Triệu chứng và cách chữa trị cảm nắng hiệu quả nhanh nhất tại nhà

Những đợt nắng nóng kéo dài suốt mùa hè gây hại cho sức khỏe con người. Nếu không chú ý, bạn rất dễ bị cảm nắng, say nắng. Một vài mẹo trị cảm nắng dưới đây sẽ giúp bạn tự chăm sóc mình cũng như người thân khi bị cảm nắng.

Triệu chứng của cảm nắng

Người bị cảm nắng thường có các triệu chứng như:

– Da đỏ ứng nóng dần

– Mồ hôi ra nhiều, khát nước,

– Đau đầu, chóng mặt, thở nhanh, buồn nôn

– Tâm thần mệt mỏi.

– Cơ chuột rút hoặc yếu kém

Khi thấy cơ thể có dấu hiệu này bạn cần tìm ngay đến chỗ có bóng mát hoặc nơi mát mẻ để nghỉ ngơi. Bạn cần ống nhiều nước để kiểm soát tình trạng mất nước. Sau đó dùng đá chườm khắp cơ thể để hạ nhiệt.

Chữa cảm nắng nhanh nhất

Chữa cảm nắng nhanh nhất

Các bài thuốc chữa cảm nắng nhanh hiệu quả

– Chà nước ép hành tây vào lòng bàn tay hoặc nhai trong miệng để kiểm soát các triệu chứng say nắng.

– Lấy bột sắn dây hòa với nước đun sôi để nguội, cho thêm ít đường uống giúp cơ thể người say nắng dịu mát hơn.

– Giã một miếng bí xanh (đã gọt vở) lấy nước cốt, cho thêm chút muối rồi uống cũng giúp “cắt cơn” say nắng.

– Mướp đắng tươi 1 quả, bỏ ruột, nấu nước uống khi bị say nắng.

– Tỏi sống 1 củ to giã nát cho nước chín hòa uống. Chữa cảm nắng, ngất đột ngột.

– Giã hỗn hợp cây nhọ nồi tươi, rau má tươi rồi vắt lấy nước uống giúp làm dịu cơ thể.

– Lá tía tô, lá mã đề vò với một chút nước, uống đặc càng tốt.

– Đậu xanh 60g, hoa mướp tươi 8 bông. Cho nước vừa đủ nấu chín đậu xanh, vớt đậu ra, cho hoa mướp vào nấu sôi. Hãy uống nước khi còn ấm.

– Một số trái cây như dưa hấu , dưa chuột, cam… ép lấy nước uống cũng rất tốt khi bị cảm nắng.

– Sữa cũng là một phương thuốc hiệu quả cho các triệu chứng say nắng. Nên uống 2-3 ly sữa béo/ngày cho đến khi các triệu chứng của say nắng hoàn toàn biến mất.

Trường hợp say nắng nặng, người bệnh cần được cấp cứu thật khẩn trương nhằm chống lại sự tăng nhiệt độ, mất nước và mất muối, chống lại trụy tim mạch và rối loạn thần kinh. Vì vậy, sau khi sơ cứu xong phải nhanh chóng chuyển ngay người bệnh đến một cơ sở y tế gần nhất để được cứu chữa kịp thời.

Phòng tránh say nắng, cảm nắng đơn giản

Mặc quần áo thoáng mát: Quần áo rộng rãi, thoáng mát giúp cơ thể thông thoáng mồ hôi, ổn định thân nhiệt, hạn chế việc say nắng.

Hạn chế ra ngoài đường vào giờ cao điểm: Những giờ cao điểm như giữa trưa sang chiều là lúc nhiệt độ ánh nắng mặt trời cao nhất do đó khi ra ngoài vào thời điểm này rất dễ bị say nắng.

Uống nhiều nước: Không kể là nước lọc hay nước hoa quả, bạn nên uống 2,5-3 lít nước mỗi ngày. Đặc biệt các loại nước giải nhiệt luôn được khuyến khích.

Tránh các hoạt động vất vả ở nhiệt độ cao: Hoạt động thể chất mạnh, lao động nặng khiến nhiệt độ cơ thể tăng, thần kinh căng thẳng kết hợp với thời tiết nắng nóng rất dễ khiến bạn bị say nắng.

Nếu yêu cầu công việc là bắt buộc bạn nên có thời gian nghỉ giải lao hợp lý.

(Tổng hợp)

Rate this post

Viết một bình luận