Ngày nay, khi các thành phố trở nên chật chội, không gian vui chơi bị bó hẹp, Trung tâm thương mại trở thành địa điểm thường xuyên lui tới của nhiều gia đình. Theo tính toán, cứ 3 đến 4 tháng lại có một trung tâm thương mại mọc lên. Đây được xem như là biểu hiện cho sự phát triển của một tỉnh, thành phố. Nhưng vẫn còn nhiều sự nhầm lẫn giữa trung tâm thương mại với các loại hình dịch vụ khác như siêu thị, chợ,…
Hôm nay thongtinbds.online sẽ mang đến những định nghĩa đầy đủ nhất về trung tâm thương mại là gì? Tiện ích, phân loại và tiềm năng của trung tâm thương mại. ***Tìm hiểu thêm: Nhà ở thương mại là gì?
Trung tâm thương mại là gì?
Trung tâm thương mại có tên tiếng anh là: Shopping mall. Khái niệm “Trung tâm thương mại” bắt đầu được biết đến tại Việt Nam từ những năm 2004 khi Vin Group cho xây dựng Vincom Center Bà Triệu.
Theo Quy chế Siêu thị, Trung tâm thương mại Bộ Công Thương Việt Nam ban hành ngày 24 tháng 9 năm 2004:
“Trung tâm thương mại là loại hình tổ chức kinh doanh thương mại hiện đại, đa chức năng, bao gồm tổ hợp các loại hình cửa hàng, cơ sở hoạt động dịch vụ; hội trường, phòng họp, văn phòng cho thuê…được bố trí tập trung, liên hoàn trong một hoặc một số công trình kiến trúc liền kề; đáp ứng các tiêu chuẩn về diện tích kinh doanh, trang bị kỹ thuật và trình độ quản lý, tổ chức kinh doanh; có các phương thức phục vụ văn minh, thuận tiện đáp ứng nhu cầu phát triển hoạt động kinh doanh thương nhân và thỏa mãn nhu cầu về hàng hoá, dịch vụ của khách hàng.”
Hay nói đơn giản hơn, ở trung tâm thương mại người ta không đơn thuần chỉ có mua sắm như ở chợ hay siêu thị mà nó còn đáp ứng rất nhiều nhu cầu khác của người dân như giải trí, làm việc, ăn uống,…
Tiện ích tại trung tâm thương mại
Mua sắm: Đây là điều tất yếu phải có ở một TTTM. Ở đây sẽ có các siêu thị cũng như các cửa hiệu với đa dạng mặt hàng, mẫu mã, từ bình dân đến cao cấp.
Những mặt hàng được bày bán trong TTTM đều chịu sự quản lý chặt chẽ, luôn đảm bảo chất lượng và giá cả cạnh tranh
Vui chơi, giải trí: Thông thường các TTTM sẽ dành riêng 1 tầng cho dịch vụ này, bao gồm rạp chiếu phim, khu vui chơi cho trẻ, hoặc các trò chơi cảm giác mạnh,…
Khu ẩm thực đa dạng: Đến TTTM khách hàng không chỉ tự do lựa chọn đa dạng các nhà hàng như: lẩu, gà, nướng, trà sữa,… đến từ mọi thương hiệu mà còn được thưởng thức không gian sang trọng, thoải mái
Kiến trúc: Số lượng khách hàng không đổi mà lượng TTTM lại ngày một tăng Vì vậy, các chủ đầu tư ngoài cạnh tranh về chất lượng còn phải chạy đua về kiến trúc. Các danh hiệu như “tòa nhà cao nhất”, “tòa nhà độc đáo nhất”,… luôn thu hút được đông đảo khách hàng.
Tổ hợp khu văn phòng hiện đại: Các TTTM cũng là lựa chọn hàng đầu cho các công ty muốn thuê văn phòng vì tính tiện lợi của nó.
Tiêu chuẩn Trung tâm thương mại là gì?
Được gọi là Trung tâm thương mại nếu trung tâm kinh oanh này đảm bảo đầy đủ những yêu cầu của Tỉnh, thành phố về:
- Địa điểm kinh doanh
- Quy mô kinh doanh của trung tâm thương mại
- Trình độ tổ chức kinh doanh
Tuy nhiên, không phải trung tâm thương mại nào cũng cần phải đảm bảo những yêu cầu trên đây. các tiêu chuẩn trung tâm thương mại được phân chia khác nhau dựa trên sự phân loại trung tâm thương mại. Cụ thể là:
Trung tâm thương mại hạng I
Diện tích: 50.000 m2 trở lên
Kiến trúc: vững chắc, có tính thẩm mỹ cao, thiết kế và trang thiết bị tiên tiến, đảm bảo các yêu cầu phòng cháy chữa cháy, đảm bảo vệ sinh môi trường, an ninh, an toàn
Lĩnh vực hoạt động: đa chức năng cả về kinh doanh hàng hóa và kinh doanh các loại hình dịch vụ, bao gồm:
- khu vực để bố trí các cửa hàng bán buôn, bán lẻ hàng hóa, nhà hàng, khách sạn, khu vực để tổ chức hội chợ triển lãm trưng bày giới thiệu hàng hóa
- khu vực dành cho hoạt động vui chơi giải trí, cho thuê văn phòng làm việc, hội trường, phòng họp để tổ chức các hội nghị, hội thảo, giao dịch và ký kết các hợp đồng thương mại trong, ngoài nước
- khu vực dành cho các hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, bưu chính viễn thông, tin học, tư vấn, môi giới đầu tư, du lịch.
Trung tâm thương mại hạng II
Có diện tích từ 30.000 m2 trở lên và đáp ứng được các yêu cầu khác của trung tâm thương mại hạng I trừ yêu cầu về khu vực tổ chức các hoạt động triển lãm
Trung tâm thương mại hạng III
Có diện tích từ 10.000 m2 trở lên và đáp ứng được các chức năng như của TTTM hạng II trừ yêu cầu về khu vực phục vụ các hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, bưu chính viễn thông, tin học, không yêu cầu các dịch vụ nhà hàng khách sạn, thay vào đó là khu vực dành cho hoạt động ăn uống quy mô nhỏ hơn.
Cơ hội nào cho trung tâm thương mại ở Việt Nam
- Do tốc độ đô thị hóa được đẩy nhanh, các chợ truyền thống cũ dần bị phá bỏ nhường chỗ cho các trung tâm thương mại.
- Các trung tâm thương mại thường được xây dựng trên diện tích lớn, tập trung đông dân cư và ở nơi có vị trí đắc địa như ngã tư, mặt đường,…
- Chính vì thế các TTTM cao tầng sẽ tạo nên bộ mặt cho cả thành phố, cũng như tạo nên môi trường hiện đại, sang trọng cho những nhu cầu của cư dân.
- Đối với các nhà đầu tư, dự án bất động sản sở hữu TTTM ngay nội khu chính là yếu tố tạo nên giá trị vượt trội, thu hút dân cư nhanh chóng. Do đó, tính thanh khoản và lợi nhuận khi đầu tư bất động sản tại đây thường rất cao.
Có thể bạn quan tâm