(Last Updated On: 11/03/2022)
1. Định nghĩa:
Trợ từ là những từ không có ý nghĩa từ vựng chân thực, dùng để nhấn mạnh thêm nghĩa cho từ, ngữ trong câu, chuyển đổi cấu tạo câu, hoặc biểu thị tình cảm, thái độ của người nói trong giao tiếp.
2. Các loại trợ từ:
– Trợ từ nhấn mạnh thêm nghĩa cho từ, ngữ
+ Thì: Nhấn mạnh, khẳng định chủ đề, nhấn mạnh quan hệ giữa các sự vật, sự kiện trong câu.
Ví dụ: Tôi thì tôi chẳng đi đâu.
Học thì biết thế nào cho đủ.
+ Ngay, ngay cả: khẳng định sắc thái không bình thường.
Ví dụ: Ngay cả tôi cũng không biết việc ấy.
+ Đúng, đúng là: Xác nhận.
Ví dụ: Đúng là cô ấy đến rồi.
+ Là: Sắc thái khẳng định sự bao hàm.
Ví dụ: Cả lớp mời cả anh nữa.
+ Những: Sắc thái không bình thường về số lượng
Ví dụ: Tôi ăn những năm bát cơm.
+ Mà: Nhấn mạnh một sắc thái không bình thường
Ví dụ: Đàn ông mà cũng sợ mà à !
+ Chính, đích: Nhấn mạnh sắc thái xác nhận
Ví dụ: Đích là anh rồi ..!
+ Thật, thật ra: Nhấn mạnh sắc thái khẳng định bản chất.
Ví dụ: Thật ra tôi rất nhớ chuyện ấy.
+ Đến, đến nỗi, đến cả: nhấn mạnh sắc thái khiên cưỡng
Ví dụ: Không khí ẩm thấp đến nổi tôi phải dời nhà
+ Tự: nhấn mạnh sắc thái khẳng định chủ quan.
Ví dụ: Chính anh ấy tự giải quyết việc ấy chứ.
– Trợ từ chuyển đổi cấu tạo câu: à, nhé, chứ, đi.
Những trợ từ này có khả năng chuyển đổi câu tường thuật (câu kể) bằng câu nghi vấn hoặc câu cảm thán.
Ví dụ: So sánh:
a. Anh ấy đã đi hôm qua rồi. (câu kể)
-> Anh ấy đã đi hôm qua rồi à? (câu hỏi)
b. Thôi chúng ta đi. (câu tường thuật)
-> Thôi, chúng ta đi đi! (câu khiến)
-> Thôi chúng ta đi nhé ? (câu nghi vấn)
– Trợ từ biểu thị thái độ, tình cảm của người nói: ạ, đây, nào, đấy
Những trợ từ làm chức năng chuyển đổi cấu tạo câu luôn luôn đứng cuối câu cùng giọng điệu khi nói, dùng dấu câu khi viết.
Ví dụ: Chào thầy em về ạ ! (Kính trọng, lễ phép)
Chúng ta đi nào ! (Rủ rê, thân mật)
Thôi, tôi về đây ! (Thân mật)
Việc ấy khó đấy! (Thông cảm, động viên)
5/5 – (1 bình chọn)