Truyền thông quốc tế là gì ? Là một ngành học đang được nhiều bạn trẻ yêu thích nhất hiện nay. Truyền thông quốc tế tuy còn khá mới mẻ với nhiều người, tuy nhiên nó đang ngày càng gia tăng sức mạnh ở “thị trường” giáo dục nước ta. Nếu bạn đang quan tâm đến ngành học thú vị này, bài viết sau đây sẽ giúp ích nhiều cho bạn đấy!
1. Truyền thông quốc tế là gì? – Có thể bạn chưa biết!
Truyền thông quốc tế là gì?
International Communication là cụm từ tiếng Anh đầy đủ nhất của ngành Truyền thông quốc tế. Chúng ta đã từng nghe rất nhiều đến cụm từ này, tuy nhiên vẫn còn rất nhiều bạn trẻ còn chưa biết Truyền thông quốc tế là gì? Có những tên gọi khác như Truyền thông toàn cầu hay xuyên quốc gia, đây là một lĩnh vực truyền thông hoạt động ở phạm vi quốc tế, nghĩa là chúng cho phép các quốc gia có những môi trường để trao cho nhau những giá trị quảng bá. Truyền thông quốc tế cũng như truyền thông nói chung, nó được thực hiện dưới nhiều vị trí công việc khác nhau.
Truyền thông quốc tế là gì? Đó là một ngành học khá mới mẻ, nó đào tạo, giảng dạy và cung cấp nguồn nhân lực chất lượng trong lĩnh vực này. Các cá nhân học Truyền thông quốc tế có thể công tác và hoạt động trên các phương tiện thông tin đối ngoại, ngoại giao, tổ chức,… có khả năng chuyên môn để làm việc ở các Đại sứ quán, lãnh sự, các cấp chính quyền từ cao đến thấp, các công ty, tổ chức, doanh nghiệp làm về truyền thông trong và ngoài nước. Truyền thông quốc tế cho phép cá nhân có thể sử dụng nhiều ngôn ngữ khác nhau để “hành nghề”.
Có thể nói, sinh viên theo học ngành Truyền thông quốc tế sẽ không chỉ được cung cấp kiến thức chuyên môn về truyền thông, mà còn được tích hợp cung cấp rèn luyện các kỹ năng, nghiệp vụ mang tính tác nghiệp thực tế như: kỹ năng nghe nhìn, phân tích, tìm kiếm, tổ chức, quảng bá, đối ngoại, tuyên giáo,… Đồng thời còn được cung cấp các kỹ năng xử lý khủng hoảng truyền thông, các phương pháp tác nghiệp, các kỹ năng giao tiếp bằng ngôn ngữ,… và toàn bộ những kỹ năng cần thiết khác.
Theo như những phân tích ở trên, chúng ta có thể tổng hợp khái niệm Truyền thông quốc tế là gì một cách dễ hiểu nhất đó là: Là hoạt động truyền thông đa quốc gia, đặt dưới sự tác nghiệp của các phóng viên, nhà báo, chuyên viên truyền thông,… nhằm tạo ra các sản phẩm truyền thông thông qua các phương tiện thông tin đại chúng.
Việc làm nhân viên truyền thông
2. Bạn có sẵn sàng học ngành Truyền thông quốc tế?
Có thể đôi khi bạn không biết Truyền thông quốc tế là một ngành học, nhưng học gì? Bạn có thực sự học được Truyền thông quốc tế hay không và nếu muốn thì nên học ở đâu? Cùng tìm hiểu những thắc mắc trên thông qua nội dung tiếp sau đây!
Bạn có sẵn sàng học ngành Truyền thông quốc tế?
2.1. Học Truyền thông quốc tế là học gì?
Đã nói sơ lược ở phần đầu tiên, Truyền thông quốc tế là ngành học cung cấp cho sinh viên đa dạng thông tin, kỹ năng chuyên môn và kỹ năng nghiệp vụ. Bạn sẽ được học cách viết quảng cáo ra sao, biên tập nội dung thế nào, hay cách để thực hiện quan hệ công chúng (public relation). Tùy vào chương trình giảng dạy cụ thể ở các cơ sở đào tạo khác nhau, mà những kiến thức bạn sẽ được tiếp thu theo những cách khác nhau.
Nhìn chung, mọi cơ sở đào tạo ngành Truyền thông quốc tế đểu tạo cơ hội lớn nhất có thể cho sinh viên tìm hiểu, phân tích và khám phá các nền công nghiệp truyền thông không những trong nước mà còn mở rộng ra quốc tế. Học Truyền thông quốc tế, bạn có thể hoàn toàn tự tin và biết cách xây dựng những chiến lược, kế hoạch truyền thông phù hợp để một doanh nghiệp, hay một tổ chức có thương hiệu đẹp hơn trong mắt người tiêu dùng. Truyền thông quốc tế bao gồm những môn học nào? Sau đây là những môn học bạn có thể bắt gặp ở chuyên ngành Truyền thông quốc tế: (chiến lược truyền thông, luật, truyền thông số, truyền thông liên văn hóa,…) – nhóm môn chuyên ngành, (chính trị quốc tế, các vấn đề toàn cầu,…) – nhóm môn đại cương, (ngoại ngữ, tin học,…) – nhóm môn kỹ năng.
2.2. Những ai thích hợp với ngành Truyền thông quốc tế?
Khi tìm hiểu Truyền thông quốc tế là gì thì bạn cũng biết rồi đấy, ngành học này có thể sẽ đi nhiều nơi, cần tiếp xúc và gặp gỡ với nhiều người khác nhau. Đầu tiên, Hạ Linh khẳng định rằng những người làm Truyền thông quốc tế phải là người hoạt ngôn, biết cách giao tiếp, năng động và hoạt bát. Nếu bạn là người nhút nhát, bạn hoàn toàn không thích hợp với nghề này. Ngoài tự tin, hoạt ngôn, năng động, thì bạn cũng cần có những sự sáng tạo, thích lên ý tưởng và thực hiện hóa ý tưởng đó. Những người làm Truyền thông quốc tế cũng cần có sự nhanh nhạy trong quan sát, bắt kịp xu hướng, nhìn nhận vấn đề và sẵn sàng giải quyết chúng. Cuối cùng, bạn cần có một nền tảng ngoại ngữ tốt thì mới thích hợp học Truyền thông quốc tế nhé!
2.3. Học Truyền thông quốc tế ở đâu?
Nếu đọc đến đây và biết mình hội tụ đầy đủ tố chất để trở thành sinh viên ngành Truyền thông quốc tế thì việc tiếp theo cần phải tìm hiểu là gì? Đó chính là tìm hiểu xem ngành học này được đào tạo ở đâu tại Việt Nam, nên chọn nơi nào để nghiên cứu? Trên thực tế đây là chuyên ngành khá mới mẻ, vì vậy trong bài viết này, Hạ Linh muốn đề cập đến 2 cơ sở đào tạo ngành Truyền thông quốc tế chất lượng và uy tín nhất nước ta. Đó là Học viện báo chí tuyên truyền và Học viện Ngoại giao.
Đối với chuyên ngành Truyền thông quốc tế tại Học viện Ngoại giao, trường này lấy phương án tuyển sinh dựa trên kết quả của Kỳ thi THPT quốc gia, ở các tổ hợp môn quen thuộc, vì điểm chung của các tổ hợp môn này luôn xuất hiện môn tiếng Anh (A01, D01 và D03). Trung bình số điểm chuẩn của ngành này tại Học viện Ngoại giao rơi vào khoảng ~ 24 điểm.
Đối với chuyên ngành Truyền thông quốc tế tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền, trường cũng xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi THPT quốc gia, bên cạnh đó còn bổ sung thêm phương án xét tuyển theo học bạ. Nhìn chung, tại đây, trung bình điểm chuẩn cho ngành này là cao hơn. Đối với xét học bạ, trung bình bạn cần có kết quả điểm trung bình ~ 9 điểm (thang điểm 10). Còn đối với xét theo tổ hợp môn, trung bình điểm chuẩn rơi vào khoảng 27,5 đến 29 điểm, gồm các tổ hợp D01, D72, D78, R24, R25 và R26.
Việc làm chuyên viên marketing
3. Có thể làm gì với tấm bằng Truyền thông quốc tế?
Truyền thông quốc tế là gì? Không thể phủ nhận một tấm bằng Truyền thông quốc tế ngày nay có thể làm nên nhiều sự nghiệp thăng hoa. Mọi doanh nghiệp và tổ chức trong nước cũng như quốc tế đều đề cao tấm bằng này. Tùy vào lĩnh vực hoạt động, cơ cấu tổ chức cũng như văn hóa từng doanh nghiệp, mà cử nhân Truyền thông quốc tế có thể được bố trí ở những phòng ban, bộ phận khác nhau. Nhưng nhìn chung, ở hầu hết các vị trí công việc, cá nhân học Truyền thông quốc tế phải đảm bảo và hướng đến mục tiêu tạo dựng thương hiệu cũng như quảng bá hình ảnh tốt nhất cho doanh nghiệp, tổ chức.
Có thể làm gì với tấm bằng Truyền thông quốc tế?
3.1. Cơ hội nghề nghiệp nhiều vô kể
Dưới đây là những công việc mà sinh viên Truyền thông quốc tế cầm tấm bằng trên tay có thể lựa chọn:
– Khối kinh doanh: Truyền thông quốc tế vẫn có thể làm kinh doanh, đó là một điều chắc chắn. Bởi kinh doanh cần truyền thông tốt, cần nắm bắt được nhu cầu cũng như thị hiếu của thị trường. Hơn hết là cần những cá nhân có thể hoạch định các chiến lược quảng bá hiệu quả cho sản phẩm, dịch vụ để có thể tăng doanh thu và doanh số. Bạn có thể làm các vị trí như: nhân viên kinh doanh, quản lý điều hành, tiếp thị viên, quảng cáo viên,…
– Khối Marketing: Tất nhiên rồi, Truyền thông quốc tế luôn cung cấp cho bạn những kiến thức, kỹ năng và nghiệp vụ về marketing, quảng cáo hay quan hệ công chúng. Chính vì vậy tại các doanh nghiệp, công ty, tổ chức, dù hoạt động trên lĩnh vực nào, bạn cũng có thể tham gia với tư cách: chuyên viên truyền thông, chuyên viên marketing, biên tập nội dung, sáng tạo nội dung, nhân viên tổ chức sự kiện, quản trị website, phóng viên, nhà báo tại các cơ quan thông tấn báo chí, báo in, các doanh nghiệp truyền thông báo chí, các tạp chí, Đài truyền hình, cầu truyền hình, hay biên tập viên… Đối với những cá nhân học Truyền thông quốc tế đã có kinh nghiệm lâu năm, cũng có cơ hội ứng tuyển ở các vị trí cấp cao như các cấp trưởng phòng, quản lý, giám đốc,…
– Khối giáo dục: Cuối cùng, nếu bạn yêu thích giảng dạy và sự truyền đạt kiến thức cho người khác, bạn hoàn toàn có thể phát triển sự nghiệp với nghề giảng viên ngành Truyền thông quốc tế. Nếu năng lực của bạn tốt, bạn có thể xin dạy ở các cơ sở đào tạo từ trên xuống dưới,…
3.2. Mức thu nhập khá khẩm
Như phần thông tin đã cung cấp ở trên, chúng ta có thể khẳng định ngành Truyền thông quốc tế có rất nhiều cơ hội việc làm, triển vọng nghề nghiệp trong tương lai. Hầu hết sinh viên Truyền thông quốc tế khi ra trường đều có việc làm, không ở vị trí này thì ở vị trí khác, còn tùy theo sở thích, kinh nghiệm cũng như trình độ của bạn. Còn về mức thu nhập, với ngành Truyền thông quốc tế, bạn hoàn toàn có lợi thế khi được phép đề xuất lương theo năng lực, đó là sự thật.
Mức lương của các công việc trong ngành Truyền thông quốc tế có mặt bằng chung cao hơn các ngành nghề lĩnh vực khác. Đó cũng chính là nguyên nhân tại sao các chiến lược truyền thông, marketing lại tiêu tốn nhiều sự đầu tư từ các doanh nghiệp đến vậy. Với sinh viên mới tốt nghiệp, lương của bạn có thể rơi vào khoảng 7 đến 10 triệu/tháng. Ở cấp quản lý, trường phòng, bạn có thể thu về trên dưới 15 triệu mỗi tháng. Và ở cấp độ cao nhất – Giám đốc chẳng hạn, trung bình lương của bạn có thể xấp xỉ 30 triệu/tháng.
Việc làm biên tập nội dung
4. Làm Truyền thông quốc tế cần trang bị kỹ năng gì?
Làm Truyền thông quốc tế cần trang bị kỹ năng gì?
Nghề phải giao tiếp nhiều, sáng tạo nhiều, nhạy bén nhiều, chính vì vậy bạn cũng cần trang bị cho mình đủ tố chất và năng lực cần thiết thì mới làm việc có hiệu quả. Vậy kỹ năng làm việc tốt với ngành Truyền thông quốc tế là gì?
-
Kỹ năng quan sát, cập nhật, phân tích và tổng hợp các bản tinh quốc tế.
-
Kỹ năng giao tiếp và tác nghiệp văn hóa.
-
Kỹ năng ngoại ngữ thành thạo.
-
Kỹ năng tuyên truyền đối ngoại cũng như tổ chức và quảng bá sự kiện.
-
Kỹ năng làm việc với các ấn phẩm truyền thông, như thiết kế, xây dựng, lên ý tưởng,…
-
Kỹ năng tin học, công nghệ.
-
Kỹ năng làm việc nhóm, tập thể và làm việc một mình.
-
Kỹ năng phân tích logic, tư duy phản biện.
-
Kỹ năng lãnh đạo, quản lý, thiết kế chương trình.
-
Kỹ năng giải quyết vấn đề.
-
Kỹ năng đối mặt với khủng hoảng truyền thông và cách xử lý chúng hiệu quả.
-
…
Bên cạnh đó, để làm việc tốt trong lĩnh vực Truyền thông quốc tế, yêu cầu ở bạn tính cẩn thận, cầu toàn và đặc biệt là trung thực, có đạo đức nghề nghiệp, hiểu rõ thông lệ, quy định truyền thông văn hóa, có nghĩa vụ bảo vệ hình ảnh, lợi ích của cộng đồng, xã hội, đất nước. Hy vọng những kiến thức trên đây về Truyền thông quốc tế là gì đã bổ sung kịp thời cuốn cẩm nang nghề nghiệp dành cho bạn!
Chia sẻ:
Từ khóa liên quan
Chuyên mục