Trường từ vựng là gì? Ví dụ & bài tập trường từ vựng lớp 8

Trong chương trình Văn học lớp 8, chúng ta sẽ được làm quen với khái niệm trường từ vựng là gì cũng như cách soạn bài trường từ vựng. Để củng cố lại kiến thức và hỗ trợ quá trình làm bài được dễ dàng hơn, mời các bạn tham khảo bài viết chi tiết dưới đây của muahangdambao.com nhé!

Trường từ vựng là gì?

Theo định nghĩa trường từ vựng lớp 8, ta có thể hiểu đây là 1 khái niệm vô cùng quan trọng trong tiếng Việt, có 1 ý nghĩa rất lớn trong việc sử dụng ngôn ngữ được linh hoạt và chính xác hơn. Nói tóm lại, trường từ vựng là 1 tập hợp hàng loạt những đơn vị từ vựng có sự liên kết chặt chẽ với nhau dựa theo một tiêu chí nhất định nào đó.

Văn 8 định nghĩa trường từ vựng thế nào?

Thông thường, các trường từ vựng sẽ được hình thành dựa trên mối quan hệ về mặt ngữ nghĩa một cách đa chiều: Trường từ vựng theo quan hệ ngang hoặc là trường từ vựng theo quan hệ dọc.

=> Kết luận: Như vậy, trường từ vựng chính là tập hợp các từ ngữ có nét chung về nghĩa.

Phân loại các trường từ vựng thường gặp

Xuất phát từ những mối quan hệ về nghĩa, trường từ vựng sẽ được phân loại thành các kiểu như sau:

– Trường tuyến tính sẽ là tập hợp các từ vựng nằm ở trên trục tuyến tính. Chúng thường có khả năng kết hợp với một từ hoặc là nhiều từ cũng tại trục đó.

Để có thể xác lập được các trường tuyến tính, ta hãy chọn một từ làm gốc rồi tìm tất cả những từ có thể kết hợp được với nó thành chuỗi tuyến tính (cụm từ hoặc câu).

Ví dụ: Trường từ vựng “làm” sẽ bao gồm nhân viên, bài tập, giáo viên, bác sĩ, giám đốc, công nhân,…Đây cũng được coi là các trường từ vựng chỉ người (công việc, chức vụ).

–  Trường trực tuyến sẽ bao gồm các trường từ vựng biểu vật cũng như trường từ vựng biểu niệm. Cụ thể trong đó:

+ Trường từ vựng biểu vật: sẽ là tập hợp những từ đồng nghĩa về ý nghĩa được dùng để biểu thị vật.

Để có thể xác lập chính xác được trường nghĩa biểu vật, ta cần chọn một danh từ biểu thị sự vật làm gốc, sau đó tiến hành thu thập các từ ngữ khác có phạm vi biểu vật với danh từ đã được chọn làm gốc trước đó.

Chẳng hạn, ta chọn từ “Gà” làm danh từ biểu thị sự vật làm gốc. Như vậy ta sẽ được các trường từ vựng như sau:

  • Tên gọi của loài gà: Gà ta, gà công nghiệp, gà mía, gà tre, gà đen, gà chọi, gà Đông Tảo, gà ri,…

Trường từ vựng liên quan đến loài gà

  • Các bộ phận cơ thể: Đầu, mắt, đuôi, mào, mỏ, cánh,..
  • Kích thước, hình dáng: To, nhỏ,…
  • Mục đích sử dụng: Nuôi làm giống, làm cảnh, làm thực phẩm,…

+ Trường biểu niệm: Sẽ là tập hợp của các từ có chung 1 nghĩa biểu niệm.

Để có thể xác lập được trường nghĩa biểu niệm, ta phải chọn một cấu trúc biểu niệm làm gốc, để rồi trên cơ sở đó thu thập thêm các từ có chung cấu trúc biểu niệm cái gốc đó.

– Trường liên tưởng sẽ là hệ thống các từ vựng được xuất hiện do sự liên tưởng vô cùng linh hoạt với một từ trung tâm nào đó. Để xác lập được trường liên tưởng này, ta cần chọn ra một từ trung tâm, rồi từ đó tìm những từ khác dựa trên mối quan hệ khác nhau.

Ví dụ như: Trường từ vựng trường học sẽ bao gồm:

  • Liên tưởng đến các mối quan hệ tại trường học: Thầy cô, học sinh, bác bảo vệ, cô lao công, bác bán căng-tin,..
  • Liên tưởng về các hoạt động: Chăm sóc, dạy dỗ, khuyên bảo, răn đe, hướng dẫn,…
  • Liên tưởng về địa điểm: Phòng học, phòng thí nghiệm, phòng họp, nhà thể chất, sân trường, nhà ăn,…
  • Liên tưởng về tính chất: Yêu thương, đoàn kết, tận tụy, hết lòng, chăm chỉ,…

Từ định nghĩa trường từ vựng là gì cũng như các lý thuyết về phân loại trường từ vựng trên đây, chắc hẳn các bạn học sinh sẽ làm bài soạn văn 8 trường từ vựng ngắn gọn nhất, nhanh nhất đồng thời hạn chế nhầm lẫn khi làm bài.

Đặc điểm nổi bật của trường từ vựng là gì?

  • Đầu tiên, chúng ta cần phải hiểu rằng mỗi trường từ vựng sẽ là một hệ thống hoàn hảo. Mà đã nói tới hệ thống là nhằm đề cập đến tính cấp bậc, tức là một hệ thống thường sẽ bao hàm trong đó những hệ thống nhỏ hơn và thuộc vào các tầng bậc, cấp bậc khác nhau nữa. Nói 1 cách dễ hiểu thì là, một trường từ vựng có thể sẽ bao gồm một số trường từ vựng nhỏ hơn nữa. Ví dụ như sau:

– Trường từ vựng về các loài động vật nói trên có thể tồn tại những trường nhỏ nữa như sau:

+ Tên gọi của các loài: Chó, gà, lợn, mèo, sư tử, dê, khỉ, hổ, báo, cáo, chồn, vịt, ngỗng, ngan, hươu, nai, chim,…

+ Về giống: Trống, mái, cái, đực,…

+ Bộ phận trên cơ thể của động vật: Đầu, đuôi, mỏ, mõm, sừng, gạc, nanh, vuốt, vây, cánh,…

+ Hoạt động sống: Chạy, lồng, phi, lao, trườn, bò; đánh hơi; cấu, cắn, xé, vồ, tha, gặm, ngoạm,…

Các trường từ vựng nhỏ trong trường từ vựng gốc là “Người”

– Trường từ vựng về biển thì lại có các trường nhỏ sau:

+ Địa thế của vùng biển: Bờ biển, eo biển, bãi biển, cửa biển, vịnh, đảo, bán đảo,…

+ Thời tiết trên biển: Bão biển, mưa biển, lốc biển, sóng thần,…

+ Các loài sinh vật sống ở biển: Chim hải âu, chim hải yến, dã tràng, vích, trai, đồi mồi, bào ngư, sò huyết,…

  • Một từ hoàn toàn có thể được xuất hiện trong nhiều trường từ vựng khác nhau. Tuy nhiên, điều này sẽ chỉ xảy ra đối với những từ có nhiều nghĩa. Ví dụ, động từ chạy sẽ có các nghĩa cơ bản thường thấy như sau:

– Chỉ các hoạt động rời khỏi chỗ bằng chân với 1 tốc độ cao: Người chạy, hổ chạy, con mèo chạy,…

– Tìm kiếm: Chạy việc, chạy thầy, chạy tiền,…

– Trốn tránh: Chạy giặc, chạy loạn, chạy trốn,…

– Vận hành: Máy móc chạy, đồng hồ chạy, ô tô chạy, tàu chạy,…

– Vận chuyển: Chạy thóc vào kho, chạy hàng vào xưởng,…

Với các nghĩa như trên thì các trường hợp sử dụng thường khá phong phú. Do đó từ chạy có thể xuất hiện trong khá nhiều các trường từ vựng khác nhau như các trường nói về con người, đồ vật, động vật,…

  • Trên thực tế, hiện tượng chuyển nghĩa của từ (theo những phương thức như ẩn dụ, hoán dụ, nhân hoá hoặc so sánh,…) thường thấy trong ngôn ngữ, đặc biệt là trong thơ văn – chính là hiện tượng chuyển trường từ vựng (từ trường từ vựng chỉ sự vật, hiện tượng này chuyển sang thành trường từ vựng chỉ sự vật, hiện tượng khác). Qua việc chuyển trường từ vựng như vậy, nghĩa của từ sẽ được phát triển ngày càng phong phú hơn, đáp ứng được nhu cầu biểu đạt thường xuyên thay đổi của con người.

Cách xác định trường từ vựng như thế nào?

Cách để xác định trường từ vựng không khó, chỉ cần bạn nắm chắc các kiến thức về khái niệm, phân loại cũng như đặc điểm của trường từ thì bạn sẽ có thể dễ dàng giải quyết các bài tập liên quan.

Ví dụ trường từ vựng để củng cố kiến thức

Ví dụ 1: Trường từ vựng về học tập sẽ bao gồm:

  • Con người: Học sinh, giáo viên, bảo vệ, lao công, nhân viên căng-tin,…
  • Môn học: Toán, Lý, Hoá, Văn, Anh, Sử, Địa, Giáo dục công dân, Sinh học,…
  • Các hoạt động trong học tập: Dạy học, đọc, học, đọc bài, làm bài tập,…
  • Các đồ dùng học tập: Thước kẻ, sách, vở, bút, tẩy,…

Ví dụ 2: Trường từ vựng trong bài trong lòng mẹ liên quan đến “người ruột thịt” là: Thầy, mẹ, cô, cậu, mợ, bác, chú, thím.

Ví dụ về trường từ vựng người thân ruột thịt

Một số bài tập trường từ vựng và lời giải

Bài tập 1: Trường từ vựng về mắt có những trường nhỏ sau đây là đúng hay sai?

– Các bộ phận nhỏ của mắt: Lòng trắng, lòng đen, con người, lông mày, lông mi.

– Đặc điểm của mắt: Vui vẻ, đờ đẫn, mù, lờ đờ, tinh anh, toét, lòa, loè nhòe,…

– Cảm giác của mắt: Quáng, hoa, cộm, choáng, mập mờ,…

– Các bệnh về mắt: Viễn thị, cận thị, loạn thị, thong manh, quáng gà,…

– Các hoạt động của mắt: Nhìn, thấy, trông, liếc, nhòm,…

Đáp án: Sai, đây không phải các trường từ vừng về mắt.

Bài 2: Kể tên trường từ vựng cho những dãy từ sau đây:

a) Lưới, nơm, cần câu, vó => Đây là các dụng cụ để đánh cá, bắt thủy hải sản.

b) Tủ, hòm, rương, vali, chạn bát, chai lọ -> Các loại đồ dùng để (chứa) đựng trong gia đình (vật dụng).

c) Đá, đạp, nghiến, giẫm, xéo -> Động tác của chân (hành động với lực mạnh).

d) Buồn, vui, chán nản, tức giận, phấn khởi, sợ hãi, thất vọng => Các trạng thái tâm lý, tình cảm của con người.

e) Hiền lành, độc ác, vui tính, phóng khoáng, hướng nội, cởi mở, nhỏ nhen => Chỉ tính cách của người.

Bài tập 3: Hãy viết đoạn văn ngắn có sử dụng các trường từ vựng.

Có thể viết 1 đoạn văn như sau:

Những ngày Hà Nội bước vào thời điểm chớm thu cũng chính là thời điểm một năm học mới sắp bắt đầu. Tiếng ve của mùa hè náo nhiệt cũng đã vắng dần để nhường chỗ cho tiếng trống tựu trường cùng với sự nô nức, háo hức của hàng triệu học sinh, sinh viên trên khắp cả nước. Có lẽ đây chính là khoảnh khắc vô cùng đẹp đẽ sẽ tồn tại mãi mãi trong tiềm thức của mỗi con người. Để rồi, khi bất chợt nhớ lại thì những hình ảnh về thầy cô, bạn bè lại khiến cho chúng ta cảm thấy 1 chút luyến tiếc không thôi. Khi chứng kiến hình ảnh các em nhỏ cắp sách đến trường, tôi lại không ngừng nhớ về những ký ức tươi đẹp ấy. Sân trường lá vàng rơi, hàng ghế đá, lớp học yêu thương, bảng đen, phấn trắng vẫn còn đó nhưng mỗi người sẽ lại ở một nơi nào đó trên mảnh đất này và theo đuổi những ước mơ của riêng mình. Và biết đâu, chúng tôi sẽ sớm gặp lại ở 1 thì tương lai nào đó và cùng nhau ôn lại những câu chuyện xưa cũ tuổi học trò.

Tham khảo thêm 1 số trường từ vựng liên quan đến trường học

Trong đoạn văn trên, người viết đã sử dụng những trường từ vựng liên quan đến trường học để có thể nói đến cảm xúc về ngày tựu trường, bao gồm những trường nhỏ sau:

  •  Chỉ con người: Sinh viên, học sinh, thầy cô, bạn bè.
  •  Chỉ các sự vật: Hàng ghế đá, bảng đen, phấn trắng, lớp học, sân trường.

Thông qua bài viết trường từ vựng là gì trên đây của muahangdambao.com, chắc hẳn các bạn đã thấy được sự phong phú cũng như đa dạng của tiếng Việt rồi phải không nào? Bên cạnh đó, để câu văn của mình được diễn đạt gợi hình, gợi cảm hơn, người viết và người nói cần sử dụng linh hoạt những từ trong trường từ vựng. Như vậy sẽ đem lại những ấn tượng sâu sắc hơn trong lòng người đọc và người nghe.

Rate this post

Viết một bình luận