Trước khi đắp mặt nạ giấy, bạn cần đọc những điều sau đây

Trong khoảng 5 năm trở lại đây, mặt nạ giấy đáng mua nhất năm 2019 ngày càng được những tín đồ làm đẹp ưa chuộng nhờ tính tiện dụng của nó. Rất sạch sẽ, mỗi lần dùng, bạn xé một gói mặt nạ ra, không lo sản phẩm bị nhiễm bẩn trong quá trình bảo quản. Bên cạnh đó, bạn cũng không cần rửa mặt với nước sau khi sử dụng. Đặc biệt, hiệu quả mà mặt nạ giấy mang lại khá ấn tượng. Làn da được cải thiện gần như ngay tức thì. Nhưng thực sự vẫn còn nhiều thắc mắc liên quan đến loại mặt nạ đang ngày trở nên thông dụng này. Và mình cố gắng giải đáp những câu hỏi phổ biến nhất trong bài viết sau.

MAT-NA-GIAY

Mặt nạ giấy ngày càng được những tín đồ làm đẹp ưa chuộng

Mặt nạ giấy rốt cuộc là gì?

Mặt nạ giấy là loại mặt nạ được cấu tạo từ hai thành phần chính là giấy và dưỡng chất. Mặt nạ giấy thường được làm bằng bông cotton. Tùy vào giá thành sản phẩm, chất liệu tạo nên mặt nạ giấy cũng khá đa dạng. Thông thường, những thương hiệu cao cấp, chất liệu của mặt nạ sẽ mềm mướt hơn, có khả năng thẩm thấu dưỡng chất tốt hơn, không dùng các chất tẩy trắng cotton có hại cho làn da.

Dưỡng chất được sử dụng trong mặt nạ thường là một lượng lớn serum hoặc lotion khá cô đặc. Nếu bạn vắt hết dung dịch chứa trong một gói mặt nạ, bạn sẽ có được khoảng 15-20ml dung dịch. Thường thì dung dich trong một gói mặt nạ giấy rất nhiều, không thể dùng và thẩm thấu hết cho da mặt, nên người sử dụng có thể gói kín để tủ lạnh dùng dần hoặc như mình kết hợp thoa cho cổ, ngực và tay.

Tùy thuộc vào mục đích của mặt nạ: dưỡng trắng, dưỡng ẩm hay chống lão hóa, mà trong dung dịch sẽ chứa các hoạt chất phù hợp.

Có bao nhiêu chất liệu mặt nạ giấy, sự khác nhau là gì?

Có 6 chất liệu phổ biến nhất được dùng trong mặt nạ giấy là:

#1. Mặt nạ sợi không dệt

Dạng sợi (không dệt) với giá thành thấp, thường được sử dụng trong các mặt nạ giấy giá rẻ. Mặt nạ fiber thường có hạn chế trong khả năng đưa các dưỡng chất vào da. Bên cạnh đó, loại mặt nạ này không có khả năng bám tốt trên da. Nếu bạn chọn mặt nạ giá rẻ, nên nằm yên để tránh sản phẩm rơi xuống. Dưỡng chất trong mặt nạ dễ bay hơi.

Gợi ý sản phẩm

– Timeless Truth Black Charcoal Mask

– NEOGEN Vita Energizing Fiber Mask

– Benton’s Snail Bee High Content Mask

#2. Mặt nạ dạng Pulp

Dạng pulp một dạng kết cấu mịn màng hơn mặt nạ sợi nhưng vẫn tồn tại những nhược điểm tương tự với mặt nạ dạng sợi. Mặt nạ dạng pulp có bề mặt không đồng đều nên sẽ có những khoảng hở giữa da và mặt nạ. Dưỡng chất trong mặt nạ khá dễ bay hơi.

Gợi ý sản phẩm:

– Tony Moly Natural Pulp Essence Sheet Mask

#3. Mặt nạ Hydro gel

Dạng hydro-gel thường xuất hiện ở các dòng mặt nạ trung cao cấp. Loại mặt nạ này được chế tạo từ quy trình trộn dưỡng chất với gelatin, tạo ra một lớp màng mát và mỏng. Thông thường mặt nạ được chia làm 2 phần nửa trên và nửa dưới mặt tách biệt. Mặt nạ hydro-gel thường dễ rách nên bạn cần cẩn thận khi sử dụng.mat-na-giay-2

Gợi ý sản phẩm:

– Ciracle Snail Hydrogel Mask 

– Dr. Jart+ Water Fuse Water-Full Hydrogel Mask

– Boscia Tsubaki Oil Deep Hydration Hydrogel Mask

– Missha’s Time Revolution White Cure Hydrogel Mask

#4. Mặt nạ Bio Cellulose

Dạng bio cellulose là dạng mặt nạ được dệt từ sợi bio cellulose (xơ sinh học) – dạng sợi thiên nhiên, tiêu chuẩn vàng của dưỡng ẩm và trị liệu da. Mặt nạ bio cellulose có khả năng bám chặt trên da và chuyển dưỡng chất vào da một chách hiệu quả. Kết cấu của mặt nạ gống như dạng gel mát nhưng lại rất bền. Dưỡng chất trong mặt nạ bio cellulose không bị bay hơi trong quá trình đắp mặt nạ. Nhưng bù lại mặt nạ bio cellulose thường có chi phí rất cao. mat-na-giay

Gợi ý sản phẩm

– Timeless Truth Apple Stem Cell & Collagen Bio Cellulose Mask

–  Tatcha Luminous Deep Hydration Lifting Mask

– Lancome Blanc Expert Bio Cellulose Mask

#5. Mặt nạ giấy bạc

Rate this post

Viết một bình luận