bằng nội khoa.
Các phương pháp điều trị nội khoa bao gồm: Dùng thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh, dung dịch ion bù nước và điện giải,… Nếu bệnh nhân có sốc, cần điều trị hồi sức tích cực và nuôi dưỡng qua đường tĩnh mạch, sonde dạ dày để ruột non hồi phục.
3.2. Điều trị ngoại khoa
Các trường hợp tắc ruột non nguy hiểm, biến chứng đe dọa đến sức khỏe, tính mạng bệnh nhân như tắc thủng ruột non, hoại tử ruột,… thì cần can thiệp ngoại khoa nhanh chóng. Ngoài ra, bệnh nhân không đáp ứng điều trị tốt với nội khoa cũng được xem xét điều trị ngoại khoa khắc phục.
Cần can thiệp ngoại khoa nếu tắc ruột non gây biến chứng nguy hiểm
Như vậy, các phương pháp điều trị tắc ruột non sẽ được chỉ định tùy theo nguyên nhân, tình trạng bệnh để kịp thời khắc phục tổn thương, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm. Bệnh nhân có triệu chứng nghi ngờ nên sớm đến cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời. Các thắc mắc khác về bệnh, hãy liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56.